K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.



 

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.



Chúc bạn học tốt~

30 tháng 3 2020

Hạt gạo làng ta =Trần Đăng Khoa

Thầy thuốc như mẹ hiền= Trần Phương Hạnh

Chuyện một khu vườn nhỏ= Vân Long

Tiếng vọng=Nguyễn Quang Thiều

Trồng rừng ngập mặn  =Phan Nguyên Hồng

30 tháng 3 2020

Hạt gạo làng ta __________Trần Đăng Khoa

thầy thuốc như mẹ hiền -----trần phương hạnh

chuyện một khu vừn nhỏ-----trần phương hạnh

tiếng vọng -------------------------nguyễn quang thiều

trông rừng ngập măn ---------phan nguyên hồng

hok tốt

30 tháng 3 2020

Quan hệ từ là hay 

30 tháng 3 2020

Cậu đọc hay tớ đọc

31 tháng 3 2020

Luận điểm chính: Ý nghĩa văn chương
Luận điểm phụ:
1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
2.Công dụng của văn chương
Các lí lẽ và dẫn chứng cho luận điểm phụ 1:
- Kể cây chuyện một thi sĩ Ấn Độ khóc nức lên khi thấy một con chim bị thương rơi xuống chân mình->dẫn dắt vào luận điểm chính và khái quát vấn đề
-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài->lòng nhân ái
- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng->phản ánh cuộc sống
- Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống->ước mơ hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn
Các lí lẽ và dẫn chứng của luận điểm phụ 2:
- Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình,... cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?->khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện những tình cảm ta sẵn có;...rộng rãi đến trăm nghìn lần->rèn luyện mở rộng thế giới tình cảm của con người
- Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ... tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay->văn chương làm đẹp, làm hay những thứ bình thường
=>làm giàu tình cảm con người
- Nếu tronng pho lich sử ... sẽ đến bực nào !->làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống

31 tháng 3 2020

Than ôi! Lo thay! Nguy thay

Những câu đó dùng để bộc lộ cảmxúc

1 tháng 4 2020

than ôi, lo thay, nguy thay ls những câu đặc biệt

than ôi : bộc lộ cảm xúc

lo thay: ( như trên)

nguy thay:( như trên nốt)

30 tháng 3 2020

Các tình huống b và c không nên dùng câu rút gọn vì dùng câu rút gọn ở đây sẽ thể hiện thái độ vô lễ, biến câu nói thành một câu cộc lốc, không phù hợp dùng để nói với người lớn hơn mình.

Chúc bạn học tốt

31 tháng 3 2020

cau B, C khong nen rut gon cau vi se lam cau thieu chu ngu ,vi ngu trong cau

31 tháng 3 2020

Bình minh là khởi đầu cho ngày mới thì hoàng hôn chính là thời điểm kết thúc một ngày. Không đẹp không rạng ngời như bình minh nhưng hoàng hôn lại khiến nhiều người thổn thức, ngẩn ngơ bởi cái đẹp, sự bình yên của thời điểm cuối ngày.

Bầu trời đang dịu lại, ánh nắng không còn chói chang, nhìn xa xa từng tia nắng cuối chìm dần dưới ngọn núi, ngọn cây thật thú vị. Ngọn núi phía chân trời như đang nuốt mặt trời chỉ còn lé loi vài thứ ánh sáng yếu ớt. Bầu trời cũng trở nên khác lạ hơn ban ngày khi mây nhiều hơn, từng đám mây trôi lững lờ. Những đàn chim ríu rít gọi nhau về tổ sau một ngày kiếm ăn vất vả.

Cảnh vật thiên nhiên của một ngày đang dần kết thúc, người nông dân trở về nhà sau một ngày làm việc ngoài cánh đồng, từng đàn trâu bò theo chân người du mục trở về chuồng, bước đi chậm chạp, bụng con nào con nấy no căng. Xa xa vang vọng tiếng chim kéo nhau về tổ trước khi trời sập tối. Xung quanh nhà những chú gà lon ton đi tìm chỗ ngủ, tiếng gà mái cục tác, tiếng gà con ríu rít…tất cả lim dim chim vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Buổi tối đến cả nhà em lại quây quần bên nhau, bố vừa đi làm về, mẹ cũng đã chuẩn bị xong bữa tối. Bên ngoài sương đêm cũng đã bắt đầu xuất hiện và bao phủ trên nhiều cành cây ngọn cỏ, tiếng côn trùng bắt đầu xuất hiện văng vẳng, thế giới côn trùng đang vươn mình thức dậy sau cả ngày ẩn nấp. Em chợt nghĩ cả thế giới này chắc chẳng bao giờ nghỉ ngơi.

Quả thật là buổi chiều ngắm nhìn cảnh hoàng hôn thật bổ ích, thiên nhiên tươi đẹp và rộng lớn biết bao. Cảnh hoàng hôn quê em không tráng lệ như bình minh nhưng lại bình yên, huyền ảo lạ kì.

1 tháng 4 2020

Nếu ai đã một lần ngắm cảnh hoàng hôn trên quê tôi thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Nhất là vào những buổi chiều hè như chiều nay. Khi ông mặt trời vội vã đạp xe về đỉnh núi phía Tây kết thúc cuộc hành trình dài, cũng là lúc tôi học bài xong chạy ra đầu làng để hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ. Chà, quê hương mình lúc này mới đẹp làm sao! Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời. Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà và tràn xuống cả ao làng. Tất cả trông như rực sáng hơn. Những làn gió Nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, cô gió vui mùng đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Chà, đẹp quá! Trên nền trời cao thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la. Xa xa, những chỏm núi màu xanh biếc nhấp nhô trông thật tuyệt! Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch làm cả mặt ao rực lên lóng la lóng lánh như người ta vừa dệt một mẻ vàng mới luyện xong. Phía chân đê, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về. Mải ngắm quê hương, ông mặt trời xuống núi từ bao giờ. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần, mờ dần. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng để kết thúc một ngày làm việc bổ ích. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả. Chà, quê mình đẹp quá! Đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương thanh bình êm ả này. Tôi mong mình sẽ học thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.

31 tháng 3 2020

a, - Câu rút gọn: Đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa

b, Bố em đội sấm

Bố em đội chớp

Bố em đội cả trời mưa

chúc bạn học tốt

1 tháng 4 2020

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

     "Bố em đi cày về

      Đội sấm 

      Đội chớp

      Đội cả trời mưa..."

a) Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên?

b) Khôi phục lại thành phần câu bị rút gọn

                                                 Bài làm 

a) Câu rút gọn: Đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa

b) Có thể khôi phục bằng cách: 

"Bố em đi cày về

 Bố đội sấm 

 Bố đội chớp

 Bố đội cả trời mưa..."

bạn tham khảo : ( xong thì k đúng )

   Ưng bài nào thì lấy !

  bài 1 :                                                            Bài làm 

   Quê em là một làng cổ bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em như được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài ba.

Sau rằm tháng riêng tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại, thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước sân đình khắp làng.

Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng đến chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.

Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lan tỏa ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ.

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quan thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.

Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên... do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.

Mùa xuân đến, đất nước như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt, nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có từ ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trong mảnh đất này.

 bài 2 :                         bài làm                  

       Sau một đêm cuối đông giá rét, đã nhường chỗ cho những tia nắng xuân ở khu phố em.

Buổi sáng hôm ấy bầu trời se se lạnh lan tỏa khắp khu phố, một cảm giác êm đềm ấm áp như đang lay động mọi cảnh vật ở khu phố em. Những áng mây trắng, nhè nhẹ bay bồng bềnh tạo ra những hình thù kì lạ. Những nàng gió nô đùa trong từng kẽ lá vòm cây.. Cảnh vật khu phố em càng thêm ồn ào náo nhiệt với những đàn chim én bay lượn trên không trung tạo nên một khung cảnh kì lạ, thanh bình. Xa xa những giọt sương ban mai còn đọng trên lá hòa với những tia nắng xuân đầu tiên tạo nên những viên pha lê tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Càng lúc, mặt trời càng lên cao khu phố em dần hiện rõ ra. Những tia nắng xuân vươn dài như sải chân đến từng ngóc ngách, con hẻm, khe cửa,... Trong ánh sáng dìu dịu của mùa xuân đã làm cho cảnh vật khu phố em như bừng tỉnh giấc sau một mùa đông dài. Những cành cây đang thay áo mới, đâm chồi nảy lộc như muốn ôm nắng xuân vào lòng. Những nụ mai như e thẹn hé nở, những cánh hoa đầu tiên như dang tay đón chào bà chúa xuân. Không những thế, những cánh hoa ly ly, đào, mào gà,... cũng thi đua khoe áo mới làm cho khu phố em càng thêm lộng lẫy, yêu kiều, diễm lệ. Hòa trong niềm vui của vạn vật, mọi nhà, mọi vật cũng trang hoàng câu đối đỏ, cờ đỏ sao vàng được treo khắp nơi bay phấp phới trong gió như reo mừng đón chào một buổi sáng mùa xuân. Người lớn náo nức trưng bày bánh trái, còn những đứa con nít thì xúng xính trong bộ quần áo mới đang vui cười, nô đùa. Xe cộ trên đường rất thưa thớt không tấp nập như mọi ngày, thỉnh thoảng chỉ có vài chiếc xe chở nhau đi chúc tết, đi viếng chùa,... mặt ai ai cũng hớn hở vui vẻ. Tất cả mọi vật, mọi người đã tạo ra một khung cảnh mùa xuân ở nơi khu phố em.

Buổi sáng mùa xuân ở khu phố em là thế đó. Nó để lại trong em những kỉ niệm khó quên, khó phai nhòa trong tâm trí của em.               

   bài 3                                                          Bài làm

                     Én có gì lạ, báo mùa xuân sang.

Nắng có gì lạ, mà cánh hoa hồng tươi"

Tôi nhẩm lại lời của một bài hát thiếu nhi về mùa xuân. Nhìn qua khung của sổ, tôi thấy khu vườn nhà tôi đang bước vào xuân.

Ôi, mùa xuân xinh đẹp đã về với khu vườn nhà tôi. Toàn khu vườn như được phủ một lớp khăn voan trắng mỏng bởi vì mưa xuân như rây bột trên cành cây và kẽ lá. Trong cái tiết trời ấm áp. Cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, đơm hoa khoe sắc. Mới sáng ra, vườn tôi đã rộn rã tiếng chim: Tiếng lích tích của mấy chú chim sâu đang thoăn thoắt chuyền cành. Tiếng ri ri của mấy chú sẻ đồng đang vui vẻ cùng nhau đón chào một ngày mới. Hình như, đất trời như rạo rực hẳn lên vì khí trời ấm áp của mùa xuân đã xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét, vạn vật và cây cối trong vườn như được hồi sinh. Những mầm non xanh tươi, mập mạp của cây bưởi đầu nhà đua nhau bung ra, khoe với đất trời những bộ quần áo mới. Chúng vui vẻ vì đã trút bỏ được cái tấm áo bông cũ kĩ, nặng nề mà mặc suốt mùa đông. Mấy cây cam nở hoa trắng xóa, hương thơm dìu dịu đưa tận vào trong nhà. Một cơn gió nhẹ thổi, vài chiếc lá đào còn sót lại cuối cùng lìa cành rơi theo chiều gió. Những cánh hoa cam rụng trắng đầy cả gốc. Ở phía kia là bụi chuối tiêu, tán lá to như tấm phản, đang đâm bi. Bi chuối tím đỏ như một búp sen, cố nhoài mình ra khỏi mẹ để hít thở khí trời. Ở cạnh ao là cây dừa thật cao lớn, lá như những thanh gươm, khi gió lên, đua nhau khua xào xạc. Cây đào trước cửa thi nhau trổ hoa. Những cánh hoa phơn phớt hồng, mỏng tang bay lả tả theo chiều gió. Tôi ra vườn, hít khí trời sảng khoái. Ngước nhìn bầu trời xanh, lắng nghe đất trời như đang cựa mình. Em thấy lòng mình vui phơi phới.

Ôi, càng ngắm khu vườn nhà em, em càng thấy thêm yêu ngôi nhà nhỏ của em. Em thầm nhủ, dù mai này có đi đâu xa em vẫn nhớ những phút giây êm ả của khu vườn nhà em vào mùa xuân.                         

                                           Xin gửi lời chúc cho cậu 

                                                    chúc cậu học tốt!!!

                                  

                                   

               

31 tháng 3 2020

Xuân về rực thắm cánh đào

Đung đưa trong nắng đón chào Tết sang.

    Chỉ cần nghe hai câu thơ ấy thôi là không khí Tết cổ truyền – Tết Nguyên Đán lại ùa về trong lòng em. Cảm giác đó thật lâng lâng, khó tả, khiến lòng người sao xuyến khôn nguôi. Phải chăng mùa xuân trên quê hương em đã về! Cứ mỗi độ xuân về, em lại thêm yêu hơn dãy phố nơi mình sinh sống vào những ngày đầu năm mới.

    Sáng sớm ngày mùng 1 Tết, vừa tỉnh giấc, cũng như mọi ngày, em ra ngoài ban công vươn vai và hít một hơi căng lồng ngực. Em cảm nhận được cái se se lạnh, phải chăng là dư âm của mùa đông vẫn còn. Nhưng cái lạnh ấy bao trùm lên mọi cảnh vật: cây cối, chim muông không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã dịu ngọt hơn.

    Ngước mắt lên nhìn bầu trời, dường như đêm hôm qua đã có một bàn tay nào đó gội rửa để vòm trời hôm nay sạch bóng hơn. Những bác mây dày trôi thong rong như đang còn ngái ngủ. Mây cũng như lười biếng một chút trong những ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây cũng tan dần. Đâu đó một vài tia nắng yếu ớt len lỏi giữa đám mây chiếu rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với cùng gia đình.

    Em đưa mắt quanh một vòng nhìn khắp phố. Con đường em đi hàng ngày như một chàng trai cường tráng, tràn đầy sức sống, vừa được nàng tiên xuân ban tặng một chiếc áo mới. Chàng ấy được điểm tô bằng một vài cành lộc xanh mơn mởn, nhú ra từ những cành bàng bị mùa đông tuốt sạch lá giờ chỉ còn khẳng khiu đứng đầu phố, còn là âm thanh của những chú chim non tập chuyền cành, hót ríu rít như đang chờ đợi rất lâu một câu chuyện đón mùa xuân về, những hàng khẩu hiệu, băng rôn đủ sắc màu đỏ, vàng được treo khắp đó đây chào mừng năm mới, là tiếng cười nói rộn ràng, lời chúc tụng hân hoan của những người đi chơi Tết. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường nơi em ở. Đấy, mùa xuân trên quê hương em, chỉ ngần nấy đã thấy nao lòng. Bỗng đâu đó có mùi hương trầm thoang thoảng đánh thức khứu giác của em. Mùi hương ấy chỉ thoang thoảng thế thôi nhưng đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê, không có dịp hội tụ với người thân trong những ngày lễ Tết.

    Mọi người nô nức du xuân, chúc Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, ai ai cũng dạng ngời trên từng nét mặt, tràn đầy vẻ tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, muộn phiền của cuộc sống được khép lại sau cánh cửa giao thừa từ đêm hôm qua. Giờ đây chỉ có niềm hân hoan đón chào những điều tốt đẹp sắp đến với từng người trong một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ áo váy mới, tươi cười với gương mặt dạng ngời, nhận những phong lì xì màu đỏ chứa đựng niềm may mắn cho năm mới. Ngày xuân cũng chính là dịp mọi người đoàn tụ bên gia đình. Mọi người hân hoan, sum vầy quanh mâm cỗ tất niên. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ, thiêng liêng nhất vào mùa xuân trên quê hương em.

    Em lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh buổi sáng đầu năm mà lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa đã ban tặng cho cảnh sắc nơi đây. Em ước gì thời gian ngừng lại để em có thể thả hồn vào khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

1 tháng 4 2020

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

#tham khảo#

học tốt

16 tháng 3 2021

câu rút gọn ở đau zậy