K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2020

Dàn ý:

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

  • Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh.
  • Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành.
  • Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

  • Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ.
  • Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới.
  • Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi.
  • Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình.
  • Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên.
  • Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

  • Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá.
  • Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò.
  • Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh.
  • Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

  • Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp.
  • Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt.
  • Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi.
  • Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

Bài làm:

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

13 tháng 3 2020

1- Mở bài:

Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...

2- Thân bài:

a- Tả bao quát:

- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi (ồn ào, náo nhiệt hẳn lên).

- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (các trò chơi được bày ra thật nhanh...)

b- Tả chi tiết:

- Hoạt động vui chơi của từng nhóm (trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh ....)

- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.

- Âm thanh (hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả ....)

- Không khí (nhộn nhịp, sôi nổi ...)

c- Cảnh sân trường sau giờ chơi:

Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.

3- Kết bài:

Nêu ích lợi của giờ chơi:

- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.

- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

              Bài làm

Nhanh thật đấy! loáng một cái cũng đã đến cuối tiết hai rồi, mà sao sân trường im ắng quá! Ngoài kia chỉ nghe thấy âm thanh vi vu của gió, líu lo của chim, với tiếng lá cây xào xạc mà thôi. Bỗng tùng! tùng! tùng! Ba hồi trống vang lên làm âm thanh im ắng ấy biến đâu mất và thay vào đó là tiếng nói, tiếng cười, tiếng hò reo khắp sân trường.

Từ mọi cửa lớp, học sinh thi nhau ùa ra sân như những dòng thác đổ. Sân trường lúc trước rộng là thế mà bây giờ như hẹp lại bởi những tiếng cười đùa, tiếng bước chân chạy nhảy vui vẻ của các bạn học sinh. Màu đen của những mái đầu học trò, màu xanh rì của lá cây, màu trắng của áo đồng phục và cả màu khăn đỏ của các bạn đội viên nữa, tất cả những màu sắc ấy hoà quyện lại với nhau thành một vườn hoa đầy màu sắc, rực rỡ dưới ánh nắng ấm áp mùa thu. Có mấy nhóm chơi đã xác định được chỗ của mình rồi đấy! Dưới tán lá xanh mát của cây đa này là trò nhảy dây của các bạn gái, còn dưới gốc phượng có từng chùm hoa đỏ rực kia là chỗ bắn bi của các bạn trai, ồ! còn nhóm kéo co kia khôn thật xí ngay được một chỗ vừa rộng rãi lại mát mẻ ở dưới gốc hàng dưà. Xem ra mỗi trò chơi đều có cái hay, cái vui riêng của nó nhưng vui và sôi nổi nhất trong các nhóm chơi vẫn là trò kéo co. Trông xem trọng tài là ai mà oai thế nhỉ? À! Đó là Trang cô bạn học với tôi đây mà, “Nào cả hai đội đã sẵn sàng rồi trọng tài thổi còi đi chứ” “Huýt” tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu cuộc chơi đã bắt đầu. “Dô ta! Dô ta!” cả hai đội đều cố sức kéo, chắc là mệt lắm nên bạn nào mặt cũng đỏ bừng mồ hôi thì chảy ròng ròng. Xung quanh đó các bạn cũng cổ vũ rất nhiệt tình: “Hiếu cố lên! Thắng cố lên”. Hiệp này xem ra có vẻ gay go, chưa đội nào phân thắng bại thì bỗng một tiếng hò reo lên: “Hú! Hú! hoan hô! Hiếu thắng rồi, cừ lắm!”. Tiếng reo hò đó làm ấn định tỉ số 1:0 nghiêng về đội anh chàng Hiếu đang vui mừng cười toe toét. Ngay gần đó là trò chơi nhảy dây của các bạn gái cũng vui không kém. Vòng này là ba bạn: Thảo, Hiền, Lê thi với nhau, chà bàn này có vẻ gay go nhỉ vì cả ba bạn đều là những tay nhảy cừ trong lớp. Trông các bạn nhảy siêu thật, chân thoăn thoắt, tay đưa dây nhanh vèo vèo, chỉ nghe thấy tiếng dây vun vút chứ chẳng thấy dây và chân đâu cả. Vập! Vập! cả hai bạn Hiền Lê nhảy siêu thế mà bây giờ cũng bị loại và còn mình Thảo xứng với chức vô địch mà thôi. Bỗng tôi nghe thấy tiếng “Bắn đi Đạt, cho Nam thua đi” nhìn sang thì mới biết Đạt và nam đang bắn bi. Nhìn kìa, điệu bộ của Nam trông đến là buồn cười, xoa xoa bi này lại còn hà bi nữa chứ, lợi dụng lúc Nam sơ hở Đạt đặt bi xuống và cạch thế là Đạt thắng rồi. Lúc này Đạt mới bảo Nam đang ngắm các bạn gái “Này! Tớ thắng rồi”, nghe Đạt nói Nam tức lắm định trả thù nhưng bỗng Tùng! Tùng! Tùng! ba hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã hết. Chúng em xếp hàng rồi vào lớp trả lại sự yên tĩnh cho sân trường.

Tuy chỉ có 15 phút thôi nhưng 15 phút đó cũng đủ giúp chúng em thoải mái, sảng khoái và tự tin hơn bước vào các tiết học sau.

13 tháng 3 2020

cho các từ : vui mừng , nụ hoa , đi đứng , san sẻ , giúp việc , chợ búa , ồn ào , cong queo , nước uống , xe đạp , thằn lằn , uống nước , tia lửa, học hành , ăn ở , tươi cười , vui lòng 

Hãy xếp vào nhóm từ ghép phân loại , từ ghép tổng hợp , từ láy , kết hợp hai từ đơn:

Từ ghép tổng hợp:Vui mừng, đi đứng , san sẻ, chợ búa, học hành , ăn ở, tươi cười,nụ hoa

Từ ghép phân loại: Vui lòng, giúp việc, xe đạp, tia lửa, nước uống,cong queo,nụ hoa

Từ láy:ồn ào,thằn lằn

học tốt

13 tháng 3 2020

kếp hợp hai từ đơn đâu bạn 

23 tháng 2 2021

                                                                         bài làm

đoạn văn 8-10 câu.

Cắt thân: Đối vớicây Lan Hồ Điệp đã trưởng thành và có thân dài, khỏe, rễ Lan Hồ Điệp ra mới  giữa những bẹ lá ngay thân nên khi cắt thân để nhân giống ra cắt phần ngọn có rễ và chừa là phần gốc với vài chiếc lá. Dùng dao thật sắc hoặc kéo (khử trùng trước bằng cồn hoặc rượu, lửa), cắt nhanh và gọn không làm dập hay phạm vào rễ Lan, sau đó ta ta bôi sơn hoặc vôi vào vết cắt của phần ngọn vừa cắt và phần gốc còn lại. Phần gốc sau một thời gian sẽ nãy ra vài chồi mới, phần ngọn ta đem trồng lại như một cây mới, chú ý đảm bảo vết cắt khô tránh úng thúi và chăm sóc như một cây con chờ cây ra rễ và bám vào giá thể.

*Ưu và khuyết điểm: Phần ngọt đã cắt sẽ phát triển bình thường nhanh hơn nếu trồng từ một cây con, là phương pháp nhanh, đơn giản nhưng dễ bị úng, thúi chỗ vết cắt.

 --Siết thân: đây là một phương pháp đơn giản mà hiệu quả tránh được khuyết điểm cỉa phương pháp trên. Vật liêu cần là một dợi dây đồng hoặc dây điện bọc nhựa, tránh sử dụng dây kim loại có thể bị oxi hóa như dây sắt. Cách làm khá đơn giản ta chỉ việc lấy dây quấn vòng và siết quanh thân cây (pp này là việc siết quanh thân làm tắc mạng dẫn dinh dưỡng từ trên thân cây xuống rễ và làm cây ức chế tạo mầm con ngay chỗ siết). Khi chồi nhú ra khỏi thân, ta gỡ dây đồng, cây con sẽ lớn dần. Tốt nhất là đợi cây con phát triển thành thục và mọc rễ ta sẽ cắt cây con khỏi thân cây mẹ và trồng lại.

*Ưu và khuyết điểm: khi cây nhú con việc cắt ngọn đem trồng như cách 1 sẽ dẫn đến việc gốc Lan Hồ Điệp yếu do thời gian siết lâu sẽ không nuôi được chồi mới dẫn đến chết. Nên không áp dụng cách 1 cho cách siết thân.

13 tháng 3 2020
  • thangle788
  • Đáp án:

     --Cắt thân: Đối vớicây Lan Hồ Điệp đã trưởng thành và có thân dài, khỏe, rễ Lan Hồ Điệp ra mới  giữa những bẹ lá ngay thân nên khi cắt thân để nhân giống ra cắt phần ngọn có rễ và chừa là phần gốc với vài chiếc lá. Dùng dao thật sắc hoặc kéo (khử trùng trước bằng cồn hoặc rượu, lửa), cắt nhanh và gọn không làm dập hay phạm vào rễ Lan, sau đó ta ta bôi sơn hoặc vôi vào vết cắt của phần ngọn vừa cắt và phần gốc còn lại. Phần gốc sau một thời gian sẽ nãy ra vài chồi mới, phần ngọn ta đem trồng lại như một cây mới, chú ý đảm bảo vết cắt khô tránh úng thúi và chăm sóc như một cây con chờ cây ra rễ và bám vào giá thể.

    *Ưu và khuyết điểm: Phần ngọt đã cắt sẽ phát triển bình thường nhanh hơn nếu trồng từ một cây con, là phương pháp nhanh, đơn giản nhưng dễ bị úng, thúi chỗ vết cắt.

     --Siết thân: đây là một phương pháp đơn giản mà hiệu quả tránh được khuyết điểm cỉa phương pháp trên. Vật liêu cần là một dợi dây đồng hoặc dây điện bọc nhựa, tránh sử dụng dây kim loại có thể bị oxi hóa như dây sắt. Cách làm khá đơn giản ta chỉ việc lấy dây quấn vòng và siết quanh thân cây (pp này là việc siết quanh thân làm tắc mạng dẫn dinh dưỡng từ trên thân cây xuống rễ và làm cây ức chế tạo mầm con ngay chỗ siết). Khi chồi nhú ra khỏi thân, ta gỡ dây đồng, cây con sẽ lớn dần. Tốt nhất là đợi cây con phát triển thành thục và mọc rễ ta sẽ cắt cây con khỏi thân cây mẹ và trồng lại.

    *Ưu và khuyết điểm: khi cây nhú con việc cắt ngọn đem trồng như cách 1 sẽ dẫn đến việc gốc Lan Hồ Điệp yếu do thời gian siết lâu sẽ không nuôi được chồi mới dẫn đến chết. Nên không áp dụng cách 1 cho cách siết thân.


    học tốt

13 tháng 3 2020

Bài 1:Với mỗi câu chủ đề sau, triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh(từ 10-15 dòng)

a)Trước hết, ca dao Việt Nam nói lên tình cảm gia đình đằm thắm của người bình dân Việt Nam,

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.


 

b)Ca dao còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của người Việt Nam.

Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.

Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:

Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh

Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.

Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.

Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường như được ca dao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.

Nhờ trời hạ kế sang đông

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

 Vụ năm cho đến vụ mười

 Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.

Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.

Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Ca dao làm cho ta thường thấy rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.

Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.

Lạy trời cho cả gió lên,

Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.

Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.



 

c)Tục ngữ Việt Nam đúc rút kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt đời sống.

Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Có ý kiến cho rằng: " Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay."

Qủa thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. 

Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa. Đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:

Không thầy đố mày làm nên.

Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tự về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.

Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.

13 tháng 3 2020

THANK YOU , MERCI

Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính Cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Bài thơ đã được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát Tình đồng chí.

Bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

#Học tốt#

trả lời

- Phép liệt kê tên các loài cá+ tính từ chỉ màu sác gợi sự giàu có và đẹp đe của biển cả. Biển về đêm rực rơ, lấp lánh như 1 đêm hội, như 1 bức tranh sơn mài trong bể cá khổng lồ

- Nghệ thuật nhân hóa. Biển về đêm như có linh hồn của con người , hơi thở phập phồng

- Liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé
- Ẩn dụ: đuốc đen hồng
- Nhân hóa: gọi cá song là em, đêm thở, sao lùa
- Phân tích tác dụng:
- Liệt kê: Gợi sự phong phú của các loài cá, sự giàu có của biển Đông
- Ẩn dụ: Màu sắc rực rỡ, sống động, cá song giống như một vũ công lộng lẫy trong đêm dạ hội.
- Nhân hóa: Hình ảnh đêm thở, sao lùa: vừa gợi hình ảnh thiên nhiên có sự sống, hoạt động như con người, vừa gợi tả nhịp sóng biển bập bềnh, vỗ vào mạn thuyền dạt dào; hình ảnh bầu trời đầy sao in trên mặt nước biển đang chuyển động...
Gọi cá là em: Tình cảm thân thương, trìu mến của nhà thơ
=> Các biện pháp tu từ cùng các từ láy tượng hình đã khắc họa bức tranh biển đêm giàu có, đẹp đẽ, lung linh, huyền bí và thơ mộng; thể hiện cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ và niềm vui phơi phới của nhà thơ.