K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (2.0 điểm). Sống xanh ngày nay không chỉ là một lối sống mà dần trở thành yêu cầu của xã hội. Trong tác phẩm “Sống Xanh”, tác giả Jen Chillingsworth đã nhấn mạnh sự liên kết mật thiết giữa con người và môi trường tự nhiên: “Ăn sạch - Uống lành - Sống bền vững”. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về những giải pháp hướng con người đến lựa chọn...
Đọc tiếp

Câu 1 (2.0 điểm). Sống xanh ngày nay không chỉ là một lối sống mà dần trở thành yêu cầu của xã hội. Trong tác phẩm “Sống Xanh”, tác giả Jen Chillingsworth đã nhấn mạnh sự liên kết mật thiết giữa con người và môi trường tự nhiên: “Ăn sạch - Uống lành - Sống bền vững”. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về những giải pháp hướng con người đến lựa chọn lối sống xanh nhằm bảo vệ tương lai của bản thân và hành tinh mà chúng ta đang sống.

Câu 2 (4.0 điểm). Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn sau:

BÀ LÁI ĐÒ

    Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoại bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn.

    Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhổ vội vàng cái sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan.

    Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ.

    Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý, nói:

    - Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm đâu.

    - Vâng, cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy.

    Chúng tôi xuống thuyền, ngồi thăng bằng thì thuyền quay mũi. Chúng tôi duỗi chân cho đỡ mỏi, rồi lấy thuốc lá ra hút. Chúng tôi nói chuyện với nhau về các khúc sông bên châu Âu. Gió hiu hiu lướt trên da chúng tôi mát rượi. Sóng phản ánh vàng, mặt nước chói như gương. Quá nửa bên này, yên lặng, thuyền tới chỗ chảy xiết.

    Chúng tôi phải vịn vào nhau để ngồi cho vững. Bỗng tự nhiên con thuyền chòng chành, đảo lộn đi, hắt thằng bé con xuống nước. Đồng thời chúng tôi nghe tiếng bùng bục: người đàn bà tay cầm con dao nhọn đang xỉa đâm nát cả phía lái.

    Nước ùa vào và trong khoảnh khắc, cả chúng tôi băng ra giữa dòng. Trước thế nguy, chúng tôi giữ bình tĩnh.

    - Anh em! Phải cứu lấy đàn bà và trẻ con!

    Lệnh đưa ra, chúng tôi hết sức.

    Chúng tôi chống nhau với sóng, với xoáy, để đuổi kịp những cái đầu lúc nhô lên, lúc thụt xuống, theo đà nước đỏ ngầu.

    Anh Bảo - tên Việt Nam của đồng chí Đức - đã nhanh tay ôm được thằng bé và cõng nó vào bờ.

    Còn chúng tôi đuổi theo người mẹ. Nhưng hễ nắm được cánh tay, thì người đàn bà quái gở ấy lại giãy giụa, hình như muốn chạy trốn.

    Nhưng không thể. Chúng tôi phải cứu. Và sau hết, bà ta cũng được dìu vào bờ. Chúng tôi đặt hai mẹ con nằm trên cỏ, xúm lại chữa. Cả hai người đã nôn ra được nhiều nước và đã thở được đều.

    Chừng nửa giờ sau, bà lái đò mới mở đôi mắt mệt nhọc nhìn chúng tôi, thở dài, nhắm mắt lại. Biết rằng bà ta đã tỉnh, đồng chí Việt Nam hỏi:

    - Tại làm sao bà nỡ xử với chúng tôi như thế?

    - Họ là người Pháp, chúng tôi không chở cho giặc!

    Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam mỉm cười:

    - Các đồng chí này không phải là người Pháp mà người châu Âu, giúp Chính phủ ta đánh Pháp đấy bà!

    Bà lái đò uể oải nhìn chúng tôi một lượt, rồi không hiểu bà ta có tin hay không, lại thấy bà ta nhắm mắt như trước.

    - Thế nếu các đồng chí này là người Pháp, sao bà còn để xuống thuyền?

    - Tôi cũng tính chạy, nhưng sau sực nghĩ ra là các ông có súng, không để các ông xuống cũng chết. Đằng nào cũng chết, thà tôi chết mà giết được tất cả có hơn không?

    Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam lắc đầu hồi hỏi:

    - Nhà bà ở đâu?

    - Tôi không có nhà, chỉ có chiếc thuyền ấy.

    - Thế gia đình bà có những ai? Chúng tôi muốn vào thăm.

    - Tôi goá, chỉ có một thằng bé.

    Bà thở mắt ra nhìn con, rồi quờ tay sờ trán và ngực nó.

(Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, Sách điện tử ebook.com)

* Chú thích: Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế ở Hưng Yên. Ông là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Viết ra những ý tưởng có thể giúp bạn trở nên thông minh hơn     Một người trưởng thành trung bình có 50.000 suy nghĩ mỗi ngày. Bây giờ bạn hãy cố gắng nhớ lại 100 ý tưởng trong số đó xem nào. Quá khó phải không?     Chúng ta quên đi hầu hết các suy nghĩ đó là điều bình thường vì não của chúng ta phải loại...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Viết ra những ý tưởng có thể giúp bạn trở nên thông minh hơn

     Một người trưởng thành trung bình có 50.000 suy nghĩ mỗi ngày. Bây giờ bạn hãy cố gắng nhớ lại 100 ý tưởng trong số đó xem nào. Quá khó phải không?

     Chúng ta quên đi hầu hết các suy nghĩ đó là điều bình thường vì não của chúng ta phải loại ra những thông tin không cần thiết để tránh cho thần kinh của chúng ta bị rối loạn. Vấn đề là chúng ta thường quên đi rất nhiều ý tưởng tuyệt vời trong ngày.

     Những ý tưởng tuyệt vời thường xuất hiện khi chúng ta không có sự chuẩn bị trước

     Hầu hết các ý tưởng tuyệt vời sẽ xảy đến khi não của bạn đang ở trong “chế độ phân tán” (diffused mode): Những ý tưởng đến với bạn trong trạng thái này khi bạn không cố ý tập trung, chẳng hạn như khi bạn đang mơ tưởng điều gì đó hay khi tâm hồn lơ lửng trong lúc tắm.

     Những ý tưởng sáng tạo thường đến với chúng ta trong trạng thái tâm trí này bởi vì đây là lúc tâm trí của chúng ta thoải mái nhất. Đây là khi não chúng ta liên kết những bó dây thần kinh (neural pathways) khác nhau lại để đưa ra những ý tưởng mới mẻ (giống như sự sáng tạo cho phép chúng ta kết nối các chấm nhỏ lại với nhau như thế nào thì não của chúng ta cũng diễn ra quá trình này một cách tự nhiên ở trạng thái phân tán này). Vấn đề là vì lúc đó bộ não của chúng ta đang hoàn toàn thư giãn nên nó không có chủ đích ghi nhớ lại những ý tưởng phát ra.

     Đừng bao giờ tin tưởng vào não bộ của bạn: bộ nhớ của nó không hoàn hảo đâu

     Thông thường thì những ý tưởng xuất hiện trong đầu chúng ta suốt chế độ phân tán có thể khá trừu tượng. Vượt quá giới hạn suy nghĩ thông thường, nếu bạn có thể. Đây là những ý tưởng hay nhất của bạn. Những ý tưởng mới lạ, sáng tạo và ở đẳng cấp cao sẽ khuynh đảo cả thế giới này.

     Bạn có nhớ ý tưởng đột phá, thiên tài bạn nghĩ ra khi đang tắm? Bạn có nhớ ý tưởng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng cho thế giới như chúng ta có thể nghĩ đến? Tất nhiên bạn không thể nhớ. Ý tưởng phi thường của bạn sẽ trôi tuột khỏi bộ nhớ của bạn, không bao giờ có thể nhớ lại được vì bạn đã không viết nó ra. 

    Trong cuộc chạy đua với thời gian ngày nay, chúng ta không thể bớt chút thời gian để ghi lại những ý tưởng liên tục xuất hiện trong đầu của mình. Một số người có thể cho rằng đó là một sự lãng phí thời gian. Chúng ta nghĩ rằng nếu suy nghĩ đó thật sự quan trọng đến thế, thì sau này chúng ta sẽ nhớ nó và hiện thực hóa nó. Nhưng chúng ta không nhớ gì cả. Và chúng ta bị bỏ lại với sự mơ hồ rỗng tuếch - “Tôi biết tôi dự tính làm gì đó, nó là gì nhỉ?”

     Đừng lười biếng, hãy ghi lại ý tưởng tuyệt vời dù bạn có tự tin rằng bạn sẽ nhớ nó đến mức nào đi chăng nữa

     Luôn giữ các công cụ có thể lưu trữ trong tầm tay, nhưng không để chúng trong tầm mắt. Nếu bạn để một cuốn sổ tay và một cây bút ngay trước mặt bạn, bạn sẽ không còn ở chế độ phân tán nữa và những suy nghĩ sẽ không tuôn ra một cách dồi dào nữa. Nhưng bạn cần để quyển sổ tay đủ gần, để khi những suy nghĩ tuôn ra, bạn sẽ không phải vất vả cả thể chất lẫn tinh thần để với lấy nó.

     Các ứng dụng trên điện thoại thông minh như Evernote là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc này. Một số ứng dụng khác là những ứng dụng ghi âm, sổ tay chống nước dùng trong phòng tắm, máy tính xách tay, hoặc đơn giản chỉ là một quyển sổ tay và một cây bút (đây là món đồ yêu thích của cá nhân tôi, đáng tin hơn).

     Ngăn chặn sự nóng vội sắp xếp thông tin

     Bạn sẽ rất dễ rơi vào cái bẫy cần tổ chức suy nghĩ của bạn ngay lập tức khi chúng xuất hiện trong bạn. Đừng làm thế. Tổ chức lại các ý tưởng là một nhiệm vụ riêng biệt sẽ thực hiện sau, khi bạn chuyển sang chế độ tập trung (trái ngược với chế độ phân tán).

     Hãy duy trì quá trình suy nghĩ tự do và viết ra những ý tưởng và để chúng yên một chỗ cho đến khi nào bạn hoàn thành. Nếu bạn cố gắng sắp xếp chúng khi chúng mới nảy sinh, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều ý tưởng bởi vì bạn quá tập trung vào một ý tưởng duy nhất. Bạn cũng sẽ bị mất động lực bởi vì bạn đang tự đặt gánh nặng lên chính mình và phức tạp hóa quá trình lên.

     Xem lại ý tưởng của bạn thường xuyên

     Bây giờ thì bạn đã viết ra những ý tưởng, bạn cần củng cố lại những ý tưởng này để biến chúng thành một thứ gì đó to lớn hơn. Bạn nên xem lại ý tưởng của mình khoảng 3 lần một tuần.

     Trong khi xem xét các ý tưởng, bạn có thể lọc ra một số ý tưởng có tính hữu ích thấp hơn, sắp xếp chúng riêng ra và bắt đầu phát triển những ý tưởng có tiềm năng thành công.

     Hãy nhớ rằng, hầu hết mọi người đều có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời, nhưng chỉ có rất ít người trong số đó quan tâm đến chuyện viết chúng ta. Và những người viết ra được chính là những người thành công.

(Theo nghethuatsong.com)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Vấn đề được đặt ra trong văn bản là gì?

Câu 3. Vì sao tác giả bài viết lại khuyến cáo chúng ta không nên tin tưởng vào não bộ của chúng ta?

Câu 4. Trong văn bản, để có thể trở thành một người thành công, tác giả bài viết đã đưa ra những lời khuyên nào cho chúng ta?

Câu 5. Nhận xét về cách lập luận của tác giả.

1
12 tháng 3

Bạn tham khảo thôi nhé, mình có làm sai thì thông cảm nha!
Câu 1: PTBĐ chính dc sử dụng trong văn bản: Nghị luận
Câu 2. Vấn đề dc đặt ra trong VB là tầm quan trọng của việc ghi chép lại ý tưởng, tránh lãng phí những suy nghĩ sáng tạo.
Câu 3. Tác giả bài viết khuyến cáo cta kh nên tin tưởng vào não bộ chúng ta vì:
+ nó kh thể ghi nhớ tất cả mọi thứ một cách hoàn hảo.
+ những ý tưởng đột nhiên loé lên trong đầu, dù là có tuyệt vời đến mấy thì ta cũng kh thể nhớ hết chúng dc nếu kh dc ghi chép lại.
Câu 4. Trong VB, để có thể trở thành một người thành công, tác giả bài viết đã đưa ra những lời khuyên:
+ Luôn ghi lại ý tưởng ngay khi chúng xuất hiện, dù bạn nghĩ rằng mình có thể nhớ.
+ Kh vội vàng sắp xếp thông tin mà hãy để ý tưởng phát triển tự nhiên.
+ Xem lại và chọn lọc ý tưởng thường xuyên để tìm ra những điều hữu ích nhất.
+ Sử dụng công cụ hỗ trợ như sổ tay, ứng dụng ghi chú để lưu trữ ý tưởng một cách hiệu quả.
Câu 5. Cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, logic và dễ hiểu. Tác giả bài viết đã sử dụng nhiều ví dụ thực tế giúp cho bài đọc rất thuyết phục đối với ng đọc, ng nghe và cách diễn đạt gần gũi khiến nội dung trở nên hấp dẫn hơn.
#ngophuongloan(chipcuti)


(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Đô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới     Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này,...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Đô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

     Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này, dòng sông bị bồi lấp. Đi ngược về phía tây, cả đường sông và đường bộ là những làng mạc trù phú tiếp nối với rừng Trường Sơn giàu lâm thổ sản.

     Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX, để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời. Đứng về tuổi thọ, Hội An tồn tại trong thời gian không dài. Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh vượng của nó cũng chưa phải là to lớn. Tuy nhiên về những phương diện khác, Hội An có vị trí, vai trò đáng chú ý và mang những đặc điểm riêng, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo. Trong khi hầu hết các đô thị cổ khác, trải qua những biến thiên của lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên đều bị hủy hoại, hoặc được cải tạo hoàn toàn theo kiểu hiện đại, chỉ để lại trên mặt đất vài di tích rời rạc, thì Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn. Có thể coi đây là trường hợp duy nhất của Việt Nam và cũng là trường hợp hiếm thấy trên thế giới.

OLM, Ngữ văn 9, Đọc hiểu văn bản thông tin

 Ảnh: Phố cổ Hội An

     Chính vì những giá trị đó, mà năm 1985, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định công nhận đây là Di tích Văn hóa cấp quốc gia và khoanh vùng bảo vệ di tích phố cổ Hội An.

     […] Trong hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An trong các ngày 22, 23-3-1990, đã có 38 tham luận (trong đó có 12 tham luận của các nhà khoa học nước ngoài) đã đề cập đến nhiều vấn đề của Hội An trong lịch sử và hiện trạng. Các báo cáo cũng gợi mở nhiều vấn đề để tranh luận, đặt ra những hướng tìm tòi mới có ý nghĩa.

     Đặc biệt, trong hội thảo quốc tế này, một số báo cáo đã đặt ra vấn đề nghiên cứu sâu hơn thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa. Nơi đây còn ẩn tàng dấu vết một thương cảng cổ của vương quốc Chămpa, một “Lâm Ấp Phố” bên cửa sông lớn Thu Bồn. Và Hội An một mặt kế thừa những thành quả khai phá của Chiêm cảng xưa, mặt khác được trực tiếp chuẩn bị từ thế XV, khi người Việt đến tụ cư tại đây và tạo thành một cửa ngõ giao thương của Đàng Trong Việt Nam với thế giới bên ngoài. Hội An còn là một trung tâm giao lưu văn hóa Đông - Tây, là cái nôi hình thành chữ quốc ngữ, và trung tâm truyền bá đạo Thiên Chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.

     Vẫn còn khá nguyên vẹn những di tích bến cảng, các phố cổ, các nhà liền kế, nhà thờ tộc họ, đình chùa, đền miếu, hội quán của người Hoa, lăng mộ của người Nhật, người Hoa, và độc đáo nhất cây cầu mang tên Cầu Nhật Bản. Những loại hình kiến trúc đa dạng cùng các phong tục tập quán, lễ hội đã phản ánh một chặng đường phát triển, hội nhập và giao thoa để tạo nên một sắc thái văn hóa riêng của Hội An, kết hợp hài hòa giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

     Ngày 4-12-1999, tổ chức UNESCO đã ra quyết định công nhận phố cổ Hội An là Di tích Văn hóa thế giới. Như vậy là trên đất Quảng Nam, có hai Di tích Văn hóa thế giới là: Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. 

(Theo danang.gov.vn)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Phân tích cách trình bày thông tin trong câu văn: “Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX, để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời.”.

Câu 4. Phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản? Hãy nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đó trong việc biểu đạt thông tin trong văn bản.

Câu 5. Mục đích và nội dung của vản bản trên là gì?  

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  ÔNG TIÊN ĂN MÀY(1)     Nguyễn Ất là một người thôn nọ, không nhớ ở xóm nào, thuở nhỏ mô côi cả cha lẫn mẹ, được anh nuôi. Anh là Giáp tham lam, bủn xỉn, không yêu thương em, chị dâu cũng tàn ác hung bạo. Khi Ất lớn ra ở riêng, tài sản của cha bị anh chị chiếm hết. Ất chỉ được một mảnh ruộng cằn với gian...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

ÔNG TIÊN ĂN MÀY(1)

     Nguyễn Ất là một người thôn nọ, không nhớ ở xóm nào, thuở nhỏ mô côi cả cha lẫn mẹ, được anh nuôi. Anh là Giáp tham lam, bủn xỉn, không yêu thương em, chị dâu cũng tàn ác hung bạo. Khi Ất lớn ra ở riêng, tài sản của cha bị anh chị chiếm hết. Ất chỉ được một mảnh ruộng cằn với gian nhà nát mà thôi. Nghèo đói quá, Ất phải đi làm mướn, kiếm củi để sống qua ngày. Năm ngoài hai mươi tuổi, Ất nghèo không lấy nổi vợ, anh không đoái hoài đến mà em cũng chẳng muốn hỏi xin.

     Làng bên có một ông nhà giàu. Ất thường làm mướn ruộng cho nhà ấy, lâu dần thành quen. Phú ông có một khoảnh đất bỏ hoang, Ất xin đến ở, bèn gánh cả cơ nghiệp dọn đến. Từ đấy, càng xa cách Giáp, năm hết tết đến cũng chẳng hỏi han gì đến nhau.

     Ất tuy nghèo nhưng hay làm điều thiện, gặp ai bần cùng đều chia sẻ cho họ. Một hôm anh đi làm thuê, chiều tối về thấy một người nằm giữa cửa, lay thì người ấy rên không dậy được. Thắp đèn lên soi thì thấy một ông già gầy guộc, ốm yếu, mắt nhèm, mũi dãi tanh hôi dị thường, nôn mửa, phân vung vãi khắp ngoài cửa. Ất vực dậy hỏi han, ông già nói là người thôn bên, nghèo ốm phải đi ăn xin, tối đến đây mệt quá, xin nhờ một xó nằm nghỉ cho hết đêm. Ất mở cửa đỡ vào, rót nước nóng cho uống, ông già hơi tỉnh, bèn chải chăn chiếu cho nằm; thổi nấu xong gọi ông già cùng ăn. Ông già ốm yếu mà ăn thật khoẻ, ăn hết hơn một đấu gạo còn kêu đói. Ất sẻ thức ăn sang cho ông cụ. Lúc lâu sau, ông cụ mới xoa bụng nói:

     Lão no rồi. Thằng con lão hư đốn không biết hiếu thuận, nếu lão có được người con như cháu thì thật là mãn nguyện.

     Rồi ông lão nằm duỗi dài ra, ngủ thì ngáy như sấm, tỉnh thì ho hắng khạc nhổ, ầm ĩ cả đêm, song Ất không hề tỏ ra khó chịu. Sáng hôm sau, ông già trở dậy, Ất lại sửa soạn mâm bát. Ông già ngăn lại nói:

     Cháu hay làm việc thiện thì không đáng phải nghèo. Ơn một bữa cơm lão không thể không báo đáp.

     Rồi lấy chậu hứng dưới mũi, ngoảnh lại bảo Ất:

     Lấy cán muôi đập vào mũi lão đi!

     Ất không chịu, ông già nài ép, Ất đành đập mấy cái, máu chảy ra, Ất sợ quả dừng tay lại nhưng ông già bảo cứ đập tiếp. Khi máu thôi chảy thì thấy vàng ùn lên từ đáy chậu, lát sau đã đầy. Ông già quay lại bảo Ất:

     Giữ lấy chỗ vàng này có thể làm giàu được rồi đấy! Cháu hãy gắng làm điều thiện, đừng giảm sút nhé!

     Ất kinh ngạc lạy tạ, lúc ngẩng đầu lên thì cụ già đã đi rồi. Ất được vàng, nhưng giấu kín, vẫn đến ông nhà giàu vay tiền, nói là để đi buôn. Anh bỏ vàng vào đãy, mang lên kinh mua hàng đem về bán. Một năm đi ba bốn chuyến, mới dùng hết nửa số vàng mà tiền đã được hàng vạn vạn, anh bèn từ biệt ông nhà giàu về quê, chuộc lại căn nhà cũ, dần dà mua thêm ruộng, mượn người phá nhà cũ làm nhà mới, trở nên giàu có nhất làng. Sau đó Ất đến nhà người anh, nhờ anh hỏi con gái nhà thế tộc làm vợ.

     Lúc đầu Ất về quê đến chào anh chị, vợ chồng Giáp đối xử nhạt nhẽo. Lâu cũng không thèm sang thăm, bỗng nghe nói người em giàu sụ, lấy làm lạ bèn đến xem. Khi tới nơi thấy gian nhà nát trên mảnh đất xưa kia đã được xây thành căn nhà lớn, sắp sửa làm xong. Em lại còn mua mấy mẫu ruộng xấu của một nhà hàng xóm liền kề, phát quang gai góc làm vườn, thợ thuyền, đầy tớ vận chuyển gỗ đá nối nhau không dứt. Anh chị kinh ngạc quá, hỏi em nguyên do, Ất kể kĩ lại những điều đã gặp, anh chị hâm mộ mãi, hỏi kĩ tuổi tác, hình dạng ông già để còn đi tìm.

     Hơn một năm sau, người anh từ ngoài về vừa lúc có một ông già đội mũ vàng, mặc áo bào rách co ro đi qua cửa. Hai vợ chồng Giáp tranh nhau kéo vào nhà, ép ngồi ghế trên, chẳng kịp hỏi rõ ông ta từ đâu đến. Rồi mổ gà, thổi xôi, chặt cá làm gỏi, cung phụng rất hậu. Ông già khép nép không dám nhận, vợ chồng Giáp đối xử theo lễ càng cung kính, lại nói:

     - Tiên ông cứ lấy hết trong lỗ mũi ra thì cả đời đệ tử này ăn tiêu cũng không hết.

     Sáng hôm sau, ông cụ vái chào xin đi, không tặng lại gì cả. Giáp giữ lại, không cho về, lấy cái nón lớn đặt trước mặt ông cụ, cắm cái dùi to vào Ông già hoảng hốt che đỡ. Giáp nói:

     - Tiên ông không hiểu biết gì cả. Đệ tử không xin nhiều. Vàng cứ đầy này là được.

     Tức thì sai vợ giữ quật tay ông lão, còn mình ra sức gõ vào sống mũi ông vừa chọc máu đã chảy ra. Giáp mừng rỡ nói:

     - Quả như lời chú hai nói, vàng sắp thành rồi.

     Liên tiếp đánh đến nỗi mũi ông cụ vỡ ra, rụng cả răng, khiến ông cụ phải hô cứu mạng. Hàng xóm tứ bề kéo đến, không hiểu duyên cớ là gì. Hỏi thì chồng Giáp giận dữ không chịu nói, hỏi ông cụ mới biết tường tận nhưng ông cụ cũng không hiểu vì sao trước thì cung kính sau lại hung tợn như thế. Ông lão vốn là người bán tương ở thôn bên. Giáp ngày thường bủn xỉn, cả làng đều ghét nên có người chạy đi báo với con trai ông cụ. Anh con trai trước đó thấy cha mãi không về, đang lo đi tìm hỏi, nay hay tin giận lắm, tức khắc cùng người làng đưa cả ông cụ và vợ chồng Giáp lên quan. Quan cho rằng đánh tàn nhẫn một người lớn tuổi như thế thì phải đền tiền tạ tội theo luật, lại nọc vợ chồng Giáp ra đánh mấy chục hèo(2), mông nát cả thịt ra.

(Trích Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh(3), in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Quyển hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)

Chú thích:

(1) Ông tiên ăn mày được rút trong Lan Trì kiến văn lục - một tập truyện truyền kì bằng chữ Hán do Vũ Trinh biên soạn, bao gồm nhiều câu truyện ngắn, kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật, phong tục, và những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong xã hội thời đó.

(2) Hèo: cây họ cau, thường dùng làm gậy.

(3) Vũ Trinh (1759 - 1828), nhà văn nổi tiếng của Việt Nam trong thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, nổi tiếng với tác phẩm Lan Trì kiến văn lục. Ông cũng sáng tác nhiều văn thơ thể hiện tư tưởng đạo Nho, đồng thời còn là một học giả tinh thông nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, và triết học.

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra cách tác giả đã sử dụng để dẫn lời nói của nhân vật trong các câu in đậm sau:

Ông già ngăn lại nói:

- Cháu hay làm việc thiện thì không đáng phải nghèo. Ơn một bữa cơm lão không thể không báo đáp.

Câu 3. (1,0 điểm) Vì sao vợ chồng nhân vật Giáp không được ông già đội mũ vàng, mặc áo bào rách ban tặng vàng?

Câu 4. (1,0 điểm) Nêu ngắn gọn chủ đề của của văn bản.

Câu 5. (1,0 điểm) Hình ảnh hai anh em Giáp, Ất trong văn bản trên khiến em liên tưởng tới truyện cổ tích Việt Nam nào mà em đã học, đã đọc? Vì sao có sự liên tưởng đó? (Trả lời trong 3-5 câu)

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)Đọc văn bản sau:       MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI       Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải. Đó là một cái chòi tranh rách nát được dựng lên trước mặt một ngôi nhà tranh vách đất cũng rách nát như vậy. Trong chòi có đặt một cái bàn gỗ đã cũ, hai cái ghế băng cũng đã già nua như vậy, một cái đã hỏng mất...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

       MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI

       Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải. Đó là một cái chòi tranh rách nát được dựng lên trước mặt một ngôi nhà tranh vách đất cũng rách nát như vậy. Trong chòi có đặt một cái bàn gỗ đã cũ, hai cái ghế băng cũng đã già nua như vậy, một cái đã hỏng mất một chân. Trên chiếc bàn gỗ có xếp mấy lọ kẹo, đường táng, những thứ mà bà con nông dân tự làm lấy.

       Bà Bảy Nhiêu sống có một mình. Người trong làng không ai rõ chồng con bà đã mất từ lúc nào, mà cũng có thể là bà chưa có chồng con gì cả. Trước đây, mắt bà còn tinh nhưng độ hai năm nay bà bị lòa. Người ta bảo nhà bà ở gần động cát quá, nên gió thổi cát vào mắt nhiều lần, lâu ngày mà nó vậy.

       Chúng tôi nhao nhao:

       - Bán cho con một táng đường, bà.

       - Bán cho con hai viên kẹo bi, bà.

       Bà Bảy Nhiêu run run đưa bàn tay trái lên cầm tiền của chúng tôi, bỏ ngay vào cái cơi trầu bà đặt dưới bàn, tay phải quờ quờ lục vào các lọ lấy kẹo, đường cho từng đứa. Hầu như không bao giờ bà đếm tiền. Bà tin chúng tôi.

       Trưa hôm đó, sau hiệu lệnh của thằng Bá, tôi cho tay vào túi. Những tờ bạc lẻ mà mẹ tôi cho đã biến mất đâu. Tôi ngần ngừ một lúc nhưng nỗi thèm ngọt đã khiến cho tôi lủi thủi theo sau các bạn mong được “ăn ghẹ” của một đứa nào đấy. Giữa đường, nghĩ xấu hổ, tôi quay lại...

       - Sao mày không đi mua đường, mua kẹo? - Thằng Bá đi phía sau hỏi tôi.

       - Tao không có tiền.

       Bá cười sằng sặc:

       - Chớ hồi giờ tao đâu có tiền mà vẫn mua được kẹo.

       Tôi ngạc nhiên:

       - Chớ lâu nay mày mua bằng thứ gì?

       Bá không trả lời ngay. Nó kéo tôi sát lại gần nó, rút trong túi ra mấy tờ giấy đã viết, được cắt gọn ghẽ như những tờ giấy bạc, nói thì thầm:

       - Tao chuyên đưa bà Bảy những tờ giấy này. Bả mù, bà đâu có thấy. - Nó ngừng một lát rồi nói tiếp, - tao có ba tờ tao cho mày một tờ. Mày đợi tụi nó mua cuối cùng mình mới mua.

       Tôi ngần ngại một lát nhưng cuối cùng cũng cầm tờ giấy lộn. Tôi có cảm giác khi cầm tờ “bạc giả” của tôi, mắt bà Bảy Nhiêu như có tia sáng loé lên. Nhưng bà không nói gì, vẫn bỏ nó vào cơi trầu và đưa đường táng đen cho tôi.

       Ngày hôm sau, sự việc vẫn lặp lại y như hôm trước. Có điều, khi tôi và Bá đến quán thì không thấy có chuyện mua bán xảy ra. Các bạn đến trước đều đứng túm lại dưới quán nhìn sững vào trong nhà bà Bảy. Trong nhà có tiếng người lao xao. Một bác nông dân quen biết trong làng đang ngồi trước cửa vừa giờ cơi trầu của bà Bảy ra đếm tiền vừa nói vọng ra:

       - Tụi bay về đi. Bà Bảy trúng gió chết hồi hôm rồi.

       Chúng tôi sững sờ, đứng im không nhúc nhích. Bác nông dân lẩm bẩm điều gì quay vô nhà nói với ai đó: “Số tiền này vừa đủ mua một chiếc chiếu gói bả đấy.”. Im lặng một lúc rồi bác tiếp: “Bả mù mà tinh thật. Bọn xỏ lá nào đưa giấy lộn cho bả, bả cũng nhận rồi gói riêng ra...”. Tôi và Bá đứng như chôn chân xuống đất. Sống lưng lạnh buốt.

       Từ đó đến nay đã bốn mươi năm trôi qua. Bạn bè của tôi cũng không còn đông đủ như trước. Có những đứa vốn ngỗ ngược, sau này lại trở thành những du kích dũng cảm và hi sinh. Có nhiều đứa theo gia đình, bỏ quê xứ đi làm ăn xa. Thằng Bá bây giờ trở thành một nông dân, người gầy, rắn rỏi, ngày ngày đánh trâu cày trên những rộc cát khô khốc mong tìm từng củ khoai để nuôi bầy con cháu đông đúc. Riêng tôi may mắn, được đi tập kết, được học hành để trở thành một nhà văn. Cứ mỗi lần về quê, tôi lại rủ Bá ra thăm mả bà Bảy Nhiêu. Cả hai đứa đều đứng lặng, miệng lầm rầm cầu mong bà tha thứ...

       Trong đời, có những điều ta đã lầm lỡ, không bao giờ còn có dịp để sửa chữa được nữa.

(Thanh Quế, Trích 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra ngôi kể được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm). Nhận xét về cốt truyện của văn bản.

Câu 4 (1,0 điểm). Nội dung của văn bản này là gì?

Câu 5 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu: "Trong đời, có những điều ta đã lầm lỡ, không bao giờ còn có dịp để sửa chữa được nữa."?

1
7 tháng 3

Câu 1 (0,5 điểm):
Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 2 (0,5 điểm):
Văn bản sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" là người kể chuyện.

Câu 3 (1,0 điểm):
Cốt truyện của văn bản có tính đơn giản nhưng xúc động, xoay quanh kỷ niệm tuổi thơ của nhân vật "tôi" và bạn bè với bà Bảy Nhiêu. Truyện có một tình huống bất ngờ khi bà Bảy Nhiêu qua đời, làm bật lên sự ăn năn, hối hận của các nhân vật. Câu chuyện có kết cấu chặt chẽ, mở đầu bằng những ký ức tuổi thơ hồn nhiên, cao trào ở hành động lừa bà Bảy của nhóm trẻ, và kết thúc bằng sự day dứt không thể sửa chữa của nhân vật chính.

Câu 4 (1,0 điểm):
Văn bản phản ánh bài học sâu sắc về lòng trung thực và sự hối hận muộn màng. Qua câu chuyện, tác giả muốn nhấn mạnh rằng những sai lầm trong cuộc sống có thể để lại sự day dứt mãi mãi, vì không phải lúc nào cũng có cơ hội để sửa chữa. Đồng thời, truyện cũng thể hiện tấm lòng bao dung và nhân hậu của bà Bảy Nhiêu, dù bị lừa nhưng vẫn không trách mắng, vẫn đối xử tử tế với lũ trẻ.

Câu 5 (1,0 điểm):
Câu nói nhấn mạnh rằng có những sai lầm trong cuộc đời không thể quay lại để sửa chữa. Một khi đã gây ra tổn thương cho người khác, có thể chúng ta sẽ mãi mãi sống trong sự hối hận mà không thể làm gì để bù đắp. Câu chuyện nhắc nhở con người phải biết sống trung thực, tử tế ngay từ đầu, tránh những hành động sai lầm mà sau này có thể không còn cơ hội để sửa đổi.

13 tháng 3

a, \(CaCO_3+2CH_3COOH\rightarrow\left(CH_3COO\right)_2Ca+CO_2+H_2O\)

b, Ta có: \(n_{CO_2}=\dfrac{2,479}{24,79}=0,1\left(mol\right)\)

Theo PT: \(n_{CH_3COOH}=2n_{CO_2}=0,2\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{CaCO_3}=0,2.100=20\left(g\right)\)

c, \(n_{\left(CH_3COO\right)_2Ca}=n_{CO_2}=0,1\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{\left(CH_3COO\right)_2Ca}=0,1.158=15,8\left(g\right)\)

16 tháng 3

312,5 lm

16 tháng 3

T cần lời giải:(


18 tháng 3

Giúp em với ạ

18 tháng 3

a, Bạn tự tóm tắt nhé.

b, \(n_{C_2H_5OH}=\dfrac{0,46}{46}=0,01\left(mol\right)\)

\(n_{CH_3COOH}=\dfrac{6}{60}=0,1\left(mol\right)\)

PT: \(C_2H_5OH+CH_3COOH⇌CH_3COOC_2H_5+H_2O\) (đk: to, H2SO4 đặc)

Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,01}{1}< \dfrac{0,1}{1}\), ta được CH3COOH dư.

Theo PT: \(n_{CH_3COOC_2H_5}=n_{C_2H_5OH\left(pư\right)}=n_{CH_3COOH}=0,01\left(mol\right)\)

⇒ mCH3COOC2H5 = 0,01.88 = 0,88 (g)

nC2H5OH (dư) = 0,1 - 0,01 = 0,09 (mol)

⇒ mC2H5OH (dư) = 0,09.46 = 4,14 (g)