K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                       Người chạy cuối cùng          Cuộc đua Marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè . Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu  thương , theo sau các vận động viên , phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế . Anh tài xế và tôi ngồi trong xe , phía sau hàng trăm cn người , chờ tiếng súng...
Đọc tiếp

                                                                       Người chạy cuối cùng 

         Cuộc đua Marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè . Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu  thương , theo sau các vận động viên , phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế . Anh tài xế và tôi ngồi trong xe , phía sau hàng trăm cn người , chờ tiếng súng lệnh vang lên .

           khi đoàn người tăng tốc , nhóm chạy đầu tiên vướt lên trước . Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi  . tôi biết mình vừa nhận diện được " người chạy cuối cùng " . Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra . Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng không thể nào bước đi được  , chứ đừng nói là chạy .

         nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị . Rồi reo hò cổ  động viên cho chị tiền lên . Tôi nữa muốn cho chị dừng lại nữa mong cầu chị tiếp tục . Người phụ nữ vẫn   kiên  trì tiến tới , quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng .

           Vạch   đích hiện  ra  , tiếng người lá ó ầm ĩ hai  bên  đường  . Chị chầm chậm tiến tới , băng qua giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh . 

             kể từ hôm đó ,mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được. Tôi lại nghĩ tới  "người chạy cuối cùng  " . Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi .

             Phần hỏi đáp :

               1   :     " người chạy cuối cùng "   trong cuộc đua là ai ? Có đặc điểm gì ?

               2  :     Qua câu chuyện , em rút ra bài học gì cho bản thân ?

                            Bạn nào trả lời  nhanh và đúng thì mình tick nhé !

                                               cảm ơn các bạn nhiều !
                                   

 

3
2 tháng 3 2020

1 người chạy cuối cùng là một người phụ nữ,có đôi chân tật nguyền.

2.Qua câu chuyện, em rút ra bài học cần phảu quyết tâm vượt qua mọi khó khăn,để chiến thắng bản thân ,có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt

1một người phụ nữ;,đặc điểm có đôi chân tật nguyền

2nếu kiên trì sẽ đạt được thành công

Trả lời:

Đáp án D:Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải quan sát kĩ trước khi qua đường.

Hok tốt

2 tháng 3 2020

minh nghĩ là câu c

        Từ bài thơ sau kết hợp với quan sát và tưởng tựong , em  hãy tả lại một buổi chiều xuân trên quê hương.          Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,           Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;           Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng          Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.          Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,           Đàn sáo đen sà...
Đọc tiếp

        Từ bài thơ sau kết hợp với quan sát và tưởng tựong , em  hãy tả lại một buổi chiều xuân trên quê hương.

          Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

          Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

          Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

          Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

          Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

          Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ ;

          Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

          Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

          Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

          Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra 

          Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

          Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa  

                                               ( Chiều xuân - Anh Thơ )

0

Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ.

Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mờy chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng.

Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!
Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.

Khi ông mặt trời đã thức giấc sau làn sương nặng trịch đằng xa, nắng cũng đã lên cao. Những tia nắng xuân mới ấm áp nhường nào! Hoa lá trong khu chợ càng nhờ thế mà tươi thắm, không khí càng nhờ thế mà náo nhiệt. Các cô bán hoa, bán cây miệng lúc nào cũng cười tươi chào gọi khách. “Chị lấy bó này nhé!”, “Đào này bung nở mới biết là đẹp tuyệt vời!”, “Tết này chị có về quê không, mua biếu các cụ chậu quất?”… Đó là những thanh âm đầy sức sống ngày xuân. Mấy cụ già cũng đi qua, đi lại để ngắm nghía cành đào, chậu quất. Những em bé nhỏ còn bi bô chưa biết nói cứ cười khúc khích khi nhìn thấy những sắc hoa. Mấy bác trung niên đua nhau bàn về chậu lan quý như ngọc nọ. Cây đa cổ thụ ven chợ như hiểu con người đang nô nức đón xuân nên xòe cành che bóng mát. Mấy chú chim chuyền cành rồi khẽ sà xuống như hưởng ứng ngày hội hoa.Chiều muộn, chợ hoa mới vãn người. Trên mặt đất chỉ còn lại những cánh hoa tàn, những chiếc lá ngả vàng. Các bác bán hoa quét dọn để ngày mai lại tiếp tục hành trình. Họ nhẹ nhàng tưới nước cho những chậu hoa để sớm mai chúng lại đua sắc, đua hương.Tôi thật may mắn bởi Tết năm nào cũng được chứng kiến cảnh chợ hoa nhộn nhịp này. Tôi đã cùng với mẹ chọn một chậu đào hình chú rồng vô cùng đẹp mắt. Chắc chắn rằng Tết năm nay của gia đình tôi sẽ thật ấm cúng nhờ lộc non, nụ mới của đào, quả quất, của hoa mua từ chợ hoa Hoàng Hoa Thám.

2 tháng 3 2020

Tham khảo nhé bạn !

1. Văn hóa giao thông là gì

- Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Văn hóa giao thông là ý thức, là thái độ của mọi người trong khi giao thông (nói 1 cách khác là trình độ phát triển của con người trong giao thông, biểu hiện qua các hành động di chuyển).

- Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

2. Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông

Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Do vậy, ngay từ hôm nay, khi bước chân ra khỏi nhà bạn hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định; không đi xe trên vỉa hè; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông,… Qua đó cùng chung tay xây dựng văn hóa giao thông.

3. Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông là gì?

Chúng ta có thể hiểu cơ bản Văn hóa giao thông là yếu tố quan trọng để góp phần giảm thiểu các tình trạng tai nạn giao thông diễn ra hiện nay. Văn hóa giao thông có rất nhiều những khái niệm khác nhau và cách nói đơn giản đó là ý thức tuân thủ giao thông cùng với cách ứng xử, xử lý tình huống khi gặp những trường hợp tai nạn xảy ra. Đây cũng là mức chuẩn mực cho các đối tượng tham gia giao thông vì thế có văn hóa giao thông sẽ đảm bảo trật tự an toàn xã hội

Xây dựng văn hóa giao thông

Trước tiên về tính pháp lý chúng ta cần xây dựng văn hóa giao thông theo đúng với quy định cũng như giao thông đường bộ. Đây là sự tự giác cũng như nghiêm túc chấp hành theo đúng với quy định của pháp luật đề ra và nếu thiếu đi yếu tố này nền văn hóa giao thông sẽ khó có thể văn minh được.

Chính vì thể để xây dựng được nền văn hóa giao thông đúng nghĩa, các bạn cũng cần tuân thủ luật an toàn giao thông cũng như tự ý thức và tự giác chấp hành đầy đủ các quy định khi tham gia giao thông. Tránh được tất cả những hành vi không đúng pháp luật hay vi phạm chuẩn mực người lái xe. Các lỗi cơ bản cần lưu ý đối với người tham gia giao thông đó là, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chen lấn, đánh võng, đi không đúng phần đường, uống rượu bia khi tham gia giao thông...

Khi tham gia giao thông cũng cần có tính cộng đồng, vì đây cũng thể hiện được mối quan hệ cũng như cách xử sự với những tình huống khi tham gia giao thông. Tùy thuộc từng trường hợp chúng ta cần thể hiện tình cộng đồng và sự cảm thông, tình thương để thể hiện được văn hóa tốt nhất khi tham gia giao thông.

4. Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông (mẫu 2)

Văn hóa giao thông là khái niệm được nhiều người nhắc đến nhưng để hiểu và tham gia giao thông một cách văn hóa thì không phải ai cũng biết. Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là điều nhiều người mong muốn để hạn chế sự hỗn loạn, vốn đã thành đặc điểm cố hữu của giao thông Việt Nam. Vậy, văn hóa giao thông là gì và phải làm gì để xây dựng văn hóa giao thông?

Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông, một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.

Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:

Tính pháp lý khi tham gia giao thông

Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều... Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.

Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.

Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nỗ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông.

5. Biểu hiện của văn hóa giao thông

- Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.

- Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.

- Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.

- Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.

- Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông.

- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.

- Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.

- Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.

Song song với việc nâng cáo ý thức trong văn hóa giao thông là việc hiểu Luật giao thông và chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia giao thông trên đường. Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông sẽ giúp bảo đảm sự an toàn cho bạn và những người tham gia giao thông.

2 tháng 3 2020

:)) mình thấy nó dell liên quan lắm :V

2 tháng 3 2020

 - Cô yếm thắm /môi che cười lặng lẽ .

- Thằng em bé/ nép đầu bên yếm mẹ

- Hok tốt ~

2 tháng 3 2020

      

                - Cô yếm thắm môi che cười lặng lẽ .(sửa lại : Cô yếm thắm/ che môi cười lặng lẽ

                - Thằng em bé/ nép đầu bêb yếm mẹ

2 tháng 3 2020

Trong những người thân gia đình xung quanh, mẹ luôn là người dành cho ta tình yêu thương nhiều nhất. Mà cũng theo một lẽ tự nhiên, ta cũng thương mẹ rất nhiều. Em cũng vậy. Với em, hình ảnh của mẹ luôn là hình ảnh đẹp nhất, đặc biệt là khi mẹ đang bận rộn chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình.

Ngày nào cũng vậy, cứ đúng tầm 5 giờ chiều, khi em về đến nhà là có thể nhìn thấy chiếc xe của mẹ để yên ở trong sân nhà. Căn nhà nhỏ của gia đình em được chiếu sáng bởi ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ lớn bởi mẹ đã mở chúng ra khi về đến nhà. Em nhanh chóng cất cặp lên phòng rồi chạy xuống dưới bếp giúp đỡ mẹ làm vài việc vặt.

Căn bếp nhỏ được lát gạch trắng bóng loáng lúc nào cũng rất sạch sẽ nhờ có bàn tay của mẹ dọn dẹp. Lúc này, trong bếp, bóng dáng mẹ đang bận rộn với những túi thức ăn còn tươi nguyên vừa mới được mua ở chợ về, để ở trên bàn. Nắng chiều mùa hạ chiếu xuống dáng người của mẹ, kéo dài chiếc bóng in lên bức tường. Mái tóc đen dài mượt của mẹ đã được búi gọn lên từ lúc nào. Vài sợi tóc “nghịch ngợm” không chịu theo số đông mà rủ xuống trước trán và hai bên gò má mẹ.

Ánh mắt dịu dàng luôn đong đầy tình yêu và thương mến của mẹ lúc này tràn ngập sự chăm chú và nghiêm túc. Nhưng em có thể thấy được, trong đó còn có cả niềm vui nơi đáy mắt nữa. Đôi môi của mẹ khẽ kéo lên cong cong thành một nụ cười nhẹ trong suốt cả lúc mẹ nấu nướng. Em đã từng hỏi mẹ vì sao mẹ luôn cười thế, mẹ liền đáp lại lời em rằng: “Bởi vì đó là công việc mẹ rất thích. Chuẩn bị bữa cơm ngon cho cả nhà sau một ngày đầy vất vả, nghĩ tới lúc ăn chúng, mọi người đều vui vẻ ăn thật nhiều để nạp lại năng lượng, mẹ rất vui.

Đôi tay thon dài hơi gầy thoăn thoắt nhặt rau, vo gạo, rồi lại nhanh chóng cầm đũa nấu nướng. Từ đôi bàn tay của mẹ, những món ăn mà cả nhà đều ưa thích dần được hoàn thành. Mùi hương thơm nức ngào ngạt tràn ngập căn bếp nhỏ. Dường như tiếng lửa reo tí tách trên bếp ga, tiếng nước chảy tong tong cũng như đang ngân vang theo vì niềm vui của mẹ.

Em rất yêu mẹ của em. Hình ảnh mẹ khi nấu cơm đã in đậm trong tâm trí em tự lúc nào. Nhìn mẹ, em tự nhủ mình có thể lớn thật nhanh để có thể phụ giúp mẹ nấu cơm và sau này em có thể trở thành một người phụ nữ đảm đang của gia đình như mẹ.

Hằng ngày, sau giờ làm việc, mẹ lại tất bật với các công việc nội trợ. Mẹ luôn muốn nấu cho gia đình những bữa ăn thật ngon, đồng thời cũng muốn chỉ dạy cho em cách thức nấu ăn nên mẹ bảo em xuống bếp phụ mẹ một vài việc.

Năm nay, tuổi mẹ đã gần bốn mươi. Mái tóc ngắn, gọn gàng đã tạo cho mẹ một dáng vẻ thật khỏe mạnh. Đặt chiếc giỏ đi chợ xuống, mẹ với lấy cái cài tóc để cố định tóc cho gọn gàng. Em tíu tít bên mẹ dành phần phụ việc. Mẹ đưa rổ gạo cho em vo rồi đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ nhanh nhẹn lấy thức ăn trong giỏ ra và đặt lên bàn bếp. Mẹ thật khéo chọn, thực phẩm nào cũng tươi roi rói. Rồi mẹ cùng em lặt rau, bàn tay mẹ thoăn thoắt lựa sạch những lá úa cọng già. Em nhanh nhẹn dành phần rửa rau để mẹ bày thớt và dao làm các món chính. Mẹ cầm từng con cá tươi, khéo léo cắt sạch vi, đuôi, vẩy rồi cẩn thận móc hết ruộc và mang của chúng. Từng lát thịt mỏng, đều tăm tắp cũng đã được mẹ xắt xongvà ướp gia vị. Khi cơm đã sôi, mẹ lấy đũa quậy tròn gạo để hạt gạo thấm đầy nước rồi đậy nắp lại. Mẹ bắc nước lên để nấu canh, tranh thủ kho thịt chiên cá.

Với tài nấu nướng của mẹ, chẳng mấy chốc mâm cơm nóng hổi đã sẵn sàng. Đĩa thịt kho đậu hủ bổ dưỡng cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh cải ngọt xanh mướt. Em bày chén đũa ra rồi nhanh nhảu chạy lên mời ba và em trai ăn cơm. Mọi người vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngon. Mâm cơm hết sạch đã chứng tỏ mẹ là người nội trợ tài ba nhất.

Em rất ngưỡng mộ mẹ vì mẹ luôn biết cách nấu cho cả nhà những bữa cơm bổ dưỡng đúng theo thể trạng mỗi người. Em càng yêu mẹ hơn vì nhờ có sự chăm sóc chu đáo của mẹ mà em ngày càng cao lơn, khỏe mạnh. Em sẽ cố gắng học giỏi để mẹ luôn hài lòng.

2 tháng 3 2020

giúp tôi zới

2 tháng 3 2020

Dế Mèn vốn tính nghịch ngợm , hay chơi . Một hôm chị Cốc đang kiếm mồi, Dế mèn đã cất cao bài thơ rồi trốn vào hang . Vì bị chọc giận , chị Cốc  giận dữ mặt đỏ bừng bừng như lửa . Thấy Dế Choắt đứng đó , chị Cốc liền trút giận và vu oan cho Dế Choắt . Vì quá đột xuất , Dế Choắt ko kịp nói lên lời nào đã bị mất mạng vì tên Dế Mèn tinh nghịch . Thấy như vậy , Dế mèn vừa cảm thấy băn khoăn và thương cho Choắt như thể Dế Mèn đã học được một bài học quý giá .

Hok tốt nha!