K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2021

Chương I: Quang học

A. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?

* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?

Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?

Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?

* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?

Câu 4: Tia sáng là gì?

Câu 5: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng?

Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

Câu 7: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

* Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?

Áp dụng:

a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?

b) AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm và cách gương bao nhiêu cm?

Câu 9: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?

B. TRẢ LỜI

Câu 1:

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

- Vì trong phòng tối thì không có ánh sáng từ cái hộp truyền vào mắt ta nên ta không thấy cái hộp.

* Lưu ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.

Câu 2:

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

- Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời

Câu 3:

- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Mục đích chính của việc này là dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng che khuất ánh sáng do người và các dụng cụ khác trong phòng tạo nên vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng sẽ giúp cho việc mổ chính xác

Câu 4:

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng

12 tháng 12 2021

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÝ 7

A.PHẦN LÝ THUYẾT:
- Ôn tất cả các nội dung ghi nhớ ở cuối bài
B. BÀI TẬP:
I.Xem lại các bài tập trong SBT đã làm
II. Trắc nghiệm:
Câu 1:Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:
A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.
B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.
C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.
D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối
Câu 2: Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm
A. lớn hơn vật. B. bằng vật. C. nhỏ hơn vật. D. bằng
nửa vật.
Câu 3: Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt
Trăng?
    A. trời bỗng sáng bừng lên.
B. xung quanh mặt trăng xuất hiện cầu vồng.
   C. phần sáng của mặt trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.
    D. trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.
Câu 4: Người ta thường dùng kính chiếu hậu trên các phương tiện giao thông là
loại gương nào sau đây ?
A. Gương lõm, vì gương lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật, làm cho người quan
sát nhìn rõ vật hơn.
B. Gương lõm vì gương lõm cho ảnh thật lớn hơn vật.
C. Gương phảng vì gương phẳng cho hình ảnh của vật bằng đúng kích thước
của vật.
D. Gương cầu lồi vì gương lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn so với với
gương lõm và gương phẳng cùng kích thước.
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương
phẳng.

A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn
bằng vật.
B. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ
hơn vật.
C. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường
kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh
của điểm đó tới gương.
Câu 6: Một điểm sáng S cách đều hai gương phẳng hợp với nhau một góc . Để
tia sáng xuất phát từ S sau khi phản xạ lần lượt trên hai gương lại trở về S thì góc
giữa hai gương phải bằng
A. 90 0 . B. 60 0 . C. 45 0 . D. 30 0 .
Câu 7: Âm phát ra càng thấp khi
A.vận tốc truyền âm càng nhỏ. B. tần số dao động càng nhỏ.
C. biên độ dao động càng nhỏ. D. quãng đường truyền âm càng
nhỏ.
Câu 8:  Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị
bằng:
A. 90 0   B. 180 0  
C. 0 0   D. 45 0
Câu 9: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua
lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
    A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn
chặn đường truyền âm.
    C. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
D. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo
hướng khác.
Câu 10: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không B. Tường bêtông
C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất
Câu 11: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Vận tốc ầm thanh trong không khí vào khoảng 340 m/s.
B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s

C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s
D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s
Câu 12: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất
rắn.
B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất
rắn
C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất
khí.
D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất
rắn.
Câu 13: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng
cách nơi xảy ra sét bao xa?
A. 1700m B. 170m
C. 340m D. 1360m

III. Tự luận:
* Xem lại phần vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Ví dụ: Cho một vật sáng AB có dạng như hình mũi tên. Dựa vào tính chất ảnh
của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB.
*Dạng 2: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ
sâu của biển.
Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây
. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là
1500m/s?

11 tháng 12 2021

a)Tự vẽ nhé 

b)Ta có:SI=45 độ

mà góc SI= góc IR(góc phản xạ= góc tới)

=>góc IR=45 độ

Góc tạo bởi tia phản xạ và góc tạo bởi tia phản xạ là:IR+SI=45+45=90 độ

TLVì đất là chất rắn có khả năng truyền âm tốt nên

tiếng động chân người đi đã truyền qua đất trên

bờ, rồi qua nước và đến tai cá nên cá bơi tránh ra chỗ khác.

HOK TỐT @#@

10 tháng 12 2021

Bạn chép câu cuối của Phương Mỹ Chi à?

10 tháng 12 2021

Dịch:

Cớ sao bọn giặc sang xâm phạm

Chúng bay sai bị đánh tơi bời.

                                        Trích: Nam Quốc Sơn Hà

Nội dung chính: 

Đoạn thơ trên trách mắng quân giặc nhà Tống dám xâm phạm đất nước, giang sơn, cổ vũ cho dân tộc ta chống lại quân Tống.

Khi góc tới bằng \(0^o\)thì tia phản xạ cùng nằm trên đường thẳng chứa tia tới.

@Nghệ Mạt

#cua

9 tháng 12 2021

lên tra chị google huyền thoại đi bạn nhé

9 tháng 12 2021

Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

9 tháng 12 2021

THAM KHẢO NHÉ:

Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay

Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"

(núi sông nước Nam vua ở)

Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi "sông núi nước Nam vua Nam ở" sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ "cư" ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.

"Tiệt nhiên nhân định tại thiên thư"

(vằng vặc sách trời chia xứ xở)

Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.

"Giặc giữ cớ sao phạm đến đây"

(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là "Trời", phạm vào "sách trời"; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.

Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.

Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.

Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.