Sự bùng nổ đàn số dẫn đến những hậu quả gì? Địa lý 7 nhé, mình biết mình phạm lỗi
Gạch đá nhẹ tay,giúp mình nhé ^^
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời. Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết trong truyện.Đặc biệt là chi tiết ở cuối ,Thủy đã chạy nhanh về phía giường đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ. Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.Hai con búp bê luôn ở bên nhau cũng là tình cảm của hai anh em sẽ không xa rời.Đó còn là lời nhắn nhủ của tac giả đến mỗi chúng ta về hạnh phúc của gia đình là rất quan trọng.Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
Bài này từ nguồn google, bạn tham khảo nhé.
I. Mở bài: giới thiệu về cánh đồng vào buổi sáng
Em là một người con của nông thôn, của mảnh đất bao la bát ngát đồng xanh. Tuổi thơ của em luôn gắng liền với những cánh đồng thơm mùa sữa chín hay cánh đồng thơm mùi rạ vào mùa gặt. Em yếu cánh đồng quê em vào buổi sáng sớm, nó luôn cho e một cảm giác vô cùng bình yên và thư thái. Chỉ có ai ở nông thôn, gần gũi với cánh đồng mưới hiểu rõ được cảm giác này. Cánh đồng quê em vào buổi sáng đẹp vô cùng.
II. Thân bài
1. Tả khái quát:
- Buổi sáng quê em rất bình yên và thanh bình
- Tiếng gà gáy vang xa, báo hiệu một ngày làm việc đã đến
- Mặt trời thức giấc sau một giấc ngủ say
- Cánh đồng như một tấm lụa trải dài mang màu áo xanh tươi mát
2. Tả chi tiết:
a. Tả cảnh:
- Không khí se lạnh nhưng mang dáng vẻ của một ngày mới an lành
- Gió se thổi như muốn bắt đầu một ngày làm việc mát mẻ
- Sương đọng trên những cành lá đang dần bắt đầu tan
- Bầu trời mênh mông như một tấm lụa trải dài
- Đồng lúa chín vàng, hương lúa tỏa thơm ngào ngạt
- Những chú trâu đang lim dim mắt, chuẩn bị một ngày làm việc mới
- Những chú cò bay lượng, ngã mình xuống từng cọng lúa như tận hưởng hwuong vị buổi sáng
- Con đường làng trải dài, thẳng tắp
- Nắng nhẹ vươn vài vệt trên ngọn cây
b. Tả hoạt động:
- Mọi người bắt đầu công việc của mình
- Các cô chú đang nói chuyện vui vẻ vác cuốc ra đồng
- Thấp thoáng có vài bóng tát nước dưới đồng ruộng
- Bên kia cô gái đang thưởng thức mùi lúa
- Cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu
- Em đang tung tăng trên đường đi học
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh cánh đồng vào buổi sáng
Nhìn cánh đồng bao la bát ngát, nhìn quê hương thanh bình, em vô cùng yêu nơi em đã sinh ra và đang lớn lên. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương thêm xinh đẹp và một ngày càng giàu đẹp hơn.
Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng: “Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”. Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”. Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.
em hãy kể lại cho bố mẹ nghe 1 câu chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường dai 2,5 trang nha
Trong giờ ra chơi, em thấy có ba em nhỏ ngồi ăn bánh kẹo rất vui. Bỗng có một em nhỏ xả rác ở sân trường. Em nhắc: “Em ơi, đừng xả rác ở sân trường như vậy, mất vệ sinh lắm !” Em nhỏ đã nghe lời em và nhặt vỏ kẹo bỏ vào thùng rác. Về nhà, mẹ khen em: “Con gái của mẹ ngoan quá, con đã biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp, mẹ rất vui.” Em thấy rất vui và hãnh diện với các em nhỏ.
Chiều hôm qua, em đi học về đến nhà khi bô mọ còn đang bận việc ở cơ quan. Nhìn thấy nền nhà hơi bẩn, em cầm chổi quét từ trong nhà ra đến ngoài sân. Trước đây mẹ không cho em làm việc này vì mẹ muốn dành thời gian cho em học tập. Vừa quét xong thì mẹ cũng vừa về đến. Nhìn thấy nhà cửa sạch bóng, mẹ xoa đầu khen con gái mẹ đã lớn. Em cảm thấy rất vui vì đã làm mẹ vừa lòng.
Bài này từ nguồn google, bạn tham khảo nhé.
Mùa hè đến, những tiếng ve sầu kêu trong màu đỏ rực rỡ của cây phượng vỹ đầu làng. Em vui biết bao khi được ngắm khung cảnh quê em tràn đầy sức sống những ngày hạ sang. Đối với em, nó là cảnh đẹp tuyệt mỹ nhất.
Quê em là một vùng rất đỗi thanh bình, quanh năm người dân ở nơi đây trồng lúa, cấy cầy và chăm nuôi những con gia súc. Lối sinh hoạt bình dị và nồng hậu nên quê em được ban tặng một khung cảnh tuyệt vời. Khi hè đến, quê em như thay một màu áo mới xanh tươi và trong trẻo vô cùng. Em thích thú ngắm nhìn sự biến chuyển kì diệu ấy.
Sáng sớm, khi bình minh lên, ông mặt trời mang trên mình ánh sáng cam nhàn nhạt từ từ ngó lên sau những rặng tre xanh đầu làng. Ánh sáng xuyên qua những cành tre vừa mới tỉnh giấc đang rung động tạo ra những tia ánh sáng huyền ảo. Phía xa, từng tầng mây bàng bạc lơ lửng quanh đỉnh đồi xanh tươi còn phủ một lớp ánh sáng vàng nhẹ của không gian buổi sớm. Làng em, chú gà trống là dậy sớm nhất, nó trở thành chiếc đồng hồ báo thức sống cho dân làng. Một lần em dậy thật sớm, nhìn chú gà trống đứng oai vệ trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khắp xóm. Đó cũng là lúc người dân thức dậy để đi làm đồng. Mọi người kéo nhau ríu rít ra đồng làm việc, mấy cô mấy bác rục rịch chuẩn bị cho một phiên chợ sáng họp ở đầu làng. Con người thì vội vã, mải miết với công việc còn thiên nhiên cứ vậy, yên bình vô cùng.
Có lẽ, nếu không có kì nghỉ hè, em cũng sẽ như mọi người, sáng sớm cũng tất bật với việc đến trường, không thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp gần gũi và tràn đầy sức sống này. Mặt trời dần lên cao, tỏa những ánh nắng lấp lánh trên đỉnh đồi. Ánh nắng chan hòa mọi nơi, bao phủ cảnh vật, nắng tràn trên những ngôi nhà mái ngói đỏ đã bám một lớp rêu phong cổ kính, nắn xuyên qua những kẽ lá xanh non lộc biếc. Cái nắng sớm ở làng em, không chói chang gay gắt như nắng trưa mùa hè, không nhàn nhạt như nắng mùa thu mà nó là cái nắng ướt, nắng mới , cái nắng còn vươn chút sương đêm đọng lại trên những bông hoa trong vườn. Nhìn nắng hàng cau xanh mướt một màu ngọc bích. Cảnh vật như đang được tắm trong cái ấm áp của buổi sớm. Vài cây nhãn trồng trong vườn nhà em đang vẫy gọi lũ ong mật đến chung vui trong nắng sớm. Ra vườn, cũng là lúc em cảm nhận được mùi hương phảng phất nhẹ nhàng của buổi sớm tinh khôi.
Nhắc đến khung cảnh quê em vào hè, không thể bỏ qua đồng lúc xanh bát ngát trải dài đến chạm chân trời tạo nên một màu xanh hài hòa vô cùng. Màu xanh ấy như mời gọi sự sống, gọi những cơn gió hè man mát đến nơi đây làm cho những cây lúa xanh nghiêng mình rì rào vì vui thích. Trên đường làng, những chú trâu chăm chỉ cùng người nông dân đi cày, tuy giờ đã có máy móc nhưng những chú trâu luôn là một người bạn thân thiết với những người nông dân, với trẻ mục đồng. Nhớ về những chiều hè lộng gió, vài ba đứa trẻ mục đồng phụ cha mẹ đưa trâu ra những bãi cỏ. Chúng ngồi, nằm trên lưng trâu, đưa đẩy con sáo diều bay cao, vút lên từng tiếng sáo trầm bổng trong không gian, khơi gợi bao trí tưởng tượng phong phú của em. Có lẽ các bạn trên thành phố, không thể tận hưởng được những lúc thanh bình như thế. Được nằm trên bãi cỏ, nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm những đám mây đủ hình thù kì lạ. Ở quê, buổi chiều hè không hề oi bức như trên thành phố, không làm cho con người cảm thấy khó chịu vì khói bụi và tiếng còi xe inh ỏi trên con đường tấp nập xe cộ, mà nó rất yên bình trong trẻo mang hương vị của đồng nội và cỏ cây.
Đối với em, cảnh quê là cảnh đẹp nhất khi mùa hè đến. Dù các bạn có thích thú với những chuyến du lịch xa, những bãi biển cát vàng sóng vỗ thì em vẫn mãi say mê chính cảnh đẹp nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Đâu đó những tiếng ve kêu râm ran, những chiếc lá bàng rơi khe khẽ, đâu đó những cánh hoa phượng vĩ được xếp vào những trang giấy trắng của những cô bạn nữ sinh như báo hiệu một mùa hè nữa lại đến, một mùa hè cuối cấp, một mùa hè với biết bao kỉ niệm thân thương của ngày xa trường...
Nhìn những tà áo dài thướt tha trong gió của những cô bạn nữ sinh, nhìn những nét mặt chia tay bịn rịn của những cậu bạn học trò tôi lại nhớ về những ký ức ngày xưa, những tháng năm cắp sách đến trường với biết bao ước mơ, hoài bão.
Hồi ấy, còn là một cậu học sinh hồn nhiên mới lớn hay bướng bỉnh mà cũng lắm trẻ con, cũng có lúc ngoan hiền vì sợ thầy la mắng. Ôi ! Cái thời " mộng mơ " ấy đâu còn nữa, cứ mỗi lần nghĩ lại tôi lại thấy nhớ lắm những kỉ niệm một thời mà không bao giờ tôi quên được.
Nhớ lắm từng hàng ghế đá quen thuộc nơi tôi thường ngồi ôn bài và cũng hàng ghế đá ấy tôi nhớ về những buổi chuyện trò, tâm sự với những đứa bạn cùng nhau. Nhớ lắm những kỉ niệm buồn vui, những lúc sát cánh bên nhau, giúp đỡ nhau vượt qua trong học tập và nhớ lắm những tình yêu " chớm nở ", những rung động đầu đời của tuổi mộng mơ, tình yêu thời " cắp sách ".
Càng nghĩ lại sao càng thấy thân thương quá đỗi... Những trang nhật ký ngày nào đang cầm trên tay như muốn đưa tôi về ngày xưa ấy, sống lại cùng những năm tháng hồn nhiên, ngây thơ với biết bao ước mơ cháy bỏng và một lí tưởng sống không ngừng. Và chính những người thầy, người cô, những con người luôn tận tuỵ suốt những năm tháng ấy đã dìu dắt tôi đến bến bờ tri thức, để bây giờ mỗi khi nhớ lại là biết bao cung bậc, những cảm xúc khó tả biết chừng nào...
Năm tháng ấy như gắn liền với tôi biết bao nhiêu kỷ niệm về thầy cô, về bạn bè, về những bài học, những hành trang bước vào đời của những con người " lái đò " truyền đạt, tận tuỵ suốt đêm thâu soạn giáo án chỉ với một tấm lòng thương " trò ", mong " trò " có một tương lai phía trước.
Thầy cô ơi ! Thương lắm thầy cô àh, dù mai này trên đường đời có khó khăn, có chông gai thử thách con cũng sẽ vượt qua, bởi lẽ chỉ có thế mới đáp lại những gì mà thầy cô đã truyền đạt kiến thức làm hành trang để con bước vào đời...Xin dành tình cảm tốt đẹp nhất, những lời tri ân nồng thắm nhất dành tặng đến những người thầy, người cô đã cùng con đi qua những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời...
Và bạn ơi, tôi biết mỗi chúng ta ai cũng đã từng có một thời học sinh hồn nhiên nhiều kỷ niệm như thế...Đôi lúc khi tấp nập bồn bề với cuộc sống, đôi lúc khi đi qua ta lại lãng quên những năm tháng " mộng mơ ", những ngày xưa chất chứa biết bao hoài bão riêng mình ...Vậy thì bạn nhé ! Hãy nhớ về ngày xưa ấy, sống lại những năm tháng " học trò " ấy để thấy đâu đó những kỷ niệm thân thương trường lớp, những đứa bạn đáng yêu, tinh nghịch ngày nào và những con người " gõ đầu trẻ " mến yêu !
Mùa hè ấy...Tôi không sao quên được...Một thời cuối cấp khó quên...!
Mong rằng các bạn đừng bao giờ quên những gì đẹp nhất của tuổi học trò các bạn nhé...
Lớp chúng tôi mới có thêm một thành viên mới đó chính là Lan một người bạn đến từ miền Nam và bạn mới chuyển ra đây sống cùng với ông bà. Lan là một người bạn mới của tôi, bạn là một người bạn mới khá thú vị của tôi.
Tôi vẫn còn nhớ như in đó là một ngày thứ hai đầu tuần đó là lần đầu tiên tôi gặp Lan. Cô giáo giới thiệu lan mới chuyển từ miền Nam ra đay sinh sống ,bạn sẽ học cùng với chúng tôi và cô đã sắp cho bạn ý ngồi cạnh tôi. Lan là một đứa con gái khá xinh,tôi nghĩ thế. Bạn có vầng trán cao và rộng lộ ra vẻ thông minh của Lan khi bạn làm bài tập. Đôi môi đỏ tươi của bạn luôn nở nụ cười với tôi. Mỗi khi bạn cười bạn đều để lộ hàm răng trắng như ngọc trai và đều như hạt bắp vậy, Thân hình bạn mảnh mai dong dỏng mỗi sáng đi học bạn lại mặc bộ đồng phục của trường mà không hề cầu kì trong cách ăn mặc nhưng vẫn thể hiện được sự sạch sẽ của. Bạn ấy có một đôi mắt to tròn long lanh như hai hòn bi,đôi mắt ấy nhiều lúc khiến cho tôi cảm thấy giật mình vì nó rất đẹp. Mỗi khi được nói về những tạp chí những ngôi sao thù đôi mắt ấy lại sáng bừng lên hạnh phúc. Lan có mái tóc đen nhánh dài đến ngang lưng. Cậu ấy không thích để tóc dài như thế nhưng mẹ bạn ấy lại không cho cắt. Đây là một nỗi bận tâm của nó mà lúc nào nó cũng than phiền về điều đó khiến tôi nhiều lúc muốn cắt ngay mái tóc ấy hộ nó. Nhưng phải công nhận là mái tóc nó đẹp,chẳng hiểu sao nó lại muốn ắt nữa. Cái mũi hơi to là một điều đặc biệt trên gương mặt nó. Đôi môi chúm chím hình trái tim và đỏ mọng khiến tôi phải ghen tỵ. Nó là một đứa con gái khá giản dị không cầu kì không sang chảnh và đó là lí do tôi cũng thấy ấn tượng khi lần đầu tôi nói chuyện với nó.
Tưởng chừng như tình bạn giữa chúng tôi sẽ ngày càng tiến triển thì không bao lâu đó một chuyện đã khiến tình bạn ấy của chúng tôi không còn được thân thiết nữa và chúng tôi không thèm nhìn mặt nhau. Chuyện đó cũng bắt nguồn từ một đứa không hiểu chuyện như tôi. Chuyện bắt đầu vào một lần kiểm tra mười lăm phút môn văn phần tiếng Việt. Tối hôm trước do tôi mải xem phim quá nên tôi không học bài cũ. Khi cô giáo nói cô sẽ kiểm tra nên tôi thấy rất run không biết nên làm sao. Tôi với lên hỏi xem Lan đã học bài chưa thì Lan trả lời là học rồi. Thế là tôi bớt run hơn tôi có thể nhờ vả vào Lan, tôi yên trí đợi Lan làm xong rồi sẽ giúp tôi thôi.
Nhưng trái với suy nghĩ của tôi là nó tuy đã làm xong nhưng vẫn không cho tôi chép. Tôi nghĩ chắc nó quên nên tôi nhắc nó nhưng nó vẫn không có thái độ gì. Cơn tức của tôi khi ấy lên đến đỉnh điểm tôi tức nó và tức cả mình sao lại kết bạn với một đứa không giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn như. Tôi tức lắm tự nhủ với mình không thèm nói chuyện với nó nữa. Thế là tôi không thèm nói chuyện với nó cho đến một ngày tôi bị ngã gãy chân không thể đi học được. Biết chuyện nó đén nhà tôi nới nguyện làm xe ôm cho tôi. Tôi vẫn chưa nguôi giận bảo nó lúc cần giúp thì không giúp giờ thì đến làm gì. Nó bảo việc gì tốt cho cậu tớ sẽ làm. Nghe đến đây tôi cảm thấy ngại ngùng không dám nói gì. Thế rồi nó bắt chuyện với tôi như hồi chúng tôi mới quen nhau vậy. Dặn mình không được nói chuyện với nó nhưng rồi không biết tại sao tôi tiếp lời nó một cách vô thứ. Một tuần tôi bị gãy chân cũng là một tuồn nó chở tôi di học và đối với tôi đó la những ngày tháng tôi không bao giờ quên được.
Rồi cứ thế dần dần chúng tôi lại nói chuyện bình thường như trước đây. Chúng tôi quên những chuyện cũ không nhắc tới nó nữa. Tôi cũng thầm thấy vui vì mình bị đau chân vì nếu không có chuyện đó thì tôi cũng sẽ không thèm nghe tất cả mọi điều nó nói và đương nhiên chúng tôi cũng sẽ không thể có được một tình cảm thân thiết như bây giờ. Biết tôi bị đau chân nên khó tiếp thu việc học nhanh được cộng thêm việc những buổi đi viện khám lại tôi không lên lớp được nên mỗi buổi chiều nó thường đến nhà tôi để giúp tôi việc học nên chúng tôi càng thân nhau hơn. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình thật là trẻ con so với nó. Kỉ niệm đó để lại cho cả hai chúng tôi những bài học rất khó quên. Chúng tôi tự hứa với nhau dù sau này có xảy ra chuyện gì đi nữa thì chúng tôi sẽ không bao giờ tránh mặt nhau mà sẽ đối diện để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi.
Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều từ khi có nó. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này,trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi
Hậu quả của việc bùng nổ dân số là:
-Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử sẽ ko cân bằng =>Thiếu đất để ở cũng như là diện tích sinh hoạt.
- Khi có nhiều người sinh ra ta ko thể đảm bảo họ hoàn toàn là những ng tốt, và vì thề tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách bừa bãi là rất có thể xảy ra, cũng như các tệ nạn xã hội sẽ ngày càng nhiều hơn nếu đó là những ng xấu...
- Bình quân lương thực theo đầu ng sẽ giảm mỗi ng sẽ nhận ít hơn số lượng ban đầu.
- Trường học có thể sẽ ko đủ để đáp ứng nhu cầu của ng dân vì trẻ em sinh ra quá nhiều.
- Kinh tế gia đình sẽ bị gẩm đi do có thêm nhân khẩu.
-....................