K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:                        Đêm hè Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn, Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn. Bối rối tình duyên cơn gió thoảng, Nhạt nhèo quanh cảnh bóng trăng suông.  Khăn khăn, áo áo thêm rầy chuyện, Bút bút, nghiên nghiên, khéo giở tuồng. Ngủ quách sự đời thây kẻ thức, Chùa đâu chú trọc đã hồi...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

                      Đêm hè

Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn,
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn.
Bối rối tình duyên cơn gió thoảng,
Nhạt nhèo quanh cảnh bóng trăng suông. 
Khăn khăn, áo áo thêm rầy chuyện,
Bút bút, nghiên nghiên, khéo giở tuồng.
Ngủ quách sự đời thây kẻ thức,
Chùa đâu chú trọc đã hồi chuông. 

                             (Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, 1984)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ.

Câu 2. Chỉ ra những cảm xúc, tâm trạng được thể hiện trong bài thơ.

Câu 3. Dòng thơ đầu: Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn, đã gợi lên cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì?

Câu 4. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ hai dòng thơ: Khăn khăn, áo áo thêm rầy chuyện,/ Bút bút, nghiên nghiên, khéo giở tuồng.

Câu 5. Qua bài thơ, Tú Xương hiện lên với vẻ đẹp nào?

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO       Ngày 23/11, tại sân Đại triều điện Thái Hòa - Đại nội Huế (TP Huế) UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”, công bố hoàn thành dự án “Bảo...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO

      Ngày 23/11, tại sân Đại triều điện Thái Hòa - Đại nội Huế (TP Huế) UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”, công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”. Sự kiện được tổ chức nhân dịp 79 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).

Ngữ văn 10, Đọc hiểu văn bản thông tin, olm 

Ảnh: Trao bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế"  

      Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Phương, ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương…

      Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 - 1837 và được đặt trước sân Thế Tổ Miếu nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế thể hiện trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu Đỉnh cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa Cửu Đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia. Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp.

      Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Song hành cùng những thăng trầm của một triều đại, với bao biến cố của thời cuộc và biến thiên của thời gian vẫn còn vẹn nguyên tượng trưng cho vương quyền và sự tồn tại của triều đại phong kiến ở các nước Á đông.

      Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong lịch sử Việt Nam, Huế từng là trung tâm văn hóa chính trị của xứ Đàng Trong vào thời các chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, của các thợ lành nghề và công sức, trí tuệ, tài năng của cả dân tộc Việt Nam đã để lại cho Huế một quần thể kiến trúc tiêu biểu với sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên, là bức tranh rõ nét về chân dung kinh đô xưa của Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, chứa đựng những sắc thái văn hoá rất riêng của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế.

     Cũng tại buổi lễ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”.

(Theo Báo Văn nghệ, ngày 24/11/2024)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Sự việc chính nào được đề cập trong văn bản?

Câu 3. Theo em, vì sao văn bản Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO lại được coi là một bản tin?

Câu 4. Mục đích của tác giả qua bài viết này là gì?

Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. 

0
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): - Những từ in đậm sử dụng phép hoán dụ, chúng có nghĩa là:  a. “nhắm mắt xuôi tay”: ý nói đến cái chết.  b. “mái nhà tranh, đồng lúa chín” : thay thế cho quê hương, làng mạc, ruộng đồng nói chung.  c. “áo cơm cửa nhà” : nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng.  Câu 2 (trang 100...
Đọc tiếp

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Những từ in đậm sử dụng phép hoán dụ, chúng có nghĩa là: 

a. “nhắm mắt xuôi tay”: ý nói đến cái chết. 

b. “mái nhà tranh, đồng lúa chín” : thay thế cho quê hương, làng mạc, ruộng đồng nói chung. 

c. “áo cơm cửa nhà” : nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng. 

Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Các biện pháp tu từ được sử dụng là: 

a. So sánh : ví khoảng cách giữa “Đời cha ông với đời tôi” cũng xa như “con sông với chân trời” 

→ Tác dụng: Diễn tả ý từ xưa đến nay, từ thế hệ cha ông đến thế hệ chúng ta, từ quá khứ đến hiện tại là một khoảng cách xa vời vợi. Thế nhưng khoảng cách đó đã được nối liền bởi các truyện cổ dân gian; “đời cha ông với đời tôi” tưởng rất xa mà lại hóa rất gần. 

b. Nhân hóa : qua các từ ngữ “chống lại”, “xung phong” 

→ Tác dụng: Tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn đồng thời nhấn mạnh tác dụng và phẩm chất cao quý của cây tre: tre cũng có những hành động và đức tính giống như con người. 

* Nghĩa của từ ngữ  

Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Câu thơ: “Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” gợi liên tưởng đến thành ngữ: “Đẽo cày giữa đường”. 

- Nghĩa của thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” là: Những người không độc lập, không có chính kiến riêng, luôn bị tác động và thay đổi theo ý kiến người khác thì làm việc gì cũng không đạt được kết quả. 

Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Nghĩa của thành ngữ “Tre già măng mọc” là: nói đến sự nối tiếp giữa các thế hệ, thế hệ trước già đi sẽ có thế hệ sau thay thế; thế hệ trước sẽ truyền lại những kinh nghiệm, tri thức, phẩm chất,… đáng quý cho thế hệ sau.

0