K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2019

ko thik đổi dc ko

ko đăg câu hỏi linh tinh

16 tháng 1 2019

Nói lồn ko đổi thì thôi

16 tháng 1 2019

Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông Đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên.

Được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ thoát khỏi hai trục cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc những nhà thơ lãng mạn đang chìm đắm trong cái tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện thực mà họ muốn có, say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên – một trí thức tây học trong lúc sững người, ngoảnh đầu quay lại phía sau đã bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời”. Ông đồ – hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam.

Sự trượt dốc của nền Nho học đã kéo theo cả một lớp người trở thành nạn nhân đau khổ. Ông đồ của Vũ Đình Liên là một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại. Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ như Vũ Đình Liên. Khi mà chữ nghĩa thánh hiền cao quý không còn vị trí, phải ra tận vỉa hè, đường phố, đã trở thành một món hàng… con người ta mới thảng thốt, giật mình, xót xa cho ánh hào quang rực rỡ một thời. Tâm sự ấy đã được thể hiện trong bài thơ tạo nên sự giao thoa đồng cảm giữa nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Ở đó là những hình ảnh, ấn tượng đã hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ. Là sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về. Nhưng ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình. Vẻ già nua đáng thương hay là đạo học sắp suy tàn? Trớ trêu thay, nơi ông có thể níu giữ vẻ đẹp văn hoá, nơi ông có thể kiếm sống lại là “bên phố đông người qua”. Hình bóng lẻ loi, cô độc của con người như bất lực trước hiện thực phũ phàng. Trong dòng đời hối hả trôi, hiện lên hình ảnh ông đồ đang gò trên từng con chữ tài năng và tâm huyết của một đời người ngay giữa chợ đời:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay.

Đó là dư vang của một thời, nhưng cũng là hình ảnh đáng buồn trong sự chống chọi vô vọng, như một ánh nắng cuối ngày rực rỡ, bùng lên khi ngày đã sắp tàn. Cái cảnh xúm xít, chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho mới đau đớn làm sao. Trong từng người ấy, có ai thật sự cảm thấy xót xa cho sự xuống cấp thảm hại của chữ Thánh Hiền – một giá trị tinh thần được đặt xuống ngang hàng với giá trị vật chất?

Dẫu rằng sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thống ấm cúng, trang trọng cho ngày Tết và nét chữ “như phượng múa rồng bay” kia cố níu kéo lấy chút thể diện cuối cùng, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ nhưng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sượng sùng? Nhưng cái danh dự còn sót lại nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thương tiếc:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “Mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. “Lá vàng rơi”, cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc

16 tháng 1 2019

"Ông đồ" là kiệt tác của Vũ Đình Liên tác giả nổi bật trong phong trào thơ mới. Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về hình ảnh ông đồ từ khắc hoàng kim cho đến khi còn vang bóng.

Ông đồ thời xưa là những nhà nho, làm nhiệm vụ dạy học, ông đồ gắn liền với vòng lặp của thời gian:

"Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua".

Khi hoa đào nở đó là thời gian mùa xuân sắp về hình ảnh ông đồ xuất hiện, ông lại làm công việc quen thuộc của mình, với tài năng ông "thảo những nét phượng múa rồng bay", nhiều người thuê ông viết và ai cũng khen ngợi tài năng của ông đồ.

Nhưng thời thế đã đổi thay, Hán học đang trong giai đoạn suy thoái trong thời gian thực dân nửa phong kiến, câu thơ "Người thuê viết nay đâu?", câu hỏi bâng quơ và đầy cảm thương. Giấy đỏ, nghiên mực những hành trang gắn liền với ông đồ trên con đường tạo ra cái đẹp cho người đời nhưng giờ đây cũng u buồn, lặng lẽ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả nỗi buồn u sầu của những đồ vật vô tri vô giác. Không chỉ vậy "người buồn cảnh có vui bao giờ" nỗi buồn của ông đồ còn đủ sức lan tỏa vào không gian khiến cho cảnh vật xung quanh cũng có gam màu tối, ảm đạm.

"Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay"

Câu thơ đọc qua như có ý tả cảnh nhưng tác giả cũng nói lên nỗi lòng của ông đồ, đây là phép tả cảnh ngụ tình. Lá vàng rơi kết hợp với mưa rơi càng làm cho nỗi buồn trong chính nhân vật trở nên tê tái. Ông đồ vẫn ngồi đó, phố vẫn đông nhưng có điều không còn ai cảm thấy sự có mặt của ông nữa. Chính ông như cảm thấy cô đơn, lạc lõng trước khung cảnh quen thuộc.

"Năm này, đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ"

Năm nay hình ảnh ông đồ đã không còn nữa, cái đẹp, tinh hoa giá trị tinh thần đã biến mất. Những người muôn năm cũ là ông đồ, người thuê viết hay bất kì ai điều đó cũng không còn quan trọng nữa, câu thơ đọc lên như một niềm day dứt,ngậm ngùi cho chính số phận của ông đồ. Giá trị cái đẹp đang dần bị lãng quên, câu hỏi như muốn nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ, văn hóa bởi đó là tinh hoa của dân tộc.

Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

Bài Mẫu Số 4: Cảm Nhận Về Bài Thơ Ông Đồ

Trong nền văn hóa dân tộc, hình tượng những Ông Đồ trong dịp tết cổ truyền đã đi vào lòng người dân. Một nét đẹp mang học thức,mang trí tưởng tượng dồi dào, mỗi con chữ các Ông Đồ viết dành cho người đi xin chữ đều mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng quy chung lại người Việt ta vẫn quan niệm xin cái may mắn theo ước nguyện của họ cho một năm mới thuận buồm xuôi gió.Nhưng dường như những sự thay đổi đã làm cho nét đẹp ấy phai nhạt phần nào, hình ảnh Ông Đồ in trong tâm trí trong thơ của tác giả Vũ Đình Liên thật rõ ràng, sâu sắc.

Ông Đồ là những người có khả năng viết chữ Nho điêu luyện.Chữ Nho là một loại chữ đầy hình tượng, giàu ý nghĩa. Những người này được đào tạo, học hành tốt trong

Nền văn hóa nho giáo, tiếp xúc với chữ Hán nhiều thi và đỗ đạt có bằng vị, được công nhận, những người này có thể làm thêm để kiếm sống bằng nghề viết thuê.

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Trên phố đông người qua.

Có thể thấy được không khí Tết đã về qua những nhánh hoa đào nở cũng báo hiệu một mùa xuân mới lại về cùng với đất trời. Tâm trạng con người dường như cũng khoan khoái, vui tươi, tấp nập chuẩn bị cho những ngày Tết Âm Lịch đặc biệt quan trọng của đất nước. Vào chính khoảnh khắc này, Ông Đồ có thể thể hiện tài năng của mình qua công việc ý nghĩa, thoải mái, kiếm sống qua việc viết chữ theo yêu cầu của người hứng thú với con chữ, đồ nghề của ông đơn giản chỉ là "Mực tàu, giấy đỏ, cùng kiến thức".Hình ảnh Ông Đồ được tác giả nhắc đến với sự thân thương, gợi lại sự an lành, vui vẻ ngược lại với sự xô bồ của đường phố, ông bình dị, điềm đạm mà vẫn , thu hút được rất đông người qua lại là tâm điểm của sự chú ý của bức tranh này. Bức tranh tác giả vẽ ra trong trí nhớ đầy tiếng động, hình ảnh, cả nhân vật, có kí ức về thời gian đẹp nhất của mùa xuân tuyệt vời. Mở ra cho ta một đoạn 4 câu thơ đầy ý nghĩa tiếp theo.

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét.

Như phượng múa rồng bay.

Sự giản dị mang theo những phẩm chất quý báu của mình khiến ông thu hút được nhiều người. Họ muốn xin chữ, xin cái đẹp từ ông. Ông cũng rất ấm lòng khi nghe được những câu mang nghĩa " tấm tắc khen tài", sự trân trọng trong từng con chữ khiến cho " bao nhiêu người thuê viết" với ý nghĩa to lớn vừa học để có kiến thức, học chữ Nho để làm người quan trong nhất là đề cao mối quan hệ của mỗi con người và năm đức tính cần có thông qua việc học chữ, đó là: Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín, qua đó hướng con người đi theo một con đường tốt đẹp nhất. Các câu thơ tiếp theo để miêu tả rõ nhất sự tài năng của ông đồ. Và người có nhiều hoa tay không chỉ viết chữ, mà họ còn tạo ra được cả một tác phẩm như một bức tranh mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật. Hình ảnh ông đồ ngồi khoan thai, bàn tay nhẹ nhàng múa lượn những nét bút đưa lên dứt khoát,điêu luyện đến từng chi tiết "nét thanh, nét đậm, nét xổ", thanh thoát theo từng chữ như "Rồng bay phượng múa" càng thấy sự phóng khoáng, nhưng không hề mất tính chính xác trong phong cách viết chữ Nho để treo tết, viết một tác phẩm để đời. Dân gian ta có câu "Nét chữ nết người" là thể hiện được cái tài, cái tâm qua những nét bút tinh tế, chất chứa tâm hồn tinh hoa, khát vọng, lý tưởng phong cach sống đĩnh đạc của những Ông đồ. Con chữ ông viết muôn hình muôn kiểu không lẫn, không trùng lặp là cả một sự sáng tạo không ngừng từ con người trí thức ấy.Và đoạn thơ chưa dừng lại ở sự vui tươi, có một chút trầm lắng xuống ở đoạn 3 chính là tiếp nối dòng suy nghĩ giữa quá khứ với hiện tại.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Từ nhưng báo hiệu một điều gì đó mang sự biến động dù ít hay nhiều, điệp từ mỗi...mỗi làm cho câu thơ dài ra về thời gian,không gian, cái sự lắng xuống, kéo dài đó là sự tự an ủi cho thực tại về việc xin chữ Ông Đồ đã không được phổ biến như ngày xưa nữa. Tác giả đã tự tặt ra cho mình một câu hỏi về những người thuê viết chữ đã vãng dần, phải chăng họ cũng đã mờ nhạt tình yêu theo năm tháng với con chữ Nho khi đã phát triển một nguồn chữ mới "chữ Quốc Ngữ",sự chảy trôi nhanh của thời đại . Người không được thuê, vật không được sử dụng làm từng thứ trong mỗi câu trở nên thấm nỗi buồn cùng con người nhờ sử dungjt thành công biện pháp tu từ nhân hóa. Giờ đây, sự xuất hiện của ông đồ trái ngược với sự vui tươi, lòng kính trọng, tin yêu từ người xin chữ bằng cả tấm lòng vốn có ban đầu, một nét đẹp rất riêng dành cho mùa xuân đã tạm thời lắng dần. Mà với các ông đồ giờ này:

Ông đồ vẫn ngồi đây

Qua đường không ai hay

Ông "vẫn chờ, vẫn ngồi đây" vẫn là cái sự điềm đạm, cao quý như năm nào nhưng đáp lại bằng sự thờ ơ lạnh nhạt của người dân. Tác giả như một người đứng từ xa trông vào và phải thốt lên sự ngậm ngùi cho sự nghiệp của những ông đồ, sự lãng quên, đẩy ra bên lề của những tờ thư pháp cổ, thờ ơ trước sự tồn tại của ông Đồ là những gì đáng để chúng ta đau đáu, suy nghĩ, đồng cảm.

Việc xin chữ từ đó đã trở thành những ký ức ngọt ngào mà những thế hệ cũ đã được chứng kiến, thưởng thức.Tác phẩm đã khắc họa chân thực nhất về Ông Đồ, đưa đến được thông điệp xin chữ Ông Đồ là một truyền thống rất hay, đáng phải giữ gìn cho thế hệ sau của dân tộc, góp phần giáo dục lối sống làm người cho người trẻ.

Hiện nay đã xuất hiện thêm tuy không nhiều "ông tiểu đồ" ở những khu vực có tính văn hóa, những khu giải trí trong dịp Tết Việt nhưng đã thỏa mãn niềm đam mê thư pháp ở người dân, họ góp phần tiếp nối bản sắc dân tộc, tô điểm cho thành phố như một nét đẹp ngày Xuân.

Ôi chao! Mùa xuân đến rồi! (Câu cảm). Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm đc 1 tuổi xuân (Câu trần thuật). Trong chúng ta ai cũng thích mùa xuân có đúng ko? (Câu nghi vấn) 
Mùa xuân, 1 năm mới đã đến, chúng ta quên hết những thứ ko tốt của năm trc và chuẩn bị những thứ mới cho năm nay, ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp, ko ai lại làm điều xấu trong dịp này (Câu phủ định). Vậy chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé! (Câu cầu khiến)...

Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm:  là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
   - Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
   - Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
   - Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
   - Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.

Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm:  là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
   - Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
   - Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
   - Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
   - Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.

15 tháng 1 2019

Trong cuộc đời của mỗi học sinh ai cũng có một niềm tự hào của riêng mình. Những ngôi trường đã nằm trong kí ức mỗi học sinh luôn là cái tên không thể nào quên được trong cuộc đời. Bởi vì nó đã đưa chúng ta đến với một cuộc sống đầy đủ. Ngôi trường em đang theo học cũng vậy, cũng thổi vào tâm hồn chúng em nhiệt huyết của cuộc sống và ngôi trường ấy mang tên “Trường THCS Yên Bình”.

          Trường được xây dựng trên một khu đất cao rộng và thoáng đãng thuộc địa phận xã Yên Bình – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Chỉ nói đến cái tên thôi đã hàm chứa cả một sự yên bình trong ấy. Trường được nâng cấp, xây dựng  trên nền trường liên cấp một- cấp hai, nhưng ngày nay trường cấp một và cấp hai đã được tách riêng. Ngôi trường em đang theo học được xây dựng từ năm 1965. Ngôi trường đã trải qua hơn 50 năm lịch sử, trải qua bao thăng trầm, bào mòn của thời gian. Đây là nơi lưu giữ bao kỉ niệm tuổi học trò của biết bao thế hệ học sinh đã đi qua.Trước đây, trường được xây dựng với những phòng học đơn sơ, mộc mạc, còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất nhưng giờ đây cùng với sự phát triển của xã hội và quan tâm của địa phương, ngôi trường được xây dựng khang trang hơn, các phòng học, bàn ghế, trang thiết bị, dụng cụ học tập…của các em học sinh cũng được đầu tư đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học của thầy trò chúng em.

          Ngôi trường em đang theo học nằm ngay sát mặt đường tỉnh lộ, được xây dựng theo hướng Đông – Nam nhìn ra phía trước là cánh đồng lúa xanh mướt, rộng rãi làm cho không khí trở nên thoáng đãng, trong lành, mát mẻ. Cổng trường được xây dựng cao rộng, đẹp đẽ với những cánh cổng sắt vững trãi, bức tường vàng tười nổi bật lên tấm biển màu xanh mang tên “Trường THCS Yên Bình”. Cái tên trường thể hiện tình cảm dạt dào của các thầy cô dành cho các em học sinh nơi đây. Phía trên cánh cổng là những cánh cờ tung bay trong gió đón chào các bạn học sinh mỗi buổi sáng đến trường. Trường được bao bọc, che chở bởi những bức tường gạch cao, vững chắc. Khi bước chân vào cổng trường, ai ai cũng ngỡ ngàng trước khung cảnh sư phạm khang trang, sạch sẽ của trường. Trường được bố trí và sắp xếp phòng học theo kiểu chữ U với ba dãy nhà cao tầng. Đi vào cổng trường, phía trên nhất là sân khấu được lát gạch men tráng đỏ cao hẳn so với sân trường với ba bậc tam cấp, rộng thoáng để phục vụ cho các em học sinh trong những buổi sinh hoạt tập thể. Các dãy nhà được khoác trên mình bởi những bộ áo màu vàng, nổi bật lên hàng cửa sổ màu xanh như vật trang trí cho ngôi nhà. Trước những lớp học là những bồn hoa, cây cảnh xanh tốt quanh năm được chính bàn tay nhỏ bé của các em học sinh chăm sóc, tưới tắm.

          Mỗi sớm mai, ai nấy bước vào trường cũng cảm thấy một cảm giác phấn khởi với muôn vàn loài hoa khoe sắc. Góc sân trường là khu vườn sinh vật với các loài cây, là một trong những đồ dùng trực quan phục vụ cho các tiết học thực hành của chúng em. Dưới sân trường được bê tông hóa sạch sẽ, rợp bóng mát bởi những hàng cây xà cừ cổ thụ. Thân cây to vững trãi, khoảng hai đến ba người ôm mới xuể. Những tán lá to, tỏa bóng che nắng cho chúng em vui chơi. Đặc biệt đến mùa hè, những cây phượng trên sân trường rực rỡ, tiếng ve râm ran càng làm cho khung cảnh sân trường rộn rã hơn. Ai đã từng đến ngôi trường “Trung học cơ sở Yên Bình” của chúng em cũng đều khát khao mong muốn học ở ngôi trường này dù chỉ một lần.

15 tháng 1 2019

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018

Các bạn thân mến!

Chắc hẳn, mỗi người trong chúng ta đều ấp ủ những niềm mơ ước riêng. Với tôi, niềm mơ ước của mình chính là trở thành một nghệ sĩ piano tài ba. Những ngày đầu, việc chơi đàn đã khó với tôi rồi, huống chi việc trở thành nghệ sĩ. Sau một hành trình tập luyện dài, tôi đã vô cùng hạnh phúc bởi mình đã chơi được những bản nhạc piano tuyệt vời. Hôm nay, tôi viết thư để kể cho các bạn nghe bí mật vì sao từ một cậu bé thiếu kiên trì, tôi đã làm được điều đó. Tất cả là nhờ bạn Bôm - người hùng trong trái tim tôi đấy các bạn ạ.

Nhắc đến người hùng, có lẽ trong tâm trí của những cô cậu học sinh như chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những người vĩ đại nhất: siêu anh hùng, siêu nhân nhện, thần đồng,... Cho đến khi, tôi vô tình biết cậu bé Bôm trên một chương trình truyền hình cuối tuần, tớ đã biết rằng người hùng còn là những người bé nhỏ thôi nhưng kiên cường, giàu nghị lực và vô cùng đáng ngưỡng mộ.

Bôm tên thật là Nguyễn Anh Tuấn. Năm nay, bạn ấy đã bước sang tuổi mười sáu. Bôm bao nhiêu tuổi là chừng ấy thời gian cậu đau đớn chống chọi với hội chứng xương cứng sớm cục bộ và đường thở hẹp. Ngay từ khi sinh ra, Bôm đã không may mắn có được hình hài vẹn nguyên như những đứa trẻ khác. Trán cậu gập lại, mặt hóp vào, đôi mắt lồi ra, chân tay dính vào nhau. Bôm và gia đình đã trải qua chặng đường dài với hơn chục ca đại phẫu để đưa Bôm về với hình dạng bình thường. Bôm phải chịu sự can thiệp của máy móc, của thiết bị y tế, của chất hóa học. Điều này có lẽ đã khiến Bôm đau đớn vô cùng. Cậu ấy thật đáng khâm phục đúng không? Nhưng điều bất ngờ hơn là Bôm có cùng một niềm mơ ước giống tôi: chơi đàn piano. Từ thuở hai tuổi, cậu ấy đã bị cuốn hút bởi những phím đàn. Lên ba, Bôm đã có thể chơi đàn. Năm mười lăm tuổi, Bôm trở thành học viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nhờ chương trình "Điều ước thứ bảy - Bản hòa tấu cha và con", Bôm được thực hiện ước mơ mặc vest thật bảnh và chơi piano thật cừ trên sân khấu lớn. Chao ôi! Cậu biết không, Bôm háo hức bước đến bên cây đàn, mải mê gõ từng nhịp, từng nhịp, du dương, rộn ràng... Khi nghe câu chuyện về người hùng bé nhỏ này, cả khán phòng đã nín lặng. Ống kính máy quay chỉ ghi lại một số khoảnh khắc xúc động của khán giả, nhưng tớ chắc một điều ai cũng nghẹn ngào.

Khi thanh âm từ cây đàn vang lên, trong tôi bỗng trỗi dậy một cảm xúc khó tả. Tôi nghĩ ngay đến ước mơ của mình và những tháng ngày chán chường khi tập luyện. Mỗi lần gõ nhầm phím, tôi luôn thể hiện thái độ nản chí bằng cách gõ thật mạnh lên phím đàn để trút giận. Tiếng đàn kêu vang liên hồi nhưng lòng tớ chẳng nguôi chán chường. Không ít lần, đầu ngón tay tôi bị đau, tôi đã chán ghét chơi đàn và có ý định từ bỏ. Khi ấy, tôi chẳng biết những người kém may mắn như Bôm lại chỉ mong có đôi bàn tay lành lặn để chơi đàn. Hình ảnh của Bôm hăng say tập luyện làm tôi kiên trì và quyết tâm hơn.

Bôm quả thực là một người hùng trong lòng tôi. Dù tôi chỉ biết đến cậu qua sóng truyền hình nhưng tôi tin cậu ấy đã vô cùng kiên cường, vô cùng dũng cảm để đấu tranh với chính tạo hóa và để chạm tay vào ước mơ. Chính Bôm là nguồn động lực để tôi hướng về ước mơ của mình. Tôi đã tự hứa là sẽ miệt mài tập luyện, sẽ không than phiền mỗi lần mỏi tay, sẽ không òa khóc chỉ vì mình sai nốt, lệch nhịp nữa.

Hẹn một ngày không xa, tôi sẽ hòa tấu những bản nhạc tuyệt vời!

15 tháng 1 2019

Thân gửi bạn

Trong những bức thư trước chúng ta đã trao đổi với nhau một cách rất hào hứng về chức vô địch AFF Cup 2018 của Đội tuyển Việt Nam. Và bạn có hỏi tôi về cầu thủ mà tôi yêu thích nhất phải không?

Nếu phải chọn ra cầu thủ ấn tượng nhất, tôi và chắc hẳn rất nhiều người khác sẽ nhắc đến Quang Hải, người hùng của đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam thời kỳ này.

Nhắc đến Quang Hải thì chúng ta sẽ nhớ đến những pha xử lý bóng khéo léo, đầy cảm hứng và sáng tạo vô tận của anh, cùng với khả năng sút xa trái phá, và khả năng đá phạt hoàn hảo.

Nhưng trên hành trình đến với chức vô địch AFF Cup vừa qua, chắc hẳn chúng ta cũng sẽ nhớ những lúc Quang Hải bị đối phương phạm lỗi liên tục, hết lần này đến lần khác, nhưng Quang Hải ngã xuống rồi vẫn đứng lên và thi đấu với tinh thần kiên định tuyệt vời.

Sự cứng cỏi của Quang Hải có lẽ là yếu tố quan trọng để anh bước vào môi trường bóng đá chuyên nghiệp từ rất sớm. Sau khi được đào tạo ở trung tâm bóng đá trẻ Hà Nội, cùng một thời gian được đào tạo ở trung tâm Hoàng Anh Gia Lai - JMG cùng lứa Công Phượng, Văn Toàn, Văn Thanh, Quang Hải đã sớm trưởng thành trên mọi cấp độ.

Tôi nhớ bắt đầu ấn tượng với Quang Hải trong màu áo U19 Việt Nam vào đến bán kết U19 Châu Á 2016. Rồi sau đó tôi càng ấn tượng hơn ở giải U20 World Cup 2017, nơi khả năng của Quang Hải và các đồng đội được thể hiện ở đấu trường thế giới dù chúng ta phải dừng bước sớm.

Ở giải đấu này cú sút đập cột của U20 Honduras có lẽ là dấu ấn lớn nhất của Quang Hải, đánh dấu sự tỏa sáng của ngôi sao mới trên bầu trời bóng đá Việt Nam ở tuổi 20.

Không lâu sau đó Quang Hải bắt đầu được gọi vào Đội tuyển quốc gia tham dự vòng loại Asian Cup và ghi được những bàn thắng đầu tiên.

Để rồi sang năm 2018, Quang Hải là nhân tố then chốt trong đội quân của huấn luyện viên Park Hang-seo liên tiếp có những chiến tích thần kỳ như giải U23 Châu Á, ASIAD, hay AFF Cup. Sẽ không ai trong chúng ta quên bàn thắng trong mưa tuyết trắng của Quang Hải ở trận chung kết U23 Châu Á, cùng phong độ tuyệt vời ở giải đấu này.

Sự ổn định của Quang Hải được duy trì giúp Đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup, và rất xứng đáng khi Quang Hải nhận giải Cầu thủ xuất sắc nhất giải.

Ở Hà Nội FC, lâu nay Quang Hải cũng sớm trở thành một thành viên trụ cột, với không ít "siêu phẩm" ở giải vô địch quốc gia. Tôi cũng rất ngưỡng mộ Quang Hải ở điểm này.

Bạn chắc cũng đồng ý Quang Hải hiện nay đã là cầu thủ số 1 của bóng đá Việt Nam, và tôi tin rằng Quang Hải sẽ còn đạt được những đỉnh cao mới trong tương lai.

Bản thân tôi thấy Quang Hải là người có cuộc sống ổn định, không có điều tiếng gì trong khi cũng rất chỉn chu khi xuất hiện trước truyền thông; điều đó khiến tôi khâm phục anh hơn.

Quang Hải không chỉ là thần tượng, là người hùng của tôi mà chắc cũng là người hùng trong lòng nhiều bạn trẻ bởi anh mang lại niềm tin mạnh mẽ rằng bạn có thể vượt qua các giới hạn, nhất là giới hạn của bản thân, một cách hoàn hảo.

Bạn thấy thế nào về Quang Hải? Hãy viết thư hồi đáp tôi sớm nhé.

Tôi chờ đấy.

Ký tên:...

15 tháng 1 2019

* Nữ:
- Năng lượng(kcal): 2200
- Prôtêin(g): 55
- Muối khoáng:
+ Canxi(mg): 700
+ Sắt(mg): 20
- Vitamin:
+ A(retinol): 600
+ B1(mg): 1,0
+ B2(mg): 1,5
+ PP(mg): 16,4
+ C(mg): 75

*Đây là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người VN, có j mọi người bổ sung thêm nha !!!