K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2020

mn giupa mk trình bày nd chính =1 câu văn vs ạ . em đang cần gấp , mn gúp vs ạ 

23 tháng 4 2020

Nội dung chính: nói về tình hình đất nước nội bộ và ngoại bộ

23 tháng 4 2020

-Ngó thấy sứ giả đi lại nghênh ngang ngoài đường => Hung hăng, hống hách, coi thường quốc thể

-Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ => Hình ảnh so sánh ẩn dụ

-Từ ngữ: đe dọa, mạt sát kẻ thù

\(\Rightarrow\)Danh dự đất nước bị sỉ nhục, chủ quyền bị xâm phạm

21 tháng 4 2020

I. Mở bài:
- Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách, đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán.
- Thành công xuất sắc của Nam Cao là truyện ngắn, được tập trung vào hai đề tài chính: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo giai đoạn trước 1945.
- Nam Cao xuất hiện trên văn đàn và nổi tiếng trong lịch sử văn học không chỉ để lại những sáng tác bất hủ mà còn để lại những suy nghĩ sâu sắc về văn học và nghề văn.
- Xuất xứ của câu nói : Nhân vật Hộ (nói thay cho tác giả) trong tác phẩm “Đời thừa” (Đăng lần đầu trên Tuần báo “Tiểu thuyết thức bảy” số 490 ngày 4/12/1943) là một trong những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu nhất của nhà văn hiện thực lớn Nam Cao.
II. Thân bài:
1.Giải thích
+ “Một tác phẩm thật giá trị”, có thể hiểu là một tác phẩm văn học chân chính, một nghệ thuật lớn, có giá trị (Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ …).
+ “là một tác phẩm chung cho cả loài người” nó vừa có tính dân tộc, tính nhân loại và thấm nhuần tinh thần nhân đạo. Nhà văn phải phấn đấu cho lí tưởng nhân đạo.
+ “Nó phải chứa đựng … cho người gần người hơn”, nói lên bằng tất cả sức mạnh nghệ thuật của nó những gì liên quan tới vận mệnh loài người, thể hiện “nỗi đau nhân tình” cũng như niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc vật lộn vươn tới một cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp.
+ Cách diễn đạt: “Một tác phẩm thật giá trị … phải … phải là … Nó … vừa … vừa … Nó …. Nó …” là yêu cầu khắt khe và nghiêm túc của Nam Cao với “một tác phẩm thật giá trị” và cũng là biểu hiện đa dạng, phong phú của giá trị văn chương chân chính.
2. Phân tích một số tác phẩm của Nam Cao để làm sáng tỏ luận đề:
- Đề tài trí thức tiểu tư sản: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn – nhân vật Điền, Thứ, Hộ … với bi kịch tinh thần (bi kịch nhà văn, bi kịch con người)
- Đề tài nông dân: Chí Phèo – bi kịch tha hóa, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. (Trích dẫn và phân tích làm sáng tỏ luận đề).
3. Đánh giá:
- Sức sống của tác phẩm Nam Cao
- Quan điểm nghệ thuật đặc biệt tiến bộ và sâu sắc của nhà văn Nam Cao, lúc nào ông cũng hết sức trung thành với các tuyên ngôn của mình. Chính vì thế, ý kiến của Nam Cao càng thấm thía và đầy sức thuyết phục lớn đối với mọi người,
- Bài học sâu sắc cho các nhà văn và cả những người làm văn hôm nay và mai sau.
III. Kết bài:
- Giữa quan niệm sáng tác và quá trình sáng tác của Nam Cao luôn có sự thống nhất.
- Khẳng định câu nói của Nam Cao “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” là đúng.
- Quan niệm đúng đã tạo nên những thành công của Nam Cao.

20 tháng 4 2020

Tích mình

20 tháng 4 2020

Tích có câu trả lời

12 tháng 4 2020

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

đoạn văn hay bài văn hả bạn ?

10 tháng 4 2020

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình.

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại. Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hưởng quyết định đến vận mệnh đất nước. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vôcùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.

Đất nước có giặc, hoạ ngoại xâm đe doạ nền hòa bình của dân tộc cũng là lúc cần đến những vị tướng tài ba. Trần Quốc Tuấn ghi dấu trong lịch sử dân tộc và để lại ấn tượng sâu đậm về một võ tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm. Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử. Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông. Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc,trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Đọc “Hịch tướng sĩ” ta ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông, của non nước. Nó nồng nàn tinh thần yêu nước, biểu hiện lòng câm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù, không chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc yêu tự do và giàu tự trọng.

Trước tai hoạ đang đến gần : quân Mông – Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Nhũng lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc và những việc cần làm để chống giặc. Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc, nhục cái nhục quốc thể. Tác giả ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang”, ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình”. Tác giả rất khinh bỉ, đã “vật hoá” chúng, gọi là “dê chó”, là “hổđói”. Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ởcác tướng sĩ. Ông cũng biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của họ Viết cho tướng sĩ, nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình, Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn,mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn,nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉcăm thù giặc mà Trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình. Cũng chính nhờ tình cảm đó, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ. Nhưng yêu thương, lo lắng cho binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm thái độ sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh Tổquốc lâm nguy, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc và nếu các tướng sĩ không nghe theo thì hiểm họa trước mắt thật đau xót: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào Những lời giáo huấn của ông đã thức tỉnh biết bao binh lính, giúp họ nhận thức hơn vềđộc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cạo cảnh giác, đoàn kết trước nguy cơ mất nước. Ông đã thảo cuốn binh thư yếu lược đểcác tướng sĩ học theo, từ bỏ lối sống xa hoa, chuyên chăm vào việc rèn luyện võ nghệ để mọi người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Chăm học “Binh thư yếu lược” cũng là một cách rèn luyện đểchiến thắng quân thù. Thật hả hê khi nghĩ đến giây phút chúng ta chiến thắng, chưa đánh giặc nhưng Trần Quốc Tuấn đã ca khúc khải hoàn “chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các người trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền Lời tâm sự của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đấu. Những con người ưu tú như Trần Quốc Tuấn quả là bậc danh tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh điều mà Trần Quốc Tuấn đã nói. Cùng với sự đồng lòng toàn dân toàn quân, Việt Nam đã dành thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thời kì đó. Trong đó vai trò lãnh đạo của người lãnh đạo đóng vai trò quyết định, ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trân. Ta bắt gặp lại chí khí, tài năng của ông trong những nhà quân sự tài ba của thế kỉ XX đã làm nên huyền thoại Điện Biên Phủ, làm nên đại thắng Mùa xuân 1975.

Đấy là trong thời chiến, ngay cả khi đất nước thái bình ta cũng không thể không cần một vị vua anh minh, hiền tài biết lo cho trăm họ. Và một trong những vị vua tài giỏi, lỗi lạc của đất nước là Lí Công uẩn, ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Lí Công uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Vì ông muốn đóng đô ởnơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu nên ông đã ban bố Chiếu dời đô vào năm 1010 để “trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân ”, tỏ bày ý định rời kinh đô cũ từ Hoa Lư (Ninh Bình)khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng, bằng, đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa. Nơi ấy là thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi. Kinh đô Thăng Long quả là cái nối lập đểnghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời. Lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc. Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác, không có ý chí quyết tâm lớn, không có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công uẩn không thể nói đến chuyện dời đô.

Mởđầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng lập luận ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chừng thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô không phải là hành động, là ý muốn nhất thời của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Lí Công uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Dân tộc Việt không chỉ là nước độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về một mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh, ông tâm đắc và rất vui vì tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, nơi có thể“rồng cuộn hổngồi”, hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dựa núi”. Nơi đây là mảnh đất lí tưởng dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi.” Thật cảm động trước tấm lòng của vị vua anh minh, quan tâm tới nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dáu sự đất thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc.

Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó. Trải qua bao thăng trầm, con rồng ấy vẫn bay lên bầu trời như thách thức sự vô hạn của thời gian.“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổđộc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.

Đọc lại áng văn “Chiếu dời đô “của Lí Công uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “Hịch tướng sĩ“ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cầnlàm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.

11 tháng 4 2020

1. Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ da diết:

a. Hai câu đầu: lời giới thiệu về quê hương

- Quê hương của tác giả:

+ Làm nghề chài lưới từ lâu đời.

+ Vị trí địa lí: cách biển nửa ngày sông.

- Giọng thơ: giản dị như một lời trò chuyện tâm tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ da diết, thiết tha, trìu mến của tác giả đối với quê hương.

 b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá (câu 3 – 8)

- Khung cảnh: thông qua những tính từ miêu tả trong, nhẹ, hồng; cảnh hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ.

- Người dân chài hiện lên là những người trẻ khỏe, sung sức. Từ “bơi thuyền” gợi nên tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơi phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên.

- Chiếc thuyền đã được miêu tả bằng biện pháp so sánh “như con tuấn mã”. Qua đó ta cảm nhận được khí thế dũng mãnh, hăng hái, hào hùng của con thuyền, được tư thế mạnh mẽ để chiến thắng và vượt qua một không gian rộng lớn.

- Cánh buồm:

+ Hình ảnh lãng mạn, bay bổng.

+ So sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể, khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn (nó gắn bó, thân thiết, thiêng liêng hơn với người dân chài) vừa có hình hài (nó mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn)

- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá với tình cảm tự hào về sức sống mãnh liệt của làng quê thân thương.

c. Cảnh thuyền cá trở về bến:

- Không khí: ồn ào, tấp nập và niềm vui sướng trước thành quả lao động, niềm biết ơn của những người dân chài lưới với đất trời và với biển. Qua đó thể hiện sự thấu hiểu của tác giả với con người quê hương.

- Hình ảnh dân chài:

Làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

+ Kết hợp hình ảnh lãng mạn và tả thực.

+ Vẻ đẹp khỏe khoắn, dãi dầu mưa nắng.

+ Chất mặn mòi xa xăm của biển thấm vào hơi thở, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, ngang tàng.

- Hình ảnh con thuyền: “Im bến mỏi trở về nằm”, “nghe chất muối thấm dần”.

+ Con thuyền được nhân hóa như những người dân chài lưới đang trong trạng thái nghỉ ngơi, thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả.

+ Con thuyền như một cơ thể sống đang cảm nhận được bằng tâm hồn mình chất biển mặn mòi trong tâm hồn (vị mặn ấy cũng ngấm vào hơi thở con người).

=> Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ cho nên giàu chất thơ, lãng mạn và tươi sáng.

2. Khẳng định lại nỗi nhớ quê hương.

- “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”: Hiện tại, tác giả đang sống xa quê hương, nhưng luôn thường trực trong lòng một nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi.

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

7 tháng 4 2020

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.