K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2018

Bố kính yêu của con!

Thưa bố con đã đọc thư của bố cả hàng trục lần và con vô cùng xúc động bố à cổ họng con như ứ đọng lại con không sao nói lên lời nào. Giờ đây con đã thuộc từng dòng từng câu chữ một. Trước mặt bố con có thể đọc cho bố nghe không thiếu từ nào.

Đọc thư bố con đã nhận ra sự hy sinh lớn lao của mẹ mà giờ con mới biết. Con đã không biết rằng cả đời mẹ đã hi sinh vì con. Mẹ đã phải mệt mỏi khổ như thế nào khi mang thai con chín thắng mười ngày và hi sinh biết nhường nào khi nuôi con khôn lớn. Con đã không biết được rằng mẹ đã không hề ngủ khi con ốm, con đau.

Cả đời mẹ đã hi sinh cho con. Con vô cùng xấu hổ vì hành động vô lễ của mình. Nếu không nhờ bố chỉ ra thì con mãi sẽ không nhận thấy sai lầm to lớn của mình được. Con thật bất hiếu phải không bố? Con đã không biết quý trọng tình thương mà bố mẹ dành cho con mà còn phụ nhận nó. Con đã làm cho mẹ con buồn, mẹ phải suy nghĩ nhiều, mẹ phải khổ vì con.

Nhìn mẹ càng ngày càng già đi vì phải lo toan đủ thứ con mới biết mình sai lầm đến mức nào. Trưa nay khi mẹ đi làm về con nhìn thấy lưng mẹ ướt vì mồ hôi, mặt mẹ tái nhợt da xanh xao vì mệt mỏi. Con càng ân hận vồ cùng và thương mẹ biết nhường nào. Tối nay sau bữa cơm con sẽ đến bên mẹ và xin mẹ tha thứ lúc đó con muốn bố đứng bên cạnh để chứng kiến được không bố?

Bố ơi! Con xin lỗi bố! Con mong bố hãy tha thứ cho con. Con mong là mỗi lần mà con mắc khuyết điểm thì bố lại giúp con chỉ ra khuyết điểm bố nhé! Con hôn bố.

Con yêu bố nhiều lắm. con yêu mẹ lắm lắm…..!

11 tháng 9 2018

Đầu tiên là giới thiệu về bản thân.

Sau đó kể về đất nước, những gì đẹp và phong phú của đất nước ấy. Kể về những gì mà đất nước ấy đã đạt được.

Chủ tịch nước là ai?

Nêu những vấn đề cần khắc phục của đất nước ấy. Bạn có thể dùng những từ: (tuy nhiên,nhưng,...)

Sau đó kết thúc buổi thuyết trình của bạn, Nhưng bạn cần nhớ: Phải ĐỌC DIỄN CẢM,NHẤN GIỌNG Ở VẤN ĐỀ CẦN KHẮC PHỤC. 

9 tháng 9 2018

bài ca dao là lời của người phụ nữ xã hội phong kiến 

dựa vào từ thân em

– Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

9 tháng 9 2018

bạn không nên đăng những câu hỏi linh tinh nha

ai đồng ý với mk thì k nha

^-^ cảm ơn

9 tháng 9 2018

mik ko có ai 

ko đăng câu hỏi linh tinh nữa nhé

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 9 2018

a. Câu ca dao là lời của cha mẹ nói với con cái. Dựa vào từ "con ơi" ta nhận biết được điều đó.

b. Tình cảm nổi bật được thể hiện qua bài ca dao:

Thông qua hình thức lời ru ngọt ngào tha thiết, người mẹ muốn gửi gắm tìm cảm và dặn dò con. Người mẹ muốn con hiểu thấu được những vất vả, cực nhọc, lo toan của cha mẹ dành cho con. Đồng thời cha mẹ cũng muốn con hãy biết trân trọng, biết ơn tình cảm ấy mà "ghi lòng tạc dạ".

13 tháng 9 2018

cảm ơn bạn nhìu nha

9 tháng 9 2018

Tên gọi của mỗi tôn giáo đều mang một ý nghĩa riêng, có khi nó liên quan đến một địa danh, một nhân vật sáng lập, một điển tích lịch sử hay mỗi xu hướng giáo lý, thần học. Cũng có khi tên gọi của một tôn giáo xác định mối quan hệ mang tính lịch sử... Tên gọi của đạo Tin lành, có một ý nghĩa riêng và chỉ rõ mối quan hệ giữa đạo Tin lành với các tôn giáo trong Kitô giáo.

Vào đầu Công nguyên, ở vùng Trung Cận Đông thuộc vùng đất của đế quốc La Mã xuất hiện một tôn giáo mới thờ Đấng Cứu thế - ngôi hai Thiên Chúa, tiếng Hy Lạp là Jésus Christ. Danh xưng Jésus Christ dịch qua tiếng Việt là Giê-su Ki-ri-xi-tô, gọi tắt là Giêsu Kitô; chữ Jesus dịch qua âm Hán là Gia tô; chữ Christ là Cơ đốc. Như vậy, đạo thờ Đấng Cứu thế có những tên gọi theo cách dịch khác nhau: đạo Kitô, đạo Giatô, đạo Cơ đốc. Từ tôn giáo địa phương thế kỷ IV đạo Kitô trở thành tôn giáo của đế quốc La Mã rộng lớn và thường được gọi là Catholic. Thực ra tên gọi Catholic có từ rất sớm để chỉ những cộng đồng Kitô giáo ban đầu và nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: Katholikos có nghĩa là chung (General), là thông thường (Common) hay toàn bộ (Universal). Sau này, khi Kitô giáo phân rẽ thành Công giáo Rôma, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo thì trong nhiều trường hợp Catholic (Công giáo) vẫn chỉ toàn bộ truyền thống Kitô giáo. Ở Việt Nam, Catholic gọi là Công giáo, có một thời kỳ người Việt Nam gọi Công giáo là Thiên Chúa giáo. Gọi như vậy không đúng vì cả Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo đều thờ Thiên Chúa. Thấy thế, có người bổ sung thêm từ Rôma và gọi là đạo Thiên Chúa hệ Rôma. Cách gọi này có vẻ rõ hơn nhưng xem ra cũng không chuẩn xác, nên đã trở lại tên gọi chính thức của nó là: đạo Công giáo.

Đến thế kỷ XI, cụ thể là năm 1054 Ki-tô giáo diễn ra cuộc đại phân liệt lần thức nhất, một bên theo văn hoá Hy Lạp, một bên theo văn hoá La tinh, gọi là phân liệt Đông - Tây, hình thành tôn giáo mới ở phương Đông: Chính thống giáo (Orthodoxism). Tên gọi này biểu lộ quan điểm (Dox) thẳng thắn và đúng đắn (Ortho) của một "giáo thuyết về niềm tin chân thật". Đôi khi người ta gọi Chính thống giáo là Kitô giáo phương Đông. Thậm chí trong một số văn cảnh, người ta dùng các từ Đông phương, Hy Lạp, Constantinople để chỉ Chính thống giáo, các từ: Tây phương, La tinh, Rôma để chỉ Công giáo.

Thế kỷ XVI, cuộc đại phân liệt lần thứ hai diễn ra trong Công giáo, hình thành một tôn giáo mới - đạo Tin lành. Giáo hội Công giáo và phong kiến châu Âu gọi là đạo chống đối - Protestantism, khi sang Trung Quốc, Protestantism dịch qua Hán gọi là "đạo Thệ phản". Cuộc đại phân liệt lần thứ hai thực chất là cuộc cải cách tôn giáo, cho nên trong nhiều trường hợp người ta còn gọi đạo Tin lành là "đạo Cải cách" (Reformism). Đạo Tin lành truyền vào Việt Nam đầu thế kỷ XX,  ở miền Bắc được gọi theo cách của người Trung Quốc là "đạo Thệ phản", ở miền Trung gọi là "đạo Giatô", ở miền Nam gọi là "đạo Huê Kỳ". Đầu những năm 20, 30 của thế kỷ XX giáo sĩ Cadman người Canada thuộc Hội Truyền giáo Cơ đốc - CMA, cùng với văn sĩ Phan Khôi dịch Kinh thánh ra tiếng Việt Nam, hai ông không dịch Phúc âm (Evangelical) là "Tin mừng" như đạo Công giáo, mà dịch là "Tin lành". Cách gọi Phúc âm là Tin lành của những người theo đạo Cải cách (Thệ phản) dần dần thành thói quen và nhất là nó phân biệt được với đạo Công giáo nên người ta gọi luôn đạo Cải cách là đạo Tin lành cho đến ngày nay.

Cùng thời gian với việc ra đời đạo Tin lành, xuất hiện một trào lưu cải cách theo cách riêng ở nước Anh hình thành Anh giáo - Angelicalsm.

Như vậy, Kitô giáo hay Cơ đốc giáo bao gồm: Công giáo (Catholic), Chính thống giáo (Orthodoxsm), Tin lành (Protestantism), Anh giáo (Angelicalism), hay nói cách khác, đạo Tin lành là "anh em" cùng một gốc với đạo Công giáo, đạo Chính thống và Anh giáo.

9 tháng 9 2018

k mk đi 

ai k mk 

mk k lại

thanks

9 tháng 9 2018

mik làm đề 3 hoặc 4 dc ko bn ? 

9 tháng 9 2018

đề bài là j , mik viết cho , ko chép mạng đâu , bn ghi đề lên đi 

9 tháng 9 2018

Mỗi ngày đến trường không chỉ chúng ta được học tập những kiến thức vô cùng bổ ích mà còn được vui chơi cùng bạn bè, được chứng kiến nhiều sự việc vô cùng thú vị và bất ngờ. Vì vậy mà mỗi khi đi học về tôi đều ríu rít kể chuyện cho bố mẹ nghe, đó là những câu chuyện lí thú mà tôi đã trải qua, được nghe hoặc được chứng kiến ở trường. Dù không diễn đạt được rõ ràng, rành mạch nội dung của câu chuyện nhưng bao giờ bố mẹ và những người thân của tôi đều chú ý lắng nghe với vẻ mặt đầy hào hứng, đôi khi còn tham gia bình luận làm tôi rất vui và nói không ngừng, chỉ khi được bố mẹ nhắc nhở tôi đã đến giờ học thì tôi mới có thể dừng lại. Hôm đó, ở trường tôi đã chứng kiện một sự việc vô cùng cảm động, và trong bữa ăn tối, tôi đã kể cho bố mẹ nghe, khiến mọi người ai cũng đều cảm thấy xúc động theo.

Lúc đó chúng tôi mới chỉ học lớp 7, kể từ khi bước chân vào mái trường trung học cơ sở đến nay thì ba mươi chín thành viên của lớp tôi đã học cùng nhau được hơn 1 năm rồi. Khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, chúng tôi ngỡ như đã có thể hiểu hết về gia đình, hoàn cảnh của nhau, nhưng không phải vậy, chúng tôi chưa thể nhận thức hết được sự phức tạp của mọi việc trong đời sống này nên chúng tôi luôn đơn giản hóa mọi việc, những việc xảy ra trên lớp vì cho rằng chỉ là những sự cố nhỏ, những vấn đề riêng của mỗi bạn nên chúng tôi thường không mấy quan tâm. Chính vì vậy mà việc mọi người phát hiện ra hoàn cảnh khó khăn của bạn Nam ngày hôm đó khiến cho ai cũng ngỡ ngàng, xúc động và cả sự hối hận vì chúng tôi đã không quan tâm đến nhau hơn.

Câu chuyện về bạn Nam có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng tôi những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần. Khi đến bài tập thứ năm, cả lớp chỉ có một cánh tay dơ lên, đó là cánh tay của bạn Nam. Chúng tôi cũng không có bất ngờ gì cả, vì Nam luôn là một học sinh nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi của lớp. Lần này cũng vậy, trước bài toán hóc búa nhất, Nam vẫn có thể giải được một cách trơn tru. Thầy giáo rất hài lòng nên cho Nam mười điểm vào sổ.

Nhưng sau đó, một lần đi xuống dưới lớp, thầy giáo đã phát hiện ra quyển sách giáo khoa của Nam chằng chịt những lời giải, thầy giáo đã vô cùng tức giận bắt Nam đứng lên trước lớp, thầy giáo Nam mới có thể làm tốt bài toán vừa rồi đến vậy. Và đặc biệt là ngay từ buổi đầu tiên thầy giáo vào lớp đã yêu cầu các bạn không được dùng những quyển sách cũ có lời giải, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo. Trước sự giận dữ của thầy, Nam cũng vô cùng sợ hãi, lắp bắp nói: “Thưa….thầy…em không có nhìn lời giải trong sách…đây là do em tự làm”.

Lời thanh minh lắp bắp vì quá lo lắng, căng thẳng của Nam khiến cho thầy giáo nghĩ rằng Nam đến nước này rồi mà không thừa nhận hành vi của mình mà vẫn nói dối mọi người. Thầy giáo lớn tiếng quát: “Em bảo tôi tin tưởng vào mấy lời giải thích không có chút căn cứ nào của em ư? Viết bản kiểm điểm và nộp cho tôi vào giờ sau, nếu không thì cũng không cần vào lớp học của tôi nữa”. Thầy giáo đập bàn nói xong thì đi ra khỏi lớp, Nam ụp mặt xuống cánh tay vô cùng buồn bã, có phần uất ức. Thực ra trong lớp tôi không ai tin Nam là người như vậy cả, bởi Nam thông minh học giỏi là điều ai cũng biết, bài toán vừa rồi minh hoàn toàn có đủ năng lực để làm. Nhưng vấn đề là ở quyển sách có lời giải mà Nam không chịu nói kia.

Từ ngày hôm ấy, Minh trở nên trầm lắng hơn hẳn, hơn nữa lại có phần hốc hác, mệt mỏi. Hôm nay có tiết toán, cũng là lúc Nam phải nộp bản kiểm điểm , nhưng Nam lại không có mặt ngày hôm nay làm ai cũng lo lắng. Đúng như dự đoán, thầy giáo vô cùng tức giận, đang định mắng điều gì đó thì bạn Hải đứng lên nói với cả lớp: “Xin thầy và các bạn đừng trách Nam, nhà Nam nghèo lắm, không có tiền mua sách mới nên phải dùng những quyển sách cũ. Hôm nay Nam không đi học là vì mẹ Nam bị ốm, bạn ấy phải ở nhà chăm sóc mẹ". Nói đến đây cả lớp và thầy giáo đều hết sức ngỡ ngàng, thầy đã cho phép chúng tôi nghỉ một tiết học để cùng đến thăm Nam. Nhà Nam là một ngôi nhà rất nhỏ, vật dụng đơn sơ, khi chúng em đến nơi thì Nam đang giúp mẹ uống thuốc.

Chứng kiến cảnh ấy ai cũng xúc động, thậm chí tôi đã khóc, thầy giáo đã đến bên cạnh hỏi han tình hình sức khỏe của mẹ Nam và sau đó thầy đã xin lỗi Nam vì đã hiểu lầm Nam ngày hôm đó. Sau khi trở về thầy giáo đã kêu gọi mọi người quyên góp để giúp đỡ Nam, riêng thầy thì đóng vào quỹ ấy hai triệu, chúng tôi thì đóng góp theo tinh thần tự nguyện. Nghe đến đây, bố mẹ em đều vô cùng xúc động và nói em và các bạn phải giúp đỡ Nam nhiều hơn nữa trên lớp.

bài 1. a) điền các từ láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc, để tạo thành từ láy:        ......... ló           nhức ..........        vội .............      nho ...........       ........ thấp   xinh ..............     ............. chếch        thích ......b) Sắp xếp các bảng từ láy, từ ghép dưới đây sao cho đúng:                           Từ láy                     Từ ghép                mặt mũi                     tóc tai   ...
Đọc tiếp

bài 1. 

a) điền các từ láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc, để tạo thành từ láy:

        ......... ló           nhức ..........        vội .............      nho ...........
       ........ thấp   xinh ..............     ............. chếch        thích ......

b) Sắp xếp các bảng từ láy, từ ghép dưới đây sao cho đúng:

                           Từ láy                     Từ ghép
                mặt mũi                     tóc tai
                lon ton                     gờn gợn
                tươi tốt                     ngọn ngành
                lách cách                     nảy nở
                mệt mỏi                     nấu nướng
                học hỏi                     khuôn khổ

 

giúp mik nhek. k cho ng đầu tiên, thiếu bn, kb nhek!!

 

2
9 tháng 9 2018

bài 1. 

a) điền các từ láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc, để tạo thành từ láy:

        ..lấp....... ló           nhức ..nhối........        vội ......vã.......      nho ....nhã.......
       ...thấp..... thấp   xinh ......xắn........     ............. chếch        thích .thú.....
 
9 tháng 9 2018

a, lấp ló,nhức nhối,vội vã,nho nhỏ,thâm thấp,xinh xắn,thích thích

b,láy:lách cách,lon ton,gờn gợn

ghép:cn lại

mk nghĩ là như v,ko bt đúng ko,myna góp ý nha