Đây là Bài trong sách TV nâng cao mk đã đọc:
Một đàn gà mà bươi thóc hỏi có bao nhiêu con ????
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài
- Giới thiệu về con mèo nhà em:
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình của chú mèo:
- Miêu tả hoạt động, tính cách của chú mèo:
c. Kết bài
Tình cảm của em dành cho chú mèo
. Mở bài
b. Thân bài
- Giới thiệu chung về chú mèo:
- Miêu tả ngoại hình của chú mèo:
- Miêu tả tính cách, hoạt động của chú mèo:
c. Kết bài
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa em cảm thấy như cây thấp xuống, xoè rộng ra hơn mọi năm.
Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái mà có đến gần chục trái chín mọng đeo lõng thõng từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió mạnh thổi tới tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cả xuống. Nhưng cây vú sữa vốn dẻo dai, bền vững như tình người mẹ trong truyện cổ tích. Đúng là một giống cây ăn trái quý hiếm, một giống cây mang một biểu tượng đẹp về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào chảy ra từ những bầu sữa kỳ diệu ấy của người mẹ.
Ôi! Tình yêu của người mẹ thật như "Suối trong nguồn" mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Cuộc sống xung quanh em có rất nhiều loại cây, những loài thực vật không chỉ xinh đẹp mà còn vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của con người. Thiếu đi những loài cây, những loài thực vật này thì cuộc sống của con người sẽ vô cùng khó khăn như: thiếu đi nguồn cung cấp oxi, mà thiếu đi không khí trong lành thì sự sống của con người sẽ bị hủy diệt, các loại thực vật còn có thể làm thức ăn cung cấp nhiều vitamin A, B, C…. và đặc biệt chúng còn có thể dùng làm thuốc để chữa trị bệnh cho con người. Với nhiều công dụng như vậy nên thực vật được trồng vô cùng nhiều xung quanh cuộc sống ở chúng ta, đi đâu cũng có thể bắt gặp, từ trong nhà, ngoài đường, trường học đến những nơi công cộng. Trong rất nhiều loài thực vật, loài cây mà em yêu thích nhất đó chính là cây trà xanh.
Cây trà xanh là một loại cây khá đặc trưng ở nước Việt Nam chúng ta, ngoài công dụng quan trọng với đời sống thì nó còn là một loài cây có giá trị xuất khẩu cao, mang lại nhiều giá trị, thu nhập cho đất nước. Cây trà xanh vốn có nguồn gốc từ các nước ôn đới, những nơi có khí hậu mát mẻ, ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của loài cây. Nhưng không biết từ bao giờ, có lẽ từ rất lâu rồi, cây trà xanh được mang đến trồng ở Việt Nam, do đặc điểm sinh lí ưa ẩm, mà cây trà xanh được trồng nhiều và phổ biến nhất ở các vùng trung du miền núi Bắc Bộ và khu vực Đông Nam Bộ ở nước ta.
Cây trà xanh là một loại cây khá dễ trồng, chỉ cần trồng ở nơi mát mẻ, khí hậu ôn hòa thì nó có thể phát triển xanh tốt, không tốn nhiều công sức chăm bón, vun trồng của những người nông dân. Vì vậy ở địa hình miền núi khá ghồ ghề, ít chất dinh dưỡng thì cây trà xanh vẫn phát triển. Ngày nay, khi trà xanh trở thành một mặt hàng xuất khẩu mang nhiều lợi nhuận thì những người nông dân đã đầu tư chăm sóc, vun bón bằng nhiều loại lân đạm, thuốc trừ sâu nên những cây trà xanh cho năng xuất cao hơn rất nhiều, chất lượng trà xanh thu hoạch được cũng cao hơn trước.
Cây trà xanh là cây thân gỗ nhưng chiều cao của chúng từ từ năm mươi đến chín mươi centimet, không cao lớn như những cây thân gỗ khác như: cây nhãn, cây vải, cây bạch đàn….Cây trà xanh có rất nhiều cành, tán cây tỏa ra theo hướng đối xứng với thân cây. Trên những tán cây đó mọc ra những lá trà xanh, đây cũng chính là phần có giá trị nhất của cây trà xanh. Lá của cây trà xanh nhỏ, kích thước của nó khoảng bằng kích thước của lá chanh, lá nhãn trong vườn nhà. Ở phiến lá có cá đường vân nổi, mặt lá bóng mượt, xanh ngắt, ở cạnh mỗi chiếc lá có hình răng cưa rất độc đáo. Vào mỗi mùa thu hoạch thì những người nông dân lại mang theo những xọt, những chiếc bao lớn, sau đó dùng tay hái những lá trà và mang về nhà.
Cây trà xanh phát triển quanh năm, vì vậy mà chỉ cần chăm sóc tốt thì một năm có thể thu hoạch bốn đến năm lần. Những lá trà xanh sau khi mang về sẽ được sấy khô, sau đó thái lát và sấy lần hai. Khâu cuối cùng chính là đóng gói sản phẩm. Những lá trà xanh khi thành phẩm có màu xanh đen, khi dùng những lá trà xanh này pha với nước nóng sẽ tạo ra một thứ nước vô cùng thơm ngon mang đậm hương vị của lá trà. Tùy theo sở thích của mỗi người thưởng trà mà trà xanh cũng được bán dưới rất nhiều hình thức, có thể bán trực tiếp trà tươi để đun nước uống, hoặc có thể sấy khô. Trà đã được sấy khô thì có giá thành đắt hơn nhưng bảo quản được lâu hơn.
Hiện nay, cây trà xanh được những người nông dân nhân giống nuôi trồng rất công phu, có thể nhập giống từ nước ngoài và kết hợp nhân giống. Có hai loại trà xanh chủ yếu hiện nay ở Việt Nam, đó chính là trà xanh và trà xanh cà phê. Trà xanh ưa thời tiết lạnh, ẩm nên khu vực trồng trà xanh lớn nhất ở nước ta đều thuộc khu vực miền núi phía bắc và khu vực Đông Nam Bộ. Một số vựa trà xanh có tiếng thơm ngon có thể kể đến như: chè Thái Nguyên, chè sen Yên Bái, chè tuyết Lào Cai…ở khu vực miền Nam có chè Lâm Đồng….
Trà xanh trở thành một những cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, cùng với cây cao su và cây cà phê thì trà xanh trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại thu nhập ngoại tệ lớn cho ngành công nghiệp trồng trọt ở Việt Nam. Không chỉ có giá trị về kinh tế mà ngày nay chủ các nông trại trồng trà xanh đều đẩy mạnh hoạt động du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch. Những người khác du lịch sẽ tham quan vườn trồng trà xanh, trực tiếp cùng người nông dân chế biến và cũng có thể chụp ảnh cùng với những cây trà xanh. Chính sự phát triển đa dạng của các loại hình kinh tế đã làm phong phú cho hoạt động trồng chè ở nước ta.
Chính những công dụng và giá trị của cây trà xanh mà em đặc biệt yêu thích nó, đây là một trong những loài thực vật em cảm thấy thích thú từ cách nó sinh trưởng, phát triển và năng suất cao mà nó mang lại. Nhờ có cây trà xanh mà người dân có thêm thu nhập, đất nước cũng phát triển nhờ nguồn ngoại tệ mà xuất khẩu trà xanh mang lại.
Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?
a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự thông cảm sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người
b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.
c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.
d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!
=> Chọn a.
Câu 1 :
Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. ... Câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" muốn khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn.
Câu 3 : Nghĩa đen của câu tục ngữ có nghĩa như sau: Ăn được ngủ được thì mới là tiên, nếu như không ăn được không ngủ được thì vừa mất tiền lại càng thêm bội phần lo lắng hơn.
câu 1
Để nhìn nhận, đánh giá về một sự vật hay một con người, chúng ta nên chú trọng đến những giá trị cốt lõi bên trong chứ không nên bị chi phối bởi những vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài. Như ông cha ta đã có câu: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ có từ lâu đời nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào? Ở đây có hai hình ảnh được đưa ra so sánh với nhau đó là “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là vật liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày được con người sử dụng để làm ra nhiều đồ vật khác nhau như bàn, ghế, giường, tủ… Những loại gỗ tốt sẽ tạo ra các vật có độ bền cao, sử dụng lâu dài. Những loại gỗ kém chất lượng thì đồ vật làm ra sẽ nhanh bị hư hỏng . Còn "nước sơn” là chất để phủ bên ngoài làm cho vật thêm bóng, thêm đẹp.
Qua kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, ông cha ta đã khẳng định "tốt gỗ” thì hơn nhiều so với "tốt nước sơn”. Tức là câu tục ngữ khẳng định muốn có một đồ vật tốt thì chúng ta cần chú trọng đến chất gỗ làm ra vật liệu chứ không nên để chỉ để ý đến vẻ đẹp của nước sơn bên ngoài. Tuy nhiên ý nghĩa câu tục ngữ không dừng lại ở đó. Ông cha ta đã mượn hai hình ảnh rất cụ thể đó để đưa ra một ý nghĩa sâu xa hơn đó là khi đánh giá một con người thì phẩm chất đạo đức của họ quan trọng hơn hẳn so với bề ngoài.
Vậy thì tại sao lại nói: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Chắc hẳn rằng ông cha ta cũng đã phải trải qua những lần thất bại, vấp ngã mới đúc kết được ra kinh nghiệm ấy. Và câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng, đó là một bài học hết sức quý báu đối với con người. Mỗi một sự vật hay con người đều có hai mặt hình thức và nội dung. Trong thực tế của cuộc sống, không phải lúc nào hình thức và nội dung cũng thống nhất với nhau. Và nếu như phải lựa chọn, chúng ta nên lấy nội dung, phẩm chất bên trong để làm thước đo. Khi đánh giá một sự vật thì người ta phải chú ý đến chất lượng của nó. Một đồ vật được làm từ gỗ lim dù cho không có lớp sơn bóng bẩy phủ bên ngoài nhưng vẫn được người ta chọn mua vì độ bền của nó. Khác với những vật bên ngoài được sơn lấp lánh nhưng lại làm từ gỗ tạp thì dù có đẹp đến mấy cũng sẽ nhanh chóng bị hỏng. Và đối với con người cũng vậy, ngay từ xa xưa, ông cha ta cũng luôn đề cao phẩm chất, tư cách đạo đức hơn là cái vẻ bề ngoài của họ. Một con người có nhân cách tốt sẽ luôn hoàn thành tốt mọi công việc của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và luôn được mọi người yêu mến nể phục. Nhưng trái lại, đối với một người chỉ quan tâm đến hình thức bên ngoài mà không có tư cách đạo đức tốt thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Một hoa hậu có thể không phải là người đẹp nhất nhưng phải có phẩm chất, nhân cách tốt để xứng đáng với vương miện lấp lánh trên đầu. Giống như các cụ xưa đã từng có câu: "Cái nết đánh chết cái đẹp”. Và tất nhiên, nếu một người có cả vẻ đẹp hình thức lẫn nhân cách thì người đó lại càng được yêu mến trân trọng hơn.
Câu tục ngữ là một bài học vô cùng quý báu và bổ ích cho mọi người, nhất là cho thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để hoàn thiện nhân cách. Phải "học ăn, học gói, học mở”, không chạy theo những thứ hào nhoáng bên ngoài mà đánh mất đi những gì tốt đẹp ở bên trong.
"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – câu tục ngữ mang đến một bài học kinh nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật hay một con người. Nội dung, phẩm chất bên trong là yếu tố quyết định, là thước đo có giá trị nhất để đánh giá con người. Đừng quá quan trọng vẻ đẹp bên ngoài mà quên đi nét đẹp trong nhân cách và tâm hồn.
Câu2
Chân lấm tay bùn
tả cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng
Câu3:
Người khỏe mạnh, không phải lo nghĩ, luôn ăn khỏe, ngủ ngon mới là thật sự có hạnh phúc ở trên đời.
Mà vì buồn phiền hay vì bệnh tật mà không ăn không ngủ được thì chỉ thấy lo ngại, tốn tiền thuốc men, cuộc sống sẽ không vui.
Đẹp như tiên và đẹp như tranh : Là một người nào đó có nhan sắc đẹp thì người ta sẽ so sánh là như tiên và như tranh.
Đẹp nết hơn đẹp người : Là cái nết quý hơn vẻ đẹp bên ngoài,nếu mà đẹp nhưng tính nết lại xấu thì cũng vứt.Còn nếu mà vẻ đẹp bên ngoài hơi xấu một tí nhứng tính nết lại tốt thì vẫn được mọi người yêu quý.
13 con gà chứ
mười ba nha