K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2020

a. Điệp ngữ "thương thay" thuộc dạng điệp ngữ cách quãng.

b. Điệp ngữ thể hiện tâm trạng thương cảm cho những thân phận nhỏ bé trong xã hội.

13 tháng 3 2020

1kg 52g = 1,052 kg

3 tấn 9 kg = 3,009 tấn

5,87 ha = 58700 m vuông

3,468 dm vuông = 346,8 cm vuông

học tốt ~ ^3^

1kg 52g = 1,052 kg

3 tấn 9 kg = 3,009 tấn

5,87 ha = 58700 m vuông

3,468 dm vuông = 348,6 cm vuông

#Học tốt#

“ Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.”(Ngữ văn 7, tập 2)1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, do ai...
Đọc tiếp

Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.”

(Ngữ văn 7, tập 2)

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, do ai viết? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?

2. Nêu ý nghĩa của câu văn in đậm đối với văn bản. Tìm thêm 1 câu nữa trong đoạn trích trên có vai trò tương tự.

3. Tìm và nêu ý nghĩa trạng ngữ trong đoạn văn.

4. Hình ảnh “làn sóng” cùng với các động từ “kết thành, lướt qua, nhấn chìm” được sử dụng trong đoạn văn có tác dụng gì?

5. Từ văn bản và hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy viết một đoạn văn không quá 1 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về truyền thống đoàn kết của dân tộc ta 

1
14 tháng 3 2020

1. Đoạn trích thuộc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh.

Hoàn cảnh ra đời: 2/1951, đại hội lần hai của Đảng Lao động Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Ban chấp hành đọc Báo cáo chính trị. Trong báo cáo có văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

2. Câu văn in đậm xác định luận điểm của bài viết. Câu văn tương tự: Đó là một truyền thống quý báu của ta.

3. Từ xưa đến nay -> trạng ngữ có ý nghĩa thời gian.

4. Hình ảnh làn sóng với các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm có tác dụng khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa...
Đọc tiếp

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

 

a.  Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên và cho biết đoạn văn được trích từ tác phẩm nào của tác giả nào?

 

b. Tìm các từ láy có trong đoạn văn và cho biết hiệu quả của chúng trong việc miêu tả nhân vật “tôi”.

 

c.  Tìm và phân tích một hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên.

 

d. Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật Dế Mèn được nói đến trong đoạn văn trên trong đó có sử dụng cụm tính từ ( gạch chân dưới cụm tính từ mà em đã sử dụng).

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

Câu hỏi: Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật Dế Mèn được nói đến trong đoạn văn trên trong đó có sử dụng cụm tính từ ( gạch chân dưới cụm tính từ mà em đã sử dụng).

1
13 tháng 3 2020

a) Miêu tả - Dế Mèn phiêu lưu ki - Tô Hoài.

13 tháng 3 2020

TL:

Hoa mắt đó:

Học tốt~♡

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểunhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôinổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đờisống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tìnhcảm, những...
Đọc tiếp

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu
nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi
nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời
sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình
cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu
gương sáng trong thế giới ngày nay.”
Câu 1: Câu in đậm thuộc kiểu câu gì?
Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phương pháp lập luận nào?
Câu 3: Em hiểu tại sao tác giả lại cho rằng đời sống của Bác Hồ là “đời sống thực sự văn
minh”? Theo em, ngày nay, chúng ta có cần học tập “đời sống văn minh” của Bác hay không?
Vì sao?

2
13 tháng 3 2020

:D Câu in đậm là câu nào vậy?????

13 tháng 3 2020

câu in đậm là câu : Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác Hồ sống khắc khổ theo lối nhà tu hành ,thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật

13 tháng 3 2020

Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

=>sự vật được so sánh ở đây là “những ngọn cỏ” chứ không phải là “những ngọn cỏ gãy rạp”; phương diện so sánh ở đây là “gãy rạp” chứ không phải vắng mặt. Từ so sánh là “y như” chứ không phải là “như”. Và sự vật dùng để so sánh là “có nhát dao vừa lia qua” là một cụm động từ.

" 2 cái răng đen nhánh lúc nào cx nhai ngoàm ngoáp như 2 lưỡi liềm máy làm vc "

=>sự vật được so sánh ở đây là cái răng đen nhánh lúc nào cx nhai ngoàm ngoáp

từ so sánh như

13 tháng 3 2020

a. Cây ngay không sợ chết đứng 

b. Ở hiền gặp lành

c. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Đây là mấy câu tớ nhớ được, câu d thì tớ không hiểu cho lắm nên cậu có thể tham khảo ở đây https://hoidap247.com/cau-hoi/7555

Học tốt  ^3^

13 tháng 3 2020

Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và quang cảnh 2 bên bờ sông theo hành trình vượt thác của con thuyền qua địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thac dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. Qua đó nói lên tình yêu thương thiên nhiên, đất nước, quê hương, dân tộc của nhà văn.

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

#Học tốt#