K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2021

    Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói,học gói, học mở”. Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
    Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.
Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá mà người xưa đã dạy: “Ăn trông nồi...”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như: ông bà, cha mẹ, anh chị, khách... ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa... đó chính là nghệ thuật mang nét văn hoá, văn minh, lịch sự trong sinh hoạt, nó còn thể hiện lối sống có phép tắc, tư cách đạo đức của con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân, thầy cô giáo ...vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể. Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn thơ...” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức. Bên cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là chuyện dễ dàng. Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, nhưng lại có những người rất vụng về.
Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phải học tập, quan sát khéo léo, có con mắt nghệ thuật mới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như “Sống, làm việc theo pháp luật”.

Câu 1: (2 điểm)a) Thế nào là tục ngữ ? b) Chép thuộc lòng  ba câu tục ngữ có chủ đề về con người và xã hội. Trình bày nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ đó. Câu 2: (3 điểm)(1) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (4) Bổn phận của chúng...
Đọc tiếp

Câu 1: (2 điểm)

a) Thế nào là tục ngữ ?

b) Chép thuộc lòng  ba câu tục ngữ có chủ đề về con người và xã hội. Trình bày nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ đó.

Câu 2: (3 điểm)

(1) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (4) Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được ra trưng bày. (5) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b) Nội dung của đoạn văn trên? Tìm câu luận điểm của đoạn?

c) Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn trên. Xác định thành phần được rút gọn? Nêu tác dụng?

Câu 3: (5 điểm) Cho câu chủ đề: " Bác Hồ sống rất giản dị"

a. Hãy tìm các luận cứ để làm rõ cho chủ đề trên.

b. Dựa vào các luận cứ em vừa tìm được triển khai thành một đoạn văn theo lối diễn dịch (khoảng 15 câu) làm rõ chủ đề đã cho.

12
3 tháng 2 2021

bn tìm trên sgk phần tục ngữ là gì và và vietjack.com mak tra mk giải thì dài dòng lắm đấ là cách tốt nhất

3 tháng 2 2021

a) Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.

b) 3 câu tục ngữ chủ đề về con người và xã hội:

- Con người quý hơn của cải

-Dù nghèo khổ vẫn sống trong sạch, lương thiện

-Răng, tóc thể hiện hình thức, tính nết con người

Câu 1: (2 điểm)a) Thế nào là tục ngữ ? b) Chép thuộc lòng  ba câu tục ngữ có chủ đề về con người và xã hội. Trình bày nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ đó. Câu 2: (3 điểm)(1) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (4) Bổn phận của chúng...
Đọc tiếp

Câu 1: (2 điểm)

a) Thế nào là tục ngữ ?

b) Chép thuộc lòng  ba câu tục ngữ có chủ đề về con người và xã hội. Trình bày nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ đó.

Câu 2: (3 điểm)

(1) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (4) Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được ra trưng bày. (5) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b) Nội dung của đoạn văn trên? Tìm câu luận điểm của đoạn?

c) Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn trên. Xác định thành phần được rút gọn? Nêu tác dụng?

Câu 3: (5 điểm) Cho câu chủ đề: " Bác Hồ sống rất giản dị"

a. Hãy tìm các luận cứ để làm rõ cho chủ đề trên.

b. Dựa vào các luận cứ em vừa tìm được triển khai thành một đoạn văn theo lối diễn dịch (khoảng 15 câu) làm rõ chủ đề đã cho.

5
3 tháng 2 2021

Câu 1:

a, Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt\((\)tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội\()\), được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.Đay là một thể loại văn học dân gian

b,  Một mặt người bằng mười mặt của

- '' Mặt người" : hoán dụ, chỉ toàn thể con người

- " Mặt của" : nhân hóa , tạo vế đối xứng

- So sánh : "mặt người" - "mặt của"

- Số từ: 1-10 \(\rightarrow\)không cân xứng

\(\rightarrow\)Con người quý giá bằng 10 thứ của cải

     \(\rightarrow\)phê phán quan điểm: trọng của hơn vật

   Đói cho sạch, rách cho thơm

- Nghệ thuật đối: đói - sạch

                           rách - thơm

\(\rightarrow\)nghĩa đen: đói cũng phải ăn cho sạch, quần áo rách cũng phải sạch sẽ, thơm tho

\(\rightarrow\)nghĩa bóng: con người trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn phẩm chất trong sạch

       Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Cách nói ước lệ

    1 cây: ít, không tạo nên rừng

    3 cây: nhiều, nhiều cây tạo thành rừng

\(\rightarrow\)Tinh thần đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh\(\rightarrow\)thành công

Câu 2:

a, Đoạn văn trên trích trong văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh

b, - Nội dung của đoạn văn trên: phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại

- Câu luận điểm của đoạn: :" Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."

c, Câu rút gọn trong đoạn văn trên:

- "Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy": thiếu chủ ngữ\(\rightarrow\)tác dụng: làm cho câu văn ngắn gọn, hành động được nói đến trong câu là của chung tất cả mọi người

-"Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm" :  thiếu chủ ngữ\(\rightarrow\)tác dụng: làm cho câu văn ngắn gọn, hành động được nói đến trong câu là của chung tất cả mọi người

Câu 3: 

a, Các luận cứ để làm rõ chủ đề trên

- Bác Hồ ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước: mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã bạc màu, đi dép cao su

- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, không lễ nghi

- Lời nói gần gũi, dễ hiểu, thân thương với mọi người

b, thông cảm, mình ko biết làm

4 tháng 2 2021
Câu 3 Yêu nước- đó là cội nguồn của dân tộc. Từ thuở cha ông còn dựng nước, giữ nước đến thời nay hoà bình dựng xây đất nước, tinh thần yêu nước của ta vẫn còn vẹn nguyên. Ta yêu nước theo những cách riêng phù hợp với từng thời điềm. Bởi thực sự tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn thiết tha vô cùng.Ta có từng tự hỏi tinh thần yêu nước là gì hay không? Tinh thần yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Nói về tinh thần yêu nước, đó không phải những gì cao xa, xa vời mà gần gũi giản dị vô cùng. Một câu nói : “Tôi yêu nước tôi” là tinh thần yêu nước. Một ủng hộ nhỏ cho các bạn vùng cao cũng là yêu nước. Yêu nước đơn giản thế thôi, giản dị vậy thôi, nó gần gũi với chúng ta hàng ngày hàng giờ.Từng thời kì chúng ta có tinh thần yêu nước khác nhau. Trong quá khứ, nhân dân ta yêu nước bằng việc bảo vệ hoà bình đất nước. Có rất nhiều con người hi sinh vì tổ quốc để giữ từng tấc đất, từng biển đảo của dân tộc: từ những vị vua anh minh dựng nước An Dương Vương, Ngô Quyền, từ những vị tướng tài giỏi chỉ đạo cả một đội quân Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, đến những thi sĩ dùng văn chương thể hiện tinh thần yêu nước như Nguyễn Trãi, đến những anh hùng cứu quốc Võ Thị Sáu,… những anh bộ đội cụ hồ không màng khổ, khó khăn và không thể thiếu sức dân, sự đoàn kết của nhân dân ta- một minh chứng to lớn của tinh thần yêu nước.Thời chiến tranh máu lửa qua đi, khi đất nước hoà bình, từng phút từng giây từng giờ quanh chúng ta đang có những con người đang ngày đêm nỗ lực học tập để góp phần xây dựng tổ quốc: những bác thợ xây ngày ngày chăm chỉ làm việc xây nên những toà nhà vững chãi, những cô giáo chăm chỉ dạy dỗ học trò giúp đất nước có những nhân tài, …Từng tháng từng năm đang có những con người mang vinh quang, tự hào về cho đất nước. U23 Việt Nam đi vào lịch sử là những anh hùng sân cỏ, mang niềm tự hào vinh quang về cho dân tộc để biết bao người thấy yêu thương, thấy vẻ vang. Giáo sư Ngô Bảo Châu ghi danh trên quốc tế để khẳng định tài năng Việt Nam… Đúng vậy, đó là những hành động chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.Chúng ta là những con người của quê hương, chúng ta lớn lên nhờ có quê hương. Nếu không có quê hương,có đất nước có lẽ sẽ chẳng có chúng ta. Bởi vậy tinh thần yêu nước thấm sâu vào ta từ thuở còn nhỏ. Nó tự nhiên mà thấm nhuần vào ta. Tinh thần ấy cứ theo ta từ nhỏ đến lớn và ngày ngày lớn mạnh hơn, nở rộ hơn.Nghĩ về tinh thần yêu nước nhiều người nghĩ rằng chỉ khi cầm súng chiến đấu, chỉ khi đứng dậy giết giặc ngoại xâm mới yêu nước. Nhưng thực sự yêu nước không chỉ là những điều to tát ấy. Tinh thần yêu nước luôn luôn thường trực trong hcusng ta. Ta đi làm, đi học là góp phần dựng xây đất nước phát triền. Chúng ta cổ vũ những hoạt động của cả đất nước như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền trên sân đấu quốc tế, đó cũng là yêu nước. Chúng ta gìn giữ văn hoá lịch sử cũng là tinh thần yêu nước.Chúng ta là những người trẻ, là mầm non của đất nước, bởi thế chúng ta có những cách thể hiện tinh thần yêu nước khác nhau. Nhưng trước hết phải như lời Bác dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh ngang với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn của công học tập của các cháu.” Học tập chính là cội nguồn đầu tiên của đóng góp dựng xây đất nước. Học tập giúp ta đóng góp nhân tài, đóng góp tài năng cho đất nước. Chúng ta không chỉ có học tập mà chúng ta phải biết thực hiện những hành động nhỏ nhất yêu thương mọi người xung quanh, sẻ chia những nỗi buồn và niềm vui cùng mọi người.Chúng ta- những mầm non của đất nước, hãy chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn luôn bùng cháy, luôn luôn hiện hữu.
3 tháng 2 2021

Có thể dùng câu rút gọn trong trường hợp là câu 2 thành phần , được cấu tạo theo mô hình CN-VN

hộ mik nha!