K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "*Truyện sự tích các dân tộc:Văn bảnNgày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết ;...
Đọc tiếp

 

So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "

*Truyện sự tích các dân tộc:

Văn bản

Ngày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết ; duy chỉ có hai anh em Khốt và Kho kịp trốn vào trong quả bầu khô là còn sống sót.

Dòng nước hung dữ đưa quả bầu khô cùng hai anh em Khốt và Kho trôi dạt khắp nơi  . Rồi đến một  ngày , hai anh em thấy quả bầu nằm yên , không dập dềnh nữa liền mở nắp bầu ra xem . Họ thấy quả bầu nằm trên mặt đất , nước lụt đã rút hết . Hai anh em vô cùng vui sướng , họ chui ra khỏi quả bầu rồi tìm một cái hang gần đó làm nơi ở tạm.

Hôm sau hai anh em tìm thấy trong quả bầu một hạt bầu , một hạt thóc và một hạt bắp . Họ quyết định đem ba hạt giống quý báu ấy gieo xuống một bãi đất rộng . Chỉ một ngày sau , hai anh em vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt họ là một rẫy lúa chín vàng , một rẫy bắp trĩu quả và một rẫy bầu xanh tốt . Thế là hai anh em Khốt và Kho không lo bị đói nữa ,họ đã có lúa , bắp để ăn . Nhưng còn rẫy bầu thì rất lạ , cả một cái rẫy xanh um , lá mọc phủ kín mặt đất nhưng chỉ đậu được có một quả .Qủa bầu lúc đầu chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng sau bảy lần mặt trời ngủ dậy , nó đã to bằng trái núi . Hai anh em hè nhau khiêng quả bầu về nhưng không tài nào nhấc nổi . Họ lấy đá đập vào nhưng quả bầu vẫn trơ trơ . Cuối cùng họ dùng lửa để đốt . Ngon lửa bốc cao suốt bảy ngày bảy đêm . Khi lửa tắt , bỗng có môt tiếng nổ dữ dội rung chuyển cả đất trời làm vỏ bầu nứt toác . Một lúc sau ,hai anh em thấy có một đôi nam nữ từ trong quả bầu chui ra , rồi tiếp một đôi nữa , một đôi nữa , cứ thế mãi ... tất cả là sáu mươi đôi ; đôi nào chui ra cũng gọi Khốt , Kho là cha mẹ.

Khốt và Kho vui sướng nói với các con :

 - Ơi , các con yêu quý ! Vừa qua Yang giận dữ đã cho nước dâng lên cuốn hết tổ tiên chúng ta . Nay các con lại được Yang sinh ra , các con hãy chia nhau ra đi khắp nơi mà sinh cơ lập nghiệp .

 - Chúng con xin vâng lời cha mẹ . - Cả sáu mươi đôi cùng đồng thanh trả lời .

Đôi ra đầu tiên đi về phía mặt trời mọc , nơi ấy có đồng bằng và biển cả  . Họ là tổ tiên của người Kinh bây giờ.

Những đôi ra tiếp sau đi về vùng núi phía Bắc trùng điệp . Họ là tổ tiên các dân tộc Mường , Tày , Thái , ... ngày nay.

Những đôi ra sau cùng ở lại với vùng núi phía Nam bao la . Họ là tổ tiên của các dân tộc Tây Nguyên bây giờ.

*Truyện Con Rồng cháu Tiên

Văn bản:

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở :
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân nói :

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I ( NĂM HỌC 2018-2019) MÔN SINH HỌC 6  Chương I:   TẾ BÀO THỰC VẬT    -     Kể tên các bộ phận cấu tạo tế bào thực vật.- Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp.-         Nêu sơ lược quá trình phân bào.-         Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia đối với thực vật. Chương II:        RỄ-         Các loại rễ, chức năng của rễ, các miền...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I ( NĂM HỌC 2018-2019)

 MÔN SINH HỌC 6

 

 Chương I:   TẾ BÀO THỰC VẬT

    -     Kể tên các bộ phận cấu tạo tế bào thực vật.

- Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp.

-         Nêu sơ lược quá trình phân bào.

-         Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia đối với thực vật.

 

Chương II:        RỄ

-         Các loại rễ, chức năng của rễ, các miền của rễ và chức năng các miền

-         Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.

 

Chương III:        THÂN

-         Trình bày cấu tạo ngoài của thân.

-         Trình bày được thân to ra do đâu

-         Ứng dụng của bấm ngọn, tỉa cành

-         Kể tên các loại thân biến dạng.

-          

Chương IV: LÁ

-         Đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu xếp lá trên thân và cành.

-         Khái niệm và sơ đồ quang hợp

-         Khái niệm và sơ đồ hô hấp

-         Nêu được các loại lá biến dạng và chức năng của chúng

Soạn với ~

0