K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2020

Cuộc sống của con người luôn chứa đựng rất nhiều những biến cố, những khó khăn, thử thách bất ngờ. Những biến cố ấy sẽ làm cho con người trở nên yếu đuối, sợ hãi thậm chí gục ngã, thất bại nếu như không thể vượt qua được nó. Nhưng nếu dùng tất cả sức mạnh, bản lĩnh để vượt qua được thì con người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó mà thành quả ta đạt được cũng ý nghĩa hơn nhiều lần. Và những khó khăn sau đó cũng không còn quá đáng sợ nữa vì bản lĩnh đã được tôi rèn, sức mạnh, kinh nghiệm cũng được tích lũy qua những khó khăn trước đó. Viết về những khó khăn trong cuộc sống và tấm gương vượt qua những trắc trở, biến cố ấy có câu chuyện cảm động về con kiến, đó là câu chuyện “Vết nứt và con kiến”.

Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về hành trình lao động không mệt mỏi của con kiến, hơn thế con kiến không bao giờ chịu đầu hàng, gục ngã trước những khó khăn mà luôn tìm ra những cách thức vượt qua nó. Và khi vượt qua được thì chú kiến cũng trở nên lớn lao hơn, bởi nó chính là tấm gương cho tất cả những con người to lớn về nghị lực vươn lên không ngừng của mình. Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về một chú kiến chịu khó kiếm ăn, một lần chú kiến tìm được một chiếc lá lớn và cõng nó ở trên lưng, chiếc lá lớn hơn chú kiến rất nhiều lần nhưng chú kiến vẫn có thể cõng chiếc lá ấy vượt qua cả một quãng đường dài.

Trên đường trở về nhà, chú kiến gặp một vết nứt lớn trên nền bê tông, đây là con đường duy nhất có thể về nhà, nếu không thể vượt qua thì thành quả của cả một ngày lao động vất vả này xem như đổ xuống sông xuống bể. Nhưng chú kiến không hề bỏ cuộc, chú hạ chiếc lá xuống và suy nghĩ về cách giải quyết. Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. Lúc này chú kiến lại vác chiếc lá trên lưng và tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà

25 tháng 3 2020

Câu chuyện Vết nứt và con kiến mang đến một bài học sâu sắc về nghị lực phi thường của chú kiến, bởi chú kiến luôn sống và phấn đấu không ngừng, trước những khó khăn thử thách, thay vì bỏ cuộc thì chú kiến lại rất bình tính suy nghĩ về cách giải quyết. Cuối cùng, nhờ sự kiên cường, phấn đấu không ngừng ấy mà chú kiến đã đạt được thành quả mà mình xứng đáng nhận được sau bao nhiêu khó khăn. Câu chuyện về chú kiến nhỏ bé nhưng nó lại mang ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc, đó là tấm gương sáng, bài học quý giá cho tất cả chúng ta, nghị lực ở chú kiến là thứ chúng ta luôn nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống, có được nghị lực, cố gắng không ngừng đó thì không có bất cứ khó khăn nào có thể làm trở ngại bước tiến của chúng ta.

Trở lại với câu chuyện Vết nứt và con kiến, ta có thể thấy được hình ảnh một chú kiến vô cùng kiên cường, mạnh mẽ. Cũng giống như con người, để sinh tồn trong thế giới của mình, chú kiến phải kiếm ăn để mưu sinh, chăm lo cho cuộc sống của mình. Chú kiến trong câu chuyện này cũng vậy, hàng ngày chú kiến chăm chỉ làm ăn, kiến tạo cuộc sống của chính mình. Thành quả mà chú đạt được trong lần kiếm ăn này chính là một chiếc lá lớn. Chú kiến cõng chiếc lá lớn hơn rất nhiều lần cơ thể mình trên lưng khiến ta không khỏi khâm phục. Bởi như chúng ta biết, con người chỉ có thể mang vác một đồ vật bằng trọng lượng của cơ thể mình hoặc hơn nhưng không đáng kể.

Nhưng, ở đây chú kiến lại có thể mang những vật nặng hơn kích thước và trọng lượng cơ thể đến hàng chục lần. Tuy đây là một trong những đặc điểm sinh lí đặc biệt ở loài kiến nhưng ta cũng không thể phủ nhận được sự cố gắng, cần cù của nó. Ở đây, chú kiến không chỉ được đề cao bởi sự nỗ lực không ngừng trong công việc lao động mà còn được đặt trong một tình huông khó khăn, đó chính là gặp vết nứt bê tông lớn, khiến chú kiến tiến thoái lưỡng nan, nếu mang theo chiếc lá thì không thể vượt qua, còn nếu vượt qua thì lại phải để chiếc lá lại. Trong hoàn cảnh này, nếu đặt trong hoàn cảnh của con người, tôi tin chắc rằng sẽ có rất nhiều người bỏ cuộc, chấp nhận mất đi thành quả của mình.

Bài 1:Dùng các từ dưới đây để đặt câu(một câu theo nghĩa gốc,một câu theo nghĩa chuyển):nhà,đi,ngọtBài 2:Trong các từ dưới đây,từ nào là từ đồng âm,từ nào là từ nhiều nghĩa:a.Vàng:   Giá vàng trong nước tăng đột biến.   Tấm lòng vàng.   Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.b.Bay:   Bác thợ nghề cầm bay trát tường.   Đàn cò bay trên trời.   Đạn bay vèo vèo.   Chiếc áo...
Đọc tiếp

Bài 1:Dùng các từ dưới đây để đặt câu(một câu theo nghĩa gốc,một câu theo nghĩa chuyển):nhà,đi,ngọt

Bài 2:Trong các từ dưới đây,từ nào là từ đồng âm,từ nào là từ nhiều nghĩa:

a.Vàng:

   Giá vàng trong nước tăng đột biến.

   Tấm lòng vàng.

   Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.

b.Bay:

   Bác thợ nghề cầm bay trát tường.

   Đàn cò bay trên trời.

   Đạn bay vèo vèo.

   Chiếc áo đã bay màu.

Bài 3:Dưới mỗi tứ dưới đây của một từ,em hãy đặt 1 câu:

a.Cân (là DT,ĐT,TT)

b.Xuân(là DT,TT)

Bài 4:

      Những ngôi sao thức ngoài kia

  Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

      Đêm nay con ngủ giấc tròn

 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

                                (Mẹ - Trần Quốc Minh)

  Theo em,hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên?Vì sao?

Bài 5:

          Quê hương tôi có con sông xanh biếc

          Nước gương trong soi tóc những hàng tre

          Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

          Tỏa nắng xuống hàng tre lấp loáng.

  Dựa vào khổ thơ trên em hãy tả vẻ đẹp con sông quê và tình cảm yêu thương của em gắn bó với con sông đó.

2
27 tháng 3 2020

 Bài 1

- Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá .
- Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch .
- Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật.

Bài 2

a. Vàng:Từ đồng âm

b. Bay: Hiện tượng từ nhiều nghĩa

Bài 3

a,DT:Mẹ vừa mua cái cân

  ĐT:Mình treo lên cân thử

  TT:Mình đứng rất cân đối

b,DT:Mùa xuân đẹp nhất trong năm

   TT:Chị ấy vẫn còn xuân

Bài 4

Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn , hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình . Mẹ đã phải thức khuya , dậy sớm , làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thưở vừa lọt lòng . Những đêm mẹ thức trắng đêm để làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon , mặc đẹp . Đôi bàn tay gầy gầy , xương xương chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời , tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi : và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét . Mẹ đã hi sinh vì các con của mình .

Bài 5

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có phần

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre

24 tháng 3 2020

Bài 1:

- Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá .
- Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch .
- Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật.

Bài 2:

a, - Gía vàng trong nước tăng đột biến. => Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)

- Tấm lòng vàng . Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường. Từ đồng âm

b, - Bác thợ đang cầm bay trát tường. Từ đồng âm

- Đàn cò đang bay trên trời. Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)

- Đạn bay vèo vèo. Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển) 

- Chiếc áo đã bay màu. Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

Bài 3:

a, Cân (là DT): Cái cân này bị hỏng rồi.

Cân (là ĐT): Mình trèo lên cân thử.

Cân (là TT): Cô ấy có vóc dáng cân đối.

b, Xuân (là DT): Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm.

Xuân (là TT): Chị ấy vẫn còn xuân.

Bài 4:

Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn , hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình . Mẹ đã phải thức khuya , dậy sớm , làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thưở vừa lọt lòng . Những đêm mẹ thức trắng đêm để làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon , mặc đẹp . Đôi bàn tay gầy gầy , xương xương chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời , tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi : và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét . Mẹ đã hi sinh vì các con của mình.

Bài 5:

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ"Nhớcon sông quê hương" của Tế Hanh.. Bài thơ nói về tình yêu của ông đối với quê hương và những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với nơi chôn rau cắt rốn ấy.Trong 4 câu mở đầu bài thơ , nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu với chúng ta con sông quê hương của mình và tình cảm của ông đối với sông quê. Ngay từ hai câu đầu đoạn, hình ảnh sông đã hiện ra với một màu xanh biếc. Tính từ gơi tả xanh biếc giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời do vần trong biếc gợi ánh sáng. Động từ có vừa giới thiệu sông quê lại vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc tự hào của người viết. Từ bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông và hai bên bờ “ Nước gương trong, soi tóc những hàng tre”. Với sự kết hợp khéo léo NT nhân hóa với những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang soi tóc trên mặt sông với mặt soi là một tấm gương khổng lồ - NT ẩn dụ. Con sông quê hiện lên mới xinh đẹp, hiền hòa, gần gũi biết bao ! Trước một dòng sông quê hương như thế, làm sao mà không yêu, không nhớ được. Để bộc lộ lòng mình, Tế Hanh đã sử dụng NT so sánh khẳng đinh “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. Tâm hồn tôi là một khái niệm trừu tượng mà buổi trưa hè là một khái niệm cụ thể -nhiệt độ cao,nóng như nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ vậy. Chính lúc tác giả dùng động từ tỏa ( lan rộng khắp ) kết hợp với từ láy lấp loáng (dòng sông chỗ sáng lên, chỗ tối đi, thay đổi liên tục) đã đưa sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc, diệu kì. Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho sông quê đẹp rực rỡ lên biết bao nhiêu .Nhà thơ Tế Hanh có một tình yêu quê hương da điết, đó là 1 tình yêu không bao giờ cạn trong ông. Qua đoạn thơ ông đã bộc lộ mình trong đó. Thật tài hoa!

24 tháng 3 2020

Mỗi một con người sinh ra đều có một nơi để lớn lên, trưởng thành, là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, là nơi in dấu nhiều kỉ niệm khó phai mờ. Đó là nhà. Em cũng có một ngôi nhà rất đẹp, em rất yêu quý ngôi nhà của em.

Em đã từng nghe câu thơ: "Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi". Nhà em không treo ảnh Bác Hồ, ba em có mấy quyển sách tư liệu về Bác mà thôi.

Ba bảo rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây 10 năm, lúc em mới chào đời, nhưng được sửa lại cách đây 5 năm nên nhìn khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn rất nhiều.

Bên ngoài ngôi nhà em được sơn màu xanh lá cây, đây là màu mà em yêu thích nhất, nó gợi lên cảm giác thanh mát, dịu nhẹ. Còn bên trong được sơn màu vàng nhạt. Ba bảo màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì ba luôn mong gia đình mình hạnh phúc, ấm áp như chính ngôi nhà của mình.

Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế salon màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đùa những lúc ba mẹ vắng nhà.

Căn phòng của ba mẹ em trang trí rất đơn giản, mẹ cũng không sắm sửa nhiều vật dụng, vì ba thường xuyên đi công tác vắng nhà. Mỗi lần ba về căn phòng ấy trở nên vui tươi và ấm áp hơn. Căn phòng của em xinh đẹp nhất vì được trang trí với nhiều gam màu đẹp, em tự vẽ những bức tranh và dán lên tường, em dán cả hình của những bộ phim hoạt hình nổi tiếng nữa. Căn phòng em có một chiếc bàn học gắn liền với chiếc tủ. Ở đó em bày biện đồ chơi còn nhiều hơn là sách vở, vì em thích đồ chơi hơn là sách vở.

Có lẽ phòng bếp gia đình em là nơi chứa nhiều vật dụng nhất, vì mẹ bảo rằng để có được những bữa ăn ngon, ấm áp cho gia đình thì mình cần thiết phải sắm sửa đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo và đảm đang nhất nhà, mẹ mang đến cho gia đình em những món ăn ngon và hấp dẫn nhất. Đặc biệt là trong những bữa cơm có ba về, mẹ làm nhiều món hơn và ánh mắt mẹ nhìn ba cũng trìu mến, thân thương hơn.

Căn nhà gia đình em nằm sát cánh đồng nên đứng từ những bậc thềm nhìn ra thấy bạt ngàn lúa xanh rì, bầu trời trong xanh và cao vút. Trước cổng nhà em có một giàn hoa giấy xanh um tùm, bám chặt lấy hai cánh cổng sắt. Đến mùa nở hoa, những cánh hoa mỏng manh nhưng rất dẻo dai dù có gió mưa vẫn không rơi rụng. Ba vẫn thích có giàn hoa leo ở trước cổng như vậy, mỗi lần ba đi công tác về ba thường cắt tỉa lại để cây thêm đẹp hơn.

Ngôi nhà gia đình em nhìn từ xa bé xíu nhưng lại gần trông thật lớn. Đối với em thì nhà chính là nơi em lớn lên, được ba mẹ chăm sóc, được học những bài học đầu tiên trong cuộc sống. Em yêu ngôi nhà của em, và sau này cũng vậy.

25 tháng 3 2020

Trong tâm khảm mỗi người thì có lẽ ngoài hình ảnh những người thân yêu trong gia đình thì hình ảnh ngôi nhà là khó phai mờ hơn cả. Bởi lẽ nhà là nơi gắn bó, chứng kiến ta được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với riêng em, ngôi nhà cũng giống như một người thân ruột thịt vậy.

Ngôi nhà của em mới được xây dựng cách đây 2 năm nên vẫn còn rất mới và khang trang. Bên ngoài sơn màu xanh da trời có cảm giác thanh thoát, mát mẻ. Còn bên trong tường nhà được sơn màu vàng nhạt. Bố nói với em là màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì thế bố mong muốn gia đình mình sẽ luôn hạnh phúc, ấm áp trong ngôi nhà này.

Ngôi nhà em có 2 tầng. Phòng khách và hai phòng ngủ ở tầng 1. Còn tầng 2 là phòng thờ và một phòng ngủ nữa. Phòng bếp nhà em là một nhà nhỏ, tách hẳn với nhà ở chứ không nằm trong nhà ở như nhiều nhà khác.

Phòng khách nhà em có một bộ xa-lông bằng gỗ màu đỏ gụ sang trọng. Trên bàn luôn có một bình hoa pha lê do chính tay chị em làm. Phía trên tường, bố mẹ em treo một chiếc gương lớn để tạo cho căn phòng như rộng rãi thêm. Phía đối diện là để kệ ti vi. Trên tường có treo có treo một bức tranh hoa sen cá chép rất đẹp. Thi thoảng, mẹ em mua một lọ hoa tươi đặt trong phòng khách để cho căn phòng thêm phần sinh động và thoang thoảng mùi thơm hơn.

Hai phòng ngủ đặt hai bên cầu thang lên tầng 2. Một phòng ngủ của bố mẹ, một phòng của em. Bên phòng bố mẹ có kê một giường ngủ, một tủ đựng quần áo và một bàn làm việc của bố. Căn phòng của bố mẹ luôn được xếp đặt rất ngăn nắp, trong phòng lúc nào cũng có cảm giác ấm cúng và thân thuộc.

Căn phòng của em cũng kê một chiếc giường, một tủ quần áo nhỏ màu hồng, một bàn học và giá sách của em. Trên tường, em vẽ rất nhiều bức tranh và treo lên đó. Căn phòng của chị em ở trên tầng 2. Phòng chị sơn màu xanh nõn chuối rất nhạt. Trên giá sách của chị có rất nhiều sách và truyện đọc nữa. Nhưng chỉ khi nào em đã học xong thì cả hai chị em em mới đọc truyện cùng nhau. Đây cũng được em là "căn cứ" thứ hai của em trong ngôi nhà. Mẹ em luôn nhắc nhở và giúp hai chị em sắp xếp đồ đạc gọn gàng trong phòng ngủ của mình.

Phòng thờ trên tầng 2 được bố mẹ em trang hoàng rất trang nghiêm. Từ bàn thờ cho đến án giang đều được sơn son thếp vàng. Đây là căn phòng trầm tĩnh nhất trong nhà, vì thế đối với em, nó là căn phòng gợi nhiều điều sâu xa nhất. Mỗi lần bước vào căn phòng này em luôn có cảm giác thân thuộc và nhớ về những ngày còn nhỏ khi ông bà nội hãy còn sống. Em vẫn luôn cảm thấy như ông bà vẫn còn ở đây, ngay trong chính ngôi nhà này và dõi theo em từng ngày lớn lên.

Không quá rộng rãi hay bề thế, ngôi nhà của em tuy khá nhỏ bé so với những ngôi nhà khác nhưng trong nhà lúc nào cũng ấm áp và tràn ngập tiếng cười. Em rất yêu ngôi nhà của em và chắc chắn sau này, dù có đi đâu xa đi chăng nữa, thì em vẫn luôn móng ngóng để được trở về ngôi nhà thân yêu ấy.

Bài 3: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:a) Nhìn xa trông rộngb) Nước chảy bèo trôic) Phận hẩm duyên ôid) Vụng chèo khéo chốnge) Gạn đục khơi trongg) Ăn vóc học hay.Bài 4: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được.Bài 5:a. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "chăm...
Đọc tiếp

Bài 3: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:

a) Nhìn xa trông rộng

b) Nước chảy bèo trôi

c) Phận hẩm duyên ôi

d) Vụng chèo khéo chống

e) Gạn đục khơi trong

g) Ăn vóc học hay.

Bài 4: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được.

Bài 5:

a. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "chăm chỉ". Đặt câu với từ vừa tìm.

b. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "dũng cảm".

 

Bài 6: Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn trích dưới đây. Gạch chéo giữa bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được. Vị ngữ do những từ ngữ nào tạo thành?

a. Tay mẹ  không trắng đâu. Bàn tay mẹ  rám nắng, các ngón tay  gầy gầy, xương xương. Hai bàn tay  xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích. Hàng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc

b. Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ.

c. Rừng hồi  ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy  cũng dậy mùi thơm. Gió  càng thơm ngát. Cây hồi  thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi  giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi  phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.

Bài 7: Ngắt đoạn văn sau thành từng câu và chép vào vở (đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu và  nhớ viết hoa chữ cái đầu câu ):

       Những ngày nghỉ học, chúng tôi thường rủ nhau ra cánh đồng tìm bắt dế chọi trong túi áo đứa nào cũng có sẵn bốn, năm chiếc vỏ bao diêm Toàn có đôi tai thính như tai mèo và bước chân êm, nhẹ như thỏ nhảy cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề

 

2
24 tháng 3 2020

Bài 1 ĐT: nhìn, chảy, trôi, chèo, chống, gạn, khơi, ăn, học, trông.

TT: xa, rộng, hẩm, ôi, khéo, đục, trong, hay

DT: nước, bèo, duyên.

Bài 2: 5 từ ghép: trung thực, quyết tâm, yêu thương, tốt bụng, kiên trì

           5 từ láy: dịu dàng, nhớ nhung, đảm đan, nết na.

        Đặt câu: Bạn Mai rất trung thực

Bài 3: 2 từ cùng nghĩa với chăm chỉ: cần cù, siêng năng.

            2 từ gần nghĩa: chịu khó, cần mẫn

            Đặt câu: Bạn Nam rất chịu khó làm bài

             2 từ cùng nghĩa với dũng cảm: gan dạ, gan lì

             2 từ gần nghĩa : anh hùng, anh dũng

Bài 4: a,Câu kể ai làm gì: bàn tay mẹ/ rám nắng,các ngón tay gầy gầy, xương xương, hai bàn tay /xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích, hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ /phải làm biết bao nhiêu là việc.

          b, chú / đậu trên vừng ngã dài trên mặt hồ.

          c,một mảnh lá/ gãy cũng dậy mùi thơm,quả hồi/ phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành

 Bài 5: Những ngày nghỉ học,chúng tôi thường rủ nhau ra cánh đồng tìm bắt dế chọi. Trong túi áo đứa nào cũng có sẵn bốn năm chiếc vỏ bao diêm. Toàn có đôi tai thính như tai mèo và bước chân êm, nhẹ như thỏ nhảy cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề.

NHỚ K CHO MÌNH NHÉ

CHÚC BẠN HỌC TỐT😄😄😄

27 tháng 3 2020

Tự làm là cách tốt nhất để cố gắng trong hok tập đề trên dễ mà cậu tự làm đi câu nào ko bt alo cho tôi chứ chỉ sạch cho cậu thì ............ 

Hok tốt 

k và kb nếu có thể

24 tháng 3 2020

"lắm" nha!!                                                                                                                                                                                              CHÚC BẠN HOK TỐT!!!!

24 tháng 3 2020

Từ "lắm " nhé 

chúc bạn học tốt !

24 tháng 3 2020

virus Corona là 1 bệnh viêm phổi cấp nguy hiểm nhất hiện nay, nó đang khiến cả thế giới phải hoản loạn. Vì vậy, mọi người phải chống dịch như chống giặc bảo vệ sức khỏe cho bản thân . Chúng ta cần rửa tay thường xuyên . Tránh đi đến những nơi đông người. Tập thể dục thể thao tăng đề kháng.Đeo khẩu trang khi ra ngoài. Lau chùi sạch sẽ nhà cửa... 

25 tháng 3 2020

Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.  Virrus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu chứng: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch. Để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới coronavirus tại thành phố Vũ Hán, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.   

27 tháng 3 2020

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

24 tháng 3 2020

Danh từ là "Mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một quân đoàn danh dự " nha

24 tháng 3 2020

+Thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết, tình bà cháu ấm áp thiêng liêng

+Tình cảm ấy đều bắt nguồn từ những sự vật bình dị, thân thương

+Từ tình cảm gia đình, tình yêu những sự vật bình dị ấy, các tác giả khẳng định tình yêu quê hương đất nước sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

+)Tình bà cháu trong cả hai bài thơ đều gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cùng những sự vật thiêng liêng hay sự việc giản dị mà tràn đầy tình yêu thương của bà dành cho cháu

Nguồn: hoidap247

a.Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
~>Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
b.Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
~>Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
c.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
~>Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền. 
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
~>“Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh. Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển. 
d. Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
~>Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
~>Các từ buồn, sầu như thổi hồn vào sự vật cùng với phép nhân hóa đã khiến cho giấy đỏ, mực tàu vốn vo tri bỗng trở nên có hồn có suy nghĩ như con người.

Nguồn; h

24 tháng 3 2020

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân - một nhà văn hiện thực, có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với "thuần hậu phong thủy" ấy. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Khi hòa bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn "Vợ nhặt" đã ra đời.
Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.
Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người".
Và điểm sáng mà nhà văn muốn đem vào tác phẩm chính là ở chỗ đó. Đó chính là tình người và niềm hi vọng về cuộc sống, về tương lai của những con người đang kề cận với cái chết. Bằng cách dẫn truyện, xây dựng lên tình huống "nhặt vợ" tài tình kết hợp với khả năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế và sử dụng thành công ngôn ngữ nông dân, ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự chọn lọc kĩ lưỡng ấy, nhà văn đã tái hiện lại trước mắt ta một không gian nạn đói thật thảm hại, thê lương. Trong đó ngổn ngang những kẻ sống, người chết, những bóng ma vật vờ, lặng lẽ giữa tiếng hờ khóc và tiếng gào thét kinh hoàng của đám quạ.
Bằng tấm lòng đôn hậu chân thành, nhà văn đã gửi gắm vào trong không gian tối đen như mực ấy những mầm sống đang cố vươn đến tương lai, những tình cảm chân thành, yêu thương bình dị nhưng rất đỗi cao quý ấy và nhà văn đã để những số phận như anh Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ được thăng hoa trước ngọn cờ đỏ phất phới cùng đám người đói phá kho thóc Nhật ở cuối thiên truyện.
Có thể nói rằng, Kim Lân đã thật xuất sắc khi dựng lên tình huống "nhặt vợ" của anh cu Tràng. Tình huống ấy là cánh cửa khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường như trong đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau khi miếng ăn của một người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bòng thêm người này người kia. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỷ hơn là vị tha và người ta rất dễ đối xử tàn nhẫn, làm cho nhau đau khổ.
Nhưng nhà văn Kim Lân lại khám phá ra một điều ngược lại như ở các nhân vật như anh cu Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Chúng ta từng kinh hãi trước "xác người chết đói ngập đầy đồng", "người lớn xanh xám như những bóng ma", trước "không khí vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi ngây của xác người", từng ớn lạnh trước "tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết" ấy nhưng lạ thay chúng ta thật không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp mà bình thường, dung dị ấy của Tràng, bà cụ Tứ và cả người vợ của Tràng nữa.
Một anh thanh niên của cái xóm ngụ cư ấy như Tràng, một con người - một thân xác vạm vỡ lực lưỡng mà dường như ngờ nghệch, thô kệch và xấu xí ấy lại chứa đựng biết bao nghĩa tình cao đẹp. "Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào", vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời mình phía trước ra sao. Tràng thật là liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Hai cái liều ấy gặp nhau kết tụ lại thành một gia đình. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng.
Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành. Và dường như hắn đang ngầm chứa đựng một ao ước thiết thực về sự đầm ấm của tình cảm vợ chồng, của hạnh phúc lứa đôi. Hành động của Tràng dù vô tình, không có chủ đích, chỉ tầm phờ tầm phào cho vui nhưng điều ấy cũng hé mở cho ta thấy tình cảm của một con người biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người đồng cảnh ngộ.
Như một lẽ đương nhiên, Tràng đã rất ngỡ ngàng, hắn đã "sờ sợ", "ngờ ngợ", "ngỡ ngàng" như không phải nhưng chính tình cảm vợ chồng ấy lại củng cố và nhen nhóm ngọn lửa yêu thương và sống có trách nhiệm với gia đình trong hắn. Tình nghĩa vợ chồng ấm áp ấy dường như làm cho Tràng thay đổi hẳn tâm tính.
Từ một anh chàng ngờ nghệch, thô lỗ, cộc cằn, Tràng đã sớm trở thành một người chồng thật sự khi đón nhận hạnh phúc của gia đình. Hạnh phúc ấy như một cái gì đó cứ "ấm áp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ sống lưng". Tình yêu, hạnh phúc ấy khiến "Trong một lúc Tràng dường như quên đi tất cả, quên cả đói rét đang đeo đuổi, quên cả những tháng ngày đã qua".
Và Tràng đã ước ao hạnh phúc. Mạch sống của một người đàn ông trong Tràng đã trở dậy. Hắn có những thay đổi rất bất ngờ nhưng rất hợp lôgich. Những thay đổi ấy không gì khác ngoài tâm hồn đôn hậu, chất phác và giàu tình yêu thương hay sao?
Trong con người của Tràng khi trở dậy sau khi chào đón hạnh phúc ấy thật khác lạ. Tràng không phải là anh Tràng ngày trước nữa mà giờ đây đã là một con người có hiếu, một người chồng đầy trách nhiệm dù chỉ trong ý nghĩ. Thấy mẹ chồng nàng dâu quét tước nhà cửa, hắn đã bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, "Hắn thấy hắn yêu thương căn nhà của hắn đến lạ lùng", "Hắn thấy mình có trách nhiệm hơn với vợ con sau này". Hắn cũng xăm xắn ra sân dọn dẹp nhà cửa.
Hành động, cử chỉ ấy ở Tràng đâu chỉ là câu chuyện bình thường mà đó là sự biến chuyển lớn. Chính tình yêu của người vợ, tình mẹ con hòa thuận ấy đã nhen nhóm trong hắn ước vọng hạnh phúc, niềm tin vào cuộc sống sẽ đổi thay khi hắn nghĩ đến đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Rồi số phận, cuộc đời của hắn, của vợ hắn và cả người mẹ của hắn nữa sẽ thay đổi. Hắn tin thế.
Nạn đói ấy không thể ngăn cản được ánh sáng của tình người. Đêm tối ấy rồi sẽ qua đi để đón chờ ánh sáng của cuộc sống tự do đang ở phía trước, trước sức mạnh của cách mạng. Một lần nữa, Kim Lân không ngần ngại gieo rắc hạnh phúc, niềm tin ấy trong các nhân vật của mình. Người vợ nhặt không phải ngẫu nhiên xuất hiện trong thiên truyện. Thị xuất hiện đã làm thay đổi cuộc sống của xóm ngụ cư nghèo nàn, tăm tối ấy, đã làm cho những khuôn mặt hốc hác u tối của mọi người rạng rỡ hẳn lên.
Từ con người chao chát chỏng lỏn đến cô vợ hiền thục, đảm đang là cả một quá trình biến đổi. Điều gì làm thị biến đổi như thế? Đó chính là tình người, là tình thương yêu. Thị tuy theo không Tràng về chỉ qua bốn bát bánh đúc và hai câu nói tầm phơ tầm phào của Tràng nhưng chúng ta không khinh miệt thị. Nếu có trách thì chỉ có thể hướng vào xã hội thực dân phong kiến kia bóp nghẹt quyền sống con người.
Thị xuất hiện không tên tuổi, quê quán, trong tư thế "vân vê tà áo đã rách bợt", điệu bộ trông thật thảm hại nhưng chính con người lại gieo mầm sống cho Tràng, làm biến đổi tất cả, từ không khí xóm ngụ cư đến không khí gia đình. Thị đã đem đến một luồng sinh khí mới, nguồn sinh khí ấy chỉ có được khi trong con người thị dung chứa một niềm tin, một ước vọng cao cả vào sự sống, vào tương lai. Thị được miêu tả khá ít, song đó lại là nhân vật không thể thiếu đi trong tác phẩm. Thiếu thị, Tràng vẫn chỉ là anh Tràng của ngày xưa, bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ cùng cực.
Kim Lân cũng thật thành công khi xây dựng nhân vật này để góp thêm tiếng lòng ca ngợi sức sống của vẻ đẹp tình người, niềm tin ở cuộc đời phía trước trong những con người đói khổ ấy. Và thật ngạc nhiên, khi nói về ước vọng tương lai, niềm tin vào hạnh phúc, vào cuộc đời, người ta dễ nghĩ đến tuổi trẻ như Tràng và người vợ. Nhưng Kim Lân lại khám phá ra một nét độc đáo vô cùng, tình cảm, ước vọng ở cuộc đời ấy lại được tập trung miêu tả khá kĩ ở nhân vật bà cụ Tứ. Đến nhân vật này, Kim Lân tỏ rõ ngòi bút vững vàng, già dặn của mình trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật.
Bà cụ Tứ đến giữa câu chuyện mới xuất hiện nhưng nếu thiếu đi nhân vật này, tác phẩm sẽ không có chiều sâu nhân bản. Đặt nhân vật bà cụ Tứ vào trong tác phẩm, Kim Lân đã cho chúng ta thấy rõ hơn ánh sáng của tình người trong nạn đói. Bao giờ cũng thế, các nhà văn muốn nhân vật nổi bật cá tính của mình thường đặt nhân vật vào một tình thế thật căng thẳng. Ở đó dĩ nhiên phải có sự đấu tranh không ngừng không những giữa các nhân vật mà độc đáo hơn là ngay chính trong nội tâm của nhân vật ấy. Bà cụ Tứ là một điển hình.
Việc Tràng lấy vợ đã gây một chấn động lớn trong tâm thức người mẹ nghèo vốn thương con ấy. Bà ngạc nhiên ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một người đàn bà trong nhà mình mà lâu nay và có lẽ chưa bao giờ bà nghĩ đến. Hết ngỡ ngàng, ngạc nhiên bà cụ đã "cúi đầu nín lặng". Cử chỉ, hành động ấy chất chứa bao tâm trạng. Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa nỗi tủi cực, nỗi lo và niềm vui nỗi buồn cứ hòa lẫn vào nhau khiến bà thật căng thẳng.
Sau khi thấu hiểu mọi điều, bà nhìn cô con dâu đang "vân vê tà áo đã rách bợt" mà lòng đầy thương xót. Bà thiết nghĩ "người ta có gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ". Và thật xúc động bà cụ đã nói, chỉ một câu thôi nhưng sâu xa và có ý nghĩa vô cùng: "Thôi, chúng mày phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng".
Đói khổ đang vây lấy gia đình bà, cuộc sống của bà sẽ ra sao khi mình đang ngấp nghé trước vực thẳm của cái chết. Nhưng trong tâm thức người mẹ nghèo ấy, đói khổ không phải là vật cản lớn nữa. Đói rét thật nhưng trong lòng mà cụ vẫn sáng lên tấm lòng yêu thương chân thành. Bà thương con, thương dâu và thương cho chính bản thân mình.
Bà cụ Tứ từ những nỗi lo, nỗi tủi cực về gia cảnh vẫn không ngừng bùng cháy lên ngọn lửa của tình người. Bà đã giang tay đón nhận đứa con dâu lòng đầy thương xót, trong tủi cực nhưng vẫn ngầm chứa một sức sống thật mãnh liệt. Chính ở người mẹ nghèo khó ấy, ngọn lửa của tình người, tình thương yêu nhân loại ấy bùng cháy mạnh mẽ nhất. Trong bóng tối của đói nghèo đang hùng hổ vây quanh, bà lão vẫn gieo vào lòng những con mình niềm tin về cuộc sống. Bà nhắc đến việc Tràng nên chuẩn bị một cái phên nuôi gà, rồi việc sinh con đẻ cái, bà lão nói toàn truyện vui trong bữa cơm ngày đói thật thảm hại. Bà đã đón nhận hạnh phúc của các con để tự sưởi ấm lòng mình.
Đặc biệt chi tiết nồi cám ở cuối thiên truyện thể hiện khá rõ ánh sáng của tình người. Nồi chè cám nghẹn bứ cổ và đắng chát ấy lại là món quà của một tấm lòng đôn hậu chất chứa yêu thương. Bà lão "lễ mễ" bưng nồi chè và vui vẻ giới thiệu: "Chè khoán đây. Ngon đáo để cơ". Ở đây nụ cười đã xen lẫn nước mắt. Bữa cơm gia đình ngày đói ở cuối thiên truyện không khỏi làm chạnh lòng chúng ta, một nỗi xót thương cay đắng cho số phận của họ song cũng dung chứa một sự cảm phục lớn ở những con người bình thường và đáng quý ấy.
Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về nạn đói. Nhà văn đã khẳng định ánh sáng của tình người thật thành công ở ba nhân vật. Điều làm chúng ta trân trọng nhất chính là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất ở những thân phận nghèo đói, thảm hại kia.
Ba nhân vật: Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là những điểm sáng mà Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao cho độc đáo một đề tài không mới. Tác phẩm đã thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, khả năng dựng truyện và dẫn truyện của Kim Lân - một nhà văn được đánh giá là viết ít nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.
"Cái đẹp cứu vớt con người" (Đôxtôiepki). Vâng, "vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.

* * *

Chúc bạn hok tốt!!!

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớnlắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôicàng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạpphanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừalia...
Đọc tiếp

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn
lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi
càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp
phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa
lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín
xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương
được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen
nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu
tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con
về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai
chân lên vuốt râu.”

Viết đoạn văn (7-10 câu) thể hiện cảm nhận của em về vẻ đẹp của
nhân vât Dế Mèn trong đoạn văn trên, trong đó có sử dụng hai phó từ.

2
25 tháng 3 2020
Qua ngòi bút tinh tế,tg tô hoài đã tả lại một chú Dế Mèn thật sinh động.Đôi càng mẫm bóng,những cái vuốt sắc nhọn...Khi chàng ta đi bách bộ thì cả ng rung rinh một màu nâu bóng mỡ...Ai cũng nhìn chàng Dế Mèn vs cặp mắt rất ngưỡng mộ.Trong cặp mắt tôi,chú xuất hiện hoành tráng và oai lắm!
27 tháng 3 2020

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.

Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

đây nha bạn