hãy viết một bài văn tả về một khu phố mà em thích nhất
giúp mình nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Đặc điểm của văn nghị luận ?
Đặc điểm của văn bản nghị luận. Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục. Luận cứ có vai trò làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ cũng phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết phụ
Câu 2: Bố cục của văn nghị luận gồm mấy phần ? Nêu đặc điểm của từng phần.
Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:
- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
- Kết bài : Nếu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
• Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
học tốt
chỉ cần trả lời tui hộ phần c thui các phần trước tui làm rùi ahihi
Giữa đông ngỡ bụi chà rào,
Hết đông hoa nở một màu hồng tươi.
Cây gì lạ thế bạn ơi,
Xuân về ai cũng thích chơi trong nhà?
Nhắc đến hoa xuân, loài hoa đầu tiên trong tâm tưởng mỗi người con đất Việt chắc chắn sẽ là hoa đào, hoa mai. Chẳng rõ từ bao giờ, loài đào hồng tươi đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày đón xuân của nước ta.
Cây đào được trồng nhiều ở vùng ôn đới, nơi có khí hậu ôn hòa. Trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta, đào xuất hiện nhiều ở vùng Bắc Bộ. Điều này dễ hiểu bởi phía Bắc chúng ta năm nào cũng đón những đợt gió mùa lạnh buốt về. Nhưng đào lại ưa thích cái lạnh buốt ấy, ủ trong mình những mầm non, nụ xanh chờ ngày bung nở. Mùa xuân về, các bản làng vùng cao hay ở vùng thủ đô Hà Nội đều tràn ngập sắc thắm của đào. Tên khoa học cây đào là Prunus Persica. Đào có nhiều giống khác nhau nhưng nhiều hơn cả là đào bích, đào phai.
Dù là giống nào, cây đào cũng có vẻ giống nhau về thân, cành, lá và hình dáng của hoa. Hoa đào năm cánh nhỏ tựa những ngôi sao đỏ hồng. Cánh hoa đào mịn màng như đôi má, đôi môi người thiếu nữ. Nụ hoa nhú lên màu hồng phai đẹp mắt. Cuối đông, cây đào bao giờ cũng rụng hết lá. Cành đào khẳng khiu chống chọi với gió đông. Chỉ khi có mưa phùn, có nắng mới, đào bắt đầu ra nụ, đơm hoa. Điều đặc biệt là hoa đào bao giờ cũng chờ ngày mùng Một Tết để đua nhau nở rộ. Có lẽ vì thế mà hoa đào trở thành một nét đẹp văn hóa trong lễ tết cổ truyền dân tộc.
Với người Việt, hoa đào là loài hoa tượng trưng cho may mắn, bình an và hạnh phúc. Người ta cắm những cành đào hồng tươi giữa nhà vào dịp xuân hết, Tết đến để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Đào khoe sắc tỏa hương ngày Tết là báo hiệu một năm đã qua, một năm nữa lại về. Ai ai cũng ngược xuôi chọn cho gia đình những cành đào đẹp nhất để cầu một nắm mới an vui. Đào thực sự đã trở thành loài hoa không thể thiếu trong Tết cổ truyền Việt Nam. Những cánh đào hồng tươi gói ghém tinh hoa đất Việt, gói ghém tâm hồn con người Việt, gói ghém cả niềm hi vọng về những điều mới mẻ sắp đến…
Nguồn: https://thuthuat.taimienphi.vn/gioi-thieu-mot-loai-hoa-hoac-mot-loai-cay-41641n.aspx
Bài làm :
Hoa mai mang vẻ đẹp thanh tao. Hoa năm cánh nhỏ xinh xắn, trắng phau, gốc và cành khúc khuỷu. Hoa mai thường nở đều một loạt, đậu chỉ trong vòng nửa tháng rồi tàn. Nếu được ánh sáng đông soi rọi vào cây mai đương nở hoa thì trông có vẻ trong trắng vô ngần. Hoa bắt ta phải liên tưởng đến tuyết sạch giá trong. Nếu được hương sắc, hoa mai thật là một danh hoa. Hoa mai nở độ mười lăm ngày thì tàn. Mà cái cảnh hoa mai rụng cũng thật có ý nghĩa. Chỉ một cơn gió thoảng qua cũng đủ làm cho bao cánh hoa trắng rất nhẹ nhàng, êm ái bay theo gió, là là rơi xuống đất. Chừng như hoa mai đã nở thì cố giữ được tấm thân trong trắng, mà lúc phải tàn tạ thì cái chết như không.
Trả lời
Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.
Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.
Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng,
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…
~Học tốt!~
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực. Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.
Hai chữ đầu của hai câu thơ là hình ảnh người và trăng (Nhân — nguyệt, nguyệt — thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sông trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ớ đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày. Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chôn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm:
“Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng dâu chỉ còn là đốì tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân. Cuộc sống trong tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, tràn ngập sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó. Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
# tham khảo #
học tốt
Quê em có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương trong mùa hè. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh.
Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
câu có bp ss :
Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh.
-em đã sử dụng biện pháp so sánh rất tài tình . hình ảnh được so sánh dòng sông phương diện so sánh là như hình ảnh so sánh là : 1 lớp bạc óng ánh.nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của dòng sông khi đêm tới ; khiến cho người đọc cảm nhận được vầng trăng như quen thuộc ; gần gũi đến lạ thường. Vẻ đẹp của dòng sông được kết hợp với ánh trăng như được tỏa sáng lung linh giữa đem khuya tối muộn
Bạn tham khảo bài này nha.
Tháng 3 đã về trong sự háo hức, hân hoan của tất cả đoàn viên, thanh niên của cả nước . Vào một ngày đẹp trời như hôm nay, trước khi tôi khoác lên mình màu áo xanh thanh niên tình nguyện, tôi có ngó đầu qua cửa sổ và nhìn thấy cảnh sắc tươi đẹp ở khu vườn nhà mình. Vẫn còn dư vị của sắc xuân , những khóm hoa lan trong vườn vẫn còn nở rộ và tươi mới . Một vài giọt sương đêm vẫn đang đọng lại trên lá cành. Ông mặt trời cũng bắt đầu nhô cao lên, chiếu những tia nắng dịu nhẹ xuống làm bừng sáng cả khu vườn . Những giọt sương còn vương trên cành lá được ánh sáng chiếu vào khiến chúng trở nên long lanh hơn , tựa như những viên ngọc được đính kèm nền xanh của chiếc lá . Xa xa phía góc phải khu vườn là giàn hoa thiên lí . Chưa vào đúng mùa hoa nên thiên lí chưa nở rộ, chỉ có những nụ non xuất hiện thấp thoáng trên giàn. Dù vậy nhưng sự điểm xuyến của sắc hoa ấy cũng làm cho khu vườn trở nên phong phú và đa dạng sắc màu hơn. Quả thực buổi sáng được ngắm nhìn vườn hoa khiến tôi cảm thấy tâm hồn mình được thư thái và dễ chịu hơn nhiều. Khép cửa sổ lại , khoác áo thanh niên lên mình , tôi cảm thấy cơ thể mình tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày mới đầy ý nghĩa.
HOK TỐT !
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
học tốt
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn đề tài vô tận, là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, đối với Hồ Chí Minh, trăng như một người bạn tâm tình, tri kỉ, luôn đồng hành cùng Người trên suốt chặng đường cứu nước gian khổ.
– Khái quát giá trị: Bài thơ “Ngắm trăng” đã thể hiện tình cảm đặc biệt giữa thi nhân với trăng, thông qua đó bộc lộ phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-ngam-trang-ngan-gon-nhat
Dân tộc Việt Nam ta, từ ngàn đời xưa đến nay, các thế hệ đi trước, cha ông ta đã đúc kết rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, để lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, những lời răn dạy quý báu. Có những câu ca dao, tục ngữ, đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam ta, từ ngày còn thơ bé, chắc hẳn ai cũng được nghe những câu như “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”… Những câu tục ngữ đó ai cũng được nghe, được dạy, nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của nó. Trong vô vàn những câu tục ngữ được truyền đạt lại từ thế hệ đi trước, em thích nhất là câu “Uống nước nhớ nguồn”.
Vậy Uống nước nhớ nguồn là gì? Chúng ta hiểu như thế nào về Uống nước nhớ nguồn? Có thể hiểu nôm na, ngắn gọn, “uống nước nhớ nguồn” tức là khi chúng ta được hưởng thành quả của những người khác đã làm, để cho mình có đc một cuộc sống, hoặc một điều gì đó tốt đẹp hơn, thì chúng ta cần phải nhớ đến công lao của những người đã hy sinh, để ta được hưởng những thành quả đó.
Đối với chúng ta, công ơn lớn nhất có lẽ là ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta được cha mẹ sinh ra, rồi nuôi dạy đến khi khôn lớn, chúng ta cần phải nhớ đến công ơn của cha mẹ ta.
Chúng ta được sống trong thời đại hòa bình, đất nước độc lập, chúng ta cũng cần phải nhớ đến công ơn của những thế hệ anh hùng đi trước, những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh thân mình để đời sau có được cuộc sống hòa bình, ấm no.
Với người dân Việt Nam ta, hàng năm thường tổ chức lễ vu lan báo hiếu vào ngày 7/7, đó là để tưởng nhớ đến công ơn của bậc sinh thành, cũng như những thế hệ đã ngã xuống bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Đó thật sự là một nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
Uống nước nhớ nguồn, nhớ nguồn không chỉ là nhớ đến những công lao đó. Mà chúng ta còn cần phải tiếp tục phát huy những giá trị của những điều đó. Ví như nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô. Chúng ta cần phải cố gắng chăm chỉ học tập, trở thành những người có ích cho đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết nhớ đến công ơn của người đi trước, cũng có những “ con sâu làm rầu nồi canh”. Họ ngược đãi chính cha mẹ mình, những người đã sinh thành và nuôi nấng họ. Không chỉ thế, họ không biết nhớ đến công ơn của những thế hệ đi trước, hoặc những người đã giúp đỡ mình,họ sẵn sàng phủ nhận những điều người khác đã giúp đỡ mình. Thật sự đau lòng cho những con người như thế.
Thật vậy, mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đã và đang sinh sống trên mảnh đất hình chữ S tươi đẹp này, cần phải tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cùng nhau xây dựng một đất nước đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn, để các thế hệ sau có thể cùng nhau “Uống nước nhớ nguồn”.
Tham khảo nhé!
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
"Uống nước nhớ nguồn"
Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay, khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.
Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.
Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị người đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian... Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.
Chúc bạn học tốt!
Em đã được đi thăm khá nhiều cảnh đẹp nổi tiếng - đó là những phần thưởng của bố mẹ dành cho em mỗi khi em đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng dù vậy, em vẫn thấy yêu mến, gắn bó với khung cảnh quen thuộc, giản dị của khu phố nơi mình ở.
Khu phố em nằm bên cạnh trung tâm dịch vụ thương mại nên lúc nào cũng nhộn nhịp và đông vui. Từ tờ mờ sáng, sau một giấc ngủ dài, phố xá như bừng tỉnh dậy Các dãy nhà cao tầng hai bên đường đứng sừng sững như thách đô với đất trời Những cánh cửa sắt khổng lồ như một lá chắn từ từ được xếp lại đẻ lộ ra bén trong là những gian hàng mua bán. Nơi đây bày bán bàn ghế, chỗ kia là gian hàng may mặc, chỗ nọ là cửa hàng bách hóa… Gần như nhà nào cũng trở thảnh cửa tiệm buôn bán. Thỉnh thoảng mới xen vào là một gian nhà để ở. Ông mặt trời bắt đầu hé những tia nắng dịu dàng chiếu xuống khu phố chợ xóa tan màn đêm đen tối. Và đường phố xuất hiện bóng người. Những hàng cây trồng ven đường như cố phô sắc nên vươn những cành lá xanh um còn đọng sương đêm. Một làn gió nhẹ thổi qua, chúng khẽ lay động vẫy tay chào một ngày mới.
Từ trong các hẻm nhỏ, vài chiếc xe ba gác ì ạch chở hàng ra chợ. Xe nào xe nấy đều được chất cao hàng hóa… Trên lề đường khách bộ hành thong thả bước chân chầm chậm như đang hít thở không khí trong lành của buổi ban mai. Rẽ sang tay trái là một dãy nhà trệt, cổ xưa có lối kiến trúc giống nhau. Đây là khu dân cư nên sinh hoạt có vẻ muộn màng hơn. Nhà nào cũng có cửa rào, có trồng hoa trước sân hoặc trồng những cây che bóng mát như cây mận, cây trứng cá… để vào mùa hè làm giảm bớt sức nóng gáy gắt của ông mặt trời. So với các dãy phố khác, nơi đây yên tĩnh hơn.
Trên các ngõ đường chỗ nào cũng có người qua kẻ lại tấp nập. Các cửa hàng tuy là buổi sáng mà đèn vẫn sáng choang, người mua ra vào lũ lượt. Người bán hàng ăn mặc tề chỉnh, lúc đi đến nơi này, lúc chạy sang chỗ khác để mời mọc hoặc lấy hàng cho khách. Tuy bận rộn, lăng xăng như vậy, thế nhưng họ vẫn vui vẻ tiếp đón nồng hậu với khách hàng. Trước một cửa hiệu buôn bán, trẻ em đang chơi trò chơi điện tử. Từ trong gương mặt, đôi mắt ánh lên một niềm say sưa khôn tả. Tay cầm bộ phận điều khiển máy còn đôi mắt dán chặt vào màn hình, nhanh nhẹn và thành thạo, các em bấm nút liền tay cười thích thú. Chốc chốc tiếng reo hò vang lên rộn rã. Ngoài đường xe cộ qua lại như mắc cửi. Đủ các loại: xe ô tô, xe đạp, xe máy… chen chúc nhau lao nhanh trên mặt đường. Tiếng xe cộ, tiếng nói cười, tiếng đồ vật chạm vào nhau… tao nên một âm thanh thật là hỗn độn. Hòa lẫn vào âm thanh ấy là những thông báo của Ủy ban được phát ra từ một chiếc loa gắn trên cao của một trụ đèn đặt ở ngã ba đường.
Đây là một khu phố đông vui và nhộn nhịp nhất, mọi việc diễn tiến thật đều dặn như hết ngày rồi đến đêm. Chính vì vậy mà mỗi khi đi đâu xa em vẫn hình dung rất rõ từng dãy nhà, từng con đường thân quen ấy, nơi em sinh ra trưởng thành.
#tham khảo #
học tốt
thanks