K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2020

Tết là một lễ hội quốc gia và gia đình. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc với người mua sắm Tết. Ở nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp, thức ăn đặc biệt được nấu chín, các món ăn, nước ngọt, hoa và trầu được bày sẵn. Từ sáng sớm tinh mơ ngày mùng 1 Tết, em và mẹ đã dạy từ rất sớm để dọn và bày mâm cỗ lên bàn thờ. Em còn cắm một lọ hoa thật là đẹp giúp mẹ đặt lên bàn. Bố em và anh trai em thì bày mâm cỗ tại phòng khách để chuẩn bị đón khách tới chúc Tết đầu năm. Ôi! Không khí ngày đầu năm thật là vui biết bao, em rất thích ngày Tết!

14 tháng 3 2020

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

Văn mẫu lớp 8

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

14 tháng 3 2020

Khi mặt trời bắt đầu xuống núi, lúc đó hoàng hôn bao phủ lấy cả làng quê nơi em ở. Em vẫn thích ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống, khiến cho mọi thứ êm ả và thanh bình đến lạ. Em vẫn thích cảm nhận không khí nhẹ nhàng và rất quê đó. Nó giúp cho mọi người thoải mái cảm nhận những phút giây cuối ngày.

Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, những tia nắng măt trời bắt đầu héo hon và là là sát mặt đất. Nhìn cánh đồng lúa bảo la khi khoảnh khắc hoàng hôn xuống thật yên bình và nhẹ nhàng. Những làn gió nhẹ nhàng từ đâu thổi về khiến cho những bông lúa nặng trĩu bông khẽ đung đưa từ bên này sang bên khác.

Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ khi sắp kết thúc một ngày bước đủng đỉnh, thong thả chậm rãi bước về nhà theo tiếng sáo diều ở đằng xa. Các cô chú nông dân khi mặt trời tắt nắng cũng dừng công việc đồng áng để trở về nhà chuẩn bị bữa tối ấm cúng bên gia đình.

Ở cái giếng làng của xóm em, có một cây đa rất lớn và cái ao to trồng rất nhiều hoa sen. Mọi người cúi xuống rửa các dụng cụ làm đồng, cười nói rất vui vẻ, tiếng trẻ con reo hò khiến cho khung cảnh làng quê khi chiều muộn trở nên nhộn nhịp hơn.

Trên những mái ngói đỏ tươi có những làn khói trắng lan tỏa ra khắp không gian và mùi cơm thơm lừng. Có lẽ nhà ai đó đang nấu cơm buổi tối. Một khung cảnh thật yên bình, giản dị nhưng ấm áp và than quen biết bao.

Bọn trẻ chúng em khi hoàng hôn buông xuống thường kéo nhau ra đồng và ngắm cảnh mọi người về nhà, ngắm những chiếc xe tải chạy bon bon ở trên đường quốc lộ và ngắm mặt trời rớt núi.

Em rất thích những khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống ở làng quê em. Nó thanh bình và rất yên ả.

14 tháng 3 2020

cre:internet

14 tháng 3 2020

các tác giả đã gửi gắm cho chúng ta những điều hay lẽ phải về phẩm chất làm người. Qua đó tôi học được những thứ mà ta hay vấp phải trong cuộc sống. Đó là không nên kiêu căng xem thường bạn bè, phải biết tôn trọng người khác tin tưởng vào thực lực của bạn bè, có tấm lòng trong sáng, hồn nhiên nhân hậu, không nên ích kỉ với bạn bè và những người xung quanh. Và điều quan trong nhất là nên cố gắng học hỏi để giúp ích cho xã hội mai sau.

16 tháng 3 2020

*   “Học thầy không tày học hạn": Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.

Câu tục ngữ khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học khuyên nhủ về việc kết bạn và tình bạn.

25 tháng 9

Câu tục ngữ có nghĩa là Học thầy không bằng học bạn. Câu tục ngữ này không muốn hạ thấp vai trò của người thầy mà muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học ở bạn bè. Ngoài thầy cô thì bạn bè và những người xung quanh cũng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều bài học.

 

14 tháng 3 2020

 Trả lời:

Tác giả đã gửi gắm cho chúng ta những điều hay lẽ phải về phẩm chất làm người. Qua đó tôi học được những thứ mà ta hay vấp phải trong cuộc sống. Đó là không nên kiêu căng xem thường bạn bè, phải biết tôn trọng người khác tin tưởng vào thực lực của bạn bè, có tấm lòng trong sáng, hồn nhiên nhân hậu, không nên ích kỉ với bạn bè và những người xung quanh. Và điều quan trong nhất là nên cố gắng học hỏi để giúp ích cho xã hội mai sau.

               Nhớ tích và kb với mk nha~~!!!!

14 tháng 3 2020

    Mẹ tôi là người khá nghiêm khắc. Hồi bé, tôi hay hỏi mẹ: "Sao mẹ hay khắt khe với con thế? Hay mẹ không yêu con?". Mẹ cười, xoa đầu tôi: "Con ngốc nghếch của mẹ, mẹ không yêu con thì yêu ai". Mãi sau này, khi đã có chút khôn lớn, biết suy nghĩ, tôi mới hiểu được sự nghiêm khắc của mẹ chính là mẹ đang uốn nắn tôi, mong tôi trở thành người có ích cho xã hội.

    Mẹ là người vất vả. Ngoài việc cơ quan mẹ phải đảm đương gần hết các việc trong nhà. Hằng ngày, cứ đi làm về là mẹ lại tiếp tục làm các việc nhà. Tôi còn bé, giúp mẹ được rất ít. Mẹ nấu ăn rất ngon. Tôi không bao giờ bỏ bữa vì mẹ nấu ngon quá. Bố bận đi công tác luôn nên việc học hành của tôi cũng do mẹ kèm cặp. Mẹ thường xuyên kiểm tra bài vở của tôi, có bài nào không hiểu mẹ giảng giải lại cho tôi. Buổi tối, bao giờ mẹ cũng là người đi ngủ sau cùng. Trước khi đi ngủ, mẹ vào xem tôi đã ngủ chưa, có tung chăn ra ngoài không?… Mẹ cũng là người bạn thân nhất của tôi. Mỗi khi băn khoăn điều gì, mẹ sẽ là người đầu tiên tôi tâm sự, chia sẻ. Mẹ luôn lắng nghe những điều tôi nói, chỉ bảo cho tôi cách vượt qua. Mẹ tôi thật tuyệt vời.

    Tôi không thể kể hết công lao to lớn của mẹ. Câu ca dao "Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể" cũng không nói hết được công lao của cha me, Mẹ đã yêu thương tôi bằng tình yêu vô bờ bến, mẹ đã dạy dỗ tôi bằng cả tấm lòng của người mẹ. Tôi chỉ muốn mãi mãi là đứa con bé bỏng của mẹ. "Mẹ yêu của con, con yêu mẹ nhiều lắm" – tôi luôn muốn nói với mẹ câu đó. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng với tình yêu của mẹ.

Xin T_T 



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ke-ve-nguoi-me-cua-em-hay-nhat-van-mau-lop-6

14 tháng 3 2020

Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.

Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe hỏng về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.

Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.

Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.

Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.

Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.

Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.

Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:

Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.

Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.

Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.

Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.

Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.

Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.

“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.

Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày.

Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.

Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.

14 tháng 3 2020

Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:

Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình,chẻ tre.

Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chimsáo, sâu bọ.

Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo,giao kèo, giáo mác.

Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc,lỡ làng.

Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:

a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.

b. giết giặc, da diếtviết văn, chữ viếtgiết chết.

c. hạt dẻ, da dẻvẻ vang, văn vẻgiẻ lau, mảnh dẻvẻ đẹp, giẻ rách.

Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:

Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.

Câu 4:

Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.

Câu 5: Điền ? , ~

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

Câu 6: Các câu được sửa như sau:

- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

Câu 7: HS viết chính tả đoạn văn SGK vào vở.

14 tháng 3 2020

Hôm nay là một buổi sáng thứ hai đầu tuần cũng là ngày lớp em phải trực tuần nên em đi học rất sớm. Lần đầu tiên đến trường sớm như vậy, em đã có dịp được quan sát ngôi trường vào buổi sớm.

Thời tiết hôm nay thật đẹp. Trời còn sớm nên chưa có ánh nắng. Không khí buổi sáng thật trong lành biết bao. Tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả bởi vì có rất ít học sinh đến trường. Ngôi trường lúc này dường như vẫn còn chìm trong giấc ngủ say. Ngôi trường sơn màu vàng tươi thắm trong màn sương càng tôn lên khang trang và mĩ lệ. Các lớp học vẫn đóng cửa và chưa sáng đèn. Hàng cây rì rào trong gió, không khí yên tĩnh nên dường như chúng em đều nghe rõ.

Lát sau, mặt trời đã như một quả cầu lửa từ từ lên cao ban phát những tia nắng ban mai xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá bàng giữa sân trường trở nên long lanh như những hạt ngọc.

Chốc chốc, học sinh đã đến đầy sân trường. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt, ồn ào hơn. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường.Tiếng gọi nhau í ới vui vẻ. Trên sân trường, mỗi góc sân lại có một nhóm bạn chơi trò chơi khác nhau. Bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây,bạn ngồi dưới gốc cây ôn lại bài cũ. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Một lúc sau, tiếng trống vào học vang lên: “Tùng! Tùng! Tùng!” báo hiệu giờ học đầu tiên đã bắt đầu. Học sinh ùa vào trong lớp học. Bên ngoài không khí lại yên tĩnh trở lại. Lá cờ bay phần phật trong gió.

Em rất thích quang cảnh trường em trước buổi học. Dù có phải xa mái trường này thì em sẽ luôn nhớ về nó.

14 tháng 3 2020

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ

Tham khảo

16 tháng 3 2020

Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:

- Trong khúc hát mê say:

  + Câu hát khi ra khơi gợi sự hài hòa giữa câu hát của con thuyền và ngọn gió -> ước mong chuyến đi biển thuận lợi, bình yên.

  + Câu hát khi trở về gợi niềm vui phơi phới của những người dân chài trở về trên những con thuyền đầy ắp cá.

-  Trong cuộc chạy đua với mặt trời:

  + Nhân hóa: con thuyền thành một sinh thể sống chạy đua được với thời gian.

  + Tác dụng:

·  Nâng tầm vóc của con thuyền, con người ngang tầm vũ trụ.

·  Niềm hân hoan, tư thế khẩn trương của cả thiên nhiên và con người khi đón chào ngày mới.

-  Trong ánh sáng rực rỡ, huy hoàng: hoán dụ

  + Đó là ánh sáng của mặt trời lúc bình minh.

  + Đó là ánh sáng của muôn ngàn mắt cá lấp lánh ánh mặt trời.

=> Con thuyền đã chiến thắng trong cuộc chạy đua.

=> Khổ thơ mang âm hưởng của một bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới của một con người khi chiến đấu, chiến thắng và làm chủ đất trời.

14 tháng 3 2020

Tham khảo  để biết cách làm nha bạn !

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.

Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

Ở những miền quê, cánh đồng lúa có lẽ là cảnh vật thân thuộc và gần gũi nhất. Cánh đồng lúa vì thế đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ của tôi, để lại trong tôi những kỉ niệm khó phai nhòa.

Tôi vẫn còn nhớ mãi những lời hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ: "Con cò bay lả bay la, bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng". Cánh đồng lúa in đậm trong tâm trí tôi từ thuở ấy, đối với tôi, không có gì đẹp và thân thương cho bằng cánh đồng lúa. Cánh đồng làng tôi rộng đến mức cò bay mởi cánh cũng không hết. Nhìn từ xa, cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ. Mỗi khi có gió thoảng qua, cánh đồng lại nhấp nhô từng đợt, tạo thành những con sóng cứ đuổi nhau mãi về phía chân trời.

Tôi thích nhất là được cùng mẹ ra thăm đồng vào buổi sớm mai. Khi ấy, mọi vật thật tinh khôi và tươi mới. Những ánh nắng đầu tiên của ngày mới rọi xuống cánh đồng làm bừng sáng cả không gian. Sương lúc này vẫn còn giăng mắc trên từng ngọn cây, lá cỏ, cả cánh đồng chìm trong màn sương sớm làm tôi có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc này như đang gượng dậy để đón chào những tia nắng ấm áp.

Trên cao, những chú chim bay lượn, hót vang khúc ca về bình minh làm cho không gian càng thêm tưng bừng, rộn rã. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu, thoang thoảng. Trong cái vỏ xanh ấy đang ẩn chứa giọt sữa trắng tinh khôi, hội tụ tất cả những gì tinh túy nhất của trời đất. Vài chú có trắng tranh thủ kiếm ăn, tiếng đập cánh bỗng làm thức dậy cả không gian đang im lìm như chìm trong giấc ngủ. Cánh đồng lúa đến mùa gặt thật vui tươi và tưng bừng.

Dưới đồng, những cánh tay thoăn thoắt đang cắt từng bông lúa vàng trĩu hạt, chiếc nón trắng nhấp nhô theo nhịp của tay người gặt. Vừa làm việc, các bác nông dân vừa trò chuyện vui vẻ, thi thoảng lại cất lên tiếng hát làm vơi bớt cái nắng nóng, mệt mỏi. Nghe tiếng cười đùa ấy, tôi đoán năm nay chắc vẫn là một vụ mùa bội thu. Màu lúa chín vàng ươm gợi cảm giác về một miền quê ấm no, trù phú, lòng người bỗng cảm thấy thật bình yên trước khoảnh khắc giản dị của làng quê. Lúa được cắt xong sẽ xếp thành từng bó, những chiếc xe thồ, xe kéo có nhiệm vụ chở lúa về sân khơi. Con đường làng ngày gặt nườm nượp người xe, vui như trảy hội. Bức tranh làng quê vì thế cũng trở nên thật sinh động với muôn vàn màu sắc.

Cánh đồng quê yêu dấu đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành bằng hạt gạo trắng ngần, thơm như dòng sữa mẹ. Dù có đi đâu xa, hình ảnh về cánh đồng lúa sẽ mãi nhắc nhở tôi về một miền quê giản dị nhưng xiết bao trìu mến, thân thương.