K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Cậu dựa vô phần này để tự làm nhé ^^
=> Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một lời khuyên quý giá của ông cha ta về tầm quan trọng của sự kiên trì trong cuộc sống. Câu tục ngữ này tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, giúp ta hiểu được rằng chỉ cần có sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ, dù việc khó khăn đến đâu cũng có thể thành công.
+ Giải thích:
--> Nghĩa đen: Mài sắt là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại. Câu tục ngữ ví việc mài sắt thành kim để nói lên rằng nếu ta kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ thì dù việc khó khăn đến đâu cũng có thể thành công.
--> Nghĩa bóng: Câu tục ngữ khuyên nhủ con người cần có ý chí kiên trì, nhẫn nại trong học tập, rèn luyện và làm việc để đạt được thành công.
+ Bằng chứng:
--> Lịch sử: Có rất nhiều tấm gương sáng về sự kiên trì như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Lê Lợi,...
--> Văn học: Nhiều tác phẩm văn học cũng ca ngợi sự kiên trì như: "Cây tre Việt Nam" (Nguyễn Duy), "Sơn Tinh, Thủy Tinh",...
--> Thực tế: Trong cuộc sống, có rất nhiều người đã thành công nhờ sự kiên trì, nỗ lực như: Michael Jordan, Elon Musk, Marie Curie,...
+ Lý giải:
--> Kiên trì giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu.
--> Kiên trì giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực và bản lĩnh.
--> Kiên trì giúp con người gặt hái thành công trong cuộc sống.
+ Phản đề:
--> Một số người dễ nản lòng, bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
--> Kiên trì cần đi kèm với phương pháp học tập và làm việc hiệu quả.
=> Kết luận: Kiên trì là một đức tính quý báu cần có ở mỗi con người. Cần rèn luyện sự kiên trì từ những việc nhỏ bé trong cuộc sống để đạt được thành công.

17 tháng 3

có ai có bài vĂN SẮN K Ạ MAI E THII R HUHU

 

17 tháng 3

Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mang ý nghĩa sâu sắc về lòng biết ơn và trách nhiệm xã hội. Trong cuộc sống hiện đại, khi mọi thứ dường như đến từ sự tiện nghi và tiến bộ công nghệ, việc nhớ đến người đã tạo ra những điều này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

 

Đầu tiên, câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc biết ơn. Trong xã hội ngày nay, khi mọi thứ đều trở nên tiện lợi và sẵn có, người ta thường quên đi công sức và lao động của người khác đằng sau những thành tựu đó. Việc nhớ đến người trồng cây không chỉ là việc biết ơn về loại quả chúng ta đang thưởng thức, mà còn là việc đánh giá cao những nỗ lực để tạo ra điều đó.

 

Thứ hai, câu tục ngữ này kêu gọi chúng ta đặt mình vào vị trí của người khác và có trách nhiệm xã hội. Trong một xã hội phát triển, mọi người đều có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển chung. Việc nhớ đến người trồng cây không chỉ là việc biết ơn mà còn là việc nhận ra rằng sự phát triển và thành công của chúng ta không thể tách rời khỏi sự đóng góp của những người khác.

 

Tóm lại, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" không chỉ là một lời khuyên đơn giản mà còn là một triết lý sống. Việc nhớ đến người đã đóng góp vào thành công của chúng ta không chỉ là biểu hiện của lòng biết ơn mà còn là biểu hiện của trách nhiệm và nhận thức xã hội.

17 tháng 3

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có.

Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.

Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toán do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa

Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

31 tháng 3

Đang định h

BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi...
Đọc tiếp

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán

- "Đó là bàn tay của bác nông dân".

Một em khác cự lại:

-  "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Câu 1: Tìm bốn từ Hán Việt được sử sụng trong văn bản trên.

Câu 3: " Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương." Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì?

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về nhân vật cô giáo trong câu chuyện trên.

Câu 6: Bài học rút ra từ câu chuyện

PHẦN VĂN

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ:

ĐƯA CON ĐI HỌC

Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc

Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?

Hương lúa toả bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước

                                       ( Tế Hanh)

Câu 2: Có một ngọn núi uy nghi, điềm tĩnh, từ bao giờ đứng đó. Dưới chân núi, một dòng suối nhỏ ngày đêm chảy róc rách, đi du lịch khắp mọi miền nên tính tình kiêu căng, ngạo mạn.

Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện giữa Ngọn Núi và Dòng Suối trên.

0
16 tháng 3

nhầm là văn

 

16 tháng 3

Đáp án A, B, C là bao nhiêu tuổi hả bạn?

--> "khôi ngô" miêu tả khuôn mặt của đàn con đẹp đẽ, tuấn tú, không tì vết.
--> "khôi ngô" miêu tả đàn con không chỉ đẹp đẽ mà còn có sức khỏe tốt, vóc dáng cân đối, đầy đặn.
--> "khôi ngô" có thể hiểu là đàn con không chỉ đẹp, khỏe mà còn thông minh, lanh lợi.

“Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy…” Đó là câu hát cứ ngân nga mãi trong lòng tôi và những ai đã từng cắp sách đến trường, bước chân vào một thế giới mới, xa lạ hơn và không một chút thân thuộc thì người thầy là người đã dìu dắt, nâng đỡ mỗi bước chân của chúng ta trên hành trình tích lũy tri thức và nhân cách làm người. Ngạn...
Đọc tiếp

“Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy…” Đó là câu hát cứ ngân nga mãi trong lòng tôi và những ai đã từng cắp sách đến trường, bước chân vào một thế giới mới, xa lạ hơn và không một chút thân thuộc thì người thầy là người đã dìu dắt, nâng đỡ mỗi bước chân của chúng ta trên hành trình tích lũy tri thức và nhân cách làm người.

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Một gánh sách không bằng một người thầy tốt”. Tại sao vậy? Học là một công việc cả một cuộc đời con người và không có điểm dừng. Trong hành trình đó sẽ có nhiều lúc ta gặp khó khăn, thắc mắc thì người thầy, người cô sẽ là người giúp đỡ, giải gỡ những băn khoăn cho chúng ta.

Thầy cô không là người vĩ đại nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn trong việc tiếp thu thêm tri thức và nâng cao nhân cách làm người của mỗi người chúng ta. Từ lẽ đó mà nhân dân ta thường có câu “Tôn sư trọng đạo” là không sai.

Tôn sư trọng đạo là một đạo nghĩa, một nhân cách làm người, chỉ cho chúng ta cách đối nhân xử thế với người đã giúp đỡ chúng ta như người cha, người mẹ thứ hai. Vậy thế nào là tôn sư? Thế nào là trọng đạo?

Tôn trong tôn sư nghĩa là tôn kính, kính trọng. Sư trong tôn sư là người thầy, người cô. Tôn sư chính là một lời khuyên nhủ, một lời răn dạy mỗi người chúng ta đều phải tôn trọng và kính yêu mỗi người thầy, mỗi người cô đã dạy cho ta biết chữ, biết cách làm người và biết cách sống cho đúng đạo nghĩa.

Tôn trọng thầy cô cũng như tôn trọng chính cha mẹ của chúng ta. Từ đó, với hai từ tôn sư, ta có thể hiểu được vai trò của thầy tại sao lại to lớn đến như vậy, lại vĩ đại đến mức độ chúng ta cần tôn trọng. Thế còn trọng đạo? Trọng trong trọng đạo cũng như tôn trong tôn sư đều chỉ đến sự tôn kính, tôn trọng của ai đó dành cho một người nào đó mà mình kính yêu, quý mến.

Đạo trong trọng đạo là đạo lý, đạo đức. Trọng đạo nghĩa là chúng ta phải tôn trọng người đã dạy cho chúng ta đạo đức, hiểu được đạo lý làm người, đối nhân xử thế trong cuộc sống. Người đó không là ai khác ngoài người thầy, người cô, những người lái đò dìu dắt, đưa đón chúng ta cập đến đến bến bờ của tương lai.

Trọng đạo ở đây còn có nghĩa là tôn trọng đạo đức làm người. Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một cụm từ của ông cha ta thời xưa dùng để khuyên răn con cháu nên tôn trọng và kính yêu người thầy, người cô – những người ngày đêm không ngại khó khăn mà thắp sáng lên ánh đèn soi rọi trên con đường đến thành công của chúng ta.

Tại sao người làm thầy, người làm cô lại có ý nghĩa và vai trò lớn lao đến như vậy? Có một ai đó đã từng nói ” Cho tôi một con cá thì tôi sẽ ăn hết nó trong một ngày.

Nhưng nếu dạy tôi cách câu cá thì tôi sẽ được ăn cá suốt đời”. Vai trò của người thầy cũng như vậy đấy. Thầy không có phép màu nhiệm, không có đũa thần giúp chúng ta trở nên thông minh hơn, sáng tạo hơn nhưng thầy là người có thể dạy cho chúng ta cách câu cá để ta có thể vững bước chân trên mọi nẻo đường, không bao giờ “chết đói”.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam sẽ còn lưu giữ mãi theo năm tháng nhằm khuyên nhủ con người nên tôn trọng người thầy cũng như tôn trọng nghề giáo.

Trên đất nước này, trên thế giới có rất nhiều nghề khác nhau nhưng tại sao con người nên tôn trọng nghề giáo nhất. Đó là vì nghề giáo không như những ngành nghề khác, nghề giáo là nghề “trồng người”. Tạo ra những con người có tri thức, có văn minh, có đạo đức, đó chính là nhiệm vụ lớn lao và cao cả nhất trong mọi ngành nghề.

Một đất nước có những con người thông minh, sáng tạo lại vừa có đạo đức thì đất nước ấy sẽ trở nên phát triển vượt bậc. Do đó, nghề giáo cũng như vai trò người làm thầy, người làm cô là cao cả, là vĩ đại và tôn sư trọng đạo là một trong vô vàn truyền thống văn hóa của dân tộc ta có ý nghĩa lớn lao và sâu sắc nhất.

Cùng sự ra đời của truyền thống tôn sự trọng đạo thì đã có rất nhiều câu thơ, câu nói dân gian được ra đời như “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nghĩa là một chữ cũng là thầy và nữa chữ cũng là thầy.

Dù một chữ hay nữa chữ thì vẫn là thầy đã dạy. “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư ” ba người cùng đi trên một con đường thì sẽ có một người đóng vai trò là người thầy dìu dắt hai người còn lại đi trên con đường đó.

Hay rất nhiều câu nói khác nhau được ra đời như John Steinbeck đã từng nói ” Một thầy giáo tuyệt vời cũng chính là một nghệ sĩ tuyệt vời và trên thế giới chỉ có số ít những người như vậy. Dạy học là nghệ thuật vĩ đại nhất vì đó là sự kết hợp giữa lý trí và tinh thần.”

Tôn sư trọng đạo không chỉ là truyền thống của riêng dân tộc ta mà còn là lời khuyên, sự răn dạy của người xưa dành cho con cháu ngày nay, không tùy thuộc vào khu vực nào, quốc gia nào đều phải thực hiện tôn sư và trọng đạo.

Bác sĩ Helen Caldicott đã có một quan điểm về người thầy “Tôi tin rằng giáo viên là người quan trọng và chịu nhiều trọng trách nhất của xã hội vì những nỗ lực trong nghề nghiệp của họ ảnh hưởng tới số phận của trái đất”. Vai trò của người thầy không bất cứ thứ gì, không mọi ngành nghề nào sánh bằng.

Người thầy là người cha, người cô là người mẹ và thầy cô là người lái đò đưa chúng học trò cập đến bến bờ tương lai với niềm vui và hạnh phúc. Thầy cô là những người rất giản dị thôi nhưng vai trò của thầy cô là vô cùng lớn lao, là vô cùng cao cả. Suốt một đời học sinh chỉ mong gặp được một người giáo viên tốt và suốt đời của người làm thầy, làm cô cũng chỉ hy vọng chúng học trò được nên người và một lời cảm ơn chân thành từ chúng ta.

Đơn giản là thế! Đã nhắc đến công ơn của thầy cô thì ta không thể không nhớ đến những người thầy vĩ đại như thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu,…Trong đó ta không thể nào không nhớ đến hình ảnh của thầy Nguyễn Tất Thành – Người vừa xây dựng đất nước vừa dạy trò để nên người như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.

Tôn sư trọng đạo không gì khác hơn ngoài việc khuyên răn mỗi người chúng ta nên tôn trọng, kính yêu thầy cô giáo. Thế nhưng, ngày nay lại có rất nhiều học sinh không nghĩ như vậy. Họ không coi trọng, lễ phép với thầy cô, nhiều lúc làm loạn trong lớp học, không chú ý nghe theo sự răn dạy, sự chỉ bảo của thầy cô mà ngược lại họ có những hành động đáng xấu hổ như nói xấu thầy cô, chửi bới,..

Rất nhiều hành động đáng xấu hổ như vậy đang ngày càng diễn ra không chỉ ở riêng đất nước chúng ta mà nó đã lan rộng trên khắp thế giới và chúng ta cần phê phán, khuyên răn hay làm bất cứ điều gì có thể để ngăn cản những trường hợp như vậy.

Một khía cạnh khác rằng thầy cô ngày nay có lẽ một phần đã quên đi trọng trách của người làm thầy, quên đi nhiệm vụ lớn lao của sự nghiệp “trồng người”. Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.

Người làm thầy, người làm cô thì điều đầu tiên cần là nhân cách. Ngày nay, có một số thầy cô đã quên đi nhiệm vụ cao cả đó mà tước bỏ nhân cách của một người làm thầy để làm ra những điều đáng xấu hổ như thực hiện những hành vi đồi trụy với học trò của mình hay chỉ đơn giản là hạ hạnh kiểm hoặc điểm thi của học trò nào đó nếu không đi học thêm ở nhà người thầy đó,…

Có rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra và đang làm cho nền giáo dục của nước ta ngày càng đi xuống một cách trầm trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải ngăn cản, phê phán những hành vi như vậy, cả thầy và trò, để đưa nền giáo dục về đúng bản chất thực sự của nó – tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa với cha mẹ, giúp ích cho đất nước.

Ngày 20 tháng 11 hằng năm đã được chọn là ngày để ghi nhớ công vinh của thầy cô giáo. Trong ngày này, những cô cậu học trò sẽ dâng tặng cho thầy cô những món quà vô cùng dung dị như một cành hoa, một con điểm tốt hay chỉ đơn giản là một lời cảm ơn cũng đủ để thầy cô nhận thấy được tấm lòng chân tình của chúng ta. Hy vọng ngày 20 tháng 11 hằng năm đều là những kỉ niệm tốt đẹp, vui vẻ giữa thầy và cô, là khoảng khắc mà chúng học trò như tôi sẽ thực hiện truyền thống tôn sư trọng đạo một cách ý nghĩa nhất.

“Hôm nay ngồi nhớ lại
Ngày đầu tiên đến trường
Nhớ thầy tôi ngày ấy
Với tấm lòng luyến thương!”

Thầy cô mãi là cha mẹ thứ hai của chúng ta và tôn sư trọng đạo luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hãy cùng nhau phát huy và giữ gìn truyền thống tốt đẹp này, bạn nhé!

em làm bài này có được không ạ

1

=> Bài viết của em về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" rất hay và đầy đủ.
--> Bài viết trình bày đầy đủ các khía cạnh của truyền thống "Tôn sư trọng đạo": vai trò của người thầy, ý nghĩa của việc tôn sư trọng đạo, những biểu hiện của việc tôn sư trọng đạo, thực trạng và giải pháp để giữ gìn truyền thống này.
--> Em đã sử dụng nhiều dẫn chứng cụ thể, sinh động như câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, ví dụ về những người thầy tiêu biểu,... để minh họa cho các luận điểm của mình.
--> Bài viết thể hiện được sự hiểu biết sâu sắc của em về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" cũng như lòng kính trọng đối với thầy cô giáo.

Là một bài thơ hay và đầy ý nghĩa. Bài thơ đã sử dụng hình ảnh "đèn" để tượng trưng cho ý chí kiên cường, bất khuất của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh "đèn" xuất hiện xuyên suốt bài thơ, từ đầu đến cuối. "Đèn" là biểu tượng cho sự sống, cho ánh sáng hy vọng, cho niềm tin vào chiến thắng. "Đèn" soi sáng con đường cho ta đi, "đèn" tiếp thêm sức mạnh cho ta chiến đấu. Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để làm nổi bật hình ảnh "đèn". "Đèn" được so sánh với "những tâm hồn không bao giờ biết tắt", với "miền Nam hai mươi năm không đêm nào ngủ được", với "cả nước". "Đèn" được nhân hóa "chong mắt", "nhìn", "thắp", "soi", "mọc", "đứng gốc", "hành quân". Bài thơ đã thể hiện niềm tin vào chiến thắng của nhân dân ta. "Đèn" là biểu tượng cho sự sống, cho ánh sáng hy vọng. "Đèn" sẽ mãi mãi soi sáng con đường cho ta đi, dẫn dắt ta đến chiến thắng. Bài thơ đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Bài thơ đã giúp em hiểu thêm về ý chí kiên cường, bất khuất của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ cũng đã tiếp thêm cho em niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tươi sáng của đất nước.

Giải nghĩa:

Tác giả lo sợ rằng khi bàn tay mẹ mỏi, nghĩa là đã làm rất nhiều việc,tốn rất nhiều sức,đã mệt mỏi không còn đủ sức.Tuy nhiên,mình vẫn"còn non xanh",vẫn chưa trưởng thành nổi mà tay mẹ đã mỏi.

 

=> "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi" thể hiện nỗi lo lắng, sợ hãi của con cái khi nghĩ đến ngày mẹ già yếu, bàn tay đã lao động vất vả suốt đời bỗng chốc trở nên mỏi mệt. Đây là biểu hiện của tình yêu thương sâu sắc và lòng biết ơn của con cái đối với sự hy sinh không mệt mỏi của mẹ.
=> "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh" có thể được hiểu là con cái tự nhận thấy mình vẫn còn non nớt, chưa trưởng thành và vẫn cần sự chăm sóc, bảo vệ của mẹ. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện sự tự trách của con cái khi còn quá phụ thuộc vào mẹ trong khi mẹ đã mệt mỏi sau những năm tháng lao động vất vả.