Miêu tả chân dung người bạn thân của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: - Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi). - Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động). Thân bài: - Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu). - Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại? - Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không? - Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không? - Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không? Kết bài: - Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể. - Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
Em yêu quý tất cả những người trong gia đình em, vì họ là những người luôn quan tâm, chăm sóc tận tình cho em. Cùng với bố mẹ thì bà nội là người mà em yêu quý và kính trọng nhất. Từ nhỏ em đã cùng bố mẹ và bà sống cùng nhau, vì vậy và tình thương, sự gắn bó em dành cho bà nội của mình là vô cùng sâu đậm. Trong suốt quãng thời gian sống chung cùng bà, em đã có rất nhiều những kỉ niệm đáng nhớ bên bà.
Ông nội của em mất từ rất sớm nên bà đã về ở với gia đình em. Trong gia đình bà là người nhiều tuổi cũng là người từng trải nhất, nên bà luôn là người đưa ra những lời khuyên răn hợp tình hợp lí không chỉ cho chị em chúng em, mà cho cả bố mẹ em. Hình ảnh của bà trong em là một người phụ nữ hiền dịu, khuôn mặt phúc hậu, dáng người của bà cao và gầy. Nhưng trái với sự mỏng manh bên ngoài ấy, bà nội của em vô cùng kiên cường, mạnh mẽ. Em còn nhớ khi ông em mất, lúc ấy em còn rất nhỏ, bà em dù rất đau đớn, buồn bã vì sự mất mát to lớn này, nhưng bà em không hề gục ngã, cũng không tỏ ra yếu đuối, bà không khóc lóc, suy sụp, thương ông bà chỉ khẽ rơi những giọt nước mắt. Nhưng em cũng biết được nỗi đau khi ấy bà phải trải qua nó đau đớn đến như thế nào.
Trong cuộc sống hàng ngày, bà nội của em sống rất giản dị, không cầu kì, cũng không tỏ ra khó tính như những người lớn tuổi khác, bà của em lúc nào cũng sống rất điềm tĩnh, những sự việc không hay xảy đến với gia đình em, bà cũng bình tĩnh và hướng dẫn bố em cách sử lí ổn thỏa. Cùng với bố mẹ thì có bà trong gia đình làm cho em cảm thấy rất yên tâm. Dưới sự che chở, bao bọc của bố mẹ, của bà thì em không sợ bất cứ thứ gì nữa. Dù có gặp những khó khăn như thế nào trong cuộc sống, cũng như trong học tập thì về đến nhà, nhìn thấy nụ cười trừu mến của mẹ, ánh mắt áp của bố mà khuôn mặt hiền từ của bà thì mọi nỗi buồn trong em dường như được cuốn đi sạch trơn, đọng lại trong em chỉ có sự an tâm, ấm áp.
Em đã có một kỉ niệm với người bà của mình, đó là một việc buồn vì em đã làm cho bố mẹ phải lo lắng, tức giận. Nhưng cũng nhờ sự việc ngày hôm đó là em cảm nhận được trọn vẹn tấm lòng nhân từ, ấm áp của người bà của mình. Ngày hôm ấy, như bao ngày khác sau khi giờ học trên trường kết thúc, em cùng các bạn đạp xe ra về, con đường làng vẫn thế, vẫn tĩnh lặng và dài hun hút, cảnh vật cũng không có gì thay đổi, em và những người bạn vẫn vừa đi vừa nói chuyện với nhau đầy vui vẻ. Nhưng thu hút vào tầm mắt của chúng em đó chính là những dòng nước mát lành, chảy trắng xóa cả một con rạch ven các bờ ruộng. Hình ảnh tươi mát ấy đã thổi bay cái nóng nực của ngày hè, những giọt mồ hôi nhễ nhại trên vầng trán của chúng em dường như cũng thôi không chảy nữa khi nhìn thấy dòng nước ấy.
Chúng em như bị dòng nước thu hút sự tò mò khám phá, chúng em không ai bảo ai mà rủ nhau ở lại nghịch nước, cũng chính quyết định liều lĩnh, táo bạo ấy mà em nhận lấy sự giận dữ không ngờ tới của bố mẹ. Vì rạch nước rất nông, bên dưới lại có cỏ nên chúng em sắn quần nhảy xuống dòng nước tha hồ đùa nghịch. Chúng em té nước vào nhau làm đứa nào đứa ấy ướt như chuột lột, vì nghịch nước vui vẻ quá nên chúng em đã vô tình quên mất là mình phải về nhà. Kết quả là chúng em quên đường về, bố em và mấy bác nữa đã hớt hải chạy đi tìm chúng em. Khi thấy chúng em đùa nghịch dưới dòng nước, bố của các bạn thì mắng, có bạn còn bị bố đánh vào mông. Riêng bố em thì không nói gì chỉ im lặng dắt em về.Nhưng chỉ cần nhìn vào khuôn mặt của bố thôi thì em biết là bố đang rất giận dữ.
Về đến nhà, em đã bị bố phạt đứng úp mặt vào tường, trước đó em còn bị đánh hai roi vào mông. Em biết bố phạt em là đúng, vì em đã không nghe lời bố, chơi quên mất đường về, lại còn làm quần áo bị ướt, nhưng khi bị đánh và phạt úp mặt vào tường thì em rất tủi thân. Khi đang chịu phạt thì có một bàn tay ấm áp chạm nhẹ vào lưng em, em quay lại nhìn thì ra đó là bà em. Nhìn khuôn mặt hiền từ, phúc hậu của bà không hiểu sao em lại òa khóc nức nở, mà trước đó dù bị bố đánh đòn nhưng em không hề khóc một tiếng. Bà đã ôm em vào lòng mà an ủi : “Cháu ngoan của bà đừng khóc. Bà thương”.
Nghe vậy tôi càng khóc to, như thể việc mình chịu phạt là ấm ức lắm vậy. Sau khi tôi đã bình tĩnh thì bà hỏi tôi bị bố đánh có đau không, bà giải thích cặn kẽ cho tôi, việc làm hôm nay của tôi là sai, lần sau không được như thế nữa vì như vậy bố mẹ và bà rất lo lắng. Bà cũng giải thích cho tôi hiểu việc bố đánh đòn tôi không phải ghét bỏ gì em mà do bố quá lo lắng và cũng mong muốn lần này em sẽ có bài học để lần sau không tái phạm như vậy nữa. Nghe giọng nói dịu dàng, trầm ấm của bà tôi đã hiểu ra tất cả, hiểu là mọi người lo lắng cho tôi, và việc làm của mình là sai. Hôm ấy bà đã ở cùng tôi, đợi đến khi hết thời gian chịu phạt thì bà lại dẫn tôi vào nhà ăn cơm, vì có bà ở đó nên tôi không có cảm giác mình bị phạt mà cảm giác rất ấm áp, vui vẻ.
Bà tôi tuy rất yêu quý các cháu nhưng bà cũng không hề nuông chiều chúng tôi quá, như lần tôi bị bố phạt, bà không dùng địa vị, tình thương của bà để bảo bố miễn phạt cho tôi,vì như thế tôi sẽ không nhận ra lỗi của mình và lần sau sẽ lại tái phạm. Bà lặng lẽ giải thích cho tôi hiểu, bà ân cần quan tâm đến tôi, không ồn ào nhưng lại vô cùng ấm áp, an tâm. Tôi vô cùng hạnh phúc khi có bà ở bên cạnh và tôi mong muốn bà luôn khỏe mạnh, sống thật lâu bên gia đình tôi.
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:
Ai ai, đứng lại mà trông
Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...
Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:
Nhất cao là núi Ba Vì,
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:
Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?
Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.
Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.
Nhà Bè nước chảy phân hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.
Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.
Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.
Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.
Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu...?
Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.
Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."
Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
Hai anh em Thành và Thuỷ rất thân thiết nhưng lại phải chia tay nhau do cha mẹ li dị. Thành thì sống cạnh bố còn Thuỷ thì về chuyển về quê sống với ngoại và mẹ. Trong lần sắp xếp đồ chuẩn bị rời đi, hai anh em đã chia đồ chơi của nhau. Thành nhường hết đồ chơi của mình cho Thuỷ nhưng Thuỷ chỉ giữ con Em Nhỏ bên mình và nhường con Vệ Sĩ cho Thành vì muốn nó bên cạnh bảo vệ Thành mỗi khi gặp ác mộng. Cả hai đến chia tay cùng các bạn trong lớp học, cô giáo của Thủy đã tặng em một cuốn sổ cùng chiếc búp nắp vàng nhưng Thuỷ không nhận và nói rằng mẹ đã chuẩn bị sẵn 1 thùng hoa quả để ngồi chợ bán rồi. Đó chình là giây phút cả lớp , cô giáo lặng đi mà xúc động. Chia tay lớp xong Thuỷ bước đi thật nhanh để khỏi mất thời gian của các bạn. Trước khi lên xe cũng mẹ em quyết định để lại cả Em Nhỏ và Vệ Sĩ cho anh Thành, để hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như tình cảm giữa Thành và Thuỷ.
Trung thu là tết đoàn viên. Đêm trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà nó còn là ngày của gia đình, của sự đoàn tụ. Trung thu là ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Vào ngày này, trẻ con chúng tôi được rước đèn, phá cỗ và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác. Chính vì thế, đêm trung thu luôn là đêm náo nhiệt và tưng bừng nhất ở làng tôi. Sau khi ăn tối, trẻ con chúng tôi rủ nhau tập trung ở sân đình để chuẩn bị đi rước đèn. Thường niên, chúng tôi đi rước đèn ngay khi trăng lên. Bởi vậy mà chúng tôi tập trung từ rất sớm. Nghe theo lời chỉ dẫn của các anh chị bí thư đoàn, chúng tôi nhanh chóng xếp thành hàng lối ngay ngắn. Đứa tay xách lồng đen, đứa cầm đèn ông sao, đứa thì đội vương miện thắp sáng óng ánh, đứa thì mặt nạ, hay thanh kiếm phát sáng dài. Chúng tôi đi đến đâu náo nhiệt ồn ào đến đấy, vừa đi vừa hát vang bài "đêm trung thu". Vầng trăng cũng đã tỏ, dường như chúng tôi đi đến đâu, trăng theo đến đó, rót ánh sáng bàng bạc xuống đường soi sáng bước tôi đi. Vầng trăng lúc mới lên to tròn vành vạnh, có màu hồng hồng bao quanh. Mặt trăng to rõ và gần hơn mọi khi. Tôi có thể nhìn thấy rõ những vết lồi lõm trên mặt trăng hệt như bóng dáng chú cuội chị Hằng ngồi gốc cây đa như sự tích bà kể năm nào. Một vòng rước đèn, chúng tôi lại trở về vị trí tập trung ban đầu. Đến nơi, các anh chị trong đoàn xã đã dựng trại, bày mâm ngũ quả cho chúng tôi. Khi nghe hiệu lệnh xếp hàng và ngồi xuống, chúng tôi được phát quà, bánh kẹo và bắt đầu thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, chúng tôi ai nấy trở về nhà. Lúc này trăng đã lên cao lắm rồi, không còn cái màu hồng hồng như lúc trước nữa. Về đến nhà, ba mẹ vẫn đang chờ tôi, cặp bánh dẻo, bánh nướng đã được để sẵn trên bàn cùng trà uống mẹ vừa mới pha. Về đến nhà, tôi kể lại cho ba mẹ nghe tôi đã làm những gì rồi ba mẹ lại nói chuyện vui vẻ. Cả nhà ngập tràn tiếng cười. Ánh trăng soi sáng khắp sân nhà chiếu cả vào nơi gia đình tôi đang quây quần vui vẻ.
Nếu ca dao – dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao – dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương,… Chùm ca dao Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7, tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu. Điều thú vị là chỉ bốn bài ca ngắn gọn mà chúng ta nghe được nhiều giọng điệu khác nhau, nhìn ngắm, thưởng thức được nhiểu địa danh, nhiều phong cảnh kì thú khác nhau.
Ở bài ca dao thứ nhất, chàng trai, cô gái hỏi – đáp về những địa danh mang những đặc điểm nổi bật. Thành Hà Nội năm cửa, sông Lục Đầu sáu khúc chảy êm đềm, nước sông Thương bên đục bên trong, núi Tản Viên, đền Sòng, thành tiên ở Lạng Sơn… Chàng trai hỏi, cô gái đáp, hỏi đáp rất hài hoà, ăn ý. Đây là một hình thức ca hát dân gian thường xuất hiện trong những lễ hội, hội mùa xuân, hội mùa thu ở nhiều vùng quê Việt Nam : hội hát xoan Phú Thọ, hội Lim Bắc Ninh, hát phường vải Nghệ – Tĩnh, hát ví ghẹo, giao duyên ở đồng bằng Bắc Bộ, ở miền Trung và nhiều tỉnh Nam Bộ,… Qua hát đối đáp, đồi bên nam, nữ (có thể là chàng trai cô gái, cũng có thể là cụ ông, cụ bà,…) thử tài nhau về kiến thức lịch sử, địa lí, văn hoá, cũng là để chia sẻ với nhau tình yêu nam nữ, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước. Lắng nghe lời hỏi, đáp của hai nhân vật trữ tình trong bài ca ơ đâu năm cửa nàng ơi… chúng ta thấy hiện lên nhiều địa danh từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương, Bắc Giang, vào Thanh Hoá, rồi ngược Lạng Sơn. Mỗi vùng có một nét đẹp riêng, hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. Không trực tiếp nói ra, nhưng cả nsười hỏi lẫn người đáp đều biểu hiện tình yêu, niềm tự hào vể quê hương, Tổ quốc mình. Bài ca còn kéo dài hơn nữa. Chẳng hạn, chàng trai hỏi tiếp :
Ở đâu có chín từng mây
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mủ lại ở hang
Ở đâu lắm gỗ thì nàng biết không?…
Cô gái đáp :
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay nhiều vàng
Chùa Hương Tích thì lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ, hỡi chàng biết không…
Như vậy, chàng trai, cô gái trong cuộc hát giao duyên này nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam ta nói chung không chỉ say đắm, mến yêu, tự hào về giang sơn Việt Nam cẩm tú mà còn tỏ ra là những người lịch lãm, hào hoa, tế nhị và giàu hiểu biết, thật đáng noi theo.
Tiếp sau những cuộc hát đối đáp là những chuyến du lịch. Một nhóm người, hoặc cả đoàn người đông vui chung niềm khao khát được thưởng thức cảnh đẹp ở đất kinh kì, ở xứ Huế cố đô “rủ nhau”, gọi nhau… Cảnh ở kinh kì thật phong phú, có hồ (Kiếm Hồ), có cầu (Thê Húc), có đền (Ngọc Sơn), có đài, có tháp, cảnh thiên tạo hài hoà với cảnh nhân tạo, nét đẹp tự nhiên hài hoà với nét đẹp lịch sử, văn hoá. Còn ở Huế, cảnh mới thơ mộng làm sao, đường quanh quanh uốn lượn hài hoà với “non xanh”, “nước biếc”, sơn thuỷ hữu tình. Với cảnh ở Hà Nội, tác giả dân gian không tả mà chỉ kể, theo kiểu liệt kê, các chi tiết cảnh nối nhau thật phong phú, đa dạng. Còn với Huế, cảnh được miêu tả theo kiểu chấm phá lướt qua: đường, núi, nước. Mỗi đối tượng được nhấn mạnh bằng một tính từ gợi hình. Đường thì “quanh quanh”, núi thì “xanh”, nước (sông Hương) thì “biếc”. Thêm nữa, từ láy hoàn toàn “quanh quanh” và phép so sánh “như tranh hoạ đồ” khiến cho xứ Huế càng… mộng và… thơ. Thăm Hà Nội kinh kì, rồi vô xứ Huế cố đô, chúng ta được ngắm cảnh, được thăm viếng những di tích lịch sử, văn hoá, lòng càng thêm yêu Tổ quốc tươi đẹp, trí càng thêm rộng mờ và lắng sâu, ghi nhớ công ơn người xưa đã tôn tạo và giữ gìn “bức tranh hoạ đồ” quý giá.
Bài ca dao thứ tư, thú vị thay, giọng ca, lời ca phóng khoáng linh hoạt, cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hoà hợp, đậm chất đồng quê, khác hẳn hai bài trước :
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa… về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam.
Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai “đứng… ngó” cánh đồng ? Ai nói: “thân em” ? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than ? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai…, tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình…
Phát biểu cảm nghĩ về ca dao dân ca Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Nếu hiểu theo cách thứ nhất – lời chàng trai – thì bài ca này thuộc nhóm ca dao tỏ tình, ví ghẹo. Ví dụ :
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Hoặc :
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
Mở đầu các bài ca này thường là tiếng gọi, rồi tiếp sau là một câu hỏi ỡm ờ, dưa duyên. Hoặc nếu không thì cũng là những lời ca ngợi khéo léo để làm đẹp lòng người mình đang hướng tới. Ví dụ:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh, em đứng một mình cũng xinh.
Nếu hiểu theo cách hai – lời cô gái – thì bài ca này thuộc nhóm ca dao mượn cảnh ngụ tình, trước thiên nhiên và cuộc sống, con người giãi bày tâm sự. Ví dụ:
Một ngày hai buổi cơm đèn
Còn gì má phấn, răng đen, hỡi chàng.
Hoặc :
– Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
– Thân em như hạt mưa sa…
Suy ngẫm trên cơ sở văn bản, cả nội dung, cảm hứng lẫn giọng diệu, ngôn từ, có lẽ hiểu bài ca dao “Đứng bên ni đồng…” theo cách hai là sát hợp hơn. Đây là lời cô thôn nữ trước đồng ruộng quê hương, vừa ca ngợi cảnh đẹp cánh đồng vừa tự ngắm rồi dự cảm về thân phận mình. Nếu là lời chàng trai, e rằng không sát, vì không ai tỏ tình lại nói với đối tượng bằng từ “thân em” nghe không duyên dáng, thiếu tế nhị.
Dù hiểu thế nào thì chúng ta cũng đều cảm nhận rằng bài ca dao này là tiếng hát chứa chan tình cảm đối với đồng ruộng, quê hương và con người quê hương. Hai câu đầu, hai dòng thơ kéo dài, kết hợp điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng – đứng bên ni đồng ; mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) đặc tả vẻ đẹp của đồng lúa. Nhìn từ đâu, nhìn ở phía nào cũng thấy đồng ruộng mênh mông, rộng lớn, đẹp đẽ, trù phú và mang sức sống trẻ trung, phơi phới. Trước một cánh đồng như thế, ai chẳng xúc động, chẳng mến yêu quê hương mình, nhất là các cô thôn nữ. Bởi vì, tất cả nét đẹp và trù phú kia không phải trời cho mà chính từ đôi bàn tay, từ công sức của con người, trong đó có mình. Từ cảnh mà sinh tình, ngắm cánh đồng, cô gái tự ngắm mình, vui thú, tự hào về vóc dáng nhỏ xinh, mềm mại của mình “Thân em như chẽn lúa đòng đòng…”. Mình xinh đẹp, tràn trề sức sống, nhưng tương lai ra sao thì… khó đoán được. Nghệ thuật so sánh (như chẽn lúa) kết hợp các từ “thân em”, “phất phơ” vừa tả vẻ đẹp vừa biểu hiện tâm trạng cô gái. Cô gái tự hào vì mình đang tuổi thanh xuân, tươi tắn hoà hợp trong vẻ đẹp và sức sống của đồng ruộng quê hương. Nhưng cô không khỏi bâng khuâng, lo lắng về số phận ngày mai. “Nắng sớm thì đẹp, cánh đồng thì rất rộng, nhưng chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định giữa một biển lúa không bờ. Chẽn lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lựa đào phất phơ giữa chợ, không biết số phận mình sẽ được an bài như thế nào đây”… Tâm sự của cô gái trong bài ca dao này cũng là nỗi niêm của rất nhiều cô gái xinh đẹp trong nhiều bài ca dao khác gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về thân phận con người trong xã hội ngày xưa.
Những bài ca dao trên có giọng điệu khác nhau nhưng mang vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa thật phong phú. Điều chúng ta ghi nhớ nhất là: Những câu hát về quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc vê hình thể, cánh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh luôn là tình yên chân chất, tinh tế và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước, con người…
Em về Đà Lạt không phải như một du khách xa lạ, thoáng qua, mà em về Đà Lạt thăm họ hàng; luôn tiện nghỉ hè mấy tuần ở đó.
Thế là em sống ở Đà Lạt. Nếu miêu tả một cảnh đẹp ở Đà Lạt thì rất khó, vì khi đã đặt chân đến Đà Lạt là ta đã bước vào một xứ sở mộng mơ: ta bước vào tranh giăng mắc bốn bề. Một không gian bốn chiều là tranh. Em bước đi trong tranh, thở trong tranh và ngồi nghĩ trong tranh.
Thật hồ đồ khi chưa tả được những bức tranh ấy. Đó là những bức tranh như xứ sở châu Âu, xứ sở ôn đới, với đồi cỏ, rừng thông hẻm vực, sương mù. Hơn thế, bầu không khí Đà Lạt lúc nào cũng mát rười rượi. Ba em thường đùa rằng: Đà Lạt có một cái máy lạnh mấy trăm ngàn cây số. Nhưng máy lạnh này không tốn điện lại có gió trời. Và nhìn được bầu trời đám mây, cỏ hoa khắp chôn.
Buổi sáng đút tay vào túi, em đi từ nhà thờ Con Gà ra chợ, qua hồ Xuân Hương, thấy sương chưa tan, còn mờ mờ khắp chốn. Vậy mà bên bờ hồ đã nhộn nhịp người làm vườn rửa cà rốt, những thúng cà rốt màu da cam rực lên một màu chói mắt bên bờ hồ. Buổi trưa, dọc theo mọi ngả đường, em được các cành thông che nắng, phấn thông vàng bay bay trong gió như những hạt bụi tinh khôi tìm về tương lai. Giữa những bụi cây xanh ngắt lại rực lên những đoá hoa hoang dại: nào dã quỳ vàng chói, nào hoa ngũ sắc sặc sỡ, nào tường vi trĩu nặng từng chùm. Nếu vui chân vượt qua vài dốc ta sẽ đến Cam Li. Thác Cam Li không hùng vĩ mà hiền hoà, rộn ràng và tươi mát cheo leo bên sườn dốc, lại có cỏ xanh hoa dại nở vàng, nở tím…
Em bước đi thỉnh thoảng cũng phải dè dặt, vì sợ dẫm lên những đoá hoa vàng bé xíu, mọc từ một loài cỏ dại trên đất đồi. Một lúc thong dong, em bước vào các vườn lan Đà Lạt. Từng lá lan mọng lên, từng chồi lan nõn nà, xanh xanh, trong trong và bóng mượt như nhựa. Nhìn lá hoa thật mà cứ ngỡ như hoa giả vì nó sặc sỡ lắm, tươi thắm lắm, đợi đến khi hương lan tỏa ra, em mới biết là hoa thật. Lan Đà Lạt trăm thứ vạn loài, không thể đếm xuể cả địa lan, lẫn phong lan cả vũ nữ, cát-laya, đến loài Hồ Điệp, và Đại Châu… Rồi bên cạnh đó là những cây kì hoa dị thảo… thầm lặng mà tươi tắn như sen đất tươi xanh, hồng môn rực đỏ, cẩm tú cầu tím nhẹ, hoa lồng đèn xinh xinh và thiên hài lửng lơ. Vào Dinh Ba, chúng ta sẽ thấy những đoá hồng nào hồng nhung, hồng bê bê, hồng phấn, hồng trắng. Chưa kể những nhà kính trồng hồng, trồng li rực rỡ như những xứ sở Ba Lan kiêu sa và tươi thắm như những phim tình diễm lệ.
Ngày xa Đà Lạt, em lưu luyến bước không vui. Trong lòng thầm nhủ: "Tạm biệt thôi, mai này mình lại về Đà Lạt" nhưng biết đến bao giờ? cuộc sống cứ cuốn trôi với bao nhiêu công việc của học trò. Đà Lạt ơi!' Bao giờ em gặp lại?
Nguồn: https://vietvanhoctro.com/mieu-ta-mot-canh-dep-ma-em-da-gap-trong-may-thang-nghi-he-co-the-la-phong-canh-noi-em-nghi-mat-hoac-canh-dong-hay-rung-nui-que-em#ixzz5QCqf79lV
Em về Đà Lạt không phải như một du khách xa lạ, thoáng qua, mà em về Đà Lạt thăm họ hàng; luôn tiện nghỉ hè mấy tuần ở đó.
Thế là em sống ở Đà Lạt. Nếu miêu tả một cảnh đẹp ở Đà Lạt thì rất khó, vì khi đã đặt chân đến Đà Lạt là ta đã bước vào một xứ sở mộng mơ: ta bước vào tranh giăng mắc bốn bề. Một không gian bốn chiều là tranh. Em bước đi trong tranh, thở trong tranh và ngồi nghĩ trong tranh.
Thật hồ đồ khi chưa tả được những bức tranh ấy. Đó là những bức tranh như xứ sở châu Âu, xứ sở ôn đới, với đồi cỏ, rừng thông hẻm vực, sương mù. Hơn thế, bầu không khí Đà Lạt lúc nào cũng mát rười rượi. Ba em thường đùa rằng: Đà Lạt có một cái máy lạnh mấy trăm ngàn cây số. Nhưng máy lạnh này không tốn điện lại có gió trời. Và nhìn được bầu trời đám mây, cỏ hoa khắp chôn.
Buổi sáng đút tay vào túi, em đi từ nhà thờ Con Gà ra chợ, qua hồ Xuân Hương, thấy sương chưa tan, còn mờ mờ khắp chốn. Vậy mà bên bờ hồ đã nhộn nhịp người làm vườn rửa cà rốt, những thúng cà rốt màu da cam rực lên một màu chói mắt bên bờ hồ. Buổi trưa, dọc theo mọi ngả đường, em được các cành thông che nắng, phấn thông vàng bay bay trong gió như những hạt bụi tinh khôi tìm về tương lai. Giữa những bụi cây xanh ngắt lại rực lên những đoá hoa hoang dại: nào dã quỳ vàng chói, nào hoa ngũ sắc sặc sỡ, nào tường vi trĩu nặng từng chùm. Nếu vui chân vượt qua vài dốc ta sẽ đến Cam Li. Thác Cam Li không hùng vĩ mà hiền hoà, rộn ràng và tươi mát cheo leo bên sườn dốc, lại có cỏ xanh hoa dại nở vàng, nở tím...
Em bước đi thỉnh thoảng cũng phải dè dặt, vì sợ dẫm lên những đoá hoa vàng bé xíu, mọc từ một loài cỏ dại trên đất đồi. Một lúc thong dong, em bước vào các vườn lan Đà Lạt. Từng lá lan mọng lên, từng chồi lan nõn nà, xanh xanh, trong trong và bóng mượt như nhựa. Nhìn lá hoa thật mà cứ ngỡ như hoa giả vì nó sặc sỡ lắm, tươi thắm lắm, đợi đến khi hương lan tỏa ra, em mới biết là hoa thật. Lan Đà Lạt trăm thứ vạn loài, không thể đếm xuể cả địa lan, lẫn phong lan cả vũ nữ, cát-laya, đến loài Hồ Điệp, và Đại Châu... Rồi bên cạnh đó là những cây kì hoa dị thảo... thầm lặng mà tươi tắn như sen đất tươi xanh, hồng môn rực đỏ, cẩm tú cầu tím nhẹ, hoa lồng đèn xinh xinh và thiên hài lửng lơ. Vào Dinh Ba, chúng ta sẽ thấy những đoá hồng nào hồng nhung, hồng bê bê, hồng phấn, hồng trắng. Chưa kể những nhà kính trồng hồng, trồng li rực rỡ như những xứ sở Ba Lan kiêu sa và tươi thắm như những phim tình diễm lệ.
Ngày xa Đà Lạt, em lưu luyến bước không vui. Trong lòng thầm nhủ: "Tạm biệt thôi, mai này mình lại về Đà Lạt" nhưng biết đến bao giờ? cuộc sống cứ cuốn trôi với bao nhiêu công việc của học trò. Đà Lạt ơi!' Bao giờ em gặp lại?
Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan - Cô bạn lớp trưởng lớp tôi.
Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp.
Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được.
Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể.
Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan. Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn.
Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan.
tk nhé.
Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba.
Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến.
Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: "Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...". Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.
Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ.
Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học. Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn Diệp Anh.