K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2020

1Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

2

Đoạn thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc khung cảnh của  con thuyền trở về sau 1 ngày lênh đênh trên biển. Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.  Món quà của biển cả mới thật đẹp làm sao!Người ra biển và người đón thuyền đều chỉ có một ước mong: "nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe" .Còn gì vui hơn biển êm, sóng lặng không có phong ba bão tố, không có hiểm nguy giữa trùng dương. Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ. Nổi bật lên giữa khung cảnh người người, nhà nhà đang tấp nập, nhộn nhịp thu hoạch cá là hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của những thân hình vạm vỡ, cường tráng quanh năm bôn ba vật lộn với đại dương bao la. Những thân hình ấy thấm đẫm những hơi thở, nhịp sóng và vị mặn nồng của muối biển.Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến hình ảnh con thuyền đã trở nên có hồn hơn bao giờ hết.   Phải chăng con thuyền cũng như con người, tuy mệt mỏi nhưng lại ngập tràn niềm vui sau một ngày bội thu? Với một giọng điệu khỏe khoắn, với những hình ảnh sinh động cùng với sự kết hợp hài hòa, độc đáo những biện pháp nghệ thuật như: , ẩn dụ, nhân hóa,  Tế Hanh đã tạo nên một bức tranh quê hương rất mới mẻ và tươi tắn.

chúc bạn học tốt

24 tháng 3 2020

cảm ơn bạn r nhiều

26 tháng 3 2020

Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

24 tháng 3 2020

DÀN Ý CHI TIẾT

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm

- Giới thiệu về bài thơ “Tiếng gà trưa” và vị trí đoạn trích: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bài thơ gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Khổ thơ đầu tiên viết về tiếng gà trưa trên đường hành quân xa.

Thân bài

Tiếng gà trưa trên đường hành quân

- Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ.

- Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta”

⇒ Âm thanh tự nhiên, chân thực

- Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

   + Nghe xao động nắng trưa

   + Nghe bàn chân đỡ mỏi

   + Nghe gọi về tuổi thơ

⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

   + Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, điệp ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi…

- Cảm nghĩ của bản thân về tình bà cháu.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.

Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục... cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhở đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng: Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

Đọc đoạn thơ đầu của Tiếng gà trưa , một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

24 tháng 3 2020

Dế Mèn luôn tự coi mình là người giỏi nhất tự phụ"sắp đứng đầu thiên hạ". Và với bản tính ấy trong một lần ngịch dại trêu chị Cốc đã dẫn đến cái chết thương tâm cho dế choắt. Lúc gần sắp chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn rằng: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân. Chính lời nói ấy đã khiến Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

24 tháng 3 2020

Dế chũi sắp chết rồi nhưng vẫn cố khuyên dế mèn đừng gây họa

24 tháng 3 2020

bạn tham khảo nhé !!

Cảm nhận :

Đã khi nào bạn ngẩn đầu lên bầu trời xanh thời bình ngày hôm nay và tự hỏi"Ai là người làm cho đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?". Và hôm nay, tôi lấy cảm xúc từ đoạn thơ Hải Như đã viết trong bài "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi". "Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy lặng yên cúi đầu", chính câu thơ mở đầu đó đã cho tôi và các bạn một sự nghiêm trang trong phút giây kính viếng Bác Hồ kính yêu. Là một trong những học sinh thế hệ trẻ, hãy biết ơn Người-Người chính là ánh Mặt Trời soi sáng đất nước, dẹp bóng quân thù. "Trăng"- một sự vật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Đó là một sự vật gần gũi, thân thuộc, gắn liền không chỉ người chiến sĩ mà trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trong Việt Bắc, trăng như người bạn hiền thắp ấm lên sự heo quạnh tối tăm trong màn đêm giá lạnh. Và khi Bác ra đi, "trăng" cũng mất đi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, sang câu thứ 3, câu thơ làm tôi nghẹn ngào xúc động, nói khác đi mắt tôi đã rơi lệ:"Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu". Bạn ơi! Hãy tưởng tượng xem nếu một vài ngày chúng ta mất đi giấc ngủ, không là gì đâu vì hãy nghĩ đến Bác, Bác suốt cuộc đời không hề chợp mắt nghỉ ngơi, chỉ nghĩ về dân, về nước. Ngày tháng trăm năm Bác chiến đấu vì quê hương, làm bạn với núi rừng, làm bạn với suối trăng mà chính khi đó, chúng ta vẫn còn ngủ ngon trong chiếc nôi xinh cùng lời ru ngọt ngào, dịu hiền của mẹ. Chính vì súng đạn, vì hy sinh to lớn mà cả đời người không ai dám dũng cảm chiến đấu như Bác. Trải qua những năm tháng đó, đến một ngày nhân dân đột ngột nghe tin Bác qua đời, và đó chính là khi đất nước dẹp sạch bóng quân thù, để lại một bầu trời xanh hòa bình, không bom súng. "Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ", vậy là Bác đã "ngủ" rồi Bác ơi, để cho chúng con trong niềm hạnh phúc bao la, vô tận mà chúng con hằng mong ước. Nay khi lớn lên, tôi đã được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ kể về Bác- Người cha anh hùng của cả non sông Việt Nam. Ngủ ngon Bac ơi! Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật giỏi, chăm ngoan nghe lời bố mẹ để rồi đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Và kết lời tôi xin trích một đoạn thơ của Minh Huệ để bày tỏ lòng mình trước công ơn của Bác: "Đêm nay Bác ngồi đó/Đêm nay Bác không ngủ/Vì một lẽ thường tình/Bác là Hồ Chí Minh".

Chúc bạn học tốt

24 tháng 3 2020

Tìm từ tượng hình:

a) Gợi dáng đi khoan thai, bình tĩnh : ung dung

b) Gợi hình dáng vận động nặng nề, khó khăn : ục ịch 

học tốt

24 tháng 3 2020

Không nên ghen tị với người khác

24 tháng 3 2020

hihihihihihihihihihihihihihihihihihihihihihihihihihi

24 tháng 3 2020

Đoạn kết của truyện đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình. Đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy à trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.

Đoạn kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn.

24 tháng 3 2020

Đã hé mở ý nghĩa người anh hối hận và xấu hổ trước bức tranh em gái tôi

24 tháng 3 2020

Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản của em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.

Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.

Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.

@@

27 tháng 3 2020

Có lẽ, tình cảm gia đình là một thứ gì đó khó nói thành lời mà mỗi khi nhắc đến con người ta lại cảm thấy ấm áp đến lạ kỳ. Tình cảm đó có thể là tình cảm con cái đối với cha mẹ, con cái đối với ông bà… Truyện “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh đã phản ánh chân thực tình cảm của người em gái đối với anh trai của mình.

Chỉ thông qua bức tranh, cô bé đã thể hiện được những gì mà mình muốn gửi gắm đến người anh và cũng chính bức tranh đó đã khiến người anh hiểu ra nhiều điều từ em gái thân yêu của mình.

Câu chuyện kể về tình cảm anh em trong gia đình. Ban đầu, người anh luôn khó chịu với Kiều Phương- em gái của mình vì cô bé luôn nghịch ngợm, suốt ngày bị lấm bẩn và được người anh trai đặt cho cái tên là Mèo. Đứa em gái không tỏ ra khó chịu mà còn rất thích cái biệt danh mà anh trai đã đặt và còn dùng nó để xưng hô với bạn bè. Qua đó ta có thể thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của cô bé.

Người anh trai đã theo dõi những hoạt động của cô em gái, chính cô bé nghịch ngợm ấy đã có những hành động làm anh trai nghi ngờ. Tất cả mọi đồ đạc trong nhà đều được cô lật tung lên, ngay cả chiếc nồi cũng được cô em gái cạo trắng xóa.

Thái độ của người anh trai bắt đầu thể hiện rõ nét qua việc chú Tiến Lê đã phát hiện ra tài năng của cô bé Kiều Phương, đây chính là một thiên tài hội họa mà không hề ai biết. Chính những bức tranh mà Kiều Phương vẽ được cất giấu trong vườn đã nói lên điều đó.

Họa sĩ Tiến Lê đã nói với bố mẹ Kiều Phương, chính bố mẹ của cô bé cũng bất ngờ về tài năng của con gái mình. Kể từ khi bố mẹ biết được tài năng của Kiều Phương, người anh trai cảm thấy mình như là người thừa trong gia đình, không có tài năng gì đặc biệt để thể hiện cho bố mẹ thấy, hai anh em bắt đầu xa cách hơn và chỉ một lỗi nhỏ của cô em gái thôi thì người anh đã quát mắng, gắt um lên.

Qua việc tham gia hội thi vẽ quốc tế, Kiều Phương đã thể hiện tình cảm của mình đối với người anh trai mà bấy lâu luôn quát mắng, kho chịu với những việc làm của cô. Nhớ lời dạy của chú Tiến Lê là “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” thì cô em gái Kiều Phương đã vẽ anh trai của mình trong một cuộc thi hết sức quan trọng đối với cô. Lúc biết tin bức tranh được giải nhất, cô bé đã ôm chầm lấy người anh trai và muốn anh đi nhận giải cùng mình. Lúc này, người anh không hiểu chuyện gì xảy ra và viện cớ đẩy nhẹ cô em gái của mình ra.

Diễn biến tâm lý của người anh mà tác giả Tạ Duy Anh đã xây dựng nên có những chuyển biến rõ rệt. Khi biết được trong bức tranh mà cô em gái đoạt giải ấy lại chính là hình ảnh của người anh. Từ một người luôn không hài lòng, khó chịu với cô em gái thì ngay lúc này, người anh lại thấy ngỡ ngàng, hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Người anh trai ngỡ ngàng khi nhìn thấy chính bản thân mình trong bức tranh mà cô em gái vẽ, đó như là một món quà vô giá do chính tình cảm của người em gây dựng nên. Sau sự ngỡ ngàng, người anh lại cảm thấy hãnh diện vì có một cô em gái tài năng đến vậy. Không chỉ tài năng, Kiểu Phương còn là một cô em gái biết quan tâm, biết nghĩ đến anh trai của mình, ở cô còn có cả sự khoan dung và trái tim nhân hậu, vị tha. Sự xấu hổ của người anh được thể hiện tiếp theo. Người anh xấu hổ vì những gì mà mình đã đối xử với em gái, đáng ra người anh phải tự hào vì có một người em gái tài năng, biết quan tâm đến mình như thế.

Tác giả Tạ Duy Anh đã làm cho người đọc cảm thấy thú vị và tò mò về sự thay đổi trong tâm trạng của người anh. Những gì thay đổi trong trạng thái tâm lý của người anh kể từ khi nhìn thấy bức tranh của cô em gái tuyệt vời của mình diễn ra một cách liên tục. Qua bức tranh của em gái, người anh đã hiểu rõ hơn tình cảm mà người em dành cho mình, không phải như những gì mình đã nghĩ về em gái. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã xây dựng thành công cả cốt truyện lẫn nhân vật, theo đó là diễn biến tâm lý của nhân vật qua từng chi tiết của tác phẩm. Cảm ơn tác giả Tạ Duy Anh đã mang đến cho người đọc một tác phẩm hay và ý nghĩa như vậy.

_ k me_

@Min_ngu_ngục

_copyisnotfun_

24 tháng 3 2020

-Tác giả đã sử dụng BPNT so sánh ( nụ cười của mẹ - màu xuân ) .

- Như chúng ta đã biết mùa xuân là mùa đâu tiên trong một năm, là mùa mang đến cho muôn loài một sự sống ấm áp, mãnh liệt sau những ngày đông giá lạnh. Ở đây tác giả so sánh mẹ với màu xuân khiến người đọc cảm nhận sự đẹp đẽ, tràn đầy cảm xúc trong nụ cười của mẹ. Không quá phô trương nụ cười của mẹ đơn giản nhưng lại khiến cho mỗi chúng ta cảm thấy ấm áp. Mẹ luôn là người như vậy. Yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ những dỗ những đứa con một cách nhẹ nhàng như mùa xuân. Mẹ xoa dịu mọi nỗi buồn trong lòng con như mùa xuân mang đến sự ấm áp cho muôn loài . ^-^

24 tháng 3 2020

Trl :

– Nêu được biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu thơ (Nụ cười của mẹ chính là (giống như) mùa Xuân) ; nêu được cảm nhận đúng về mẹ. VD : Nụ cười của mẹ tươi đẹp như mùa xuân,…/ Nụ cười của mẹ mang tình yêu thương sâu nặng, dạt dào sức sống như mùa xuân,… / Nụ cười của mẹ luôn mang đến cho con những niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc Sống. Nhìn nụ cười ấy, con như được Sống trong mùa xuân ấm áp, dạt dào tình yêu thương,…

24 tháng 3 2020

Tên là Hùng Duệ Vương nha bạn

24 tháng 3 2020

nhớ k nha