vì sao cải cách duy tân cuối thế kỉ xix của nước ta lại thất bại nhưng công cuộc duy tân minh trị ở nhật bản lại thành công
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Pháp chọn Gia Định làm nơi thực hiện kế hoạch đánh lâu dài với nước ta vì Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng:
- Xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh
- Xa kinh đô Huế nên triều đình Huế sẽ gặp khó khăn trong tiếp tế viện quân
- Có hệ thống giao thông đường thủy ở đây thuận lợi.
- Chiếm được Gia Định quân Pháp có thể sang Cam-pu-chia dễ dàng, làm chủ lưu vực sông Mê Công
- Gia Định còn là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được Gia Định quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực đến kinh thành Huế
-> Pháp lại chọn Gia Định làm nơi thực hiện kế hoạch đánh lâu dài với nước ta
Thái độ và hành động của nhân dân ta trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam:
a. Thái độ:
- Kiên quyết chống giặc ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả địch khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam bộ
b. Hành động:
- Anh dũng chống trả địch tại Đà nẵng làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng xâm lược chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình như cuộc khởi nghĩa của: Trương Định, Nguyễn trung Trực....
Thái độ và hành động của triều đình trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam:
a. Thái độ:
- Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.
- Bỏ lỡ nhiều cơ hội hành động.
- Nhu nhược, ươn hèn, ích kỉ vì quyền lợi dòng họ bán rẻ dân tộc
b. Hành động:
- Bỏ lỡ khi địch ở Đà nẵng và Gia Định.
- Kí Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 để mất 3 tỉnh miền Đông nam Kì
- Để mất 3 tỉnh miền Tây Namkì( 1867)
- Đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân, ra lệnh bãi binh sợ làm mất lòng người Pháp.
- Đối với Pháp thì chỉ hy vọng thương lượng để chia sẻ quyền thống trị.
Trả lời :
1. Hạn chế :
+ Mang tính chất lẻ tẻ rời rạc .
+ Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong .
+ Chưa giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
2. Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
2
Lời giải chi tiết
- Thời gian: phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi nổ ra sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.
- Quy mô: diễn ra rộng khắp ở cả Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc,…
- Ý nghĩa: Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: Hoạt động riêng lẻ, thiếu liên kết nên dễ bị tiêu diệt.
Trả lời :
1. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
2.Lời giải chi tiết
- Thời gian: phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi nổ ra sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.
- Quy mô: diễn ra rộng khắp ở cả Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc,…
- Ý nghĩa: Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: Hoạt động riêng lẻ, thiếu liên kết nên dễ bị tiêu diệt.
Câu 2 : Khởi nghĩa Yên Thế :
Ng(x) : - kinh tế nông nghiệp sa sút , đời sống nông dân vô cung khó khăn
- Khi Pháp thi hành chính sách Bình Định cuộc sống của họ bị ảnh hưởng
-> Nhân Dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh
Diễn biến :
* Giai đoạn 1 ( 1884 -1892 ) : nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng dưới sự chỉ huy của Đề Nắm
*Giai đoạn 2 ( 1893 - 1908 ) : Nghĩa quân vừa xây dừng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám
*Giaij đoạn 3 ( 1909 - 1913) : Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế lực lượng nghĩa quân hao mòn . 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại . Phong trào tan rã
Câu 1:
a) Hoàn cảnh:
- Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện. Ổng ra sức xây dựng lực lượng, căn cứ, tích trữ lương thực, đưa Hàm Nghi lên ngôi.
- Pháp lo sợ, tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến. Tình hình căng thẳng
b) Diễn biến- Kết quả
- Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5/7/1885, ta tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp rối loạn. Sau đó phản công chiếm Hoàng Thành, trả thù dã man nhân dân ta.
Câu 2:
* Khởi nghĩa Yên Thế
- Hoàn cảnh:
+ Yến Thế nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, là vùng đồi núi hiểm trở
+ Nông nghiệp thời Nguyễn sa sút, nhân dân đồng bằng Bắc Kì bỏ đi nơi khác sinh sống. Một số người lên Yên Thế
+ Giữa thế kỉ XIX, họ lập làng và tổ chức sản xuất
+ Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì. Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Người dân Yên Thế đứng lên chống Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình
- Diễn biến:
Thời gian | Sự kiện |
1884-1892 | -Nhiều toán nghĩa quân hoạt động. Thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm. - Tháng 4/1892, Đề Nắm mất, Đề Thám(Hoàng Hoa Thám) lên thay |
1893-1908 | - Nghĩa quân vừa chiến đất vừa xây dựng cơ sở, liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác, 2 lần giảng hoà với Pháp |
1909-1913 | - Thực dân Pháp tấn công lên căn cự, lực lượng nghĩa quân hao mòn |
10/2/1913 | - Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã. |
- Kết quả: Khởi nghĩa thất bại
- Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần yêu nước, khả năng cách mạng của giai cấp nông dân Việt Nam, cũng cho thấy cách mạng Việt Nam cần phải có 1 giai cấp lãnh đạo ưu việt hơn.
* Phong trào Cần Vương:
a) Hoàn cảnh:
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị)
- Ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ban '' Chiếu Cần Vương''
- Nội dung: Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước, làm bùng lên phong trào Cần Vương
b) Diễn biến:
- Giai đoạn 1:(1885-1888), phong trào nổ ra trong cả nước, sôi nổi nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. Từ căn cứ Tân Sở, Tôn Thất Thuyết ra Bắc, lập căn cứ ở Phú Gia, huyện Hương Khê( Hà Tĩnh), sau đó mở rộng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Nghĩa quân nhận được sự ủng hộ của đồng bào
- Năm 1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện
- Tháng 11/1888, Hàm Nghi bị bắt và lưu đày sang An-giê-ri
- Giai đoạn 2:(1888-1896): phong trào quy tụ trong các cuộc khởi nghĩa lớn
Đánh giá thái độ và hành động của triều Nguyễn trong việc mất 3 tỉnh miền tây? Cảm ơn trước nha :)))
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Cải cách Duy Tân cuối thế kỹ XIX của nước ta không thành công vì:
- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:
+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.