K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.

 
Ma túy đặc biệt nguy hại đối với hệ hô hấp con người. Các chất kích thích sẽ làm tăng nhịp hô hấp hoặc gây ức chế khiến cho người sử dụng có lúc thở nhanh có lúc không thở được dẫn đến bị ngạt. Nhiều trường hợp bị ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời. Ma túy còn gây sưng phổi, viêm phổi, xuất huyết trong phổi,.. Hầu hết người sử dụng ma túy đều có những dấu hiệu bất thường ở phổi. Càng kéo dài thời gian sử dụng, phổi sẽ bị tổn thương nặng dẫn đến những hậu quả khủng khiếp. Các chất ma túy còn kích thích làm tăng nhịp tim, gây co thắt mạch vành tạo nên những cơn đau thắt vùng ngực. Người sử dụng ma túy dễ dẫn đến tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, ma túy gây kích thích thần kinh. Sử dụng ma túy làm thay đổi các phản xạ thần kinh khiến con nghiện rơi vào các chứng rối làm trầm trọng. Từ cảm giác khoan khoái dễ chịu lúc ban đầu, con nghiện chuyển dần sang cảm giác hoang tưởng, ảo tưởng,.. Và sau những cảm giác đó là sự đau đớn, co giật Ma tuý không những là nguyên nhân trực tiếp huỷ hoại sức khoẻ. không những thế, ma túy còn làm mất mát tiền bạc, mất khả năng lao động, học tập. Thần kinh người nghiện bị tổn hại khiến họ nhanh chóng thoái hóa nhân cách. Người nghiện ma túy sẽ đánh mất danh dự và sự nghiệp, tan vỡ hạnh phúc gia đình. Thậm chí là có nguy cơ phạm tội. Người nghiện ma túy không được người khác tôn nghiện ma túy không được người khác tôn trọng, thường sống trong cô độc, lẩn tránh người khác.Kéo dài qua nhiều thế kỉ, số người chết vì ma túy không ngừng tăng cao. Chi phí khổng lồ cho các chiến dịch phòng tránh và khắc phục hậu quả đang trở thành gánh nặng kinh tế. Vấn đề an ninh thế giới cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ma túy quả thực là một đại dịch khủng khiếp của nhân loại.
 

Định nghĩa giọng song song:  Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có chung hóa biểu.

  • Ví dụ (SGK trang 23)
11 tháng 4 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

TRả lời : Cafe .

Hok_Tốt

TK nha .

#Thiên_Hy

11 tháng 4 2019

lúc đó e bn 15t

Học tốt

11 tháng 4 2019

thì em bn 27 tuổi

10 tháng 4 2019

mình viết bị nhảy chữ `ddajo` thành `đạo` nha

Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông Đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên.

Được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ thoát khỏi hai trục cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc những nhà thơ lãng mạn đang chìm đắm trong cái tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện thực mà họ muốn có, say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên - một trí thức tây học trong lúc sững người, ngoảnh đầu quay lại phía sau đã bất chợt nhận ra "cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời". Ông đồ - hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam.

Sự trượt dốc của nền Nho học đã kéo theo cả một lớp người trở thành nạn nhân đau khổ. Ông đồ của Vũ Đình Liên là một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại. Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ như Vũ Đình Liên. Khi mà chữ nghĩa thánh hiền cao quý không còn vị trí, phải ra tận vỉa hè, đường phố, đã trở thành một món hàng... con người ta mới thảng thốt, giật mình, xót xa cho ánh hào quang rực rỡ một thời. Tâm sự ấy đã được thể hiện trong bài thơ tạo nên sự giao thoa đồng cảm giữa nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Ở đó là những hình ảnh, ấn tượng đã hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ. Là sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về. Nhưng ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình. Vẻ già nua đáng thương hay là đạo học sắp suy tàn? Trớ trêu thay, nơi ông có thể níu giữ vẻ đẹp văn hoá, nơi ông có thể kiếm sống lại là "bên phố đông người qua". Hình bóng lẻ loi, cô độc của con người như bất lực trước hiện thực phũ phàng. Trong dòng đời hối hả trôi, hiện lên hình ảnh ông đồ đang gò trên từng con chữ tài năng và tâm huyết của một đời người ngay giữa chợ đời:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay.

Đó là dư vang của một thời, nhưng cũng là hình ảnh đáng buồn trong sự chống chọi vô vọng, như một ánh nắng cuối ngày rực rỡ, bùng lên khi ngày đã sắp tàn. Cái cảnh xúm xít, chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho mới đau đớn làm sao. Trong từng người ấy, có ai thật sự cảm thấy xót xa cho sự xuống cấp thảm hại của chữ Thánh Hiền - một giá trị tinh thần được đặt xuống ngang hàng với giá trị vật chất?

Dẫu rằng sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thống ấm cúng, trang trọng cho ngày Tết và nét chữ "như phượng múa rồng bay" kia cố níu kéo lấy chút thể diện cuối cùng, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ nhưng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sượng sùng? Nhưng cái danh dự còn sót lại nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thương tiếc:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: "Người thuê viết nay đâu?", là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: "Mỗi năm mỗi vắng". Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng "một mình mình biết, một mình mình buồn", "trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay". Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia "tựa gối ôm cần lâu chẳng được". Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: "Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách". "Lá vàng rơi trên giấy" cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. "Lá vàng rơi", cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc.

10 tháng 4 2019

Viết cảm nghĩ về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên

Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông Đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên.

Được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ thoát khỏi hai trục cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc những nhà thơ lãng mạn đang chìm đắm trong cái tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện thực mà họ muốn có, say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên – một trí thức tây học trong lúc sững người, ngoảnh đầu quay lại phía sau đã bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời”. Ông đồ – hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam.

Sự trượt dốc của nền Nho học đã kéo theo cả một lớp người trở thành nạn nhân đau khổ. Ông đồ của Vũ Đình Liên là một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại. Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ như Vũ Đình Liên. Khi mà chữ nghĩa thánh hiền cao quý không còn vị trí, phải ra tận vỉa hè, đường phố, đã trở thành một món hàng… con người ta mới thảng thốt, giật mình, xót xa cho ánh hào quang rực rỡ một thời. Tâm sự ấy đã được thể hiện trong bài thơ tạo nên sự giao thoa đồng cảm giữa nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Ở đó là những hình ảnh, ấn tượng đã hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ. Là sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về. Nhưng ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình. Vẻ già nua đáng thương hay là đạo học sắp suy tàn? Trớ trêu thay, nơi ông có thể níu giữ vẻ đẹp văn hoá, nơi ông có thể kiếm sống lại là “bên phố đông người qua”. Hình bóng lẻ loi, cô độc của con người như bất lực trước hiện thực phũ phàng. Trong dòng đời hối hả trôi, hiện lên hình ảnh ông đồ đang gò trên từng con chữ tài năng và tâm huyết của một đời người ngay giữa chợ đời:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay.

Đó là dư vang của một thời, nhưng cũng là hình ảnh đáng buồn trong sự chống chọi vô vọng, như một ánh nắng cuối ngày rực rỡ, bùng lên khi ngày đã sắp tàn. Cái cảnh xúm xít, chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho mới đau đớn làm sao. Trong từng người ấy, có ai thật sự cảm thấy xót xa cho sự xuống cấp thảm hại của chữ Thánh Hiền – một giá trị tinh thần được đặt xuống ngang hàng với giá trị vật chất?

Dẫu rằng sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thống ấm cúng, trang trọng cho ngày Tết và nét chữ “như phượng múa rồng bay” kia cố níu kéo lấy chút thể diện cuối cùng, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ nhưng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sượng sùng? Nhưng cái danh dự còn sót lại nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thương tiếc:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “Mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. “Lá vàng rơi”, cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc:

 G. Ru-xô (1712 – 1788) là nhà triết học lớn của nước Pháp ở Thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ XVIII). Năm 14 tuổi học nghề thợ chạm, rồi sống lang thang, làm đủ các nghề như dạy nhạc, làm đầy tớ, làm gia sư… Nhờ thông minh, biết tự học và sáng tạo, ông đã trở thành nổi tiếng với 10 tác phẩm gồm nhạc, kịch, tiểu thuyết, luận văn, triết học, tiêu biểu nhất là hai tác phẩm Khế ước xã hội và Ê-min hay Về giáo dục.

    Tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục được Ru-xô viết vào năm 1762, là đỉnh cao triết học của ông, gồm có năm cuốn. Ê-min là một nhân vật tượng trưng, được nuôi dưỡng từ thơ bé trong cuộc sống tự nhiên, trong môi trường dân chủ và tự do mà trí tuệ, nhân cách và thể lực ngày một phát triển tốt đẹp.

    Trích đoạn Đi bộ ngao du rút trong cuốn 5, khi Ê-min đã khôn lớn, trưởng thành. Qua đoạn trích, Ru-xô khẳng định đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị.

    Trích đoạn Đi bộ ngao du gồm có ba đoạn văn: mỗi đoạn văn là một luận điểm: Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do; Đi bộ ngao du rất có ích vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la; Đi bộ ngao du rất thú vị.

    Thứ nhất, Ru-xô khẳng định: Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do. 

    Tác giả kể chuyện bằng ngôi thứ nhất và lấy những kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du để thuyết phục mọi người: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay… một dòng sông…; một khu rừng rậm; một hang động…; một mỏ đá… các khoáng sản… Xem tất cả những gì con người có thể xem…; chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ… Ta làm chủ ý thích, làm chủ hành động, làm chủ bản thân, không phụ thuộc vào ai.

    Khi quả quyết rằng: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ, tác giả khẳng định mình là người ưa thích ngao du bằng đi bộ và muốn mọi người cũng nên thích đi bộ ngao du như mình. Các cụm từ ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi hưởng thụ xuất hiện liên tục để nhấn mạnh cảm giác tự do cá nhân; từ đó tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào lợi ích to lớn của việc đi bộ ngao du. Đó là cách tốt nhất để con người hòa hợp với thiên nhiên tuyệt mĩ.

    Căn cứ vào lời lẽ phân tích, giảng giải của vị gia sư cho cậu bé Ê-min thì đi bộ ngao du quả là thú vị nhất trần đời, vì nó đem lại cho con người cảm giác sảng khoái của tự do tuyệt đối. Mà trên đời, còn gì sung sướng hơn được tự do? Ta là chủ bản thân ta, không bị lệ thuộc hay chi phối bởi bất cứ ai, bất cứ điều gì. Nhờ vậy mà ta thỏa mãn được những nhu cầu đặt ra trước chuyến đi.

    Ở Pháp và Tây Âu trong thế kỉ XVIII, đi ngựa là sang trọng, văn minh. Nhưng Ru-xô đã so sánh và khẳng định: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa. Đi bộ ngao du rất thoải mái và chủ động: có thể đi hay dừng, có thể quay phải, quay trái, quan sát khắp nơi, xem xét tất cả tùy thích. Có thể đến với bao cảnh đẹp, cảnh lạ đó đây: một dòng sông, một khu rừng rậm, một hang động, một mô đá… Đến đâu ưa thích thì ta lưu lại đấy, lúc nào thấy chán thì đi. Đi bộ ngao du rất tự do, ta chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm, có thể đi theo những con đường mà ta thích, gặp thời tiết xấu thì ta đi ngựa, chẳng hềvội vã… E-min to khỏe, không mệt mỏi, em tìm được nhiều thú để giải trí, để làm việc, để vận động chần tay.

Đối với Ru-xô, tự do là mục tiêu quan trong hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào từ lúc còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn như làm đầy tớ, làm gia sự, dạy âm nhạc,… Suốt đời ông đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ phong kiến.

    Tiếp theo, Ru-xô khẳng định: Đi bộ ngao du rất có ích.  Đó chính là thông qua việc đi bộ thì ta có thể có cơ hội để trau dồi những vốn tri thức vốn vô hạn. Nhà văn nêu ra những dẫn chứng cụ thể, đó là những tấm gương của việc đi bộ ngao du như: Ta – lét, Pla- tông và Pi- ta- go. Họ đều là những nhà toán học, nhà triết học nổi tiếng của thế giới. Thông qua việc đi bộ, họ phát hiện ra nhiều điều lí thú, tiền đề cho những phát minh, những quan điểm vĩ đại. Đi bộ ngao du, vừa là để du ngoạn, thưởng thức cảnh sắc của tự nhiên mà thông qua vùng đất mình đi qua, ta có thể có thêm cho mình những kinh nghiệm, học hỏi thêm được nhiều thứ lí thú, có ích phù hợp với những vấn đề mà mình quan tâm. Đó là, bạn có thể xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất, tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng tạo ra chúng, sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên… Phòng sưu tập của Ê-min có được qua việc đi bộ ngao du phong phú và đa dạng hơn phòng sưu tập của các vua chúa, hơn cả của phòng sưu tập của Đô-băng-tông – một nhà tự nhiên học nổi tiếng của Pháp. Với phòng sưu tập của mình, E-min hiểu rõ chúng, "mỗi vật đều ở đúng vị trí của nó" và qua việc đi bộ, em hiểu rõ về tự nhiên hơn hết tất cả những nhà sưu tập phòng khách. Như vậy, ở đây Ru-xô khuyến khích việc đi bộ để học hỏi được những kiến thực thực tế từ cuộc sống thay vì học những kiến thức lí thuyết trên sách vở.

    Ru-xô là người thuở nhỏ hầu như không được học hành. Thời thơ ấu, ông chỉ được đi học vài năm, từ năm 12 đến năm 14 tuổi, sau đó tìm cuộc sống tự do, lang thang nhiều nơi. Vì vậy, ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên, được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du.

    Cuối cùng: đi bộ giúp con người rèn luyện sức khỏe và có tinh thần sảng khoái. Đây là đoạn văn tác giả viết ngắn gọn, dùng phương pháp so sánh: Tôi thường thấy những kẻ ngồi xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng ,buồn bã,cáu kỉnh hoặc đau khổ ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. biện pháp so sánh này đã chỉ ra mặt tích cực, thực tế nếu dùng phương tiện đi bộ. Con người không mong muốn gì hơn khi việc họ làm lại mang đến sự thoải mái và kết quả đạt được lại là sự hài lòng. Đi bộ là việc mọi người bình thường đều có thể làm nhưng lợi ích lại vô cùng to lớn như vậy.  Hơn những thế, người ta có tiền có thể mua được nhiều thứ  nhưng lại không thể mua được sức khoẻ, thì đi bộ lại đem đến một sức khỏe dẻo dai mà tiền bạc không mua được: “Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ". Kết luận tác giả đưa ra “khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ” rất tập trung và giản dị thôi thúc mọi người: không thể không đi bộ ngao du.

    Ngày nay, tuy phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, thế nhưng, chúng ta đừng vì thế mà phụ thuộc vào nó. Những lúc cần nhanh, bạn có thể đi xe máy, ô tô,… nhưng những lúc cần thiết chúng ta nên rèn luyện sức khỏe bằng việc đi bộ. Vì như Ru-xô đã khẳng định, đi bộ có rất nhiều lợi ích to lớn. Bạn hãy lập thời gian biểu đi bộ hàng tuần để nâng cao thể chất, bồi dưỡng tâm hồn, hãy tập sống một cách lành mạnh như Ru-xô, bạn nhé