K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2020

a)Không khí /thấm đẫm mùi hương ngọt ngào tỏa ra từ những vườn táo //và những cánh đồng cỏ/ nghiêng nghiêng trải dài đến

   CN1                      VN1                                                                                         CN2                             VN2

tận đường chân trời lấp loáng ánh ngọc trai tim tím.

b) Tác dụng:

- Nối hai vế câu ghép với nhau

- Biểu thị quan hệ liên hợp

thanks bạn nha

2 tháng 3 2020

Trả lời :

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

  • Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
  • Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.
  • Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
2 tháng 3 2020

cảm ơn bạn

Vào thông tin tài khoản,chọn đổi hình ảnh đại diện và chọn ảnh bẠn muốn đổi

2 tháng 3 2020

Bạn ơi ,Hỏi Đáp là nơi chúng ta hỏi các câu hỏi liên quan đến Toán ,Văn, Anh và các môn học khác chứ không phải là nơi để bạn hỏi cách đổi avatar ,nếu vậy thì bạn có thể kết bạn với mình và hỏi ,đc ko ạ !

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

2 tháng 3 2020

a. Khó khăn là con đường dẫn đến thành công

b. Bạn phải đưa ra quyết định cho điều này

c. Hoa phải làm theo lý tưởng

Đặt câu với từ khó khăn:dù có khó khăn đến mức nào anh ấy vẫn cố gắng vượt qua núi sông hiểm trở tìm cây thuốc thần cứu mẹ                  b,Quyết định: Nguyễn Tất Thành quyết định rời quê hương để tìm cách cứu đất nước                                                                                   c,Lí tưởng:Ông Ba luôn có những lí tưởng  cao cả                                                                                                                                                 k cho m nhé

1.Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường...thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" hằng ngày của những nhà giáo dục tâm huyết.

Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. Cho nên, các nhà giáo tâm huyết luôn tích cực tìm ra đủ mọi cách để có thể loại bỏ hiện tượng này nhưng đến bây giờ nó vẫn trở thành một hiện tượng rất đáng quan ngại vì chưa có giải pháp hiệu quả.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.

Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...

Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.

Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.

2.

Đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế – xã hội và song song với đó là phát triển về nền văn hóa, nền văn minh nước nhà. Lối sống văn hóa, văn minh đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với nền văn hóa tiên tiến nước ta tồn tại. Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường học thì những hành vị đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học.

Nói chuyện riêng trong giờ học, tức là họ – những người học sinh – nói, bàn bạc và thảo luận về những vấn đề rất “trọng đại, lớn lao” không hề liên quan đến những gì mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp, chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào”, “kiểu tóc mới của mình ra sao”, …

Và cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở thành “chuyện thường ngày” ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta.

Để rồi những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoặc tất cả những kiến thức, thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Và mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu” mà ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ những tiếng ồn do họ gây ra.

Trên tất cả, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học có thể nói là một hành vi vô cùng vô văn hóa, thật khó có thể chấp nhận được khi nó được thực hiện bởi những người đã và đang học văn hóa trong trường lớp. Hành vi này vô văn hóa ở chỗ những người thực hiện nó, tức là đã không dành sự tôn trọng cho người đang truyền giảng kiến thức cho mình, cho những người xung quanh mình và cho cả chính bản thân mình.

Hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng, đã đánh mất đi tinh thần hiếu học với những người cầm phấn có một phương pháp giảng dạy rất ư là “hấp dẫn”, “hấp dẫn” đến nỗi khiến người học khó có thể mà tập trung vào bài học được. Một tiết học mà người dạy vô cùng nhàm chán, khô khan thì làm sao có thể khiến học sinh chú ý và một học sinh lười biếng, không có lòng tự trọng thì dù tiết học có hay, sinh động đến thế nào đi chăng nữa thì cũng ko thể khiến người học sinh đó chú ý được.

Để hành vi vô văn hóa này được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì trước hết, mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và phải xác định được mục đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học. Ngoài ra, những người đứng lớp cũng phải tự xem xét lại phương pháp giảng dạy của mình tại sao lại không thể thu hút được sự chú ý của học sinh để từ đó sữa chữa, rút kinh nghiệm. Và cuối cùng thì sự phản đối, thái độ đấu tranh của các bạn khi gặp những hành vi này cũng khiến nó trở nên dần dần biến mất.

Nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn và những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính mình nhé.

2 tháng 3 2020

bạn ơi mình chỉ nói là vt đoạn thôi nha

                                                                       Người chạy cuối cùng          Cuộc đua Marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè . Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu  thương , theo sau các vận động viên , phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế . Anh tài xế và tôi ngồi trong xe , phía sau hàng trăm cn người , chờ tiếng súng...
Đọc tiếp

                                                                       Người chạy cuối cùng 

         Cuộc đua Marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè . Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu  thương , theo sau các vận động viên , phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế . Anh tài xế và tôi ngồi trong xe , phía sau hàng trăm cn người , chờ tiếng súng lệnh vang lên .

           khi đoàn người tăng tốc , nhóm chạy đầu tiên vướt lên trước . Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi  . tôi biết mình vừa nhận diện được " người chạy cuối cùng " . Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra . Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng không thể nào bước đi được  , chứ đừng nói là chạy .

         nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị . Rồi reo hò cổ  động viên cho chị tiền lên . Tôi nữa muốn cho chị dừng lại nữa mong cầu chị tiếp tục . Người phụ nữ vẫn   kiên  trì tiến tới , quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng .

           Vạch   đích hiện  ra  , tiếng người lá ó ầm ĩ hai  bên  đường  . Chị chầm chậm tiến tới , băng qua giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh . 

             kể từ hôm đó ,mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được. Tôi lại nghĩ tới  "người chạy cuối cùng  " . Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi .

             Phần hỏi đáp :

               1   :     " người chạy cuối cùng "   trong cuộc đua là ai ? Có đặc điểm gì ?

               2  :     Qua câu chuyện , em rút ra bài học gì cho bản thân ?

                            Bạn nào trả lời  nhanh và đúng thì mình tick nhé !

                                               cảm ơn các bạn nhiều !
                                   

 

3
2 tháng 3 2020

1 người chạy cuối cùng là một người phụ nữ,có đôi chân tật nguyền.

2.Qua câu chuyện, em rút ra bài học cần phảu quyết tâm vượt qua mọi khó khăn,để chiến thắng bản thân ,có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt

1một người phụ nữ;,đặc điểm có đôi chân tật nguyền

2nếu kiên trì sẽ đạt được thành công

Trả lời:

Đáp án D:Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải quan sát kĩ trước khi qua đường.

Hok tốt

2 tháng 3 2020

minh nghĩ là câu c

        Từ bài thơ sau kết hợp với quan sát và tưởng tựong , em  hãy tả lại một buổi chiều xuân trên quê hương.          Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,           Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;           Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng          Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.          Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,           Đàn sáo đen sà...
Đọc tiếp

        Từ bài thơ sau kết hợp với quan sát và tưởng tựong , em  hãy tả lại một buổi chiều xuân trên quê hương.

          Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

          Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

          Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

          Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

          Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

          Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ ;

          Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

          Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

          Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

          Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra 

          Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

          Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa  

                                               ( Chiều xuân - Anh Thơ )

0