Có bạn nào ở Thái Bình mà đã thi xong chưa vậy cho mk hỏi đề văn phần tập làm văn vào bài j vậy ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thông thường, sau những ngày tháng học tập và lao động mệt mỏi, con người thường tìm đến những chuyến du lịch để tìm lại sự cân bằng, thư thái. Đối với em, chuyến du lịch với bạn bè lớp 6A là những kỉ niệm và hành trang đáng nhớ. Đến tận bây giờ, em vẫn không thể nào quên được chuyến du lịch vui vẻ và bổ ích ấy.
Nhân ngày nghỉ Tết dương lịch, lớp em đã tổ chức một chuyến đi du lịch ở khu K9 và Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội. Cả lớp và cô giáo chủ nhiệm ai ai cũng vui bởi vì sau kỳ thi căng thẳng chúng em sẽ có những giây phút vui chơi và nô đùa cùng nhau. Tất cả lịch trình và địa điểm em chúng em đều đã nắm rõ, chắc hẳn chuyến du lịch sẽ rất vui và bổ ích.
Buổi tối hôm ấy, em đã rất hồi hộp và chờ đợi chuyến du lịch ngày hôm sau. Những thực phẩm và dụng cụ cần thiết em đã chuẩn bị rất kĩ. Hôm sau, em thức dậy vào lúc 5 giờ để vệ sinh cá nhân, mọi thứ đã sẵn sàng. Đúng 5:30, chúng em bắt đầu đến trường tập trung, chiếc xe du lịch đã đến đón chúng em, cuộc hành trình đã bắt đầu.
Ngồi trên xe, chúng em trò chuyện với nhau rất vui và dự đoán về chuyến du lịch sắp tới. Hướng dẫn viên du lịch của chúng em là chú Minh – một người rất vui tính và thân thiện. Chú đang nói cho chúng em nghe rất nhiều câu chuyện về địa điểm du lịch của lớp, bên cạnh đó, chúng em còn được thư giãn bằng một trò chơi mà chú Minh đã đưa ra, đó chính là “Lắng nghe và ghi nhớ” . Khi nghe chú thuyết trình về địa điểm du lịch, chúng em phải ghi nhớ, những ý chính, rồi khi được chú hỏi lại, bạn nào trả lời đúng sẽ được nhận quà. Em thấy đây là một trò chơi rất bổ ích, giúp chúng em ghi nhớ và có thêm nhiều hiểu biết về những địa điểm du lịch mà chú đã hướng dẫn.
Cuối cùng cũng đến nơi, khung cảnh ở đây thật tuyệt làm sao! Những đồi núi hùng vĩ, cây cối trên núi thì xanh tươi mượt mà, những làn gió lướt nhẹ làm cho chúng đung đưa như đang rì rầm trò chuyện. Chúng em được ghé thăm khu di tích lịch sử K9, ở đó có rất nhiều binh sĩ, các chú trông rất oai phong và trang trọng. Cô giáo chủ nhiệm lớp và chú Minh đã dẫn chúng em đến tham quan ngôi nhà xưa của Bác Hồ, ngôi nhà thật đẹp và đã được sửa sang lại. Sau khi tham quan các khu di tích lịch sử, tất cả các bạn trong lớp đều cảm thấy đói nên chúng em được đi ăn trưa và nghỉ ngơi. Chúng em được dẫn đến nhà hàng “Quê Hương” để ăn trưa, đồ ăn ở đây rất ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau khi ăn trưa, cả lớp được chú Minh dẫn đến một địa điểm để mua quà lưu niệm và các món đồ ăn vặt, em đã mua một vài món quà xinh xinh để mang về tặng cho gia đình. Sau khi ăn nhẹ và mua quà, chúng em trở về khách sạn đã được thuê để nghỉ trưa kết thúc một buổi sáng thật vui và ý nghĩa.
Một buổi chiều đẹp trời lại đến, lớp chúng em lại được tham quan một địa điểm nữa đó chính là “ Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Vừa đến nơi, chúng em đã được chụp một bức ảnh kỉ niệm. Vào tham quan tháp Chăm, Đền Cổ và một số ngôi nhà của người dân tộc khác. Đi một vòng quanh khu di tích, chúng em đã dừng chân ở một bãi cỏ trống rất xanh và rộng, trên bãi cỏ đó có những đồ dùng cần thiết để cho chúng em chơi – thì ra là cô giáo và chú Minh đã chuẩn bị. Mỗi tổ sẽ tham gia một trò chơi, đội nào thắng cuộc sẽ giành được những món quà. Mọi người ai cũng chơi thật hào hứng và vui vẻ.
Chẳng mấy mà đã kết thúc một ngày, chúng em phải trở về nhà. Trước khi lên xe, chú Minh đã chào tạm biệt chúng em và chúc lớp có thật nhiều thành tích cao trong học tập. Thế là một chuyến du lịch bổ ích đã khép lại, hôm ấy, phải rất muộn em mới về đến nhà. Em đã kể cho mọi người nghe về chuyến du lịch rất vui của mình cùng với các bạn, qua đây em cảm thấy mình trưởng thành và có thêm được nhiều những kiến thức bổ ích. Hi vọng rằng trong tương lai em sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy cùng với các bạn trong lớp.
Chuyến đi đó đã giúp chúng em của mở rộng tầm hiểu biết của mình, thêm nữa còn tăng thêm tình đoàn kết giữa các bạn trong lớp với nhau. Tất cả sẽ mãi là một kỉ niệm đẹp in dấu trong tâm trí của mỗi thành viên trong lớp. Đối với bản thân em, đây là một chuyến hành trình cũng như một lần trải nghiệm đáng nhớ nhớ mà không bao giờ em quên.
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. (Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm tiêu biểu, trong đó phải kể đến Hai đứa trẻ).
2. Thân bài
a. Khái quát chung
b. Phân tích tác phẩm
• Bức tranh phố huyện lúc chiều tà
→ Bức tranh đặc trưng của một vùng quê nghèo khó.
• Bức tranh phố huyện lúc tối và đêm khuya
• Bức tranh phố huyện khi tàu đi qua
An và Liên: thức để bán hàng; để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua.
Hình ảnh đoàn tàu:
- Khi xuất hiện: Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.
- Khi tàu đi vào đêm tối: Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
→ Đoàn tàu mang ánh sáng, mang sự sống nhộn nhịp đến cho người dân phố huyện dù chỉ trong chốc lát nhưng làm bừng sáng nơi đây.
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung, giá trị của tác phẩm.
Phân tích đoạn trích, ( Ai ở xa về, ..... đừng bán con cho nhà giàu. ) trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ
Truyền và biến đổi chuyển động là gì? Nêu một số cơ cấu truyền động phổ biến.
Olm chào cô, cô muốn xem danh sách học sinh làm bài thì cô vào thống kê lớp học cô nhé.
con đường đến trường của em vào mỗi buổi sáng thật nhộn nhịp
Không giống như cái tên có vẻ nên thơ, “Những ngày thơ ấu” là cuốn tự truyện đong đầy những dòng nước mắt, những tâm tư, nỗi niềm của chính tác giả. Không có một tuổi thơ với những đám mây ngũ sắc, nhà văn Nguyên Hồng đã ngụp lặn trong một gia đình đầy những éo le, trong một xã hội đầy ngang trái.
“Những ngày thơ ấu” được sáng tác vào năm 1938 khi nhà văn mới hai mươi tuổi nhưng đã thu hút bạn đọc vì đó là “những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” (Thạch Lam). Cuốn sách gồm 9 chương ghi chép lại một cách chân thực sinh động cuộc sống của một đứa bé nơi góc nhỏ con phố: “Tiếng kèn”, “Chúa thương xót tôi”, “Trụy lạc”, “Trong lòng mẹ”, “Đêm Nô – en”, “Trong đêm đông”, “Đồng xu cái”, “Sa ngã”, “Một bước ngắn”.
Trong truyện, cậu bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân được sắp đặt đầy toan tính. Cậu bé ấy, một tâm hồn trẻ thơ non nớt, do giữa cha mẹ thiếu tình yêu, đã phải chắp trong tim quá nhiều mảnh vá.Vì sự nghiện ngập của người cha, của cải trong gia đình Hồng cứ lần lượt đội nón ra đi. Nhà văn đã phải chua xót viết lên: “Sự bấn túng đã cướp đi nốt cả một đồ vật quý nhất của nhà tôi – đồng hồ quả lắc”.
Lật từng trang sách, qua từng chương văn, một tuổi thơ ít niềm vui nhiều cay đắng của Hồng cứ thế hiện ra như một thước phim quay chậm. Trong chương thứ III của truyện, “Trụy lạc”, người cha của Hồng đã ra đi, mẹ Hồng vì thế mà bỏ con đi tha phương cầu thực, Hồng sống trong cảnh bị giày vò, đay nghiến bởi bà cô bên nhà nội. Cậu bé ấy phải tự đi đánh đáo kiếm tiền “chu cấp” cho mình. Bạn đọc sẽ vô cùng chua xót khi chứng kiến từng dòng nước mắt nuốt ngược vào trong của bé Hồng khi bị người cô “gieo vào đầu những rắp tâm tanh bẩn, những ý nghĩ cay độc”. Nhưng liệu Hồng có vì thế mà “khinh miệt, ghét bỏ người mẹ vì quá cùng khổ, lại mang tiếng chưa đoạn tang chồng mà đã có con”? Đọc chương IV, “Trong lòng mẹ”, ta sẽ tìm được câu trả lời.
“Trong lòng mẹ” kể về cuộc đoàn tụ đầy xúc động của hai mẹ con Hồng. Chương truyện đã được trích đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 8 và là cầu nối cho không ít thế hệ yêu quý, trân trọng “Những ngày thơ ấu”. Trong đoạn trích ấy, cậu bé Hồng từ những ảo ảnh đến những rung động cực điểm khi chạy theo chiếc xích lô đã nhận ra mẹ mình, được ngồi trong lòng mẹ mà cảm nhận: “Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ mà áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
Nhưng sang chương thứ VI, “Trong những đêm đông”, cậu bé Hồng lại rơi vào đỉnh điểm của những khổ cực: “Ngày 20-11-1931: Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi? Để tôi mua xôi hay bánh khúc? Giời rét thế này, đi học một mình, vừa cắn ngon xiết bao? Không. Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải là mẹ tôi đâu”; “Cậu ơi! Sống khôn chết thiêng cậu có biết cho con không? Mà con cầu xin cậu lẽ nào cậu lại không nhận lời con? Cậu phù hộ cho con lấy một hào thôi. Con đói lắm cậu ạ. Trời lại mưa rét quá!”. Đọc từng lời văn thấm đẫm nước mắt chảy ra từ đầu ngọn bút ấy, ta không khỏi nghẹn đắng. Trong khó khăn, khổ cực và tủi nhục, một đứa trẻ vẫn là một đứa trẻ với khao khát được yêu thương. Trong các chương tiếp theo của truyện, mọi hi vọng tươi xanh le lói đâu đó trong tâm hồn Hồng đều bị sự tàn bạo của người lớn dập tắt. Chỉ còn trong Hồng sự cọc cằn và khô khốc… Đời sống của cậu bé Hồng giờ chỉ như một cái bóng bị ngăn bởi bức tường dày định kiến. Quả thật quá chua xót!
“Những ngày thơ ấu” là một tác phẩm đặc sắc không chỉ vì nét viết rất “đời” của nó mà còn hấp dẫn bạn đọc vì các chi tiết nghệ thuật đắt giá, sự kết hợp hài hòa giữa việc tả cảnh và diễn tả tâm trạng. Đó cũng là nét riêng trong phong cách sáng tác của Nguyên Hồng. Cuốn sách của Nguyên Hồng đã lay động đến từng trái tim mỗi người và trở thành tác phẩm viết về tuổi thơ, về gia đình rất tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam.
Chúng ta đọc “Những ngày thơ ấu” để hiểu, cảm nhận và biết trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có. Không phải ai trong số chúng ta sinh ra đều có cả cha lẫn mẹ, có một gia đình đủ đầy, hạnh phúc, một tuổi thơ thật thơ. Vì vậy hãy giữ gìn, yêu quý gia đình của mình khi còn có thể.
ko
mik ko bt nhg thầy cô nói là mấy bài đã học