K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2020

Bà em năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Dáng người bà nhỏ nhắn, bà không còn đi lại nhanh nhẹn như ngày xưa, mà bây giờ cây gậy luôn dìu bà bước từng bước chậm rãi, vững vàng. Lưng bà hơi còng có lẽ bởi gánh nặng mưu sinh suốt cả đời người đã đè nặng lên dáng hình bà. Đôi mắt bà không còn tinh tườm như trước nữa nhưng ánh nhìn của bà vẫn hiền từ, trìu mến như ngày nào. Gương mặt bà xuất hiện những chấm đồi mồi, nếp nhăn qua ngày tháng. Em không biết rằng đôi khi mải chơi, không nghe lời bà khiếm bà phiền lòng, em đã thêm một nếp nhăn trên gương mặt phúc hậu ấy khi để bà lo âu, suy nghĩ  về mình. Em yêu nhất mái tóc bạc trắng như cước của bà. Sao lúc nào áng tóc ấy của mượt mà, gọn gàng và thoang thoảng hương thơm dìu dịu của hoa bưởi, trái bồ kết. Giọng nói của bà trầm ấm, bà thường nói chuyện từ từ và nhã nhặn khiến người đối thoại cảm thấy thoải mái. Đôi lúc em hờn dỗi, bà nhẹ nhàng nựng em; Lúc em làm sai điều gì, giọng nói của bà nghiêm nghị hơn mà nó khó giấu nổi nét buồn hiện trên ánh nhìn của bà. Bà em vẫn giữ phong tục ăn trầu, bà nói rằng làm như vậy răng sẽ chắc hơn. Không chỉ thế, mỗi sớm bà thường dậy trước cả nhà một chút để pha trà. Điều đó dường như trở thành nếp sống của bà.

30 tháng 3 2020

Câu 2 :                                            Bài làm 

Hiện nay ,tình hình dịch bệnh covid -19 ngày càng trở nên phức tạp .Cả đất nước đang chung tay chống dịch .Mà đứng đầu chiến tuyến ấy ,là những y , bác sĩ với  màu áo trắng tinh khôi .Từ trước đến nay ,hình ảnh các y bác sĩ với chiếc áo blouse trắng luôn giống những thiên thần mang lại sức khỏe cho mọi người .Họ làm một nghề vất vả mà cao quý .Đặc biệt khi dịch bệnh đến ,họ lại phải chiến đấu ở tuyến đầu như những người chiến sĩ kiên cường .Em rất yêu quý các y bác sĩ và luôn đồng cảm với những khó khăn họ đang phải chịu đựng . Em hi vọng mọi người cùng nhau chung tay vượt qua thời kì khó khăn này ,để ngày mai ,chúng ta lại có một bầu trời tươi sáng .

29 tháng 3 2020

Dàn ý miêu tả một buổi sáng bắt đầu ở quê em

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sớm ở quê em (tiếng gà gáy ò ó o o.... báo bình minh đến).

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Mọi vật đang say ngủ trở mình thức giấc. Gà lục tục xuống chuồng, lợn ụt ịt đòi ăn, mọi người chuẩn bị đưa trâu bò ra bãi chăn thả, các bà các chị nhóm bếp nấu cơm sáng.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Màn đêm dần dần tan loãng trong ánh sáng của ông mặt trời đang nhô lên.

- Những hạt bụi nắng rắc lên cánh đồng còn mờ sương, phủ lên mái nhà, vòm cây ánh sáng tinh khôi như bụi phấn của hoa cỏ.

- Xe bò đi lộc cộc trên đường làng.

- Nhà nhà trở dậy dọn dẹp, giặt giũ, cho gia cầm, gia súc ăn.

- Thoảng trong không gian mùi khói bếp lẫn hương thơm của hoa cau.

- Trên mái bếp, những làn khói nhạt bay lên mảnh như tơ.

- Bầy gà mái mẹ lục tục dẫn con đi ăn. Chú gà trống bỗng chốc gáy vang ò ó o o... giục giã rồi lục tục gọi mấy cô gà mái bới giun.

- Ông mặt trời toét miệng cười phô ánh hồng rực rỡ chiếu sáng cánh đồng.

- Những mái ngói nhà dân đỏ tươi dưới nắng.

- Màn sương loãng dần trên lá lúa, ngọn cỏ, những giọt nước lấp lánh dưới mai hồng.

- Vườn cây, ngọn tre lao xao với gió lời chào hỏi của một ngày mới. Em đi bộ tới trường với tâm hồn hăng hái, sảng khoái của buổi ban mai.

- Một ngày mới thanh bình của làng quê em bắt đầu.

3. Kết luận:

- Em yêu quê, gắn bó với quê và yêu từng buổi sáng, từng cảnh vật quen thuộc của làng quê em.

- Lớn lên, đi học xa, em chắc chắn sẽ nhớ quê nhiều lắm.

1. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương

- Mùi lúa chín thơm

- Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá

b. Tả chi tiết:

+ Khi trời còn tối

- Trời mát mẻ, dễ chịu

- Bầu trời tôi tối

- Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến

- Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn

- Có vài nhà bật đèn

- Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ

- Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục

+ Khi trời bắt đầu sáng

- Bầu trời bắt đầu sáng tỏ và xanh hẳn

- Hầu như mọi người đều đã dậy

- Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre

- Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều

- Những chú chim kêu rả rích

+ Khi trời sáng hẳn

- Mặt trời lên, trời trong xanh

- Nắng bắt đầu gắt

- Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường

- Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng

- Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả

- Gió thổi những cơn nhẹ nhàng

- Còn vài giọt sương còn đọng trên lá.

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở

- Nêu tình cảm với quê hương

 Và gắn bó với quê hương như thế nào.

29 tháng 3 2020

Câu 1: Từ nào không chỉ màu sắc của da người?

A. hồng hào       B. xanh xao           C. đỏ ối                D. tươi tắn

Câu 2: Thành ngữ, tục ngữ nào nói về lòng tự trọng?

A. Cây ngay không sợ chết đứng                    B. Giấy rách phả giữ lấy lề

C. Thẳng như ruột ngựa                                    D. Thuốc đắng dã tật

Câu 3:Từ nào khác với từ còn lại?

A. mưa rải rác                   B. mưa đá                 C. mưa ngâu              D. mưa rào

Câu 5: Gạch chân dưới từ láy:

ngon ngọt , hương hoa, phương hướng, nhẹ nhõm, thành thị, non nước, gần gũi.

29 tháng 3 2020

1.C

2.D

3.A

4.Từ láy: nhẹ nhõm, gần gũi

29 tháng 3 2020

They playing football 

29 tháng 3 2020

Môn thể thao ưa thích của họ là gì?

30 tháng 3 2020

câu rút gọn 

31 tháng 3 2020

trả lời :

- Thương người như thể thương thân thuộc kiểu câu rút gọn

=> Rút gọn thành phần chủ ngữ.

chúc bạn học tốt

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chươngmà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏtrông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)
d. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học môn Ngữ văn
trong nhà trường phổ thông.

0
29 tháng 3 2020

Cái “lẽ thường tình” mà Minh Huệ nói đến vừa đơn giản lại vừa thiêng liêng, đó chính là vì “Bác là Hồ Chí Minh”, là một vị lãnh tụ gần dân, lo cho dân và vì nhân dân. Bác là người còn lo trăm công nghìn việc to lớn của đất nước, lo cho kế hoạch tác chiến và đường đi nước bước của kháng chiến, hành trình chiến dịch khó khăn Bác cũng đã xông pha và nếm trải cùng chiến sĩ. Thế nhưng đêm đến Bác không nghỉ và không ngủ, nỗi lo còn đau đáu trong lòng Bác, làm sao Bác yên lòng khi việc nước chưa yên, dân và quân còn đang chịu khổ, chịu lạnh ngoài rừng.
học tốt

"... Có lẽ văn nghệ rất kị "trí thức hóa" nữa. Một nghệ thuật đã trí thức hóa thường là trừu tượng, khô héo. Nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hằng ngày. Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao...Tôn-xtôi vắn tắt:Nghệ thuật là tiếng nói...
Đọc tiếp

"... Có lẽ văn nghệ rất kị "trí thức hóa" nữa. Một nghệ thuật đã trí thức hóa thường là trừu tượng, khô héo. Nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hằng ngày. Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao...Tôn-xtôi vắn tắt:Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm ..."
a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
b. Xét về mục đích nói, câu văn:"Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao." thuộc loại câu nào ?
c. Phần sau dấu phẩy trong câu văn:" Nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hàng ngày." thuộc thành phần nào của câu?

1
3 tháng 4 2020

a. Nghị luận

b. Câu nghi vấn.

c. Vị ngữ.

Câu 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.       b.Ông giáo hút thuốc trước đi.   c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. Câu 2:Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới,...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?
a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.     
  b.Ông giáo hút thuốc trước đi. 
  c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. 

Câu 2:Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân 1968” của Bác Hồ, chỉ ra và cho biết chức năng của câu cầu khiến được sử dụng trong bài thơ?
               “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
               Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
               Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
               Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”

Câu 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. 

1
30 tháng 3 2020

Câu 1:

- Các câu trên là câu cầu khiến vì có đặc điểm hình thức là có từ cầu khiến : a) hãy, b) đi, c) đừng.

- Câu (a) vắng chủ ngữ. Đây là lời người trên nói với người dưới. Chủ ngữ phải là người nghe (Lang Liêu).

-Câu (b) chủ ngữ là ông giáo.

-Câu (c) chủ ngữ là chúng ta.

Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.

a) Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.—> Không thay đổi ý nghĩa, làm rõ đối tượng tiếp nhận hơn và lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn.

b) Hút trước đi. -> Thay đổi ý nghĩa : ý cầu khiến mạnh hơn; câu nói sỏ sàng, trịch thượng, khiếm nhã hơn.

c) Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không —> Thay đổi ý nghĩa: trong những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói.

Câu 2:

-Câu cầu khiến trong bài thơ trên: Tiến lên! Toàn thắng ắt về phía ta

-Có tác dụng: Khuyến khích nhân dân ta đoàn kết , quyết tâm đánh giặc.

Câu 3: 

Về hình thức:

a. Không có chủ ngữ

b. Có chủ ngữ là :Thầy em

Ý nghĩa:

a. Ý nói cố gượng dậy để húp cháo (bệnh nặng).

b. Ý nói cố dậy nhưng có thể húp cháo (bệnh nhẹ)

Câu b. : Làm giảm chức năng của câu như chức năng câu cầu khiến.

Chúc bạn học tốt!!!