K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2017

Nguyễn Du là bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền nhau, bổ sung cho nhau.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách xuất sắc. Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc tâm trạng của Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, nhân hậu dành cho Kim Trọng và cha mẹ.

Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lí. Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tô cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều.

Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mông đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Không gian ấy càng khiến Kiều xót xa, đau đớn:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

Trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi nơi đất khách quê người, Kiều tìm về với những người thân của mình. Nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ được Nguvễn Du miêu tả rất xúc động trong những lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Nỗi nhớ thương được chia đều: bốn câu đầu dành cho người yêu, bốn câu sau dành cho cha mẹ. Nhưng nỗi nhớ với chàng Kim được nói đến trước vì đây là nồi nhớ nồng nàn và sâu thẳm nhất. Nồi nhớ đó được xoáy sâu và đêm thề nguyền dưới ánh trăng và nỗi đau cũng trào lên từ đó:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.

Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Rồi bất chợt Kiều liên tưởng đên thân phận Bên trời góc bể bơ vơ của mình và tự dằn vặt: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Kiều nuối tiếc mối tình đầu trong trắng của mình, nàng thấm thía tình cảnh cô đơn của mình, và cũng hơn ai hết, nàng hiểu rằng sẽ không bao giờ có thể gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung của mình với chàng Kim. Và thực sự, bóng chàng Kim cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc.

Nhớ người yêu, Kiều càng xót xa nghĩ đến cha mẹ. Mặc dầu nàng đã liều đem tấc có, quyết đền ba xuân, cứu được cha và em thoát khỏi vòng tù tội, nhưng nghĩ về cha mẹ, bao trùm trong nàng là một nỗi xót xa lo lắng. Kiều đau lòng khi nghĩ đến cảnh cha mẹ già tựa cửa trông con. Nàng lo lắng không biết khi thời tiết thay đổi ai là người chăm sóc cha mẹ. Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng thành ngữ, điển cố (tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, gốc tử) để thể hiện tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những băn khoăn, trăn trở của Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Trong hoàn cảnh của Kiều, những suy nghĩ, tâm trạng đó càng chứng tỏ Kiều là một người con rất mực hiếu thảo.

Nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, nhưng rồi cuổì cùng nàng Kiều lại quay về với cảnh ngộ của mình, sống với tâm trạng và thân phận hiện tại của chính mình. Mỗi cảnh vật qua con mắt, cái nhìn của Kiều lại gợi lên trong tâm trí nàng một nét buồn. Và nàng Kiều mỗi lúc lại càng chìm sâu vào nỗi buồn của mình. Nỗi buồn sâu sắc của Kiều được ngòi bút bậc thầy Nguyễn Du mỗi lúc càng tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo trong tám câu thơ tả cảnh ngụ tình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu... Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như Kiều mong cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng,xa xa không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc mỗi xa. Kiều lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu bạt, không biết về đâu như thân phận của mình. Rồi màu xanh xanh bất tận của nội cỏ rầu rầu càng khiến cho nỗi buồn thêm mênh mang trong không gian; để rồi cuối cùng, nỗi buồn đó bỗng dội lên thành một nỗi kinh hoàng khi ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đây là một hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm Kiều xuống vực.

Tám câu thơ tuyệt bút với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn đầu mỗi câu lục và nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng với việc sử dụng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, ầm ầm) đã khắc họa rõ cảm giác u uất, nặng nề, bế tắc, buồn lo về thân phận của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là một bức tranh tâm trạng có bố cục chặt chẽ và khéo léo. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Mỗi nét tưởng tượng của Nguyễn Du đều phản ánh một mức độ khác nhau trong sự đau đớn của Kiều. Qua đó, cho thấy Nguyễn Du đã thực sự hiểu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời bất hạnh để ca ngợi tấm lòng cao đẹp của nhân vật, để giúp ta hiểu thêm tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.

23 tháng 10 2017

Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che, Kiều đã trở thành món hàng trong màn mua bán của Mã Giám Sinh và giờ đây nàng đang sống trong cô đơn, nhớ thương đau buồn, lo âu nơi lầu Ngưng Bích. Hai mươi hai câu thơ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thế hiện rõ bức tranh tâm cảnh của Kiều.

Sống nơi lầu Ngưng Bích là Kiều sống trong sự cô đơn tuyệt đối:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, hai chữ khoá xuân đã nói lên điều đó. Khoá xuân ở đây không phải nói tới những cô gái còn cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng Kiều. Nàng trơ trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng trong hoàn cảnh tha hương, cô đơn, tương lai mờ mịt. Trong khi những dư vị đau khổ vừa trại qua vẫn đang tấy đỏ, giờ Kiều lại bị đẩy vào chốn lầu xanh ô nhục. Trong cảnh ngộ như thế, Kiều chỉ còn biết lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm lòng mình. Tâm trạng Kiều trải ra theo cái nhìn cảnh vật. Nhìn lên trên là vầng trăng đơn côi, nhìn xuống mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượn sóng, bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm. Lầu Ngưng Bích là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Cái lầu cao ngất nghểu, trơ trọi ấy giam hãm một thận phận trơ trọi. Không một bóng người, không một sự chia sẻ, chỉ có một thiên nhiên câm lặng làm bạn. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh mây sớm đèn khuya gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi dơn côi khiến Kiều càng thấy bẽ bàng chán ngán, buồn tủi. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng chỉ còn biết làm bạn với mây và đèn. Trong nỗi cô đơn tuyệt đôi ấy, lòng Kiều dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì cái tình riêng khiến lòng nàng như bị chia xé:

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Nguyễn Du từ cảnh vật trước lầu Ngưng Bích đã nói lên những nỗi lòng của Thuý Kiều. Đó là sự cô đơn, vô vọng đến tuyệt đối và đó là những dư vị của bao tháng ngày gian khổ đang sưng tấy.

Tạm quên đi những chia xé trong lòng, Kiều nhớ về những người thân:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Trái với những quy định phong kiến, Kiều nhớ về người yêu rồi mới nhớ cha mẹ. Trong lúc này, nỗi đau dứt tình người yêu như còn rớm máu, kỉ niệm như còn mới đây thôi. Hơn thế nữa Kiều lại bị Mã Giám Sinh làm nhục, sau đó bị đưa vào chốn lầu xanh nên nỗi đau lớn nhất của nàng lúc này là:

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ, nàng đã hi sinh bán mình nên phần nào đã đáp đền được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, lỗi hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia lìa đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim rỉ máu. Kiều đau đớn hình dung Kim Trọng vẫn ngày ngày hướng về nàng để chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, nàng hiểu rằng tấm son mà nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của nàng đến khi nào mới rửa cho được. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xa, ân hận. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn, Kiều đã tạm để nỗi lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thuỷ của một con người.

Nếu khi nhớ tới Kim Trọng, Kiều tưởng thì khi nghĩ tới cha mẹ Kiều xót:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nàng thương cha mẹ từ bấy đến nay vẫn sớm chiều tựa cửa ngóng chờ tin của đứa con lưu lạc. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể quạt nồng ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, điển cố Sân Lai, gốc tử đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà nàng thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa nàng và cha mẹ là cách mấy nắng mưa. Thiên nhiên không chỉ tàn phá cảnh vật mà còn tàn phá cả con người. Lần nào khi nhớ tới cha mẹ, Kiều cũng nhớ ơn chín chữ cao sâu và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi vào chiều dài thời gian, vào chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm da diết, sâu xa. Dù đau buồn bất hạnh nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha. Nàng là người tình chung thuỷ, là người con rất mực hiếu thào, là người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Hai nỗi nhớ được biểu hiện khác nhau đó cùng là sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ, tấm lòng nhân dạo của Nguyễn Du đối với con người.

Vẫn việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, những nỗi buồn khác nhau với những lí do buồn khác nhau, trong lòng Kiều đã tình buồn tác động lại khiến cảnh buồn hơn và nỗi buồn ngày một ghé gớm, mãnh liệt hơn:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tám câu thơ vừa là bức tranh tâm cảnh mà cũng là thực cảnh. Cảnh được miêu tả theo kiểu tứ bình trong con mắt trông bốn bề và từ xa tới gần. Cảnh đầu tiên mà Kiều trông là cảnh cửa bể lúc chiều hôm:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Không gian mênh mông và thời gian khi chiều tà muôn thuở luôn gợi buồn. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh đã gợi trong lòng người tha hương nỗi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà cách xa, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng Kiều nỗi buồn về thân phận trôi nổi, không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Cảnh làm Kiều xót xa cho duyên phận, số kiếp của mình. Sau một cửa biển một cánh hoa giữa dòng nước là cảnh của một nội cỏ:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Cả một nội cỏ trải ra mênh mông nhưng khác với cỏ trong ngày Thanh minh. Đó là cỏ non xanh rợn chân trời, còn cỏ ở đây rầu rầu. Một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải là màu xanh của sự sống, của hi vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa hèn của Thuý Kiều. Và cuối cùng là cảnh con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ấm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tiếng sóng kêu như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như đang đứng trước sóng gió, bão táp của cuộc đời sắp đổ xuống đầu nàng. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động. Cảnh ngày một rõ hơn để diễn tả nỗi buồn từ man mác mông lung đến âu lo kinh sợ dồn đến bão táp nội tâm. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng mờ ảo bởi nó được nhìn theo quy luật Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Và đó cũng là hiện thân, là tang vật của quá khứ khổ đau, hiện tại lẻ loi bất hạnh và báo hiệu một tương lai khủng khiếp. Tất cả đều là hình ảnh về sự vô định, mong manh, vô vọng, sự trôi dạt, bế tắc. Đoạn thơ gồm bốn cặp câu lục bát cũng là bốn cảnh và các cặp câu được liên kết nhờ điệp ngữ buồn trông:

          Buồn trông cửa biển chiều hôm,

       Buồn trông ngọn nước mới sa,

  Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

             Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Buồn trông là nhìn xa mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại nhưng trông mà vô vọng. Buồn trông có cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn, có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang ngửa. Điệp ngữ kết hợp với những hình ảnh đứng sau cùng các từ láy đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Điệp ngữ tạo nên những vần bằng, gợi âm hưởng trầm buồn man mác, diễn tả nỗi buồn mênh mang sâu lắng, vô vọng đến vô tận. Buồn trông trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng như điệp khúc của tâm trạng. Bằng một gam màu nhạt và lạnh, Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tứ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động. Khúc ca khép lại đầy dư âm với hoà tấu phức điệu của sóng biển, sóng lòng, sóng đời đang vang lên những tiếng gầm gào của hiểm hoạ như muôn hất tung, nhấn chìm người con gái cô đơn, tội nghiệp trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất để rồi sự bị lừa gạt và dấn thân vào cuộc đời thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Để thể hiện tâm trạng phức tạp mỗi nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn: buồn-nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình, Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này thật độc đáo tạo nên đoạn thơ tuyệt bút với bút pháp tả cảnh ngụ tình.

Tóm lại, Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong mười lăm năm lưu lạc thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc đồng thời thể hiện tấm lòng nhân hậu, cảm thương chia sẻ của Nguyễn Du với nỗi đau của Thúy Kiều.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/phan-h-doan-tho-kieu-o-lau-ngung-bich-cua-dai-thi-hao-c36a2437.html#ixzz4wL9Pg600

23 tháng 10 2017

mình thích ghét TF BOYS

23 tháng 10 2017

Tao thích TFBOYS đây này

rảnh hả

23 tháng 10 2017

cậu cấp bao nhiêu mình cấp 50

23 tháng 10 2017

k cho mk nha bn

mk cũng choi nè

23 tháng 10 2017

1 . Hội liên hiệp phụ nữ

2 . Môn đua xe đạp 

3 . Chơi cờ

4 . Hoa hậu

5 . Quần đảo

23 tháng 10 2017

quan gi to nhat nha

13 tháng 11 2017

cả tuổi thơ tôi chỉ gói gọn trong bộ truyện manga mang tên " Thám tử lừng danh Conan "

câu chuyện đc xoay quanh cậu thám tử trung học tên Kudo Shinichi. Trong một lần truy lùng một băng đảng có tên Tổ chức áo đen mà cậu đã bị chúng cho uống loại thuốc có tên"APTX 4869"

kể đến bộ truyện này thì ko thể thiếu 2 nhân vật mà tôi thích nhất

Shinichi là con của Kudo Yusaku và Kudo Yukiko, một nhà tiểu thuyết gia trinh thám và một cựu diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Shinichi sinh ngày 4 tháng 5, nhưng hàng năm luôn quên ngày sinh nhật của mình. Cậu là một thiên tài và ngay khi còn nhỏ đã có trực giác và khả năng quan sát rất tốt. Thêm nữa, cha cậu thường tạo ra các ô chữ và trò chơi để đầu óc cậu càng nhạy bén hơn khi lớn lên.

Nhờ sự ảnh hưởng của cha, và môi trường tự lập ở nhà, từ lâu Shinichi đã là một người luôn đọc sách liên miên, đặc biệt là tiểu thuyết trinh thám - cậu đã đọc xong toàn bộ tiểu thuyết trinh thám ở thư viện trường tiểu học trong những năm học tiểu học và số lượng sách khổng lồ ở nhà. Cha cậu bắt đầu đưa Shinichi tới hiện trường vụ án khi cậu mới học lớp 1, khiến cho cậu yêu thích việc điều tra vụ án.

Cuộc đời của Shinichi từ 6 đến 17 tuổi không được ghi chép lại nhiều. Khi học ở trường cấp 2, cậu bắt đầu là trung vệ cho đội bóng đá của trường. Cha mẹ Shinichi chuyển đến Mĩ khi cậu 14 tuổi để đeo đuổi sự nghiệp của họ, để Shinichi ở lại Tokyo. Khi là Conan, cậu nói là đã học được rất nhiều kĩ năng trong các chuyến đi nghỉ với cha mẹ ở Hawaii, bao gồm bắn súng, lái máy bay và lái chiếc Ford Mustang.

Ở phần đầu của truyện, Shinichi là một học sinh 17 tuổi ở trường Trung học Teitan. Cậu là một thám tử nổi tiếng đã giải rất nhiều vụ án, và được biết tới như "vị cứu tinh của sở cảnh sát Nhật Bản". Cũng trong năm đó, cậu rời bỏ câu lạc bộ bóng đá, nhưng thậm chí Ran cũng cho rằng tài năng bóng đá của cậu ở tầm quốc gia. Shinichi nói rằng cậu muốn chơi vì cậu coi bóng đá như một cách để rèn luyện khả năng suy nghĩ, giống thần tượng của cậu, Sherlock Holmes cũng tập đánh kiếm để giúp cho kĩ năng thám tử của ông. Shinichi có một khát khao là trở thành một Sherlock Holmes của Nhật Bản.

Cậu có 1 cô bạn thân và cũng chính là người cậu yêu mến đó là Ran Mori. Shinichi không dám biểu lộ tình cảm với cô, đồng thời mỗi lần cậu quyết định làm chuyện đó thì đều gặp phải sự cố. Điển hình như ở tập 26, Shinichi đã mời Ran đi ăn tối tại 1 nhà hàng sang trọng và có ý định thổ lộ tình cảm của mình cho Ran biết tại đúng chỗ bố Shinichi cầu hôn mẹ cậu cách đó 20 năm trước. Tuy nhiên không có đủ thời gian do phải đi giải quyết một vụ án, Shinichi đã bị teo nhỏ lại, chưa kịp nói với Ran. Và điều này khiến Ran đã rất buồn vì Shinichi lại bỏ đi. Nhưng trong tập 71 - 72, cuối cùng cậu cũng đã thổ lộ được tình cảm của mình (trong vụ nữ hoàng quần vợt Minerva Glass bị gửi thư đe dọa ở London) trong hình dạng của Shinichi, khi Ran giận đến phát khóc vì phải chờ đợi mà cậu chưa bao giờ hiểu được tình cảm của cô: 

  • Siêu trộm Kid  Tên thật là Kaitou Kuroba, sinh ngày 21 tháng 6  Đây là một nhân vật với khả năng biểu diễn ảo thuật đặc biệt, còn có biệt danh KID 1412 (tên do Kudo Yusaku đặt cho), trở nên nổi tiếng với 134 vụ trộm cắp 152 món đồ quý giá. Là siêu trộm bị cảnh sát khắp thế giới truy lùng. Anh có biệt tài trong việc cải trang, thay đổi giọng nói và không bao giờ để lại dấu vết gì trong các vụ trộm và có khả năng suy luận. Kid và Conan cùng truy đuổi một tổ chức chính là bọn Mafia Nhật 

lại nói về phần truyện tranh :

Thám tử lừng danh Conan là một bộ truyện tranh Nhật Bản (manga) thuộc loại trinh thám được vẽ và minh họa bởi Aoyama Gosho. Bộ truyện này ban đầu là những chương truyện nhỏ được đăng trên tuần báo Shōnen Sunday của Shogakukan từ 19 tháng 1 năm 1994 sau đó được đóng thành các tập tankōbon. Tại Việt Nam bộ truyện được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành dưới tựa Thám tử lừng danh Conan [1] Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chàng thám tử học sinh Kudo Shinichi trong một lần đang điều tra bị thành viên Tổ chức Áo Đen bắt uống thuốc độc khiến cơ thể teo nhỏ và trở thành Edogawa Conan.

Xê-ri cũng được chuyển thể thành phim hoạt hình (anime) bởi Yomiuri Telecasting Corporation và TMS Entertainment. Tiếp nối anime, nhiều tập phim chủ đề, ngoại truyện (OVA), trò chơi điện tử, đĩa nhạc, phim live action cũng được ra đời. Riêng anime được TTN Media mua bản quyền và phát sóng tại Việt Nam trên kênh HTV3 với tên Conan - Thám tử lừng danh. Các tập tankōbon manga đã bán được khoảng 140 triệu bản tại Nhật Bản. 

23 tháng 10 2017

Doraemon. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều ít nhất một lần nghe đến cái tên này.

Với nhiều người, cái tên này có khi đã quá quen thuộc, đã trở thành người bạn tri âm tri kỷ trong suốt thời ấu thơ.

Phải, đúng vậy. Doraemon - đứa con tinh thần của tác giả Fujiko.F.Fujio, cái tên mà bất cứ đứa trẻ nào đều biết đến, bộ truyện tranh đã đi vào lịch sử truyện tranh của Nhật và cả thế giới, đã có lúc trở thành hiện tượng.

Doraemon, dù sở trường của tôi là những bộ Shounen đình đám như One Piece, Naruto hay những bộ hành động kinh điển như Attack on Titan, thì vẫn không thể không quan tâm đến, vẫn không thể bỏ qua dù chỉ một trang truyện.

 

~*~​



Tôi đến với Doraemon từ khi còn rất nhỏ, có lẽ chỉ là đứa trẻ con lớp một, lớp hai. Đó chính là cuốn truyện tranh đầu tiên mà tôi đọc. Vì thế mà Doraemonchính là sự khởi đầu của niềm yêu thích Manga trong tôi.

Và từ đó đến nay, cứ mỗi lần nhìn thấy cuốn truyện này, là tôi lại cầm nó lên và thích thú đọc từng câu, nuốt từng hình ảnh trong đó. Niềm thích thú này, có lẽ sẽ chẳng bao giờ biến mất.


Với Doraemon, thật ra hình vẽ thì chẳng có gì nổi bật, không cầu kì, lung linh như những bộ Shoujo, cũng không được mạnh mẽ như những bộ Shounen tôi từng đọc. Nhưng, có một ma lực nào đó khiến tôi cứ đọc mãi, đọc mãi và không cách nào dứt ra được.


Tôi say mê với những khung hình đơn giản mà ngộ nghĩnh, với những câu nói của những đứa trẻ con thơ ngây mà trong sáng - những nhân vật bất hủ tạo nên một Doraemon huyền thoại.


Doraemon (Đôrêmon), chú mèo máy vạn năng của thế kỉ 22, với thân hình thể thao lí tưởng : cao 129cm, nặng 129kg, số đo vòng một, hai, ba lần lượt là 129cm, 129cm và 129cm - tròn trịa đến đáng kinh ngạc, có sở thích là ăn bánh rán và động vật đáng sợ nhất là chuột (!)

Một ngày nó, Doraemon vượt thời gian bất ngờ xuất hiện trong hộc bàn của Nobita - một học sinh tiểu học sống ở thế kỉ 20

Nhiệm vụ của Doraemon là phải giúp đỡ cho cậu bé Nobita (Nôbita) ngốc nghếc, hậu đậu thoát khỏi những sự cố bất ngờ xảy đến trong cuộc sống. Bảo bối của Mèo Ú chính là những phát minh khoa học đến từ tương lai được cất trong chiếc túi thần kì 3D không đáy, cũng là một sảm phẩm từ tương lai.

Doraemon sống cùng với gia đình Nobita, phòng ngủ của Mèo Ú là ngăn tủ của cậu bé Nobita. Và hằng ngày, Mèo Ú luôn phải vật lộn với đống rắc rối đầu rẫy của cậu bé ngốc nghếc, từ việc ăn, ngủ, học, chơi, đến việc bị bạn bè trêu chọc và những ước mơ trong một phút bốc đồng của cậu bé.

Xuyên suốt bộ truyện còn có rất nhiều những bạn nhỏ dễ thương khác như cô bé Shizuka (Xuka) ngoan ngoãn, xinh đẹp, giỏi giang, được tất cả bạn bè và đương nhiên là cả Nobita, Doraemon quý mến; công tử nhà giàu Suneo (Xêkô) khoái khoe khoang, tự sướng; “khỉ đột” Jaian (Chaien) luôn ước mơ trở thành ca sĩ nổi tiếng dù giọng hát dở ẹc; hay cậu bé hoàn hảo Dekisugi (Đêkhi) luôn được bạn bè ngưỡng mộ; cô em gái Jaian là Jaiko với bút danh Goda Christina luôn mơ ước được trở thành mộ họa sĩ truyện tranh dù chẳng có chút năng khiếu nào.

[​IMG]

Nhưng, chính những điều đó đã khiến cho bộ truyện tranh này trở nên thật hấp dẫn.

Từ khi có Doraemon, những cuộc phiêu lưu của nhóm bạn Nobita thật tuyệt vời.

Bắt đầu, nó chỉ là những cuộc phiêu lưu tại sân bóng gần nhà, với những chiếc ống nước xếp chồng lên nhau. Rồi, cuộc phiêu lưu xảy ra ở một dịa điểm xa hơn, đó là… ngọn núi sau trường học. Rồi, sau đó là khu phố mà nhóm bạn sống, đến những ngọn núi cao, đáy biển sâu, rồi những đất nước xa lạ. Xa hơn nữa, đó là cuộc phiêu lưu vượt thơif gian về qua khứ hay đến thế giới tương lai, phiêu lưu trong vũ trụ bao la…

Tuy chỉ rất đơn giản, nhưng, những cuộc phiêu lưu của nhóm bạn Nobita cũng với Doraemon luôn tràn đầy những “ước mơ”.

Ai có thể ngờ được rằng, chú mèo máy vạn năng Doraemon lại là một sản phẩm bị lỗi hoàn toàn trong chương trình sản xuất hàng loạt của nhà máy chế tạo robot, hay chú bé Nobita ngốc nghếc lại có tình cảm thật sâu đậm với người bà đã đi xa, rằng chú bé Suneo thật ra lại rất nhát gan và mắc chứng bệnh… tè dầm về đêm nên luôn phải để mẹ nhắc đóng bỉm (!) Còn cậu nhóc Jaian lúc nào cũng thích bắt nạt bạn bè nhưng lại rất yêu thương em gái, sẵn sàng “đập” những đứa nào dám trêu chọc bạn bè mình và… sợ mẹ số một.

Nhưng, điều đó chẳng sao cả, vì họ luôn có “ước mơ”.

Những ước mơ chỉ đơn giản như là được điểm cao trong các bài kiểm tra, được đi du lịch đến nơi mình muốn tới… Hay cao lớn hơn một chút là được vượt thời gian, được thỏa sức khám phá vũ trụ to lớn kia, được trượt tuyết giữa mùa hè, được đi bơi giữa mùa đông giá rét… Hay, họ chỉ muốn được làm công việc mà mình thích, được trở thành người trong giấc mơ của mình.

Dù có là gì đi nữa, thì đó vẫn là những ước mơ, luôn đáng được trân trọng, đáng được ngưỡng mộ. Những ước mơ của trẻ thơ, thật ngây thơ, trong sáng là đẹp biết bao.

[​IMG]

Và, những ước mơ của nhóm bạn Doraemon, không những khiến cho bộ truyện thêm hấp dẫn, mà nó, thực sự đã rất thật với những đứa trẻ đã từng đọc bộ truyện này.

Từ những ước mơ của chú mèo mập ú màu xanh, ai có thể ngờ được, nó đã theo những cô bé, cậu bé từ lúc còn là những đứa trẻ năm, sáu tuổi đến tận khi vào đại học, để rồi chúng ta được thấy những chú robot thật sống động, nhưng màn trình diễn thật đẹp mắt tai cuộc thi Sáng tạo Robocon Châu Á Thái Bình Dương. Ai có thể chắc chắn rằng, những nhà sáng tạo trẻ của cuộc thi đó chưa từng đọc và thích thú với những phép thần kì từ những bảo bối của Mèo Ú, để rồi nuôi dưỡng ước mơ đến tận ngày hôm nay.

Hay, có những cô cậu học trò ngày nào say mê với cuốn truyện Doraemon để rồi sau này kể lại câu chuyện về tình bạn và những cuộc phiêu lưu kì thú của nhóm bạn Doraemon cho những đứa học trò thơ ngây của mình…

Biết bao nhiêu những ước mơ của hàng triệu con người, đã nảy mần, vươn tới ánh sáng để thành những cây to rồi ươm hoa, kết trái như ngày hôm nay.

Doraemon. Sức mạnh của những ước mơ trẻ thơ thật phi thường.


Tôi đã đọc Doraemon từ rất lâu, và bây giờ vẫn vậy.

Nhiều người hỏi tôi, lớn bằng từng này rồi rao còn đọc mấy truyện tranh dành cho con nít đó. Nhưng tôi chỉ cười và trả lời, rằng tôi đang làm những việc mà mình thích, rằng điều đó chẳng có gì sai trái cả.

Tôi không hiểu tại sao ngày nay người ta lại quay lưng với truyện tranh nhiều như vậy.

Phụ huynh thì không cho con em mình đọc truyện tranh, mà thay vào đó là những cuốn sách văn mẫu, toán khó, hay ngay cả một cuốn tiểu luận tiếng Anh. Truyện tranh, có thể thua kém truyện chữ về câu từ, cách dẫn dắt, nhưng nội dung, tôi nghĩ rằng chẳng có gì thua kém, còn có cả phần hình ảnh, như vậy chẳng phải sẽ dễ hiểu hơn với các em sao? Họ không hiểu rằng, nếu đọc những cuốn sách đó mà trẻ chẳng nhập được gì, hoàn toàn không thích thú, thì đó chỉ là tốn kém và không hiệu quả, thà cho chúng đọc những cuốn truyện tranh mà chúng thích còn hơn.

Ngay cả ở trường, cô giáo cũng cấm bọn trẻ, kể cả trong giờ giải lao.

Nhưng, vẫn còn đó những đứa trẻ giấu cuốn Doraemon trong cặp sách, đợi đến giờ về xuống nhà xe đổi lấy một cuốn của cô bạn (một thời của tôi). Những niềm yêu thích của chúng sẽ chẳng bao giờ bị mai một.

Doraemon, hấp dẫn như vậy, ý nghĩa như vậy. Chẳng lạ gì khi nó đã trở thành tác phẩm truyện tranh để đời của họa sĩ Fujio.F.Fujio, và Doraemon đã trở thành đại sứ truyện tranh của Nhật Bản.

Những trang truyện với hình vẽ thật giản dị lại luôn tràn đầy những ước mơ của tuổi thơ. Những ước mơ này, cũng như chú mèo máy Doraemon, nhóm bạn Nobita, sẽ luôn sống mãi, sẽ cưỡi trên cỗ máy thời gian để đến thế giới tương lai, hay ngước dòng lịch sử trở về quá khứ, tiếp thêm những ước mơ cho những đứa trẻ thơ, và ngay cả nhũng người lớn ở thế giới này, và toàn vũ trụ bao la.

Những cuộc phiêu lưu kì thú sẽ không bao giờ chấm dứt.


Từng ngày ta luôn ao ước tìm một vùng đầy hoa bướm,
Chứa giấc mơ thần tiên…
Tuyệt vời như trong tranh vẽ, nhẹ nhàng đưa thời thơ bé mãi vút bay hồn nhiên.
Vượt ngàn mây trôi êm ái, vượt thời gian ta bay mãi đến những khung trời xa thật xa.
Mở cánh cửa và nhìn ra thế giới, bạn ơi cứ bước đi thôi lo sợ gì.
Và sau này khi lớn khôn rồi, nụ cười bé thơ có còn trên môi,
Hãy khắc ghi những điều nhỏ nhoi
Đưa lối cho ta về ngày yêu dấu…
Shalalalala…
Niềm tin luôn luôn ở bên ta
Cho yêu thương bao la và đưa mơ ước bay xa
Doraemon này, cùng bao bảo bối trong tay mang giấc mơ trẻ thơ về đây.

Doraemon này, mình bay đến khắp năm châu cho thế gian mãi ngập trong niềm vui bé thơ…

23 tháng 10 2017

* Giới thiệu bàihọc:                                                      

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Đó không chỉ là hai câu thơ quen thuộc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mà hơn như thế, nó còn là một lời tổng kết vô cùng xác đáng cho cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, oan trái. Cũng bởi vì người phụ nữ chịu nhiều bất công như thế hay chăng, mà đề tài viết về họ đã trở nên quen thuộc trong văn chương trung đại. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng trở lại với đề tài này trong tác phẩm nổi tiếng của văn xuôi trung đại Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVI – XVII - “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Nguyễn Dữ người huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

- Ông là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.

2. Tác phẩm:

a. “Truyền kì mạn lục”:

- Là ghi chép tản mạn về những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

- Viết bằng chữ Hán, được xem là “Thiên cổ kì bút” ( áng văn hay ngàn đời ).

- Gồm 20 truyện, đề tài phong phú.

- Nhân vật:

+ Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát sống cuộc sống yên bình , hạnh phúc, nhưng lại bị những thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến nghiệt ngã đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, bi thương, bất hạnh vì oan khuất.

+ Hoặc một kiểu nhân vật khác, những trí thức tâm huyết với cuộc đời nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi,sống ẩn dật để giữ được cốt cách thanh cao.

b. Văn bản:

- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”.

- So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.

3. Tóm tắt văn bản:

“Chuyện người con gái Nam Xương” viết về một cuộc đời, một số phận đầy oan khuất của một thiếu phụ tên là Vũ Thị Thiết. Đó là người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh và xinh đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ.Để dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó.Khi Trương Sinh về, lúc đó mẹ già đã mất, đứa con bấy giờ đang tập nói, ngây thơ kể với chàng về người đêm đêm vẫn đến nhà chàng. Sẵn có tính hay ghen, nay thêm hiểu lầm, Trương Sinh mắng nhiếc đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Nương chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn,chàng lập đàn giải oan cho nàng.

4. Bố cục: 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến…”lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”:Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.

- Phần 2: Tiếp đến …”nhưng việc trót đã qua rồi!” : Nỗi oan của Vũ Nương.

- Phần 3: Còn lại : Vũ Nương được giải oan.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Nhân vật Vũ Nương:

a. Vẻ đẹp phẩm chất:

- Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.

-  Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau, trong các tình huống khác nhau.

* Trước hết Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng:

- Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui.Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực!

- Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đấtnước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xaxôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng nhữnglời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dámmong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo đượchai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật bình dị, lời lẽ dịudàng ấy, chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi côngdanh phù phiếm. Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phảichịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩnlút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì,khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.”.Qua lời nói dịu dàng,nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lạisửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâmtình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồngbay bổng”. Đúng là lời nói, cách nói của một người vợ hết mực thùy mị, dịudàng. Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biếtđợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!

-  Khi xa chồng, VũNương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủychung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưahề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầyvườn,mây che kín núi,thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”.Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngàyphải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của VũNương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạcxưa nay:

                                 "… Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằngtrời

                                      Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

                                      Nỗi nhớ chàng đau đáu nàoxong…"

                                                              (Chinh phụ ngâm)

-> Thể hiện tâmtrạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấmlòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

-  Khi hạnh phúc giađình có nguy cơ tan vỡ: Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người chồng trútcơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đãviện đến cả  thân phận và tấm lòng củamình để  thuyết phục chồng “Thiếp vốn conkẻ  khó được nương tựa nhà giàu.....cáchbiệt ba năm giữ  gìn một tiết.....”  Những lời nói nhún nhường tha thiết đó chothấy thái độ  trân trọng chồng, trântrọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của VũNương.

- Rồi những năm tháng sống ở  chốn làng mây cung nước sungsướng nàng vẫn không nguôi nỗi thương nhớ chồng  con. Vừa  gặp lại  Phan  lang, nghe  Lang  kể về  tình  cảnh gia  đình  nàng đã  ứa  nước mắt  xót thương. Mặc dù đã nặnglời thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách trở về với chồng controng giây lát để  nói lời đa tạ  tấm lòng chồng. Rõ ràng trong trái tim ngườiphụ  nữ ấy, không bợn chút thù hận, chỉ có sự yêu thương và lòng vị tha.

*  Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo vớimẹ  chồng, một người mẹ  hiền đầy tình yêu thương con.

-  Trong  ba  nămchồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha vừa làm mẹ  để chăm sóc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.

-  Với mẹ  chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo.Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ  bái thần phật và lấy những lời khôn khéođể  khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớthương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọnghệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất chonên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, độngviên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giốngdòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đãchẳng phụ mẹ".

-  Với con thơ nànghết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, mộtmình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việccon cái. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuấtphát từ tấm lòng của người mẹ : để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tìnhcảm của người cha.

=> Nguyễn Dữ đãdành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đókhắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.

b. Số phận oannghiệt, bất hạnh:

* Là nạn nhân củachế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.

- Cái thua thiệt đầu tiên làm nên bất hạnh của Vũ Nương làthua thiệt về vị thế. Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần khôngbình đẳng. Vũ Nương “vốn con kẻ khó” còn Trương Sinh lại là “nhà giàu” đến độkhi muốn Sinh có thể xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Sự cách bứcgiàu nghèo ấy khiến Vũ Nương sinh mặc cảm và cũng là cái thế khiến Trương Sinhcó thể đối xử thô bạo, gia trưởng với nàng.

* Là nạn nhân củachiến tranh phi nghĩa:

- Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm không chỉ là nạn nhân củachế độ phụ quyền phong kiến mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến , củacuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Nàng lấy Trương Sinh, cuộc sống hạnh phúc,cuộc sống vợ chồng kéo dài chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính để lại mìnhVũ Nương với mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Suốt ba năm, nàng phải gánh váctrọng trách gia đình, thay chồng phụng dưỡng mẹ già, chăm sóc con thơ, phảisống trong nỗi nhớ chồng triền miên theo năm tháng.

- Chiến tranh đã làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầmtrở thành nguyên nhân gây bất hạnh. Đó cũng là ngòi nổ cho thói hay ghen, đanghi của Trương Sinh nảy nở, phát triển, dẫn đến cái chết oan uổng của VũNương.

* Đỉnh điểm của bikịch là khi gia đình tan vỡ, bản thân phải tìm đến cái chết.

- Là người vợ thuỷ chung nhưng nàng lại bị chồng nghi oan vàđối xử bất công, tàn nhẫn.

- Nghe lời ngây thơ của con trẻ Trương sinhđã nghi oan chovợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.

- Vũ Nương đau đớn vô cùng vì tiết giá của mình bị nghi kị,bôi bẩn bởi chính người chồng mà mình yêu thương.

- Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giải nỗi oanức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.

* Cái kết thúctưởng là có hậu hoá ra cũng chỉ đậm tô thêm tính chất bi kịch trong thân phậnVũ  Nương.

- Lược thuật lại kết thúc tác phẩm.

- Phân tích:

+ Có thể coi đây là một kết thúc có hậu, thể hiện niềm mơước của tác giả về một kết thúc tốt lành cho người lương thiện, niềm khát khaomột cuộc sống công bằng nới cái thiện cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác.

+ Nhưng sâu xa, cái kết thúc ấy không hề làm giảm đi tínhchất bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương hiện về uy nghi, rực rỡ nhưng đó chỉ là sựhiển linh trong thoáng chốc, là ảo ảnh ngắn ngủi và xa xôi. Sau giây phút đónàng vẫn phải về chốn làng mây cung nước, vợ chồng con cái vẫn âm dương đôingả. Hạnh phúc lớn nhất đời người đàn bà ấy là được sum họp bên chồng bên concuối cùng vẫn không đạt được. Sự trở về trong thoáng chốc và lời từ biệt củanàng đã hé ra cái sự thực cay đắng là cái nhân gian đầy oan nghiệt, khổ đau nàykhông có chốn dung thân cho người phụ nữ vì thế mà “Thiếp chẳng thể trở lạichốn nhân gian được nữa”

=> Tuy có nhữngphẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng,oan nghiệt. Nghịch lí ấy tự nó đã là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bấtcông phi lí đương thời chà đạp lên hạnh phúc của con người.

=> Xây dựng hìnhtượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý củangười phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bấthạnh của họvà cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chàđạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ. Có lẽ chưa cần nhiều, chỉ cầnkhai thác chân dung Vũ Nương đã đủ thấy chiều sâu hiện thực và nhân đạo củangòi bút Nguyễn Dữ.

? Câu hỏi: Theo em, những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà VũNương phải chịu?

=> Gợi ý:

- Gây nên nỗi oan nghiệt trong cuộc đời Vũ Nương trước hếtlà lời nói ngây thơ của con trẻ nhưng sau đó là là tính ghen tuông của ngườichồng đa nghi vũ phu. Lời con trẻ thì ngây thơ vô tội nhưng lòng  ghen tuông của người lớn thì cố vin theo đểhăt hủi, ruồng rẫy cho hả dạ. ( Trực tiếp )

- Nhưng nói cho cùng Trương Sinh phũ phàng với vợ là do bảntính anh ta vốn vậy và còn vì đằng sau anh ta có sự hậu thuẫn của cả mọt chế độnam quyền trọng nam khinh nữ. Lễ giáo phong kiến hà khắc cho người đàn ôngquyền hành vô độ với gia

đình mình đặc biệt là với người phụ nữ cho nên không phảingẫu nhiên Hồ Xuân Hương đã so sánh phụ nữ với chiếc bánh trôi nước “rắn nátmặc dầu tay kẻ nặn” bởi lẽ trong xã hội nam quyền ấy thì đàn ông quả thực làthượng đế có thể "nặn" ra hình dáng cuộc đời của người phụ nữ. TrươngSinh đã là một tội nhân bức tử Vũ Nương nhưng cuối cùng y vẫn vô can ngay cảkhi nỗi oan khiên cuả Vũ Nương đã được làm sáng tỏ. ( Gián tiếp )

- Ngoài ra cũng còn phải tính đến nhân tố khác cấu thành bikịch Vũ Nương đó là chiến tranh phong kiến, chính chiến tranh phong kiến đã gâynên cảnh sinh li và sau đó góp phần tạo nên cảnh tử biệt. Nếu không có cảnhchiến tranh loạn li thì sẽ không xảy ra tình huống chia cách để rồi dẫn đến bikịch oan khuất trên.(Gián tiếp )

- Liên hệ với thời điểm ra đời của tác phẩm là thế kỉ XVIkhi chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh - Mạc, Lê - Trịnhkéo dài liên miên gây nên bao thảm cảnh sẽ thấy ý nghĩa hiện thực và hàm ý tốcáo của tác phẩm rất sâu sắc.

2. Các chi tiết kì ảo:

a. Những chi tiết kì ảo:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến vàgặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.

- Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan chonàng ở bến Hoàng Giang.

b. Ý nghĩa:

- Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phongphú.

- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, mộtngười dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổtiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngànđời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oankhuất, cuối cùng sẽ được minh oan.

- Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảmcủa người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

3. Ý nghĩa chi tiếtcái bóng:

a. Cách kể chuyện:

- Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệthuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.

- Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút lànó, mà mở nút cũng là nó.

b. Góp phần thểhiện tính cách nhân vật:

- Bé Đản ngây thơ

- Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.

- Vũ Nương yêu thương chồng con.

c. Cái bóng góp phầntố cáo xã hội phong kiến xung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sứcmong manh.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của VũNương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đốivới số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồngthời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

2. Nghệ thuật:

Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật xâydựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.

okieeeeeeeeeeee

đừng đăng câu hỏi linh tinh
 

23 tháng 10 2017

minh day minh lop 10 nha

24 tháng 10 2017

- Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước. 
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. 
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ… 
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến

23 tháng 10 2017

 Năm 1788, quân Thanh mượn cớ sang giúp nhà Lê, chiếm thành Thăng Long, âm mưu đô hộ nước ta. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. 
Tôi cũng là một trong số những người quân ấy. 
Tôi nhớ rất rõ, ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1788), chúng tôi gồm 20 vạn quân do vua Quang Trung chỉ huy ra đến Tam Điệp ( Ninh Bình ). Chúng tôi được lệnh ăn tết trước, rồi chia thành 5 đạo tiến về phía Thăng Long . 
Chủ tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị biết được tin đó nhưng có ý khinh thường. 
Đêm mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu ( 1789), chúng tôi kéo tới sát đồn Hà Hồi ( cách Thăng Long 20km) mà giặc không hề hay biết. 
Vào lúc nửa đêm, chúng tôi vây kín đồn Hà Hồi, Quang Trung bắc loa gọi. Chúng tôi đồng thanh dạ rầm trời. Quân Thanh trong đồn hoảng sợ xin hàng. 
Mờ sáng ngày mồng 5, chúng tôi tấn công đồn Ngọc Hồi. Đạn của quân Thanh bắn ra như mưa. Vua Quang Trung cho ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm rấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Vua Quang Trung cưỡi voi chỉ huy. Tới sát cửa đồn, chúng tôi bỏ lá chắn xông vào như vũ bão, đánh giết dữ dội. Quân giặc chết nhiều vô kể. 
Đồn Ngọc Hồi bị mất, tàn quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long, bị quân ta phục kích tiêu diệt. Cùng lúc đó, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa ( Hà Nội). Tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Xác lính giặc chất thành gò đống. 
Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo, hoảng sợ bỏ cả ấn tín chạy qua cầu sông Hồng về Bắc. Quân Thanh tranh nhau qua cầu. Cầu gãy sập. Nhiều tên rơi xuống sông chết đuối. Quân ta toàn thắng. 
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 5 tết, ở gò Đống Đa, dân ta tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.

Hôm nay trăng sáng quá, mấy đứa cháu vẫn chưa chịu đi ngủ, chúng còn đang mải chơi đánh trận giả ngoài sân. Tiếng reo hò, cổ vũ của chúng như đánh thức trong tôi những kí ức đẹp của một thời theo đội quân Tây Sơn bách chiến bách thắng, nhất là chiến công đại phá quân Thanh do chính Quang Trung chỉ huy.

Thời trai trẻ , tôi sống ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Mùa xuân 1771, đất Tây Sơn sôi động với sự phất cờ khởi nghĩa, lật đổ Trương Phúc Loan, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tôi cũng đầu quân vào nghĩa quân Tây Sơn. Có thể nói chiến công của quân Tây Sơn là do Nguyễn Huệ -một vị tướng tài ba, dáng cao lớn, tóc xoăn, mắt như chớp sáng, giọng nói sang sảng như tiếng chuông. Khi vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc, Nguyễn Nhạc xưng đế , còn Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương. tôi được phân công vào đội lính hầu cận bảo vệ ngài và chứng kiến được tài năng của bậc anh hùng trong sự nghhiệp bảo vệ đất nước.

Ngày 24 tháng mười một năm Mậu Thân, nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ giận lắm họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng những người đến họp đã đều nói ngài nên chính vị hiệu để yên lòng dân rồi cất quân ra Bắc. Nên ngày 25 tháng Chạp, Bắc Bình đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân.

Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung đến Nghệ An, bàn việc quân với Nguyễn Thiếp. Nghe Nguyễn Thiếp nói không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan, vua mừng lắm, bèn cho tuyển lính, duyệt binh,rồi ra lời phủ dụ động viên tướng sĩ. Tất cả mọi người trong đó có tôi đều lấy làm xúc động, tinh thần thêm hăng hái tự tin trước cuộc chiến sắp đến dù quân địch lên đến hai mươi vạn.

Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung đến Tam Điệp, tha tội chết cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về tội chưa đánh trận nào đã rút quân bởi họ chỉ hạng võ biền. Quang Trung biết đó là kế sách của Ngô Thì Nhậm nhằm bảo toàn lực lượng, trấn giữ nơi hiểm yếu, làm giặc kiêu ngạo, chủ quan tạo điều kiện cho quân Tây Sơn giành thế chủ động tấn công bất ngờ. Ngài còn dự tính sau chiến thắng sẽ cử Ngô Thì Nhậm sang thương thuyết với nhà Thanh để nuôi dưỡng lực lượng, xây dựng đất nước vững mạnh. Rồi vua mở tiệc khao quân. Tối 30, cả năm đạo quân lên đường tiến ra Bắc.Sau đó ông chia ra làm năm đạo quân. Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào tây Thăng Long và yểm trở cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang - Bắc Giang, chặn đường rút lui của quân địch. Khi tiến thẳng đến thành Thăng Long, để giữ sức cho quân lính chiến đấu, ông sai dùng cáng làm võng. Hai người khiêng một người nằm ngủ và cứ thế luân phiên nhau đi suốt đêm.

Khi quân Tây Sơn đến sông Thanh Quyết, Quang Trung cho bắt hết quân do thám đang chạy trốn nên bọn giặc ở Hà Hồi, Ngọc Hồi không hề biết gì cả.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cho vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran để hưởng ứng như có vạn người. Quân giặc trong đồn sợ hãi, xin hàng.Quân Tây Sơn thu hết lương thực, khí giới.

Ở trận đánh đồn Ngọc Hồi, tôi thấy Nguyễn Huệ rất cẩn trọng. Tối mùng bốn, tôi cùng nhóm trực gác bảo vệ vua, tôi thấy ngài vẫn thao thức cả đêm. Đồn lũy Ngọc Hồi được xây dựng kiên cố, xung quanh đều được cắm chông sắt và chôn địa lôi.Để chuẩn bị đánh đồn Ngọc Hồi, vua Quang Trung truyền lấy sáu mươi tấm ván, cứ ba tấm ghép thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, được hai mươi bức. Rồi kén lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ "nhất". Vua Quang Trung cưỡi voi đi thúc,, đội chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ vua mà giờ đây cũng trở thành những người lính xông vào trận đánh theo hiệu lịnh của ngài.Mờ sáng mùng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn, chẳng trúng ai. Nhân có gió bắc, chúng dùng ống phun khói lửa nhằm làm quân Tây Sơn rối loạn. Nhưng trời bỗng trở gió nam, làm cho quân Thanh rối loạn hàng ngũ. Quang Trung liền chỉ huy đội khiêng ván vừa che vừa xông lên. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống, ai nấy dùng dao ngắn chém bừa, những người cầm gươm giáo theo sau đều nhất tề xông lên hiệp lực. Cùng lúc đó, đạo quân thứ hai và thứ ba tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.

Trận tấn công thành Thăng Long, Quang Trung bày thế gọng kìm, cho đạo quân thứ tư bày thế nghi binh ở hướng đông. Quân Thanh sợ hãi tìm đường tắt thì gặp đạo quân thứ năm. Chúng vội lùi về đầm Mực, làng Quỳnh Đô thì bị quân Tây Sơn cho voi giày chết. Giữa trưa mùng năm tết, Quang Trung kéo quân vào Thăng Long. Nói về Tôn Sĩ khi nghe tin Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi, hắn sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp dẫn bọn lính kị mã bỏ chạy về hướng bắc. Quân Thanh nghe tin, bỏ chạy, tranh nhau qua cầu. Cầu đứt, quân Thanh rơi xuống nước đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn. Vua Lê Chiêu Thống và bọn tùy tùng bỏ chạy trốn sang Trung Quốc.

Chiến công đại phá quân Thanh của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. Dù cho quân Thanh có hai mươi vạn nhưng với tài cầm quân lỗi lạc của Nguyễn Huệ, với lòng yêu nước thiết tha và sự đoàn kết của các tướng sĩ, đội quân Tây Sơn đã làm nên kì tích. Lúc vua mất, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, những người lính như tôi sau một thời gian bị bắt được thả về quê Dù thời gian có trôi qua, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn vang vọng mãitrong tôi, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sống mãi với non sông,đất nước và nhất là trong lòng các tướng sĩ từng cùng ngài xông pha trận mạc:

Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình!

23 tháng 10 2017

SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DU TRONG TRUYỆN KIỀU

Từ một tiểu thuyết chương hồi ít tiếng tăm, Nguyễ Du đã sang tạo lại bằng thể truyện thơ chữ nôm với thể thơ lục bát dân tộc kêt hợ hài hoà giữa yếu tố tự sự với trữ tình từ đó tạo ra một kiệt tác thi ca nổi tiếng giàu tính nghệ thuật

– Cái nhìn của Nguyễn Du với tác phẩm có sự sang tạo lớn. Tất cả các nhân vật được bao bọc bởi cái nhìn nhân đạo của ông nên có sự thay đổi về tính cách, số phận, cách đánh giá các giá trị của nguời đời đối với nhân vật

– Từ một câu chuyện “tình cổ” xoay quanh ba nhân vật Kim- Vân- Kiều, Nguyễn Du đã sáng tạo thành một khúc cađau lòng thương người bạc mệnh với nhân vật trung tâm lý tưởng là nàng Kiều. Đồng thời Tố Như thể hiện quan niệm nhân sinh đối với những điều trông thấy: “Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn long”.

– Tác giả đã lược bỏ nhiều chi tiết, sự việc rắc rối, dung tục , thay đổi trật tự kể và them vào những chi tiết mới để tô đậm câu truyện về tình người. Ông biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tính cách nhân vật, chuyển trọng tâm của truyện từ sự kiện đến nội tâm của nhân vật chính. Ngòi bút tả cảnh, tả người, tả tình rất điêu luyện của Nguyễn Du đã làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn

– Ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” là ngôn ngữ dự báo về tính cách, số phận nhân vật.

– Bút pháp cá thể hóa nhân vật của Thanh Tâm Tài Nhân không rõ nét bằng Nguyễn Du.

 Từ một tiểu thuyết chương hồi ít tiếng tăm, Nguyễ Du đã sang tạo lại bằng thể truyện thơ chữ nôm với thể thơ lục bát dân tộc kêt hợ hài hoà giữa yếu tố tự sự với trữ tình từ đó tạo ra một kiệt tác thi ca nổi tiếng giàu tính nghệ thuật

– Cái nhìn của Nguyễn Du với tác phẩm có sự sang tạo lớn. Tất cả các nhân vật được bao bọc bởi cái nhìn nhân đạo của ông nên có sự thay đổi về tính cách, số phận, cách đánh giá các giá trị của nguời đời đối với nhân vật

– Từ một câu chuyện “tình cổ” xoay quanh ba nhân vật Kim- Vân- Kiều, Nguyễn Du đã sáng tạo thành một khúc cađau lòng thương người bạc mệnh với nhân vật trung tâm lý tưởng là nàng Kiều. Đồng thời Tố Như thể hiện quan niệm nhân sinh đối với những điều trông thấy: “Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn long”.

– Tác giả đã lược bỏ nhiều chi tiết, sự việc rắc rối, dung tục , thay đổi trật tự kể và them vào những chi tiết mới để tô đậm câu truyện về tình người. Ông biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tính cách nhân vật, chuyển trọng tâm của truyện từ sự kiện đến nội tâm của nhân vật chính. Ngòi bút tả cảnh, tả người, tả tình rất điêu luyện của Nguyễn Du đã làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn

– Ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” là ngôn ngữ dự báo về tính cách, số phận nhân vật.

– Bút pháp cá thể hóa nhân vật của Thanh Tâm Tài Nhân không rõ nét bằng Nguyễn Du.