K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2024

Nghĩa gốc: 

- Hôm nay em tham gia thi chạy.

Nghĩa chuyển:

-Xe máy chạy nhanh hơn xe đạp.

- Nhà bác ý nghèo lắm, phải chạy ăn từng bữa.

-Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

-Năm nay anh của em phải chạy nghĩa vụ quân sự.

 

19 tháng 7 2024

- Công cha nghĩa mẹ ơn thầy,ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.

- Công cha như núi Thái Sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 

19 tháng 7 2024

tưởng đấy là tục ngữ

18 tháng 7 2024

Viết đoạn văn 7 đến 9 câu tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em xác định thành phần chính thành phần phụ có trong câu . Sáng mai tớ phải nộp rồi 

17 tháng 7 2024

Tk

Người sống với nhau bằng gì? Chẳng phải câu trả lời là chúng ta sống với nhau bằng tình cảm hay sao. Đúng vậy, con người tiến hóa được như bây giờ là nhờ vào tình cảm. Nhất là trong xã hội hiện nay, sự lắng nghe, rung cảm với nhau lại càng trở nên quan trọng bởi lẽ: “Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công”. Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Thấu cảm sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Việc lắng nghe, đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với tâm hồn đang thương tổn của họ. Lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội, những người này sẽ có thêm nhiều bài học quý giá bởi lẽ có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó. Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế sự tương tác giữa người và người. Lại có những người không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ những người xung quanh mà chỉ cho bản thân mình là nhất. Chúng ta cần sớm nhận ra những tiêu cực của việc không chịu lắng nghe, đồng thời rèn luyện cho bản thân việc kiên nhẫn lắng nghe để thấy được nhiều bài học quý giá hơn.

17 tháng 7 2024

Trong giao tiếp, lắng nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối giúp kết nối con người và xây dựng những mối quan hệ bền chặt. Tuy nhiên, việc không biết lắng nghe lại tiềm ẩn nhiều tác hại, ảnh hưởng tiêu cực đến cả bản thân và những người xung quanh.

Thứ nhất, không biết lắng nghe khiến cho giao tiếp trở nên thiếu hiệu quả. Khi ta không tập trung lắng nghe người khác, họ sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng, dẫn đến sự bực bội, khó chịu và không muốn chia sẻ thêm. Điều này khiến cho việc trao đổi thông tin trở nên khó khăn, cản trở việc thấu hiểu lẫn nhau và giải quyết vấn đề.

Thứ hai, không biết lắng nghe khiến cho ta bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi và phát triển. Trong cuộc sống, mỗi người đều có những kiến thức và kinh nghiệm riêng. Khi ta biết lắng nghe, ta có thể tiếp thu những điều mới mẻ, mở rộng tầm nhìn và học hỏi từ những người khác. Ngược lại, nếu ta không biết lắng nghe, ta sẽ đánh mất cơ hội trau dồi bản thân và trở nên hạn chế trong suy nghĩ.

Thứ ba, không biết lắng nghe dẫn đến những mâu thuẫn và rạn nứt trong các mối quan hệ. Khi ta không lắng nghe ý kiến của người khác, họ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ, thiếu sự quan tâm và thấu hiểu. Điều này dần dần dẫn đến những mâu thuẫn, hiểu lầm và rạn nứt trong các mối quan hệ, سواء كانت tình bạn, tình yêu hay tình cảm gia đình.

Vì vậy, rèn luyện kỹ năng lắng nghe là vô cùng quan trọng. Khi ta biết lắng nghe, ta sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, tạo dựng được sự tin tưởng và xây dựng những mối quan hệ bền chặt. Đồng thời, ta cũng có thể học hỏi được nhiều điều mới mẻ và phát triển bản thân tốt hơn.

Hãy ghi nhớ rằng, lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe bằng tai mà còn phải lắng nghe bằng trái tim và bộ não. Hãy dành thời gian để lắng nghe người khác một cách cẩn thận, tập trung và thấu hiểu. Chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều điều ý nghĩa và tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp.

_Học tốt_^^

17 tháng 9 2024

Tình huống đối lập xoay quanh nhân vật thành 

18 tháng 7 2024

Bài thơ Bếp lửa là một bài thơ xuất sắc về tình cảm bà cháu. Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.

Phép lặp: bà

18 tháng 7 2024

@Nguyễn Quốc Bảo ghi tk vào đi ạ 

15 tháng 7 2024

+, a: Mở rộng trạng ngữ (tinh sương trong lành)

+, b: Mở rộng trạng ngữ (nhấp nhô sóng lúa vàng)

+, c: Mở rộng chủ ngữ (đen, kia)

15 tháng 7 2024

tk:

Bầu trời đầy sao, trong veo không gợn chút mây. Ở xa xa, dãy núi nhấp nhô như một dải băng tiếp giáp với đường chân trời (Câu so sánh). Gió từ cánh đồng cùng thổi vào làng mát rượi. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Cảnh vật như được rót vào, chan chứa ánh trăng, lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kỳ.  Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao. Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng bạn bè nhảy múa thật vui. Đêm trăng hôm nay thật đẹp!

16 tháng 7 2024

Biện pháp tu từ:

+ Nhân hoá "điệu", "mặc": 

Tác dụng: Thể hiện nổi bật hình ảnh sinh động, thổi hồn vào dòng sông điệu đà đồng thời gợi rõ cái nhìn của nhà thơ với "dòng sông" từ đó bộc lộ cảm xúc "làm sao" tăng giá trị gợi hình gợi cảm cho câu thơ. Qua đó dễ dàng đặc tả chi tiết tính chất thướt tha, dịu dàng, nắng lên càng tô điểm thêm cái đẹp cho hình ảnh sông, hấp dẫn người đọc, tăng giá trị diễn đạt cho câu thơ.

+ So sánh "Áo xanh sông mặc như là mới may":

Tác dụng: Gợi hình ảnh ánh xanh lấp lánh mượt mà, đẹp đẽ của sông một cách tinh tế khi so sánh như chiếc áo mới. Qua đó tăng giá trị biểu đạt gợi hình sinh động đặc sắc cho câu thơ, tăng sức gợi cảm hấp dẫn người đọc.