K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2020

Thế mà Bé vui chân đi theo bà, cái rét như bay biến đâu mất” được nối với nhau bằng cách nào?

​a.  Nối bằng một quan hệ từ​​​​b. Nối trực tiếp, không dùng từ nôí.

​c.  Nối bằng một cặp quan hệ từ.​​​d. Nối bằng  cặp tư hô  ứng 

học tốt

Thế mà Bé vui chân đi theo bà, cái rét như bay biến đâu mất” 

được nối với nhau bằng cách nào?

​a.  Nối bằng một quan hệ từ​​​​b. Nối trực tiếp, không dùng từ nôí.

​c.  Nối bằng một cặp quan hệ từ.​​​d. Nối bằng  cặp tư hô  ứng   

20 tháng 10 2024

:3

Tiếp tục mạch hồi tưởng, khổ thơ thứ 2 trong bài thơ đã tái hiện được cảnh ra khơi của đoàn thuyền trong 1 khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trong 1 khí thế mạnh mẽ tràn đầy sức sống
" Khj trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... "
Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh " trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ". Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động" phăng"," vươt " đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo " cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.

23 tháng 2 2021

a) ngang bằng

b) ngang bằng

c) ngang bằng

“Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quangcảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túplều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, nhữngđống gỗ cao như núi chất dựa vào bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyềnbuôn dập dềnh trên sóng... Nhưng Năm Căn còn có...
Đọc tiếp

“Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang
cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp
lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những
đống gỗ cao như núi chất dựa vào bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền
buôn dập dềnh trên sóng... Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng
xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.
Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ được sản xuất loại
than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng- sông
chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại,
bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu
địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật
dụng cần thiết, đến bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà
không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi,
những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các
giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo,
hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.”
(Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 4. Em thấy đoạn văn này giống và khác với ba đoạn văn đầu trong văn bản (về đối
tượng và cách thức miêu tả) như thế nào? Vì sao người dân Cà Mau còn đặt tên cho “chợ
Năm Căn” là “chợ nổi Năm Căn”?

0
10 tháng 3 2020

1. Ánh nắng ban mai /trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông

             CN                                                          VN

Đây là câu đơn.

2. Nắng/ lên,// nắng/ chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

    CN1 VN1 CN2                                  VN2

Đây là câu ghép

13 tháng 3 2020

Cảm ơn bạn nha!

PHẦN 1: Sau đây là một đoạn trích trong truyền thuyết Thánh Gióng:“Càng lạ hơn nữa, từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước .”1. Đoạn văn trên...
Đọc tiếp

PHẦN 1: Sau đây là một đoạn trích trong truyền thuyết Thánh Gióng:

“Càng lạ hơn nữa, từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước .”

1. Đoạn văn trên kể về việc gì?

2. Ghi lại một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích.

3. Chỉ ra một cụm danh từ trong đoạn văn trên.

4. Chi tiết bà con vui lòng góp gạo nuôi chú bé có ý nghĩa gì?

5. Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Đoạn văn có sử dụng phó từ và chỉ từ (Gạch chân chỉ rõ phó từ và chỉ từ).

PHẦN 2: Đọc kĩ truyện sau và trả lời câu hỏi:

BÓ HOA ĐẸP NHẤT

Ly biết từ khi sinh em My, mẹ đã quên hẳn việc tổ chức sinh nhật cho mẹ. Nhưng sinh nhật của hai chị em thì bao giờ mẹ cũng nhớ.

Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ. Trong khi mẹ lúi húi nấu cơm dưới bếp, Ly bế em My ra ngõ chơi. Em My tụt xuống đất, chạy loăng quăng thích thú. Nó chỉ bông hoa dâm bụt đỏ chói đòi chị hái. À phải rồi, mẹ rất yêu hoa mà! Ly hái những bông hoa cúc dại mọc đầy bên đường xếp thành một bó. Bên cạnh những bông cúc trắng xinh xinh, Ly cài thêm những bông hoa dâm bụt đỏ tươi rực rỡ. Hai chị em Ly vào nhà với bó hoa tặng mẹ ngày sinh nhật. Mẹ vui mừng ôm hai chị em vào lòng và nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”.

Theo Hà Huy Anh (Vở bài tập Đạo đức 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2019)

1. Các từ: “bó hoa”, “đẹp”, “tặng” trong câu “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”, từ nào là danh từ, động từ, tính từ?

2. Giải thích nghĩa của từ “băn khoăn” trong câu “Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ.”.

3. Theo em, vì sao người mẹ lại nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”?

4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu về tình cảm của em đối với mẹ.

PHẦN 3: Kỉ niệm về mái trường, thầy cô và bạn bè luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương, khó phai mờ trong tâm trí mỗi người. Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi.

1
11 tháng 3 2020

Phần 1:

1. Đoạn văn kể về sự việc sau khi gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, được bà con nuôi giúp để lấy sức đánh giặc.

2. Thánh Gióng "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ."

3. Cụm danh từ: hai vợ chồng.

4. Chi tiết bà con vui lòng góp gạo nuôi chú bé thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. 

Phần 2:

a. Trong câu "Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy" có:

- Danh từ: bó hoa

- Động từ: tặng

- Tính từ: đẹp.

2. Băn khoăn là lo nghĩ, đắn đo, suy đi tính lại mà chưa có kết quả.

3. Mẹ nói "Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy" vì đó là bó hoa của hai chị em tặng, nó không có giá trị về vật chất nhưng có giá trị tinh thần to lớn.

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

10 tháng 3 2020

Nhân dân ta có lòng yêu nước vô bờ, sẵn sàng vì nước mà hi sinh