K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

28 tháng 6

Câu chuyện đã nêu lên bài học về tình cảm thầy trò vượt qua trở ngại về vị trí trong xã hội. Người học trò năm xưa dù giờ đây đã thành danh tiếng nổi tiếng nhưng vẫn luôn kính trọng, biết ơn người thầy năm xưa đã từng dạy dỗ mình.  Vai trò của những người thầy, người cô trong xã hội là vô cùng lớn lao và quan trọng đối với tương lai của mỗi học trò. Các thầy, các cô chính là những người đặt những viên gạch để xây nên nền tảng tương lai vững chắc. Không những vậy, nhờ có thầy cô mà những học sinh bé nhỏ năm nào sẽ được chắp cánh ước mơ để bay đến chân trời mơ ước của mình. Kiến thức và kỹ năng mà học hỏi từ thầy cô sẽ mãi là hành trang cho học sinh dù đi đâu về đâu. Chính vì vậy, học sinh cần giữ được tinh thần tôn sư trọng đạo, luôn biết ơn thầy cô có ơn dạy dỗ mình.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
28 tháng 6

Câu chuyện về vị danh tướng trở về thăm trường xưa và người thầy cũ là một bài học sâu sắc, gói trọn những giá trị cốt lõi về lòng biết ơn và sự khiêm tốn. Dù đã đạt tới đỉnh cao danh vọng và quyền lực, vị tướng vẫn không quên cội nguồn, kính cẩn gọi thầy là "thầy" và tự nhận mình là "đứa học trò cũ". Lời khẳng định "Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào" không chỉ thể hiện sự tri ân sâu sắc mà còn tôn vinh vai trò cao cả của người thầy trong việc vun đắp tri thức và nhân cách. Câu chuyện là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa về việc luôn trân trọng những người đã dìu dắt ta, bởi chính những giá trị đạo đức ấy mới làm nên một con người thực sự vĩ đại và bền vững.

Thông báo quan trọng về công tác thanh tra xét duyệt các cộng tác viên nhiệm kỳ hè năm 2025 Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Vậy là mùa hè đã bắt đầu với bao nhiêu cảm xúc bồi hồi, phấn chấn, khắc khoải hoặc có đôi chút tiếc nuối vì những thứ mà các em chưa kịp vươn tới. Nhưng trên đường đời phải trải qua đủ cung bậc của cảm xúc mới...
Đọc tiếp

Thông báo quan trọng về công tác thanh tra xét duyệt các cộng tác viên nhiệm kỳ hè năm 2025

Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Vậy là mùa hè đã bắt đầu với bao nhiêu cảm xúc bồi hồi, phấn chấn, khắc khoải hoặc có đôi chút tiếc nuối vì những thứ mà các em chưa kịp vươn tới. Nhưng trên đường đời phải trải qua đủ cung bậc của cảm xúc mới thực sự là cuộc sống. Hãy luôn nỗ lực và cố gắng mỗi ngày để thực hiện hoài bão, các em sẽ thành công. Hẳn rằng giờ đây rất nhiều bạn đang mong ngóng, ước mơ trở thành cộng tác viên của hệ thống giáo dục hàng đầu Việt Nam.

Thực hiện chỉ thị văn bản hồi 22h 53 phút, ngày 27 tháng 06 năm 2025 của giám đốc Olm thầy Hà Đức Thọ. Cô sẽ bắt đầu thanh tra, xét duyệt toàn bộ các ứng viên đã đăng ký ứng tuyển ctv viên hè năm 2025 vừa qua trên Olm. Mọi thành viên có các vấn đề như:

+ Thiếu trung thực khi đăng ký về số câu trả lời,

+ Gian lận điểm số gp, sp.

+ Sử dụng chat gpt để trả lời trên cộng đồng hỏi đáp.

+ Thái độ ứng xử trên cộng đồng tri thức thiếu hòa nhã, kém cởi mở, ít thân thiện và ngôn ngữ chưa được lịch sự văn minh.

+ Có lời nói, bình luận, nhắn tin, đe dọa, dụ dỗ, lôi kéo vào những hành vi thiếu lành mạnh sẽ bị loại khỏi danh sách trúng tuyển cộng tác viên.

Các bạn có đủ tố chất, năng lực, có nhiệt huyết, đam mê, trung thực.. sẽ được trúng tuyển. Chúc các em sẽ có tên trong danh sách trúng tuyển.

17
28 tháng 6

Cô ơi cho em đăng kí làm CTV OLM được không ạ?

28 tháng 6

Cô ơi cho em làm CTV OLM được không cô ạ?

27 tháng 6
  1. Mở đầu: Giới thiệu bối cảnh, nhân vật, thời gian, địa điểm (dù khá mơ hồ).
  2. Phát triển: Trình bày các sự kiện xảy ra theo trình tự từ đầu đến cuối, thường có các tình tiết kì ảo hoặc kỳ diệu.
  3. Cao trào: Sự kiện quan trọng nhất, đỉnh điểm của câu chuyện.
  4. Kết thúc: Giải quyết vấn đề, kết quả cuối cùng, thường kèm theo bài học hoặc ý nghĩa nhân văn.

Tuy nhiên, cũng có một số truyền thuyết kể theo kiểu phi tuyến tính (ví dụ: kể lại sự kiện từ giữa hoặc từ cuối rồi mới quay lại trước đó), nhưng cách kể tuyến tính vẫn phổ biến nhất để giúp người nghe dễ hiểu và nhớ.

30 tháng 6

Thời gian


27 tháng 6

Giải:

Số đường cô Mai dùng làm bánh là:

2 x \(\frac14\) = \(\frac12\) (kg)

Cô Mai còn lại số đường là:

2 - \(\frac12\) = \(\frac32\) (kg)

Đáp số: \(\frac32kg\) đường


27 tháng 6

Cô Mai còn lại 3/2 kg đường


27 tháng 6

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

26 tháng 6

Tham khảo:

Tính trung thực là một phẩm chất đạo đức quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt trong môi trường học đường và trong thi cử. Trung thực trong thi cử không chỉ thể hiện bản lĩnh và sự tôn trọng của mỗi học sinh đối với kiến thức mà còn là biểu hiện của nhân cách và lòng tự trọng.

Trong các kỳ thi, trung thực nghĩa là làm bài bằng năng lực thật sự của bản thân, không gian lận, không quay cóp, không nhờ người khác làm thay. Một bài thi trung thực dù điểm số không cao vẫn đáng được trân trọng hơn nhiều so với một bài thi đạt điểm giỏi nhờ gian lận. Bởi vì điểm số chỉ phản ánh tạm thời, còn trung thực là nền tảng xây dựng niềm tin lâu dài.

Hành vi gian lận trong thi cử không chỉ làm mất đi ý nghĩa thực sự của việc học, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, gây bất công với những người học nghiêm túc. Về lâu dài, thói quen gian lận có thể làm suy giảm đạo đức và tác động tiêu cực đến nhân cách người học.

Do đó, mỗi học sinh, sinh viên cần rèn luyện ý thức trung thực trong học tập và thi cử. Hãy coi mỗi kỳ thi là cơ hội để đánh giá lại bản thân, để biết mình đang ở đâu và cần cố gắng thêm điều gì. Trung thực trong thi cử chính là con đường đúng đắn và bền vững nhất để đi đến thành công thật sự.

26 tháng 6

Trung thực trong thi cử là một giá trị cốt lõi, thể hiện việc bạn tôn trọng bản thân và sự công bằng. Nó không chỉ là việc không sao chép hay sử dụng tài liệu trái phép, mà còn là sự thẳng thắn thừa nhận năng lực thật của mình.

Việc này giúp đánh giá đúng trình độ của bạn, từ đó bạn có thể biết rõ mình mạnh ở đâu, yếu ở đâu để cải thiện. Khi kết quả phản ánh đúng năng lực, việc học tập mới thật sự có ý nghĩa và thúc đẩy bạn tiến bộ.

Hơn nữa, trung thực xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và minh bạch. Sự cạnh tranh trở nên công bằng, tạo niềm tin giữa thầy cô và bạn bè. Một xã hội coi trọng thực lực sẽ tôn vinh những người trung thực.

Ngược lại, gian lận không chỉ hủy hoại kết quả mà còn làm bào mòn nhân cách. Nó có thể hình thành thói quen dối trá, thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sau này.

Tóm lại, trung thực trong thi cử là nền tảng quan trọng để rèn luyện nhân cách, xây dựng giá trị đạo đức và tạo ra một môi trường giáo dục văn minh. Hãy luôn là người trung thực, bởi đó chính là con đường vững chắc nhất để đạt được thành công bền vững.

25 tháng 6

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
26 tháng 6

yêu cầu đề bài của bạn chưa rõ ràng, bạn có thể đặt lại câu hỏi khác được không??

4 tháng 7

Bạn ơi, đề bài vẫn còn mập mờ, thiếu minh bạch nhé! Mái nhà chung theo ý của bạn là gì? Là trái đất hay những sự vật khác? Hãy cho mình câu hỏi rõ ràng hơn để mình trả lời bạn một cách chính xác nhất nhé!

Câu 1. Anh/ Chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Đức trong truyện ngắn dưới đây:THẰNG GÙLàng tôi có một đứa trẻ bị tật nguyền. Nó tên là Đức, một cái tên hẳn hoi nhưng tất cả bọn trẻ chúng tôi đều gọi tên nó là thằng Gù. Lên mười tuổi mà...
Đọc tiếp

Câu 1. Anh/ Chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Đức trong truyện ngắn dưới đây:

THẰNG GÙ

Làng tôi có một đứa trẻ bị tật nguyền. Nó tên là Đức, một cái tên hẳn hoi nhưng tất cả bọn trẻ chúng tôi đều gọi tên nó là thằng Gù. Lên mười tuổi mà thằng Gù vẫn chưa đi học, chẳng hiểu do mặc cảm hay do điều gì khác. Nhiều hôm từ trong phòng học (phòng học của chúng tôi ở tầng hai), tôi thấy thằng Gù chăn trâu ngoài cánh đồng. Cái hình người gấp khúc, chỗ đỉnh gù cao hơn chỏm đầu khiến tôi nhận ngay ra nó. Nó và con trâu giống như hai chấm đen nổi lên giữa màu xanh rười rượi của cánh đồng [...].

Thằng Gù lảng tránh tất cả các trò chơi của chúng tôi. Những tiếng trêu chọc: “Ê, con lạc đà châu Phi”, “Tránh ra chúng mày ơi cho bà còng đi chợ” làm nó càng cúi gập người xuống, mắt dí vào bụng. Nó im lặng len lét vòng qua chỗ chúng tôi đang chơi đùa. Có lần, nó bỏ chạy...

[...] Một buổi chiều mưa vừa dứt, nắng mới tưng tửng hé sáng vạt đồi, chúng tôi chợt nghe tiếng đàn ghi ta vang lên từ chiếc loa nén nào đó. Có người hát rong về làng. [...] Chúng tôi ùa ra xem. Người lớn, trẻ con, vòng trong, vòng ngoài lố nhố vây quanh đoàn người hát rong. Tôi gọi là đoàn vì họ có tới ba người. Hai đứa trẻ và một người đàn ông mang kính đen, đeo cây đàn ghi ta trước bụng. Trong hai đứa trẻ, có một đứa giống hệt thằng bé tật nguyền của làng tôi. Nó cũng bị gù.

Nó biểu diễn nhiều trò. Buồn cười nhất là trò trồng cây chuối. Không phải nó trồng cây chuối bằng tay và đầu như lũ trẻ chúng tôi thường làm. Nó trồng bằng cái lưng gù. Đoạn gấp giữa đỉnh gù và đầu thành cái đế đỡ đôi chân khẳng khiu của nó dựng đứng. Mỗi lần nó trồng cây chuối mọi người lại cười ồ. Có người hứng chí vỗ tay hét: “Trồng lại đi, thế thế...”. [...] Đã thế tiếng hô “Làm lại đi” vẫn thúc giục không ngớt.

Giữa lúc đó thì nó chen chân vào. Thằng Gù của làng tôi. Tiếng cười rộ: “À, hai thằng gù. Đức ơi, mày trồng thêm cây chuối nữa đi.”. Tôi nín thở nhìn theo nó. [...] Nó từ từ đi đến bên “cây chuối” người. Đỡ thằng bé gù đứng thẳng lại, nó bỗng quắc mắt nhìn vòng người vây quanh. Bất ngờ nó thét:

– Thế mà cười được à? Đồ độc ác!

Sau tiếng thét của nó, đám đông bừng tỉnh. Tiếng cười tắt lặng. Người đàn ông đang gảy đàn cũng dừng tay sững sờ. Tất cả các cặp mắt dồn về nó. Khuôn mặt thằng Đức đẫm lệ. Nó móc túi áo ngực lôi ra những đồng tiền được gấp cẩn thận đặt vào lòng mũ của người hát rong. Đôi vai nó rung rung thổn thức. Cái vòng người đang vây quanh tự nhiên gãy vỡ. Đứt từng quãng. Không ai bảo ai, từng người một lặng lẽ tan dần. […]

Theo Hạ Huyền (Con gái người lính đảo, Truyện đọc thêm môn Giáo dục công dân và môn Ngữ văn ở THCS, NXB Giáo dục, 2003)

Chú thích:

– Nhà văn Hạ Huyền tên thật là Đỗ Văn Tiến (1957-2009). Một người chuyên viết truyện thiếu nhi, một nhà văn, một nhà báo xuất sắc. Ông nguyên là trưởng cơ quan đại diện Tạp chí Văn Hiến Việt Nam tại Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp trong văn học thiếu nhi cũng như báo chí Việt Nam.

– Văn chương của Hạ Huyền thể hiện sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị, tinh tế của làng quê và nhắn nhủ con người hướng tới cái đẹp, cái thiện.

1
28 tháng 5

Dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi dựa trên đoạn trích đã cho:

Câu 1. Chỉ ra luận điểm có trong đoạn văn (2).

Luận điểm chính trong đoạn văn (2) là: "Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó."

Câu 2. Xác định thành phần biệt lập của câu văn in đậm.

Câu văn in đậm là: "Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: "Việc mơ những giấc mơ điên rồ là điều tốt nhất mà người có thể làm"."

Thành phần biệt lập trong câu này là "Như Đôn Ki-hô-tê đã nói" – đây là thành phần biệt lập chú thích, dùng để dẫn lời nói.

Câu 3. Trình bày cách hiểu của anh/chị về quan điểm: Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần.

Cách hiểu về quan điểm này là: Người biết ước mơ là những người sống một cuộc đời ý nghĩa, cao đẹp, có mục đích và lý tưởng. Giống như các thiên thần (trong quan niệm dân gian, thiên thần là những sinh vật thanh cao, lương thiện, mang đến điều tốt đẹp), những người có ước mơ cũng mang trong mình những khát vọng tốt đẹp, hướng thiện, và có khả năng lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân và cho xã hội. Họ không sống một cuộc đời tẻ nhạt, vô vị mà luôn hướng tới những điều lớn lao, vượt ra khỏi giới hạn của thực tại, tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống.

Câu 4. Nêu tác dụng của những bằng chứng được sử dụng trong đoạn trích.

Đoạn trích sử dụng các bằng chứng sau:

  • Dẫn chứng điển hình: "cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen", "tỷ phú Bill Gates".
  • Dẫn chứng về lời nói/quan niệm của nhân vật nổi tiếng: Lời của Đôn Ki-hô-tê ("Việc mơ những giấc mơ điên rồ là điều tốt nhất mà người có thể làm").

Tác dụng của những bằng chứng này là:

  • Tăng tính thuyết phục và minh họa: Các ví dụ cụ thể giúp người đọc dễ hình dung và tin tưởng hơn vào những lập luận của tác giả về tầm quan trọng của ước mơ.
  • Làm rõ ý nghĩa của ước mơ: Từ những ước mơ nhỏ bé của cô bé bán diêm đến ước mơ lớn lao của Bill Gates, cho thấy ước mơ tồn tại ở mọi cấp độ và mang đến ý nghĩa khác nhau cho cuộc sống.
  • Làm cho lập luận trở nên phong phú và hấp dẫn: Việc sử dụng các bằng chứng từ văn học (An-đéc-xen, Đôn Ki-hô-tê) và đời thực (Bill Gates) tạo sự đa dạng, không gây nhàm chán và thu hút người đọc.
  • Khẳng định giá trị phổ quát của ước mơ: Chứng minh rằng ước mơ là một phần thiết yếu và có giá trị trong cuộc sống của mọi người, bất kể hoàn cảnh hay vị thế xã hội.

Câu 5. Chia sẻ về những việc anh/chị đã làm để biến ước mơ thành hiện thực. (Trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng)

Để biến ước mơ trở thành hiện thực, tôi tin rằng cần phải có một lộ trình rõ ràng và sự nỗ lực không ngừng. Gần đây, tôi đã đặt mục tiêu cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình để có thể tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Tôi bắt đầu bằng cách lập thời gian biểu học tập mỗi ngày, dành ít nhất một giờ để nghe podcast, xem phim không phụ đề và thực hành nói chuyện với bạn bè hoặc người bản xứ qua các ứng dụng trực tuyến. Tôi cũng chủ động tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để có môi trường luyện tập thực tế. Dù đôi khi cảm thấy nản lòng, nhưng tôi luôn nhắc nhở bản thân về mục tiêu ban đầu và những lợi ích mà việc thành thạo tiếng Anh sẽ mang lại. Tôi tin rằng với sự kiên trì này, ước mơ của tôi sẽ sớm trở thành hiện thực.