K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !

Từ lâu ta đã biết đến tiếng thơ vừa sôi nổi vừa đằm thắm mà tha thiết, trong sáng của Xuân Quỳnh, nay đến với Tiếng gà trưa lại một lần nữa ta bắt gặp điệu cảm xúc ấy. Bài thơ là sự bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước chân thành, sâu lắng của nhà thơ qua hình tượng tiếng gà trưa. Đó là âm thanh gọi về những kỉ niệm, những cảm xúc thiêng liêng và nơi chốn bình yên cho tâm hồn con người.

Tiếng gà trưa là âm thanh giản dị, quen thuộc của làng quê Việt. nó gợi về cuộc sống yên ả, sự lao động yên vui, ấm áp của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Ở đây, bằng những cảm xúc mới mẻ, nồng nàn rất riêng Xuân Quỳnh đã thổi vào thứ âm thanh ấy một vẻ đẹp rất thiêng liêng của những cảm xúc ấu thơ qua dòng hồi tưởng của người chiến sĩ hành quân. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho người lính như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào. Với ý nghĩa như vậy, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

"Cục...cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ".

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc.

"Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng."

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

"Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới."

Nổi bật qua suốt những câu thơ ấy là hình ảnh người bà chắt chiu, giành dụm yêu thương cháu. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà tốt giúp cháu có những bộ quần áo mới, dù nó chỉ nhỏ thôi những mà thấm thía biết bao nhiêu. Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

"Ôi cái quần chéo go,
Ống rộng dài quết đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt"

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

"Tiếng gà trưa
Mang bao nhiều hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng."

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu. Tiếng gà trưa, đâu chỉ là âm thanh của một con vật vô tri mà nó là tiếng gọi của tuổi thơ, của yêu thương hồng, là những âm thanh của kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. nó cứ ám ảnh, âm vang day dứt mãi trong lòng nhà thơ, trong những giấc mơ tuổi nhỏ. Âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức đứa cháu nhỏ, đầy dịu dàng mà xúc động thiêng liêng vì nó gắn với tình bà cao cả. Đó cũng là lí do để người cháu sống cống hiến:

"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."

Điệp từ "vì" được lặp lại 4 lần liên tiếp nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Đó là vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng que thuộc nơi chôn rau cắt rốn của tuổi thơ, nhưng đất nước quê hương vô cũng vô tận, mênh mông ấy cũng chỉ mãi hữu hình trong dáng bà thầm lặng hi sinh, gắn với âm thanh của tiếng gà trưa quen thuộc. Ha tiếng "bà ơi" vang lên nghe mới tha thiết mà đằm thắm làm sao, nó vừa xúc động thiêng liêng, vừa bỏng sôi mãnh liệt. Giống như nó được chực trào ra từ tận đáy lòng thổn thức không thể kìm lòng. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu. Qua đây thấy được tình cảm tiền tuyến hậu phương của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến, gian khổ có thể làm mệt mỏi, bom đạn có thể hủy diệt mọi thứ nhưng những tình cảm về bà, về những kỉ niệm ấu thơ cùng tiếng gà trưa không bao giờ chết mà vẫn còn nguyên lửa, vẫn cứ dâng dâng trong lòng người.

Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.

25 tháng 1 2021

Lên voi xuống chó

Đầu chày đít thớt

Trên đe dưới búa

Xanh vỏ đỏ lòng

Trước lạ sau quen

Gạn đục khơi trong.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Thất bại là mẹ thành công 

Lá lành đùm lá rách 

Bên trọng bên khinh 

Bán anh em xa mua láng giềng gần 

Chết vinh còn hơn sống nhục

Hết khôn dồn dại

Có mới nới cũ 

25 tháng 1 2021

đề nghị hỏi rõ hơn

24 tháng 1 2021

em chịu rồi em lớp 4 

31 tháng 1 2021

1,Xác lập luận điểm.

-Tự phụ là thói xấu.

-Nhân cách con người đẹp phần lớn là nhờ đức khiêm tốn.

-Tác hại của tính tự phụ.

2,Tìm luận cứ.

-Tự phụ:Tự cho mình hơn người.

-Người ta khuyên chớ nên tự phụ vì hậu quả của tự phụ có hại cho bản thân.

-Tự cô lập mình.

-Bị mội người ghét bỏ .

-Thất bại thường mặc cảm,tự ti.

3,Xây dựng lập luận.

-Định ngĩa tự phụ là gì?

-Các biểu hiện của tự phụ.

-Những tác hại của tự phụ.

Trong các bài thơ lục bát thời hiện đại, tôi đặc biệt cảm động và cảm phục hai bài thơ của hai tác giả: Bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy và bài Trông ra bờ ruộng của Hữu Thỉnh. Quả thực, tôi không biết bài thơ nào hay hơn bài thơ nào. Nguyễn Duy thì “Nhìn về quê mẹ xa xăm” qua những chờn vườn của “Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”; còn Hữu Thỉnh lại “Trông ra bờ ruộng năm nào” với đôi mắt đau đáu dáng “Mẹ tôi nón lá bước lên”. Giữa một người mẹ đã lên niết bàn và một người mẹ đang bước lên bờ ruộng - đành lòng, tôi không thể xếp bài thơ nào hay hơn.

Mẹ của Nguyễn Duy đội nón mê, còn mẹ của Hữu Thỉnh thì đội nón lá, từ bao đời nay vẫn thế- các bà mẹ Việt Nam vẫn chỉ lấy cây lá trong vườn để che nắng che sương. Bà mẹ nón mê nhắn các con:

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồnBà mẹ nón lá xoè hai bàn tay nhọc nhằn của mình ra và đếm:
Quanh quanh vẫn một mảnh bờ
Bấy nhiêu toan tính đến giờ chưa yênMột mẹ yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng và một mẹ nữa vẫn chưa yên trước mạ non đầu hạ, trăng liềm cuối thu. Cùng dùng hai tiếng xa xăm, Nguyễn Duy thì viết:
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưaCòn đây là Hữu Thỉnh:
Xoè tay tính tháng tính năm
Tính người, nào biết xa xăm cõi ngườiMột đằng là xa xăm của đất đai quê hương, một đằng là xa xăm của biền biệt cõi người- Quả thực tôi nào rõ, nào hay cái xa xăm nào là xa xăm hơn....

22 tháng 1 2021

1,Nước sông pha lẫn nước đồng
Con gái Phú Thọ đánh chồng cả đêm

2,Ai ơi mua dó khó lòng,
Không đi lên Ẻn thì mong nỗi gì.

3,Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

3,Gắng công kén hộ cốm Vòng,
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

4,Làng Ẻn cất ma,
Sơn Nga chống gậy.

5,Mưa từ Ba Dội mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa qua Đồn Vàng.
Gió đưa quanh đưa về Hùng Nhĩ,
Bây giờ đây anh nghĩ làm sao?
Trận này rồng cá kết giao.

5,Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa ra bến Tuần.
Nước sông Rân chảy về dồi dội,
Lòng em bối rối chờ đợi lấy anh.
Trận này nức tiếng thơm danh.

6,Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên phố Ẻn cũng quên đường về.

7, Chợ trâu Hoàng Xá, chợ cá La Phù
8, Trâu chợ Bù Nọ, cọ chợ Trúc Phê
9, Sông Thao nước đỏ như son,
Người đi có nhớ nước non quê mình?

10,Ai làm cái nón có thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh !
11, Chạp đốn đau, giêng mau hái.
12,Nhất sòng Cao xá
Nhất rá Kẻ Rền
Nhất đền Hùng Vương

13,Bưới Chí Đám Quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh
14,Tháng Ba nô nức hội Đền
Là ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay
15, Dong Mơ, Cọ Khống
16,Lau Tạ Xá, lá Phú Khê
17,Cơm đồng Á, cá Đồng Vầy

có môt số câu hơi ... =>

22 tháng 1 2021

1. Dù ai đi ngược về xuôi
Váy ngắn quá gối là người Văn Lang

2. Văn Lang có một con lươn

Thịt thì nướng chả còn xương đẽo cày.

3. Em lên rừng

Em bứt quả bứa chua
Em xuống khe
Em bắt cái ốc lặn, cùng cái ốc lội
Em tra vào giỏ
Em bỏ vào thời
Em “vê nó màng”
Em mang nó về
Em thả vào nồi
Em bẵng nó lên
Nó sôi sùng sục
Nó sủi sình sịch
Em đổ nó ra
Em xóc chí cha
Là cha chí chát
Em xơi lên bát
Em múc lên loa
Em mút chí cha
Là cha chí chút
Chì chà là chà chì chụt
Canh ốc thì ngọt
Canh bứa chua loè.

31 tháng 1 2021

từ chối hiểu