K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

          Hoa nở ngàn năm hoa bỉ ngạn

          Hoàng tuyền huyết nhuộm nỗi bi thương

          Vô hoa hữu diệp, vô tương ngộ

          Vạn kiếp luân hồi, vạn kiếp vương.

Giải nghĩa câu trên:

   Câu thơ trên bắt nguồn từ " Sự tích hoa bỉ ngạn." Theo nội dung câu chuyện, bởi thiên đế giận dữ khi Hoa và Châu Nhi hóa thân mình thành một loài hoa, quyết không xa cách nên đã trớ cho hai người một câu trớ vô cùng độc ác có nội dung: " Mạn Châu Sa Hoa   ( là tên của loài hoa này lúc bấy giờ ), hoa ngàn năm nở, hoa ngàn năm rụng, lá ngàn năm sinh ra ngàn năm chết đi. Hoa lá vĩnh viễn không thể gần nhau, dẫu sống trên cùng một thân cây." Dù vậy, cả vạn năm sau, nhờ tình yêu khăng khít của hai người, hoa lá vẫn cùng bung nở trên thân cây.

   Nhưng Thiên đế vẫn quyết không tha. Sau đó, trận quyết chiến giũa Thần-Ma xảy ra. Trong lúc hai bên chiến đấu, máu tươi của binh sĩ bị hút hết vào cây Mạn Châu Sa Hoa. Cây hoa vốn trắng trong tinh khiết, nay lại mang trên mình một màu đỏ tươi, diễm lệ vô cùng. Đột nhiên huyết quang từ cây hoa xông vọt lên tận trời làm binh sĩ đang chiến đấu đều biến thành tro bụi.

   Sau đó, cây hoa được đặt bên Nại Hà, suối Hoàng Tuyền để hầu dẫn vong hồn oán khí trên thế gian. Từ đó bên suối Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà, cây hoa đỏ rực cứ bùng nở, sinh sôi, dẫn đường cho các tình nhân bị chia cắt, cho những âm hồm còn nhiều oán khí quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận chú định. Người đời sau gọi loài hoa này là hoa bỉ ngạn.

27 tháng 7 2020

ý nghĩa của câu thơ thứ 2 là: 

hoa ngạn bỉ là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền, khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong xuyên,  sẽ gửi toàn bộ kí ức của mik cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tột cùng hay yêu đương thắm thiết bỉ ngạn đều thu nhận những hồi ức đó.

Chính vì vậy mà hoa bỉ ngạn có ý nghĩa lad hồi ức đau thương, phân ly,đau khổ và là vẻ đẹp của cái chết

còn câu 1,3,4 thì chịu

hihi

[0v0]

1 tháng 8 2020

Nghĩa là :"Dù cái cây có cao bao nhiêu thì nó cũng đã từng là một mầm nhỏ, cần xây đươc đài cao chín tầng thì bắt đầu từ một sọt đất nhỏ, muốn đi xa ngàn dặm cần bắt đầu từ một bước chân"    Nói về cội nguồn của mọi vật nhé

26 tháng 7 2020

Trả lời:

Theo mình nghĩ thì làm gì có con kiến nào 100 chân?!

26 tháng 7 2020

Không phải đâu,con kiến đi qua con chuột chết thấy thúi quá lấy 1 chân để bịp mũi . Nên trong lúc đó nó có 99 chân

2 tháng 8 2020

Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
(“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)

Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi. Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng.

Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
(“Tre Việt Nam”)

Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?

Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính.

Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.

Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh tế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo.

Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác.

Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thường, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên không thể thiếu được những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.

Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất. Vì thế tre chính là biểu tượng cho người Việt Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất.

Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.

21 tháng 7 2020

Giải thích:

Cầu vồng thực ra  rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu sắc nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Vì sao có cầu vồng? ... Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.

Nguồn: GG

22 tháng 7 2020

Vì khi trời mưa xong.Nước sẽ phản xạ nên tạo ra cầu vồng bảy màu.Gồm những màu: cam,vàng,xanh lá cây,xanh lam và màu tím.

Nghỉ là là 2 từ mà các bạn học sinh vô cùng thích vì thời gian đó, các bạn đó sẽ được nghỉ ngơi, đi chơi và chẳng phải lo lắng với bài vở. Những đối với em, mỗi mùa hè lại đến thì bao nhiêu cảm xúc, ý nghĩ lại khác. Năm nay khi nghỉ hè thì em cảm thấy vui vì VN đã khống chế được đại dịch và còn làm được rất nhiều việc tốt. Mùa hè thì vui vì ai cũng được  vui chơi thỏa thích nhưng em vẫn chỉ thích ở nhà vì được trả lời các câu hỉ vô cùng bổ ích từ Hoidap. Nhưng em cũng rất thích ra ngoài vì được gặp và chơi bời với những đứa trong xóm. Vì thế nên mùa hè này rất vui

21 tháng 7 2020

Nghỉ hè ,khoảng thời gian khá dài .Có lẽ chỉ cần nghe đến hai từ nghỉ hè thôi là bạn học sinh nào cũng vui .Vui vì không phải đến trường ,vui vì được nghỉ ở nhà .Và hơn hết là nghỉ hè thì ai mà chả được đi du lịch cơ chứ.Nghỉ hè thực sự rất vui ,nghỉ hè là một khoảng thời gian để ta thư giãn để chuẩn bị bước vào năm học mới.Niềm vui của học sinh vào mùa hè làm sao có thể diễn tả qua một câu nói .Khi nghỉ hè ,bản thân em cảm thấy vui sướng vì mùa hè mà ,mùa hè thi được ăn nhiều món ngon như xoài rằm sữa chua ,mít ,sầu riêng .Rồi sau một kì nghỉ hè thì lại tăng cân .

Em bước đi trên con đường đất đỏ nơi Quảng Ngãi quê em. Những cơn gió mát rượi thổi qua, làm phất phơ cánh diều trước gió. Trước lũy tre làng, mấy bác nông dân đang tựa lưng ngồi nghỉ, trên tay cầm chén trà nhâm nhi. Trời đã xế chiều, mọi người từ trên những cánh đồng cũng đã rải chân về ngôi nhà của mình. Lúc đầu chỉ có 1, 2 người. Rồi sau đó là 5, 6 người. Đi thành từng hàng. Nói chuyện vui vẻ với nhau.Nhanh quá! Một ngày làm việc đã lại kết thúc, và một ngày mới lại sắp bắt đầu ở nơi làng quê êm ấm quê em.

- Câu rút gọn: In nghiêng

- Trạng ngữ: gạch chân

- Câu đặc biệt: bôi đậm

21 tháng 7 2020

Nhìn kìa! Sắc đỏ của hoa phượng đã bao phủ một góc sân trường, tiếng ve râm ran trên mọi nẻo đường, góc phố đã báo hiệu một mùa hè nữa lại về. Năm nay dường như hè đến muộn hơn, mới tuần trước thời tiết còn vương chút hơi lạnh của mùa xuân thì hôm nay nắng hè như bao phủ lên vạn vật chiếc áo rực rỡ, tinh khôi nhất. Đi du lịch cùng gia đình, trải nghiệm một mùa hè sôi động là những dự định của tôi sau khi được nghỉ hè. Tôi mong muốn mình và các bạn học sinh sẽ có một mùa hè thật vui vẻ, ý nghĩa.

"Mặt người" ở đây chính là thân thể, tính mạng con người. "Mười" là đơn vị đếm chỉ số nhiều. "Mặt của" là những vật chất có giá trị. Như vậy, ta có thể hiểu "một mặt người bằng mười mặt của" muốn nói rằng: Tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế.

21 tháng 7 2020

"Mặt người" ở đây chính là thân thể, tính mạng con người. "Mười" là đơn vị đếm chỉ số nhiều. "Mặt của" là những vật chất có giá trị. Như vậy, ta có thể hiểu "một mặt người bằng mười mặt của" muốn nói rằng: Tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế.

Học ănhọc nóihọc góihọc mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh. ... Chủ nhà cũng thuộc diện nghèo khó không đủ điều kiện tiếp đãi đầy đủ, chỉ tiện mời bữa ăn.

Cuộc sống có biết bao nhiêu là chông gai và thử thách như muốn nhấn chìm con người. Và nếu như không có sự đoàn kết thì chắc chắn rằng những khó khăn càng gia tăng. Chắc hẳn rằng bạn vẫn từng nghe hay đọc qua “chuyện bó đũa”, qua câu chuyện ta như thấy rằng nếu như sống đơn lẻ con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngược lại nếu như biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau thì mọi khó khăn giống như cơn gió thoáng qua mà thôi.

Đoàn kết chính là một mối liên kết giữa các thành viên lại với nhau để cùng chung tay làm một điều gì đó. Khi có sự đoàn kết chúng ta có thể nhanh chóng hoàn thành công việc một cách dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất. Sự đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, bằng chính những mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu như chúng ta cứ tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của cả xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.

Con người sống trong xã hội được xem chính là “tổng hòa của các mối quan hệ”. Để có thể sống và tồn tại trong môi trường xã hội thì cần phải tổng hợp sức mạnh của nhiều thành viên. Không ai có thể làm một việc gì thành công mà không cần đến sự tương trợ lớn hơn là sự đoàn kết đồng lòng của nhiều người với nhau.

Thế nhưng tại sao đoàn kết lại là sức mạnh vô địch? Câu trả lời có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình. Chính sự đoàn kết cũng đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp, một sự vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, ta như thấy được tinh thần đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Bởi khi có đoàn kết con người mới có sức lao động, mọi người cũng kết hợp với nhau thì có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn.

Ta cũng đã đọc những câu thơ quen thuộc đó như:

Hòn đá to, hòn đá nặng
Một người nhấc, nhấc không đặng
Hòn đá to, hòn đá nặng nhấc lên đặng

Khi có sự hợp sức đồng lòng thì chẳng có một trở ngại nào là không thành cả. Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh rằng trước kẻ thù hung bạo từ thổ chí kim cho đến nay dân ta vẫn chiến thắng. Nếu so về vũ khí, quân trang quân dụng thì nhân dân ta thua xa. Một bên là súng ống, máy bay,…một bên lại là cuốc, thuổng, gậy gộc,..mà tại sao bên vũ khí thô sơ lại chiến thắng? Một trong những lý do quan trọng nhất đó chính là bởi tinh thần đoàn kết quân dân nhất nhất một lòng, vì một mục tiêu lý tưởng chung của cả dân tộc.

Đoàn kết như được biết đến bởi nó như còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Có thể thấy được rằng, chính trong sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học cũng là nguồn gốc, là nguồn động lực của biết bao thành tựu kĩ thuật. Khi một công trình nghiên cứu được công nhận nó không chỉ là công lao của người trí thức đã tìm tòi. Mà chính trong quá trình làm dự án, đề tài đó người sáng tạo đề tài luôn tận dụng tối đa sức mạnh đoàn kết của những người giúp đỡ mình. Nếu như mà không có sự tương hỗ đó thì chẳng bao giờ công trình nghiên cứu đó được hoàn thành cả. Đoàn kết chính là sức mạnh to lớn bởi nó được hội tụ bởi rất nhiều sức mạnh nhỏ khác hợp thành.

Nếu như chúng ta muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc không phân biệt dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ đi chăng nữa thì đều phải tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cũng cần phải quan tâm và sát sao hơn nữa để ưu tiên các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dân tộc vùng sâu vùng xa để họ phát triển kinh tế, văn hóa để có thể tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Ngoài ra các dân tộc vùng xuôi không thụ động mà cũng cần phải cùng cần góp sức xây dựng miền núi. Các dân tộc sống trong cùng một nước phải hòa nhập với nhau thì mới có thể xây dựng đất nước vững mạnh. Một đất nước có mạnh hay không thì cũng phải phụ thuộc chính và đời sống nhân dân ở đó. Đúng như ý của một nhà quân sự ngày trước “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Cho nên nhân dân phải đoàn kết thì mới có thể đưa cả đất nước phát triển được.

21 tháng 7 2020

Tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội tháng 4 năm 1955, Bác Hồ có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng dễ hiểu chính xác và đầy đủ thì không đơn giản chút nào.

Theo em, đoàn kết là tập hợp các phần tử lẻ tẻ hoặc các bộ phận thành một khối thống nhất. Song thống nhất không có nghĩa là không đấu tranh với những biểu hiện sai trái của mỗi thành viên. Ví như ở lớp, ở trường chúng em đoàn kết chính là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng mục tiêu phấn đấu tốt; đồng thời biết góp ý, phê phán những khuyết điểm của bạn để bạn tiến bộ. Đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.

Nhưng tại sao đoàn kết là một sức mạnh vô địch? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp, vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết con người mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là một minh chứng rõ nhất. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) những công nhân Việt Nam và cả những công nhân Liên Xô cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nên nhà máy, mang ánh sáng kì diệu của điện đến nhiều nơi trên đất nước chúng ta. Cũng như vậy, sự đoàn kết các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã khiến chúng ta thời nào cũng đương đầu và chiến thắng những lực lượng xâm lược to lớn hơn, được trang bị vũ khí và phương tiện hiện đại hơn.

Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học là nguồn gốc của biết bao thành tựu kĩ thuật. Nhóm kiến trúc sư trẻ do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào làm trưởng nhóm đã được giải thưởng thế giới năm 1994 về quy hoạch đổi mới làng gốm Bát Tràng. Trong một lần phỏng vấn, nhóm trưởng Hoàng Thúc Hào có nói: “Một trong những nguyên nhân thành công cơ bản là sự thương yêu đoàn kết của toàn nhóm”. Quả thật không sai.

Muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc, không phân biệt là dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ, đều phải tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cần phải ưu tiên tiền của, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dân tộc vùng xa vùng sâu để họ phát triển kinh tế, văn hóa, tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Các dân tộc vùng xuôi cũng dần góp phần xây dựng miền núi, các dân tộc sống trên cùng một nước phải hòa nhập với nhau để xây dựng đất nước vững mạnh. Nhưng một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên cùng hành tinh này cũng không thể tách rời nhân loại mà có thể phát triển phồn vinh mãi được. Các nước cứ tranh chấp nhau liên miên thì trái đất này cũng chẳng có hòa bình hạnh phúc. Cho nên các nước phải đoàn kết với nhau.

Hiểu được câu nói của Bác Hồ, học sinh chúng ta cần phải áp dụng câu nói đó vào thực tế, rèn luyện thường xuyên. Riêng em, em thấy mình phải luôn có ý thức rèn luyện tinh thần đoàn kết trong công việc của lớp, của trường, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh. Trong cuộc sống ở gia đình, phường xóm cũng vậy, phải luôn luôn có ý thức đoàn kết đúng đắn. Tuy Bác Hồ nói câu nói này vào năm 1955 nhưng tới nay, nó vẫn còn giá trị hiện thực sâu sắc. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chúng ta phải luôn nhớ thực hiện những lời Bác Hồ dạy. Ôi ước gì, tất cả các nước trên toàn thế giới biết đoàn kết lại với nhau như năm ngón tay trên một bàn tay thì trái đất này sẽ tươi đẹp biết bao, yên vui, hạnh phúc biết bao!