K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2020

Với em, gương mặt mẹ là một hình ảnh vô cùng thân thuộc luôn thường trực trong tâm trí. Mẹ em năm nay đã hơn ba mươi tuổi nhưng gương mặt mẹ trẻ hơn tuổi rất nhiều. Gương mặt mẹ hình trái xoan được ôm lấy bởi mái tóc đã cắt ngắn, đen và thẳng. Những sợi tóc rất đẹp ấy phủ chéo một phần trên trán mẹ. Đôi mắt của mẹ long lanh như lúc nào cũng ánh lên niềm vui. Đuôi mắt dài nhìn rất đẹp! Mẹ có chiếc mũi dọc dừa và đôi môi nhỏ nhắn, hồng tươi. Mỗi khi mẹ cười, lại để lộ ra hàm răng trắng và một chiếc răng khểnh thật duyên. Nhưng em thích nhất làn da của mẹ. Da mẹ trắng và mịn, mỗi khi có chuyện gì vui, em chỉ muốn ôm chầm lấy mẹ và thơm nhẹ lên đôi má của mẹ. Gương mặt của mẹ em thật đẹp, em lại thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn được thấy những nụ cười nở tươi trên gương mặt mẹ.

Bài làm

   Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Đề bài: Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã nêu những dẫn chứng:

- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu,..

-Công lao của các vị anh hùng dân tộc

-Trong hiện tại: mọi lứa tuổi, mọi vùng,mọi tầng lớp đều có chung lòng yêu nước

-Mỗi luận điểm được làm rõ bằng những dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi người , mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân. Tác giả đi từ những nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

16 tháng 3 2020

Bài làm :

Tiếng gà gáy làm em thức giấc, chính vì ở quê nhà nào cũng nuôi gà nên tiếng gà gáy cứ liên tục lặp đi lặp lại và to hơn khiến em không thể không bật dậy khỏi giường.

Đứng ra ban công tầng hai của nhà, em vươn vai ngắm nhìn toàn cảnh quê hương trong buổi sớm bình minh mùa xuân. Trong làn sương sớm mờ mờ như làn khói mỏng, em cảm nhận được mùi thơm của cỏ non, mùi của lúa non đang trổ đòng. Bầu trời màu xanh lơ có những đám mây mỏng nhẹ nhàng trôi lững lờ, từng đàn chim, cò bắt đầu rời tổ đi kiếm ăn. Sáng sớm nơi làng quê luôn vang lên những tiếng gà gáy, tiếng lợn éc đòi ăn và tiếng bò đòi ra đồng. Một số nhà mái ngói đang lên khói, khói bếp mang theo mùi rơm rạ quen thuộc len lỏi từng khe ngói hoà vào bầu sương sớm chưa tan. Mặt trời lên, ánh nắng chan hoà khắp mọi nơi, ánh mặt trời lấp lánh trên cánh đồng, ngọn cây nơi những giọt sương còn đọng trên cỏ, trên lá. Cảnh tượng thật lung linh, huyền ảo và thơ mộng như cõi bồng lai tiên cảnh. Cơn gió mùa xuân mát lạnh khẽ thổi qua, em chợt nhận ra mình phải xuống chuẩn bị để còn đi học.

Ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em, em yêu sao những buổi sớm mùa xuân nhẹ nhàng thanh khiết và trong lành như thế.

16 tháng 3 2020

bạn tham khảo "bài tả buổi sáng nhé"

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

chúc bạn học tốt!

19 tháng 3 2020

... Câu hát căng buồm cùng gió khơi

... Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

...Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

- Nguồn: Google

1. Đón tiếp đại biểu và khách mời. 

2. Ổn định tổ chức
* (MC): Chương trình Gặp mặt kỷ niệm 35 năm thành lập trường xin phép được bắt đầu.

Văn nghệ chào mừng: ( 2 MC: 1 nam 1 nữ dẫn chương trình)
* (MC NỮ) Kính thưa quý vị đại biểu, quý vị khách mời!

Kính thưa quý thầy cô giáo! Cùng các em HS.

Sau đây là Chương trình Văn nghệ chào mừng buổi Gặp mặt kỉ niệm ..... năm thành lập trường ..............................

Mở đầu chương trình là phần giới thiệu đoạn Video clip về chủ đề “Có một ngôi trường như thế ”, xin mời quý vị hướng mắt về màn hình trên sân khấu theo dõi.

* (NAM) Tiếp theo xin mời quý vị thưởng thức các tiết mục văn nghệ chào mừng do các thầy,cô giáo và HS, cựu HS nhà trường biểu diễn.

– Tiết mục:

(NAM) 1/ Điệu nhảy Aerobic do tập thể HS lớp ........ biểu diễn.

(NỮ) 2/ Đơn ca: Khát vọng – Nhạc Phạm Minh Tuấn do thầy giáo..............trình bày.

(NAM) 3/ Đơn ca: Mái trường mến yêu – Nhạc Lê Quốc Thắng do em ................. lớp ...... thể hiện.

(NỮ) 4/ Song ca: Mưa trên quê hương – Nhạc & lời Minh Châu do 2 em HS cũ: ..................... thể hiện.

(NAM) 5/ Điệu nhảy hiphop do Tốp HS nam lớp........ biểu diễn.

(NỮ) 6/ Đơn ca: Bông hồng tặng cô – Nhạc & lời Trần Quang Huy do em ............................ lớp ........ thể hiện.

* (NỮ) Thay mặt Ban Tổ chức chương trình gặp mặt, tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh đã tham gia biểu diễn chương trình văn nghệ chào mừng kỷ niệm .... năm thành lập trường .................. và xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của tất cả quý vị.

4. Tuyên bố lý do:
* (NỮ) Kính thưa quý đại biểu, quý quan khách, quý cựu thầy cô giáo, quý cựu học sinh, cùng tập thể HĐSP và các đại diện học sinh của nhà trường.

Cột mốc thời gian ghi dấu .......năm hình thành và phát triển ngôi trường của chúng ta,  trường .................. Trong..... năm đó, với biết bao thăng trầm và đổi thay để rồi từ ngôi trường này đã đào tạo rất nhiều thế hệ đầy tài năng tỏa đi khắp nơi, và hôm nay họ trở về đây cùng với các em học sinh thân thương để tri ân và tôn vinh ngôi trường thân yêu ở tuổi ....... này!

* (NAM) Kính thưa quý vị! Trong không khí tràn đầy tình cảm ấm áp, với bao hoài niệm yêu dấu trong lòng mỗi chúng ta khi trở về mái trường xưa, sự họp mặt đông đủ của bao thế hệ thầy cô – học sinh về đây tham dự gặp mặt kỷ niệm ..... năm ngày thành lập trường mang một ý nghĩa hết sức thiêng liêng và tràn đầy niềm xúc động. Cho phép chúng tôi được thay mặt những người thực hiện chương trình xin được gửi đến toàn thể quý vị lời chào trân trọng và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.

5. Giới thiệu đại biểu: ................................

(NAM) Và một lần nữa xin nhiệt liệt chào mừng sự có mặt đông đủ của tất cả quý vị về tham dự buổi gặp mặt ngày hôm nay

(NỮ)* Kính thưa quý vị!

Trong buổi Gặp mặt kỷ niệm ...... năm thành lập trường hôm nay, chúng ta cũng không quên những thầy cô – bạn bè của ngôi trường này giờ không còn nữa! Sự ra đi mãi mãi của các thầy cô và bạn bè đã để lại trong lòng chúng ta những nỗi buồn man mác & đầy cảm xúc.Và hôm nay, cũng dưới mái trường này, một lần nữa chúng ta dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến họ, những người mà trong lòng mỗi chúng ta luôn quý mến!

Xin mời mọi người đứng lên! Phút mặc niệm bắt đầu!

Phút mặc niệm đã qua. Xin mời mọi người ngồi xuống.

6. Đọc Diễn văn Truyền thống kỷ niệm ..... năm thành lập trường:
(NAM)  Sau đây chúng tôi xin trân trọng kínhgiới thiệu: Thầy giáo ........... – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường lên đọc diễn văn Truyền thống kỷ niệm..... năm thành lập trường ..........

Xin kính mời Thầy.

(Xin cảm ơn bài Diễn văn Truyền thống đầy ý nghĩa đã khơi gợi nhiều cảm xúc trong lòng mỗi người chúng ta. Xin cảm ơn Thầy!)

7. Dâng hoa chúc mừng:
(NAM) 

(NỮ) Thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, quý vị khách mời đã đến tham dự tặng hoa, tặng quà chúc mừng làm cho buổi gặp mặt thêm phần long trọng. Xin cảm ơn những tình cảm mà các thầy, cô giáo nguyên là CB, GV, NV và các thế hệ học sinh đi trước đã dành cho nhà trường. Ghi nhận và cảm ơn các em học sinh nhà trường, chúc các em vui khoẻ, mãi mãi là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

Trân trọng cảm ơn!

8. Ý kiến đại biểu:
(NAM) Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quí vị đại biểu, quý vị khách mời, quý thầy cô giáo!

Trong buổi gặp mặt hôm nay, chúng ta rất hân hạnh được đón tiếp sự hiện diện của lãnh đạo Phòng GD&ĐT. Trong suốt chặng đường ..... năm qua, là cơ quan quản lý trực tiếp luôn quan tâm sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục của xã nhà nói chung và của trường ........... thân yêu chúng ta nói riêng! Và để thể hiện sự ưu ái, quan tâm hơn nữa, chúng tôi trân trọng kính mời Thầy giáo .........., Trưởng phòng GD&ĐT lên phát biểu. Trân trọng kính mời thầy!

(Thay mặt Hội đồng Sư phạm nhà trường xin được tiếp thu những ý kiến phát biểu của lãnh đạo Ngành để có những biện pháp tổ chức, thực hiện sát thực và hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, trong đó có nhiệm vụ hàng đầu nâng cao chất lượng dạy và học)

Xin chân thành cảm ơn!

(NỮ) Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quí vị đại biểu, quý vị khách mời, quý thầy cô giáo!

Sự nghiệp giáo dục của ........... trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích rất đáng ghi nhận. Trong đó, đơn vị trường............. đã từng bước đi lên, tự khẳng định mình, có nhiều thành tích nổi bật của một trường đạt chuẩn Quốc gia. Thành tích và các kết quả đạt được là kết quả của ý Đảng –  lòng dân. Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN, các ban ngành ở xã và nhân dân .............. đã dành cho nhà trường những tình cảm đặc biệt sâu sắc, sự tập trung trí tuệ và nguồn lực vật chất kịp thời, quyết liệt và mạnh mẽ .

Trong buổi gặp mặt truyền thống này, chúng tôi rất vinh dự được đón tiếp và trân trọng kính mời đ/c ................ – Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND  lên phát biểu ý kiến.

(Thay mặt HĐSP nhà trường xin được tiếp thu, ghi nhớ, chúng tôi sẽ biến những tình cảm và sự tin yêu của lãnh đạo và nhân dân xã nhà thành hành động cụ thể để đưa nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng các yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước)                    

Xin chân thành cảm ơn!

(NAM) Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quí vị đại biểu, quý vị khách mời, quý thầy cô giáo!

Trong buổi gặp mặt hôm nay, chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi được đón tiếp và gặp lại thế hệ những thầy, cô giáo nguyên là CB, GV, NV  của nhà trường – những người đã một thời đồng tâm cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, hợp lực, hy sinh vì sự nghiệp GD của.......

Sau đây chúng tôi xin trân trọng kính mời thầy giáo ................– nguyên là Hiệu trưởng đầu tiên, thay mặt cựu CB, GV, NV nhà trường phát biểu cảm tưởng.

(Thay mặt HĐSP nhà trường xin được ghi nhận, chia sẻ tình cảm của những thầy, cô giáo cũ đã mang đến cho nhà trường trước đây cũng như hiện nay)

Xin chân thành cảm ơn!

(NỮ) Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quí vị đại biểu, quý vị khách mời, quý thầy cô giáo!

Các thế hệ học sinh là chủ thể của hoạt động dạy học và giáo dục, đồng thời là sản phẩm vô giá của nhà trường. Với tình yêu quê hương, với truyền thống tôn sư trọng đạo, các anh, các chị nguyên là học sinh của nhà trường qua các giai đoạn có về dự  buổi gặp mặt hôm nay. Chúng tôi rất vui mừng và phấn khởi được đón tiếp và xin trân trọng kính mời Anh ................. thay mặt cựu HS nhà trường được nói lên tâm tư, tình cảm của các cựu HS nhân kỷ niệm ........năm thành lập trường.

(Thay mặt tập thể thầy cô giáo và HS nhà trường xin được cảm ơn tình cảm của các anh, các chị).

Xin chân thành cảm ơn!

(NAM Kính thưa quý vị!

Để thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với các thế hệ thầy cô và sự tự hào, mến mộ đối với các thế hệ cô, chú, anh, chị là cựu học sinh của nhà trường, hôm nay trong bầu không khí vừa long trọng vừa tình cảm đầm ấm của ngày hội trường Kỷ niệm ....... năm thành lập trường ............, em .............................– HS lớp...... xin được phép đại diện nói lên tiếng lòng của thế hệ học trò ngày hôm nay. Xin mời em.

(NỮ) * Thay mặt Ban Tổ chức, tập thể cựu thầy cô giáo, cựu học sinh và HĐSP nhà trường cảm ơn những tình cảm mà các em đã dành cho các thầy cô, các anh chị trong ngày gặp mặt hôm nay. Rất mong và chúc các em khỏe, vui, học tập ngày càng tiến bộ hơn xứng đáng với truyền thống nhà trường.

Vinh danh các thế hệ thầy cô giáo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà:
(NAM) Kính thưa quý quan khách, quý đại biểu, quý thầy cô và các em học sinh thân mến, có lẽ trong mỗi người chúng ta, tình cảm thầy trò luôn lấp lánh, để lại trong mỗi chúng ta những ấn tượng trong sáng ban đầu khó phai như một nhà thơ đã từng viết:
“Dù năm tháng, vô tình trôi mãi mãi,

Có hay, bao mùa lá rơi,
Thầy đã đến, như muôn ngàn tia nắng,
Sáng soi bước em, trong cuộc đời!”

(NỮ) Những ca từ trong trẻo ấy đã gợi lên những tình cảm thân thương, ấm áp tình nghĩa thầy trò. Và dưới mái trường này, mỗi người chúng ta đã cảm nhận được và ghi nhớ mãi trong lòng tình cảm cao quý đó từ thầy cô, những người đã dạy dỗ chúng ta!

Trong buổi gặp mặt hôm nay, chúng ta vinh dự chào đón rất nhiều thầy cô đến tham dự, là các cựu giáo viên của trường qua nhiều thời kỳ! Sự hiện diện của các thầy cô là niềm hân hoan trong lòng mỗi cựu học sinh khi trở về đây để có thể gặp lại thầy xưa – bạn cũ với biết bao bồi hồi và tâm tình!

(NAM) Trong buổi gặp mặt hôm nay, chúng tôi xin mời các thầy, cô nguyên là Hiệu trưởng của trường qua các thời kỳ, là những người đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôi trường thân yêu của chúng ta qua từng giai đoạn thăng trầm, để đại diện cho các cựu giáo viên qua các thời kỳ của trường lên sân khấu nhận  KỶ VẬT LƯU NIỆM của chương trình 35 năm thành lập trường, nhằm để vinh danh và tôn vinh sự đóng góp lớn lao của quý thầy cô trong sự nghiệp trồng người!

Một lần nữa chúng ta hãy dành một tràng pháo tay nồng nhiệt nhất để vinh danh các thế hệ thầy cô của chúng ta! Và kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, niềm vui và mãi mãi là những người “đốt lên ngọn lửa của ánh sáng tri thức, ngọn lửa của tình thương yêu”


(NỮ) *Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, thưa quí vị đại biểu, quý vị khách mời, quý thầy cô giáo và các em HS thân mến!.

Chúng ta đã hoàn thành cơ bản nội dung chương trình của buổi Gặp mặt hôm nay. Chúng tôi trân trọng giới thiệu đồng chí.................. – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường,Trưởng ban Tổ chức lên tổng kết. Xin trân trọng kính mời

(NAM) Xin chân thành cảm ơn thầy.

Đại biểu, khách mời và quý thầy cô tham quan CSVC của trường.
(NỮ) Trong lúc chờ đợi công tác phục vụ tiệc trà thân mật và chương trình văn nghệ giao lưu, Ban Tổ chức xin mời quý vị đại biểu, quý vị khách mời cùng các thầy cô giáo và các em học sinh tiến hành tham quan CSVC của nhà trường.

Tiệc trà thân mật và giao lưu văn nghệ.

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

16 tháng 3 2020

Ngay giữa sân trường, gần cột cờ Tổ quốc, bác bàng già đang chuyển mình thay áo mới: từng đợt lá bàng vàng rơi xuống gốc để trơ lại cành nhánh khẳng khiu.

   Cây bàng cao độ năm mét, lúc xum xuê cành lá che mát cả một khoảng sân trường, bây giờ trơ cành, chỉ còn lưa thưa lá. Nhìn từ xa, cây bàng lúc này như một người già có nhiều cánh tay gân guốc giơ ra tứ phía. Gốc bàng to bằng hai vòng tay chúng em, chỗ lồi, chỗ lõm. Từ những chồ lồi, rễ bàng nổi trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những con rắn nhổm mình phóng tới. Thân cây bàng cao lên ba mét thì bất đầu phân nhánh, đâm cành. Hồi đầu năm học, cây bàng còn xanh um, chia thành từng tầng, giờ đây, từng đợt lá bàng vàng úa rơi xuống sân, nhìn lên cây bàng chỉ thấy trơ trọi cành, khó mà phân biệt được tầng lá. Mỗi nhánh của cây bàng chỉ còn lác đác dăm lá đang úa vàng, có lá chuyển sang màu đỏ nâu. Một cơn gió hơi mạnh thổi qua là có một cái lá bàng là là rơi xuống. Sân trường lúc nào cũng được giữ cho sạch nhưng cứ vài giờ dưới gốc bàng, lá úa đỏ như trải thảm. Trời se se lạnh, cái lạnh dễ chịu của tháng chín, tháng mười lẫn không khí ẩm nên chồi non nhú mầm nhanh. Trên cành cây khều khào đã lác đác vài chồi xanh. Mỗi chồi xanh nhọn, bé xíu như chóp tai thở, đem lại cho cây sức sống mãnh liệt. Nhìn lên trên nền trời, từng nhánh bàng in rõ nét như một bức tranh thư pháp, kí gửi bao nỗi niềm của lá già rơi xuống, để lớp chồi non mọc lên thay cho lá già đem lại sức sống mới cho cây bàng. Chim chóc hình như cũng rủ nhau đi trú ngụ nơi khác, chỉ thỉnh thoảng có một hai chú chim sẻ lẻ loi đậu trên cành bàng hót thảng thốt rồi vù bay đi. Mùa này, chúng em nhặt lá bàng xếp thành từng chồng chơi hàng xén. Lá bàng hơi vàng là bánh tráng, lá bàng đỏ là bánh rán… trí tưởng tượng của trẻ con làm cho lá bàng úa vàng trở thành muôn vàn thứ vật phong phú, tưởng như trò chơi không bao giờ dứt.

    Cây bàng thay lá nhắc nhở cho em biết thời gian qua đi không bao giờ trở lại. Cây bàng nảy chồi theo chu kì thay lá của tự nhiên nhưng riêng con người không thể lớn lên rồi nhỏ lại được. Vì thế em phải biết quý thời gian, phải học tập thật giỏi để có tương lai tươi sáng mai sau.


 

16 tháng 3 2020

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còn nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: Cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi... Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.

Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: "Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì". Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.

Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô "tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ", như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy "Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống". Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.

Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: Vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: "Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ". Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: "Đó là chiếc lá cuối cùng", thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: "Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết".

Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một. Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô. Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.

Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: "chiếc lá thường xuân vẫn còn đó". Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: "có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: "một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là... Bơ-men.

Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: Chiếc lá cuối cùng! Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: Trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: "Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?". Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.

Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: Hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.

Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng - tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.

học tốt

  Tìm các câu cầu khiến trong các câu sau.Hãy giai thik tại sao các câu cầu khiến đó ko có chủ ngữ:                                                 a,Ừ,đc! Muốn hỏi con gái ta,hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm,mười tấm lụa đào,mười con lợn béo mười vò rượu tăm  đem sang đây.                                                                                                                                                       ...
Đọc tiếp

 

 

Tìm các câu cầu khiến trong các câu sau.Hãy giai thik tại sao các câu cầu khiến đó ko có chủ ngữ:                                                 

a,Ừ,đc! Muốn hỏi con gái ta,hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm,mười tấm lụa đào,mười con lợn béo mười vò rượu tăm  đem sang đây.                                                                                                                                                                                         b,Cho gió to lên một tí! Cho gió to thêm một tí!                                                                                                                                     c,Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua,còn sống đấy ak?nộp tiền sưu!Mau!

1
21 tháng 3 2020

a. Hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

b. Cho gió to lên tí!

c. Nộp tiền sưu! Mau!

16 tháng 3 2020

Chiếc lả cuối cùnglà tác phẩm của nhà văn bậc thầy người mĩ, nhà văn o.hen-ri, người đã được hội nghệ thuật và khoa học ở mĩ lấy tên đặt cho giải thưởng truyện ngắn hàng năm.

Chiếc lá cuối cùnglà "bức thông điệp màu xanh" tác giả gửi đến người đọc, ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy thương yêu con người, hây biết hi sinh vì sự sông của con người. Xiu và bơ-men là hai họa sĩ nghèo khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung mối lo lắng: làm sao cứu sống giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn… Nuôi bạn và chữa bệnh cho bạn. Cô chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo, nâu súp tới việc dỗ dành bạn ăn. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan, hoạn nạn bao giò' cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thế’ cứu được giôn-xi. Bị viêm phổi nặng nhưng nguy nhất là tâm trạng tuyệt vọng của giôn-xi. Cô tin rằng mình không thế sống được khi chiêc lá cuối cùng của cây thường xuân bên kia cửa số rụng xuống.

Chữa bệnh viêm phối, y học có thể làm được nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, bác bơ-men đã nhận ra chìa khóa mở cánh cửa đưa giôn-xi trở về với cuộc sống. Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức tranh kiệt tác của mình – cũng chính là bức tranh cuối cùng để mang lại cho giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người, xiu và bơ-men là hình ảnh tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình thương yêu con người.

Thông qua bức vẽ cuối cùng, gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của bơ-men, tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động nghệ thật, bác bơ-men luôn thất bại, chưa bao giò' ngòi bút của bác chạm tới tà áo của nữ thần nghệ thuật. Tấm vải chờ đợi bức vẽ kiệt tác của bác từ hai mươi lăm năm nay vẫn trống trơn ỏ' góc buồng. Nhưng đến khi không định làm nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho một người, bác đã hoàn thành bức tranh kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khắc nghiệt: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của bác tuy chỉ là một chiếc lá thường xuânbình thường nhưng lại trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người (cô xiu) và biết đâu, nó là sự sống của một tài năng.

  Bài 1: Tìm các câu cảm thán trong những ví dụ sau ?Nêu tác dụng ?a.Đẹp vô cùng , Tổ quốc ta ơi !b.Ha ha! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho !c.Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?d.Con này gớm thật !e.Ôi ! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này !Bài 2: Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây ?a.Tôi yêu cầu anh mang ngay báo cáo cho tôi.b.Giám đốc yêu cầu anh mang báo cáo cho...
Đọc tiếp

 

 

Bài 1: Tìm các câu cảm thán trong những ví dụ sau ?Nêu tác dụng ?
a.Đẹp vô cùng , Tổ quốc ta ơi !
b.Ha ha! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho !
c.Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
d.Con này gớm thật !
e.Ôi ! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này !
Bài 2: Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây ?
a.Tôi yêu cầu anh mang ngay báo cáo cho tôi.
b.Giám đốc yêu cầu anh mang báo cáo cho Giám đốc.
c. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt .
d.Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì mặt nó luộn bị
chính nó bôi bẩn .
Bài 3: Những câu trần thuật in đậm sau dùng để làm gì ?
a.Thôi, em chào cô ở lại .Chào tất cả các bạn tôi đi.
b.Thôi, tôi ốm yếu quá rồi , chết cũng được .Những trước khi nhắm mắt, tôi
khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ,
sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

1
21 tháng 3 2020

Bài 1: Tìm các câu cảm thán trong những ví dụ sau ?Nêu tác dụng ?
a.Đẹp vô cùng , Tổ quốc ta ơi !
b.Ha ha! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho !
c.Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
d.Con này gớm thật !
e.Ôi ! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này !
Bài 2: Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây ?
a.Tôi yêu cầu anh mang ngay báo cáo cho tôi.- dùng để đề nghị
b.Giám đốc yêu cầu anh mang báo cáo cho Giám đốc.- dùng để thông báo
c. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt .- dùng để miêu tả
d.Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì mặt nó luộn bị
chính nó bôi bẩn .-dùng để nhận định