em hãy tả 1 người thân mà em yêu quý nhất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.
Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem
Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.
Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.
“Tết tết tết đến rồi … Tết đến trong tim mọi người…” Những thanh âm rộn ràng đó đã vang lên khắp mọi nẻo đất nước. Nhà nhà người người nô nức để đón chào xuân mới. Dường như cây đào nhà em cũng biết điều đó nên cây đã đâm chồi, nảy lộc và bung xòe những cánh hồng phai mịn màng.
Đào được trồng trong một chiếc chậu sứ to màu trắng đặt trước hiên nhà. Thân chậu có khắc dòng chữ xanh “Cung chúc tân niên” rất mềm mại và đẹp mắt. Cây đào cao khoảng một mét rưỡi. Các cây làm vườn đã vô cùng tài ba và khéo léo khi tạo cho đào có những nét uốn lượn như những chú rồng đang bay lên trời. Ông em bảo, đào có hình thù đó vừa nhìn đẹp mắt, lại như đón lộc vào nhà. Gốc đào to bằng cái cột lớn, màu nâu tía, hơi sần sùi. Từ gốc, cây đào được chia ra nhiều cành nhỏ, có những cành mập mạp, có những cành gầy guộc, có những cành thẳng tắp, cũng có những càng uốn lượn. Mỗi cành đều gắng đâm thẳng lên hoặc vươn ra để đón nắng ấm đón mưa nhẹ. Lá đào xanh mơn mởn, nhỏ như lá tre. Chắc hẳn vì màu xanh tươi này mà bao đời nay xuân của người Việt ta không thể thiếu đào.
Lúc mới đem về, cây đào còn nhiều nụ lắm. Nụ hoa như những đốm lửa xanh li ti trên đầu cành. Một ngày nọ, ông mặt trời mở mắt, gửi những tia nắng ấm ấp xuống đánh thức nụ hoa. Đốm lửa xanh giờ bung nở thành những bông hoa nhỏ xinh. Một ngày, rồi hai ngày, ba ngày, cả cây đào nở rộ. Hoa đào gồm năm cánh nhỏ màu hồng phai, xếp nối tiếp nhau tạo nên một bông hoa trông giống ngôi sao hồng. Giữa ngôi sao đặc biệt đó là nhụy hoa. Nhụy đào là những sợ nhỏ, dài màu vàng. Đài hoa be bé xinh xinh, nâng những cánh hoa mềm mại. Không chỉ đẹp mắt, hoa đào còn đem đến một mùi hương thơm nhè nhẹ, khó cưỡng.
Suốt mùa xuân, cây đào vẫn lặng lẽ nảy chồi, đâm lộc, lặng lẽ bung hoa, tỏa hương. Cây đào đem tới cho cảnh vật ngày xuân thật đẹp. Có lẽ, cây hoa đào chứa đựng những tinh túy của đất trời, của mưa phùn, của nắng mới nên cây mãi là loài cây không thể thiếu trong Tết cổ truyền dân tộc.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ta-cay-hoa-dao-ngay-tet
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
cụm tính từ: rất quan trọng. Phần trung tâm: quan trọng.
Trong truyện cổ tích Thạch Sanh, nhân vật nàng công chúa là tuyến nhân vật phụ nhưng có vai trò rất quan trọng trong cốt truyện và diễn biến của truyện. Đầu tiên, vai trò của nhân vât công chúa là cô giống như một nhân vật phụ giúp cho các nhân vật chính hoạt động. Những chi tiết như công chúa bị đại bàng bắt giúp Thạch Sanh có cơ hội được bộc lộ sự dũng mãnh của mình còn Lý Thông thì thể hiện được bản chất xấu xa, giả dối. Tiếp theo, nhân vật công chúa còn là nhân vật giúp gỡ nút thắt câu chuyện qua chi tiết cô nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh trong ngục thì đứng dậy nói cười như xưa. Nhờ có công chúa mà Thạch Sanh được minh oan còn mẹ con Lý Thông thì bị trừng phạt. Tóm lại, nhân vật công chúa là một nhân vật quan trọng, có vai trò trong diễn biến truyện cũng như là nhân vật mà nhân dân gửi gắm của sự thực hiện công lý, công bằng trong cuộc sống.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tình yêu quê hương là một nét rất đẹp của hồn thơ Tế Hanh. Năm 1939, vừa tròn 18 tuổi, đang học Trung học ở Huế, ông viết bài thơ "Quê hương" gửi gắm bao tình thương nhớ, tự hào. "Làng tôi" mà nhà thơ trìu mến nhắc tới là một làng chài nằm ở hạ lưu sông Tra Bồng, thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Quảng Ngãi. Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài "cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:"Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.". Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng.Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang". "Hăng" nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành "chiếc buồm vôi": "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ". "Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn. Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về: "Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe, Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng". Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.
chúc bạn học tốt
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Dế Mèn phiêu lưu kílà tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương l của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.
Thông qua việc miêu tả hình dáng, lời nói, tâm trạng và những hành động nông nổi của Dế Mèn, tác giả muốn khuyên các bạn nhỏ không nên kiêu căng, tự mãn. Trước khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ kĩ Đềtránh gây ra những điều có hại tới bản thân và người khác.
Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng. Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa dại dột của Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.
Sau khi ra đời được vài ngày, Dế Mèn và mấy anh em chú đã được mẹ cho ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập, đúng theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà Dế. Đềcác con bớt khó khăn trong những ngày đầu, Dế mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho từng đứa, từ cái hang cho đến mấy ngọn cỏ non đặt sẵn trước cửa. Thời gian đầu xa mẹ, Dế Mèn rất khoan khoái trước cuộc sống tự do. Chú chưa nghĩđến những chuyện xa xôi mà cho rằng sự ung dung, độc lập của mình là điều thú vị lắm rồi. Dế Mèn vun vén, sửa sang cái hang thành nơi ở thuận tiện và an toàn.
Cuộc sống cứ thế trôi đi trong vui vẻ, nhàn nhã. Chiều chiều, Dế Mèn cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng tụ họp lại, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Tối đến, cả họ nhà Dế tụ tập giữa bãi cỏ, uống sương đọng, ăn cỏ ướt... cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình tới sáng bạch... Ngày nào, đêm nào, sáng và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi... Đối với tuổi trẻ hiếu động và đầy khát vọng như Dế Mèn thì cuộc sống ấy dần dần trở nên nhàm chán.
Chẳng bao lâu, Dế Mèn đã thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Đoạn văn tả hình dáng, tính nết Dế Mèn chứng tỏ tài quan sát tinh tế của nhà văn Tô Hoài: Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thủ sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ... Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng... Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Qua việc miêu tả ngoại hình Dế Mèn, tác giả đã cho chúng ta thấy phần nào tính nết của chú. Dế Mèn biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên chú thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ở đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
Những chi tiết trên giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn mới lớn với vẻ đẹp ngoại hình và những nét chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp của Dế Mèn là có thân hình cường tráng, tính tình hiếu động, biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn có những nhược điểm tất yếu củatuổi mới lớn như coi trọng hình thức, kiêu ngạo, hung hăng, hay gây gổ, bắt nạt những con vật yếu đuối, thích làm bộ, ra oai với mọi người.
Đoạn văn kể về quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt cũng là một đoạn văn hay và nhiều ý nghĩa giáo dục.
Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn nhìn Dể Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Dã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng... Đôi càng bè bè. nặng nề... Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Dế Mèn nói năng với Dế Choắt rất trịch thượng, kẻ cả. Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày và lên giọng dạy đời: ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn lại giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Đúng như Dế Mèn tự nhận: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Dế Mèn không muốn nghe ai và cũng chẳng cần Đềý rằng có ai nghe mình nói hay không. Dế Mèn đâu có thông cảm với khó khăn của bạn. Qua hành động và lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn là kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại.
Thường thường, tuổi mới lớn có nhiều tính tốt và cũng có không ít tật xấu. Dế Mèn cũng vậy. Chú hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh, có khi gây hậu quả đáng tiếc. Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn nảy sinh ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Khi Dế Choắt tỏ ra nhát gan từ chối thì Dế Mèn quắc mắt quát: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?
Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt: Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng cố sửa đi đôi chút cho ý thêm nặng. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vàotrong hang sâu thật an toàn, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ đắc ý về trò nghịch của mình. Chỉ tội cho Dế Choắt trốn không kịp, bị chị Cốc mổ cho mấy nhát vào lưng gãy cả xương.
Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt, thực sự hối hận về trò nghịch dại dột của mình: Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Đềchuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau chuyện đó, Dế Mèn đã đau xót, ân hận, tự trách mình nông nổi, ngông cuồng và cũng từ đấy chú cố gắng sửa mình Đềtrở thành người tốt.
Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt Đềgửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách Đềsau này trở thành người tử tế và hữu ích.
Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hoá đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật tiêu biểu với đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường tình của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thìa những bài học quý giá mà nhà văn Tô H
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.
Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khóe rồi chui tọt vào hang .Chị Cốc tức sôi máu ,bèn đi tìm kẻ trêu mình .Không thấy Dế Mèn đâu, nhưng chị Cốc thấy Choắt đang loay hoay trước cửa hang .Chị Cốc liền trút cơn giận lên đầu Dế Choắt
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.
Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.
Tuy đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bà còn minh mẫn lắm, chỉ cần nghe tiếng bước chân từ xa bà đã nhận ra đó là con cháu mình trong nhà. Bà rất hòa đồng, tốt bụng chia sẻ ngọt bùi với làng trên xóm dưới, vì thế mà có lẽ không ai trong xóm em không quý bà. Tuy cao tuổi, là người đi về trong những nhịp sống xưa, lâu đời, truyền thống thế nhưng bà không bao giờ cổ hủ, độc đoán mà luôn rất hiện đại trong lối suy nghĩ về sự vận động thay đổi của cuộc sống để nhìn nhận vấn đề toàn diện. Chính vì thế, chưa bao giờ bà khiến ai phải phật lòng. Những khi vui hay buồn em đều tâm sự với bà, bà lại vỗ về, trao cho em tình yêu thương âu yếm và những lời dạy bảo ân cần khắc sâu vào trong tim. Bà là cả một nguồn tri thức dồi dào, quý giá để em học hỏi, trong bà hào quyện cả truyền thống và hiện đại, những nếp sống cổ xưa nhưng rất văn minh. Bà quả là tấm gương sáng để em học hỏi.
Tuổi thơ cùng bà in dấu trong tâm khảm em bởi biết bao kỉ niệm. Nào là những trưa hè oi nóng, nà thức quạt cho em giấc ngủ ngon lành, rồi những khi đông về bà nhóm lửa sưởi ấm đêm đông, luộc khoai, luộc sắn để em ăn đỡ đói lòng. Bà hay kể chuyện ngày xửa ngày xưa của tổ tiên ta ngày trước, nhắc em nhớ về cội nguồn gốc rễ của mình, nhắc cho em những bài học nhân sinh sâu sắc.
Nhớ bà, nhớ những lời ru ngọt ngào, du dương và cả những lời chỉ bảo ân cần của bà. Đó là người mà em yêu quý nhất, người đã thắp lên trong em ngọn lửa của niềm tin, hi vọng sáng ngời. Dẫu mai sau dù bà có đi xa thì trong trái tim em hình bóng người bà thân thương cũng sẽ không bao giờ phai nhạt.
Trong gia đình, em yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà em yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông nội. Bất cứ lúc nào, hình ảnh ông hiện lên cũng thật hiền hậu, ấm áp trong trái tim em.
Ông em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi đã không còn trẻ trung gì, cái tuổi đã nếm trải đủ mọi vất vả, lo toan của cuộc sống. Dáng người ông gầy gầy, tuy nhiên bước chân đi vẫn còn nhanh nhẹn. Ở nhà ông ăn mặc rất giản dị, chỉ là chiếc áo sơ mi kẻ hoặc chiếc áo phông trắng cùng chiếc quần ống rộng. Khi đi ra ngoài hoặc dự những buổi lễ quan trọng ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông nội em có gương mặt vuông chữ điền đã đầy những vết nhăn theo năm tháng. Khoé mắt lấm tấm những chấm đồi mồi và vết chân chim, nhưng đối với em, ông đẹp lão lắm.
Ngày xưa đi bộ đội, ông bị một viên đạn bắn qua mắt nên chỉ còn một bên mắt hoạt động. Nhưng có lẽ đúng như mọi người vẫn nói: "Ông Trời không lấy hết đi của ai bao giờ" nên bên mắt còn lại của ông em vẫn nhìn rõ. Ông ít khi dùng đến kính để đọc báo, đọc sách. Ông chỉ mang theo khi đi họp đâu đó trong phường. Ông em có mái tóc dài, bạc trắng giống hệt ông Tiên trong câu chuyện cổ tích mẹ vẫn kể cho em nghe hằng đêm. Em rất thích được ngồi chải tóc cho ông, được hít hà hương thơm thảo dược toả ra từ mái tóc của ông. Nào là bồ kết, sả, bưởi, hương nhu, mần trầu. Chúng quyện lại với nhau tạo thành một mùi thơm dịu nhẹ mà khó lòng quên được. Em thích nhất là được nắm bàn tay ông. Tuy bàn tay gầy guộc, đầy những xương nhưng bàn tay ấy lại ấm áp vô cùng. Hồi em còn nhỏ, bàn tay đó đã thay ba mẹ chăm sóc cho em, bế bồng em mỗi khi em khóc, bón cho em từng miếng cơm, thìa cháo. Bàn tay của ông còn xoa đầu em mỗi khi em được điểm tốt, vồ về em trong những giấc ngủ say. Bàn tay ấy nuôi nấng những mầm non trong vườn để trưởng thành qua bão táp, vươn lên mạnh mẽ.
Em thường ra vườn xem ông chăm sóc cây. Đôi bàn tay khéo léo của ông uốn từng nhánh cây, tỉa từng chiếc lá, nâng niu, vun xới từng gốc hoa. Ông giải thích cặn kẽ cho em ý nghĩa của từng loài cây, bông hoa trong vườn. Loài hoa tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho khí tiết thanh cao, hiên ngang và quan niệm sống đứng đắn của người quân tử. Cây si bon sai đặt trong chiếc khay gốm hình bầu dục có năm tầng lá so le, ông bảo tượng trưng cho năm điều cốt yếu trong đạo làm người là nhân, nghĩa, lễ, tín, trí. Không chỉ khéo tay khi làm vườn, ông em còn là người có vốn hiểu biết uyên bác. Ông dạy cho e những bài học địa lí, lịch sử, kể lại những chiến tích hào hùng của dân tộc. Ngoài ra ông còn có thể nói được tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật. Vì thế mà em rất tự hào và khâm phục ông em.
Em rất yêu quý ông nội của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.
Bố mẹ em có hai người con: chị Thuần và em. Em tên là Hậu. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.
Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.
Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.
Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.
Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.
Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.
Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…
Chị Thuần của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình.
Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.
Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.
Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.
Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.