K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề bài.Câu 1. Xác định cấu tạo của các câu in đậm dưới đây, cho biết chúng sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng.a) Đẹp vô cung Tổ quốc ta ơi!    Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt    Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát    Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca...                                                       (Tố Hữu)b) Dưới gốc...
Đọc tiếp

Đề bài.

Câu 1. Xác định cấu tạo của các câu in đậm dưới đây, cho biết chúng sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng.

a) Đẹp vô cung Tổ quốc ta ơi!

    Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

    Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

    Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca...

                                                       (Tố Hữu)

b) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.

                                                                                                                                                                            (Ngô Văn Phú)

Câu 2. Trong bài thơ ''Mẹ ốm'' nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:

          ''Nắng mưa từ những ngày xưa

     Lặng trong đời mẹ, bây giờ chưa tan''

a) Em hiểu nghĩa từ ''nắng mưa'' trong câu thơ trên như thế nào? Nó được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

b) Hãy viết một đoạn văn nêu nét đặc sắc về nghệ thuật sử dụng từ ''lặng'' trong câu thơ thứ hai.

Câu 3. ''Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mát khúc nhạc của đồng quê...''

                                                                                                                                                     (Cây tre Việt Nam - Thép Mới)

     Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em.



















 

 

 

 

 

0
Đọc và trả lời câu hỏi:Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.

a) PTBD chính là ....

b) Đế và ghi lại các từ láy

c)Biện pháp nghệ thuật (BPNT) chủ yếu mà tác giả Tô Hoài sử dụng trong đoạn văn là gì? Viết một đoạn văn ngắn nêu tác dụng của BPNT đó.

d) Trong đoạn : Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.  Có mấy cụm danh từ? Chỉ rõ mô hình cấu tạo của danh từ đó

e) Nếu viết  Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. thì câu văn mắc lỗi gì ?

 

0