K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Trong gia đình của mình, người mà em yêu thương và kính trọng nhất chính là bố của em. Bố chính là niềm tự hào của em.

Bố em năm nay đã bốn mươi lăm tuổi. Dáng người cao nhưng hơi gầy. Những dấu vết của thời gian đã in hằn trên khuôn mặt của bố. Khuôn mặt vuông chữ điền, mái tóc cắt ngắn đã điểm vài sợi bạc. Làn da ngăm đen vì những tháng ngày vất vả làm việc. Đôi mắt của bố sáng như những vì sao trên bầu trời đêm vậy. Đôi mắt ấy lúc nào cũng nhìn em với cái nhìn trìu mến, yêu thương. Nhưng em thích nhất là đôi bàn tay to lớn, chai sần nhưng tràn đầy ấm áp. Đôi bàn tay đã dắt bế em khi còn thơ bé. Đôi bàn tay đã dắt em đến trường trong ngày đầu đi học.

Bố đang là bác sĩ của một bệnh viện trong thành phố. Công việc hàng ngày của bố rất bận rộn. Nhưng mỗi khi có thời gian rảnh ở nhà, bố đều đưa em và anh trai đi chơi, dạy chúng em học bài hoặc giúp mẹ những công việc trong nhà. Bố em còn biết nấu ăn nữa, em thích nhất là món sườn xào chua ngọt do bố nấu. Tuy bố rất yêu thương chúng em, nhưng nếu như em hoặc anh trai mắc lỗi, bố đều nghiêm khắc phê bình. Nhưng đó đều là những lời nói ân cần, nhẹ nhàng khuyên bảo. Từ đó, chúng em đều tự nhận ra sai lầm để sửa chữa.

Đối với em, bố vô cùng tuyệt vời. Em rất yêu thương và hy vọng sẽ luôn khỏe mạnh để luôn bên cạnh mẹ và chúng em.

16 tháng 11 2021

1. Cách làm bài văn tả người thân

Cấu tạo bài văn tả người thân: như ông bà, bố, mẹ anh chị em trong gia đình. Cách trình cụ thể, dưới đây là dàn ý chung cho các bạn học sinh theo dõi.

1. Mở bài: Giới thiệu về người định tả.

2. Thân bài:

+ Giới thiệu chung về người định tả (tuổi tác, công việc,…)  Có thể chuyển lên phần mở bài.

+ Tả ngoại hình: Vóc dáng, chiều cao, nước da, khuôn mặt, mái tóc, cách ăn mặc…

+ Tả các hoạt động, tính cách, sở thích,…

+ Kể về kỉ niệm, ấn tượng với người đó (yếu tố gây hấp dẫn cho bài viết).

  • (Lưu ý: Nếu yêu cầu đề bài là tả cụ thể chân dung hay hoạt động, ta sẽ tập trung trọng tâm ở nội dung đó).
  • (Chọn lọc chi tiết miêu tả và kể về kỉ niệm với nhân vật được tả)

3. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc với người được tả.

2. Dàn ý tả người thân Tả bố/mẹ của em

Dàn ý tả mẹ Mẫu 1

I. Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

II. Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Dáng người tầm thước, thon gọn.

- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.

- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.

- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

III. Kết bài:

Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

>> Tham khảo: Lập dàn ý bài văn tả người mẹ của em lớp 5

Dàn ý tả mẹ Mẫu 2

1. Mở bài

- Dẫn thơ ca hoặc lời bài hát nói về mẹ

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”

- Không ai yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho mình bằng mẹ, mẹ là người có công sinh thành và dưỡng dục ta nên người.

- Mẹ là người quan trọng nhất, người em yêu quý và vô cùng kính trọng trong cuộc sống.

2.Thân bài

Tả ngoại hình người mẹ

  • Dáng mẹ gầy, mẹ em đã lo lắng và vất vả, lo toan để nuôi nấng em mỗi ngày.
  • Đôi mắt rất nhiều cảm xúc từ lo lắng, đến vui vẻ.
  • Dáng đi của mẹ linh hoạt uyển chuyển.
  • Khuôn mặt mẹ không được trắng trẻo như người khác mà pha vào đó những vất vả, lo toan cuộc sống.
  • Sống mũi mẹ không cao nhưng rất hài hòa với khuôn mặt cân đối.
  • Nụ cười tươi của mẹ luôn nở trên môi, hạnh phúc vì mọi ngày em được điểm cao.
  • Mái tóc dài thấp thoáng đã thấy những sợi bạc.
  • Mẹ ăn mặc giản dị nhưng cũng toát lên sự cao quý bên trong.

Tả về tính cách

  • Mẹ em là giáo viên cố gắng hoàn thành công việc. Những đêm khuya khi em đã ngủ mẹ vẫn miệt mài bên bàn làm việc chấm bài kiểm tra cho học sinh. Mẹ cẩn thận sửa từng lỗi nhỏ cho các em dù đã khuya.
  • Công việc gia đình mẹ luôn chu toàn mọi việc, chăm sóc cho cả nhà, hoàn thành trách nhiệm của người mẹ người vợ với cuộc sống gia đình.
  • Mẹ là người vợ hiền, một người dâu thảo, chăm sóc hiếu thảo với ông bà.

Tả về kỉ niệm với mẹ

  • Mẹ luôn dành sự quan tâm em và lo cho em từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ còn dành thời gian để hướng dẫn em học tập.
  • Em học chậm hiểu nhưng mẹ luôn nhẫn nại và cố gắng giúp hiểu bài.
  • Mẹ luôn bên em khi gặp khó khăn, động viên an ủi khi em vấp ngã. Mẹ chịu mọi khó khăn để giúp em trở thành người học sinh giỏi giang.
  • Ánh mắt mẹ luôn sáng lên niềm vui mỗi khi em đạt điểm cao, trở thành học sinh giỏi.

3. Kết bài

Nói lên tình cảm của bản thân với mẹ.

16 tháng 11 2021

1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

  • Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.
  • Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
  • Mái tóc đen óng mượt mà.
  • Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng
  • Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.
  • Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.

b) Tính tình:

  • Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
  • Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.
  • Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.
  • Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
  • Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

3. Kết bài:

  • Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.
  • Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
  • Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.
  • Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.

Nhà em có một mảnh vườn nhỏ ở phía trước. Ở đó là nơi để mẹ em trồng rất nhiều những loài hoa vô cùng xinh đẹp, sặc sỡ. Cả mảnh vườn cũng không lớn lắm, chỉ khoảng 10m2, thế nhưng được mẹ em sắp xếp rất hợp lý. mẹ chia mảnh vườn thành bốn luống nhỏ. Giữa các luống là các lỗi đi được lát bằng các viên gạch họa tiết xinh xắn. Luống thứ nhất, mẹ em trồng những cây hoa cúc họa mi màu trắng. Luống thứ hai, mẹ trồng những cây loa kèn, khi nở có màu đỏ sẫm. Luống thứ ba mẹ trồng những cây hoa cát cánh màu hồng nhạt, khi nở cánh hoa dập dềnh trong gió, mỏng manh như cánh bướm. Còn luống thứ tư, ở vị trí có nhiều nắng nhất, mẹ trồng những cây hoa hướng dương, màu vàng rực rỡ như ánh nắng. Vậy nên, mỗi khi vào mùa hoa nở, cả khu vườn như một tấm thảm nhiều màu sắc. Thu hút rất nhiều ong bướm đến xem. Bất kì ai ghé qua nhà em, cũng xuýt xoa trước mảnh vườn nhỏ xinh của mẹ. Em lấy làm tự hào lắm. Chiều nào, sau khi đi học về, em cũng tưới nước cho vườn hoa giúp mẹ. Em mong sao, vườn hoa luôn tươi tốt và nở ra những đóa hoa thật xinh tươi.

Tham khảo ạ :

Phía sau nhà em có một khu vườn nhỏ xinh. Ở bên phải góc vườn, bố em trồng rất nhiều các loại rau như rau ngót, rau mồng tơi. Ở trong cùng, bố còn trồng một cây bưởi rất lớn, năm nào cũng cho nhiều trái ngon. Góc bên phải thì mẹ em trồng vài khóm hồng nhung. Mỗi khi hoa nở, bông hoa nở to, đẹp vô cùng. Lúc ấy, mẹ sẽ cắt vài bông đem vào cắm ở bình hoa trong nhà. Riêng em, cũng được bố mẹ ưu ái dành riêng cho một góc nhỏ. Ở đó, em trồng những cây hoa mười giờ nhiều màu sắc. Sau một thời gian chăm sóc, các thân cây đã mọc ra nhiều nhánh con, bám chắc vào nhau như một tấm thảm xanh mướt, điểm xuyết các đóa hoa. Khu vườn là nơi để gia đình em chăm sóc và thư giãn mỗi dịp cuối tuần. Hằng ngày, mọi người thường xuyên dành thời gian tưới nước cho những cây mà mình trồng. Nhờ vậy, em cảm thấy vui vẻ và thêm yêu khu vườn hơn.

#Jun'z

~ HT ~

15 tháng 11 2021

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có. Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, là người cha, người mẹ thứ hai vậy.Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11. Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tôi viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi. Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

BẠN THAM KHẢO NHÉ

- HT -

NHỚ K CHO MIK NHA

THANKS

15 tháng 11 2021

hahahahahahahahahahahaahahahahahahahahaha

15 tháng 11 2021

cự li chạy 500m
tìm việc
chạy nợ
chạy bộ
chuyển tiền

15 tháng 11 2021
Vận động viên chạy cự li 500m. Cả dân làng chạy lũ. Người ta chạy thóc vào kho. Bác ấy phải đi chạy tiền để trả nợ cho người ta. Máy chạy bộ giúp chúng ta có sức khỏe tốt. K cho mình nha bạn.
15 tháng 11 2021

 T I C K cho mk đi mà

15 tháng 11 2021

Mẹ em vốn ở quê, lấy ba em ở Hà Nội lại vì công việc nên cũng ít có dịp về ngoại chơi. Đặc biệt, mỗi dịp tết mẹ em nhớ nhà vô cùng, sau nhiều năm chưa ăn tết tại quê ngoại, năm ngoái ba mẹ em quyết định đưa cả nhà về quê đón tết.

Em nhớ mãi những ngày tết âm lịch ở quê, thật đẹp và bình yên, không quá ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố, mọi người cũng gần gũi, thân tình hơn. Em thích nhất là đêm ba mươi, khi cả nhà sum họp, quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, rồi cùng nhau chờ đợi thời khắc giao thừa điểm năm mới, có gì đó thật sự rất thiêng liêng.

Ngay chiều ba mươi, sau khi dọn dẹp và bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên ngoại phân công cho mọi người từng nhiệm vụ, bà và ông sắp bánh vào nồi, lên lửa để đun, mẹ và thím chuẩn bị đồ ăn cho bữa tất niên cuối năm còn em sẽ chơi với cu Bi nhà chú. Mọi thứ xong xuôi cũng là lúc cô, chú dì vừa qua, mọi người dọn mâm cơm tất niên rồi cùng nhau thưởng thức. Rất nhiều món ngon là đặc sản quê hương được bà dọn để chiêu đãi cả nhà, nào là bánh lọc, bánh canh, nào là chắt chắt, cá kho,...món nào cũng rất đẹp mắt và ngon miệng vô cùng. Đặc biệt, bà làm món mẹ em thích nhất hồi nhỏ là thịt xào măng ngon lắm, bà bảo: " Ưu tiên mẹ Mai bao nhiêu năm mới được ăn tết ở nhà, bà làm món mẹ thích đấy". Mọi người kể cho nhau nghe những câu chuyện và thành quả trong một năm qua, có những khó khăn, trắc trở và cả những thuận lợi, niềm vui riêng. Song, sau tất cả là sự đoàn tụ, bình an cho cả gia đình là điều may mắn nhất. Suốt bữa ăn, em thấy ngoại cười hoài, ngoại bảo: "Năm nào các con các cháu cũng về ăn tết với ngoại có phải vui không?". em thương ngoại lắm, ngoại vẫn vậy, vẫn luôn dành cho chúng em những ân cần và yêu thương nhất.

Bữa cơm xong, mọi người ra hiên nhà uống trà, ăn hoa quả tráng miệng dưới ánh trăng dịu hiền của mẹ thiên nhiên. Bên góc bếp bố và ông ngoại đang đun nồi bánh cho kịp giao thừa. Sau đó, cả nhà cùng lại nấu bánh, tiếp tục những câu chuyện thú vị, chuyện chị Anh Thư con bác năm đỗ trường Đại học y ở Huế, chuyện bác sĩ Mai Anh vừa được nhận đi đào tạo ở Mỹ, chuyện bé Hiền con bác Bảy nhà hàng xóm tuy bố mẹ nghèo mà học rất giỏi lại siêng năng, ngoan ngoãn,....

Giao thừa sắp điểm, nồi bánh cũng vừa chín, nồi bánh chưng thơm phức, bố em sắp bánh lên bàn thờ tổ tiên. Ở quê không có pháo hoa như trên Hà Nội nhưng không bởi thế mà không khí ngày tết bớt náo nhiệt. Đêm giao thừa, cả nhà cùng nghe thư chúc tết của chủ tịch nước và xem pháo hoa qua vô tuyến truyền hình. Mẹ lì xì cho ông bà ngoại, chúc ông bà sức khoẻ, sống lâu bên con cháu. em chúc bà mãi vui cười như bây giờ. Bà tặng cho em món quà đầu năm mới là chiếc vòng tay nhỏ xinh, bà bảo, chiếc vòng này là của cô Gái mua tặng bà, bây giờ bà tặng cháu, chúc em tuổi mới học thật giỏi, chăm ngoan để cả nhà cùng vui. em hứa với bà sẽ cố gắng thật nhiều, sẽ là đứa cháu giỏi giang để bà thật hạnh phúc và tự hào.

Một đêm giao thừa thật đầm ấm và đáng nhớ, em thật vui, thầm cảm ơn ông trời đã mang em đến, cho em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình mình, của ông bà, ba mẹ và những người thân yêu.

TẬP ĐỌC: Thư gửi các học sinhCác em học sinh,Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung...
Đọc tiếp

TẬP ĐỌC: Thư gửi các học sinh

Thư gửi các học sinh

Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?

Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chào các em thân yêu.

Hồ Chí Minh

 

Chú thích:

- Đây là thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9 năm 1945.

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976.

- Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- 80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.

- Cơ đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn.

- Hoàn cầu: thế giới.

- Kiến thiết: xây dựng.

- Các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới.

2. Nội dung bài thư gửi các học sinh

Nội dung chính: Bài đọc là bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau khi đất nước giành được chủ quyền. Bác nhắc nhở các bạn học sinh về sự hi sinh của nhiều người mới có nền độc lập, các bạn cần cố gắng học tập vì tương lai đất nước nằm trong tay các bạn.

Cách đọc

Đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bức thư của Bác Hồ, cho tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với Việt Nam.

Giải thích từ ngữ:

- Ngày tựu trường: ngày học sinh trở lại trường để bắt đầu vào năm học

 

- Đồng bào: nghĩa đen là sinh ra cùng trong một bọc, nghĩa thường dùng là cùng trong một nước.

- Nô lệ: bị mất quyền tự do, quyền làm chủ, bị kẻ khác thống trị, áp bức.

>> Tham khảo luyện tập: Trắc nghiệm bài Thư gửi các học sinh

3. Hướng dẫn soạn bài - Tập đọc lớp 5: Thư gửi các học sinh

Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

Gợi ý

Hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... Vậy các em nghĩ sao? và chỉ ra điều đặc biệt.

Trả lời:

So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:

- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.

- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

Gợi ý: Hãy đọc đoạn: Trong năm học tới đây. .. đến hết, tìm ra nhiệm vụ của toàn dân sau Cách mạng tháng Tám.

Trả lời:

Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm sao cho nước ta theo kịp được các nước khác trên thế giới..

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?

Hãy đọc đoạn: Trong năm học tới đây ... đến hết và nêu trách nhiệm của học sinh.

Trả lời:

Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

 

Hoặc có thể trả lời

Trong công cuộc kiến thiết đất nước, học sinh phải cố gắng, chuyên cần học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy đưa bạn để lớn lên sẽ xây dựng đất nước, với dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Câu 4 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Trả lời:

Học sinh tự học.

>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 5: Nghe - viết: Việt Nam thân yêu

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 và Lý thuyết Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc - Thư gửi các học sinh. Các dạng lời giải theo phân môn: Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn được VnDoc cập nhật lời giải thường xuyên.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

 

1
14 tháng 11 2021

câu 1:

- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.

- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

Trả lời:

Toàn dân xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?

Trả lời:

Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

14 tháng 11 2021

????????????????????????????///

Loading... 0%

2 giờ sau: 2%

1 phút sau: 101%

Chết, quá 100% rồi, load lại từ đầu =)

@Nghệ Mạt

#cua

14 tháng 11 2021

ko bt và mik ko bt

14 tháng 11 2021

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Chuyện một khu vườn nhỏ trang 102 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 4. Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?

Nội dung

Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

Câu 1

Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện từng loài cây trồng ở ban công.

Câu 2

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có điểm gì nổi bật?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu đều có những đặc điểm nổi bật như: cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu, cây hoa giấy bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng, cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.

Câu 3

Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

Phương pháp giải:

Chim đậu ở ban công chứng tỏ điều gì?

Trước đó, bạn Hằng đã nhận xét gì về ban công nhà Thu?

Lời giải chi tiết:

Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.

Câu 4

Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?

Phương pháp giải:

Nghĩa đen: Những nơi đất tốt, yên bình, an toàn thì chim thường lui tới.

Lời giải chi tiết:

“Đất lành chim đậu” là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để làm ăn sinh sống. 

Bài đọc

Chuyện một khu vườn nhỏ

              Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

              Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!

             Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:

- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Theo VÂN LONG

26 tháng 4 2018

- Vì điện năng không phải là vô tận mà nó có hạn,nếu sử dụng quá mức điện năng sẽ làm cho các nhà máy điện không đủ khả năng cung cấp dẫn đến tình trạng mất điện. Mà bạn thấy đấy mất điện sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống con người. Không chỉ vậy xài quá phung phí điện năng đồng thời là đang tiêu hao tiền của chúng ta.
Nêu các công việc làm để tiết kiệm điện năng cho gia đình?
– Tiết kiệm tiền cho gia đình.
– Hạn chế điện năng trong giờ cao điểm
– Tránh hỏng, giảm tuổi thọ đồ điện trong gia đình.

26 tháng 4 2018

nếu ko tiết kiệm điện thì ta sẽ mất rất nhiều tiền . Minh ko chac dau nhe . Minh chi tra loi cho vui thoi day ma