K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:      Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.       a, Đoạn văn trích từ tác phẩm...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

      Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

       a, Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?

       b, Phương thức biểu đạt chính?

       c,Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng?

       d, Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn. Cấu tạo của chúng có gì đặc biệt?

       e, Câu đầu đoạn văn có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng?

       f, Câu cuối đoạn văn sử dụng hình ảnh nào thể hiện củ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy?

       g, Trong câu cuối đoạn văn trên có một loạt động từ có sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các động từ ấy và phân tích giá trị của từng trường hợp?

       h, Qua văn bản trên, em hãy viết bài văn thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước của mỗ người dân.

0

1. Ý nghĩa hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt. 

2. Ý nghĩa hoa hồng trắng với vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng. 

3. Hoa hồng vàng - biểu tượng của tình bạn chân thành. 

4. Ý nghĩa hoa hồng xanh là sản phẩm của sự lai hóa.

Ý nghĩa khác của hoa này là những điều không thể thành hiện thực hoặc không thể đạt được. Ngoài ra ,loài hoa này còn được dùng như một biểu tượng của sự thận trọng, đắn đo mà khi ai đó được tặng hoa hồng xanh sẽ phải đưa ra nhiều suy đoán phức tạp và khó có thể giải thích được. 

5.  Hoa hồng tím thể hiện sự đam mê, chung thủy. 

Bên cạnh đó, hoa hồng tím còn là biểu tượng của sự thủy chung, vĩnh cửu.

6. Ý nghĩa hoa hồng tỉ muội thể hiện sự gắn bó, thân thiết .

7. Hoa huệ được coi là biểu tượng của :

  • Hoàng gia và vương giả
  • Thiên chức làm mẹ và khả năng sinh sản
  • Sự tinh khiết và vẻ đẹp tuổi trẻ
  • Lòng đam mê
  • Đổi mới và tái sinh

8. Ý nghĩa của hoa mộc lan tượng trưng cho phái yếu trong cuộc sống.

Ngoài ra ,mộc lan trắng còn tượng trưng cho sự tinh khiết và phẩm giá.

9. Hoa mẫu đơn được coi đại diện cho các giá trị và ý nghĩa như là :

  • Tôn vinh, đặc biệt là những người mang về niềm tự hào cho gia đình bởi thành công của mình
  • Sự giàu có và phú quí
  • Sự lãng mạn và tình yêu, cụ thể là tình yêu giữa hai người xa lạ
  • Sắc đẹp
  • Thẹn thùng và xấu hổ

10. Hoa tulip là biểu tượng của :

  • Sự hoàn hảo, tình yêu lâu dài giữa hai người hoặc các thành viên gia đình
  • Tình yêu say đắm, cho dù niềm đam mê bị từ chối hoặc trả lại
  • Tính hoàng tộc và vương giả
  • Tình yêu bị quên lãng
  • Kỉ niệm 11 năm ngày cưới
  • Sự phong phú, thịnh vượng, và niềm đam mê
  • Từ thiện và hỗ trợ cho những người kém may mắn

11. Hoa thúy cúc có một vài ý nghĩa sau:

  • Sự nhẫn nại
  • Tình yêu các loại
  • Sự tao nhã
  • Sự dễ thương
  • Sự hồi tưởng ( hoặc sư mong ước rằng giá như mọi chuyện đã xảy ra theo một hướng khác)

12. Những ý nghĩa mà hoa sơn trà đại diện là:

  • Khát vọng và đam mê
  • Sự sàng lọc
  • Sự hoàn thiện và xuất sắc
  • Lòng trung thành và Tuổi thọ

Tui lười rồi nên viết ngắn thôi nha =)

13. Hoa Cẩm Chướng Hồng - Tượng trưng cho ngày của mẹ.

14. Hoa Cẩm Chướng Tím - Tính thất thường.

15. Hoa Cẩm Chướng Vàng - Tỏ ý khinh bỉ , coi thường, sự hắt hủi, cự tuyệt.

16. Hoa Cẩm Chướng có sọc - Tỏ ý từ chối, không tiếp nhận.

17. Hoa Cẩm Chướng Đỏ - Biểu hiện sự tôn kính, tỏ ý đau buồn, đau khổ.

18. Hoa Cẩm Chướng râu - Lòng can đảm - Sự tài trí

19. Hoa Cẩm Chướng sẫm - Lòng tự trọng, danh dự

20. Hoa Cẩm Nhung - Tôi mến bạn lắm!

21. Hoa Cỏ Chân ngỗng - Bị bỏ rơi

22. Hoa Cúc - Sự cao thượng.

23. Hoa Cúc Trắng - Lòng cao thượng - sự chân thực, ngây thơ, trong trắng

24. Hoa Cúc Tây - Chín chắn - tình yêu muôn màu

25. Hoa Cúc Đại Đóa - Lạc quan và niềm vui, sự vui mừng

26. Hoa Cúc Tím (Thạch Thảo) - Sự lưu luyến khi chia tay

27. Hoa Cúc Vàng - Lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan vui vẻ, tỏ sự chân thực, trong trắng

28. Hoa Cúc Vạn Thọ - Sự đau buồn, nổi thất vọng, ghen ghét.

29. Hoa Cúc Zinnia - Nhớ đến bạn bè xa vắng

30. Hoa Thủy Cúc - Sự lo xa, nhớ lại.

31. Hoa Cúc Ba Tư - Sự trong trắng.

32. Hoa Cúc Mũi Hài - Tỏ ý bảo vệ.

33. Hoa Cúc Đồng Tiền - Tỏ ý chúc sống lâu.

34. Hoa Dạ Lan Hương - Sự vui chơi

35. Hoa Ðinh tử màu lửa - Càng ngày anh càng yêu em.

36. Hoa Ðinh tử màu đỏ sẫm - Lòng anh không bao giờ thay đổi.

37. Hoa Đồng Thảo - Tính khiêm nhường

38. Hoa Đồng Tiền - Niềm tin tưởng, sự sôi nổi

39. Hoa Făng - Giúp ta hàn gắn những vết thương lòng.

40. Hoa Lưu Ly (Forget Me Not) - Xin đừng quên em

16 tháng 2 2021

Ông cha ta từ xưa đã lưu truyền câu tục ngữ '' Đi một ngày đàng học một sàng khôn để nói đến trí thức nhân loại là vô tận , luôn có sự đổi mới con người phải luôn có ý thức tiếp thu học hỏi để nâng cao sự hiểu biết cho bản thân

16 tháng 2 2021

Câu tục ngữ thật đặc sắc “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” dường như đã là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Ta như cần phải biết được kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Có lẽ chính bởi vậy không ngừng tìm kiếm, mỗi chúng ta cũng không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm những điều gì. Mỗi ngày chúng ta đi “một ngày đàng” đi ra thế giới rộng lớn hơn để có thể học được những bài học hay hơn có giá trị hơn. Trên những con đường ta đi đó lại bắt gặp những điều hay, điều hay và lạ, chính những điều hay và lạ này đã giúp cho chính chúng ta như thấy được thêm kiến thức để làm hành trang bước vào cuộc sống vốn dĩ đã rất khó khăn.

15 tháng 2 2021

Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay như Bác Hồ ta đã từng nói “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, đây là phương pháp đánh giặc có hiệu quả của dân tộc ta.

Đoàn kết đó là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay góp sức để làm những việc
lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã chiêm nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, do Người đã đi hầu hết các nước trên thế giới nên Người hiểu được tại sao nhân dân ta cần đoàn kết để chống giặc ngoại xâm.

Việt Nam là một nước có truyền thống đoàn kết từ lâu đời, truyền thống đó đã ăn sâu vào dòng máu của con người Việt Nam, đoàn kết sẽ tạo cho con người những sức mạnh, nhưng động lực để con người vượt lên trên những khó khăn, những đe dọa để vươn lên trong cuộc sống. Nhiều hành động và những tấm gương sáng, chính là liều thuốc quý cho con người Việt Nam học tập và noi theo, truyền thống của dân tộc Việt Nam của chúng tà là đùm bọc tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Lá lành đùm lá rách, Một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta đó là đoàn kết từ đường làng ngõ xóm, đoàn kết trong cộng đồng xã hội, đến những phạm vi lớn hơn là đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự đoàn kết trong nhân dân, người dân Việt Nam cần đoàn kết đấu tranh để tạo lên sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Một dân tộc to lớn là một dân tộc biết đoàn kết toàn dân, nhân dân đồng lòng.

Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam đó là đã biết đoàn kết trong cộng đồng, dân ta tuy yếu về lực lượng nhưng có sự cấu kết chặt chẽ trong đoàn kết nội bộ, có sự đoàn kết đã làm tăng sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam lên đến hàng ngàn lần, truyền thống đó đi sâu vào từng gia đình, từng xã hội, từng cá nhân, người dân ý thức được sự quan trọng đó, từ đó đã tạo nên bao nhiêu thành quả bởi những cuộc chiến công ác liệt của cả dân tộc.

So sánh tương quan lực lượng dân tộc ta luôn yếu về lực lượng nhưng so sánh về chiến lược thì quân đội ta rất vững mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ sáng suốt của dân tộc Việt Nam, đã biết dựa vào dân để đấu tranh với kẻ thù xâm lược, một vị lãnh tụ giỏi là vị lãnh tụ biết dựa vào dân, coi dân làm gốc, đoàn kết những cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể đã tạo nên một sức mạnh cực kì to lớn của cả dân tộc ta. Đi đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những nghĩa cử cao đẹp của sự đoàn kết, của các cộng đồng dân tộc. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết / Thành công thành công đại thành công đã là kim chỉ nam cho mọi người học tập và noi theo, 1 sức mạnh của cả dân tộc sẽ chiến thắng được những kẻ thù đầu xỏ.

Tự hào về dân tộc Việt Nam, chúng ta đã gặp rất nhiều những vị lãnh tụ thiên tài như bác Võ Nguyên Giáp hay Chủ tịch Hồ Chí Minh - những người đã biết dựa vào dân, những người đã nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc.

Lời dạy của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội. Trong xã hội xưa và nay, đều là những bài học xương máu, những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế, qua đó đã tạo ra cho mọi người niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng, về khối đại đoàn kết toàn dân.

15 tháng 2 2021
Tư tưởng đoàn kết đến với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh khá sớm. Ngay từ những năm 1920, khi còn đang bôn ba hoạt động tìm đường cứu nước ở nước ngoài, trong nhiều bài báo, bài nói chuyện, Người đã kêu gọi tinh thần đoàn kết giữa người lao động ở các nước chính quốc với quần chúng nhân dân ở các nước thuộc địa. Lời kêu gọi đã dần dần thức tỉnh những người cộng sản, những người dân chủ ở các nước quan tâm nhiều hơn đến phong trào giải phóng dân tộc ở những nước đang bị chế độ thực dân xâm chiếm.
        Kể từ khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh càng có điều kiện hiểu sâu hơn giá trị của tinh thần đoàn kết. Những ai nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước, đều không xa lạ với câu chuyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 trứng. Từ “bọc trứng” đó sản sinh ra hàng triệu, hàng chục triệu người Việt Nam sau này. Từ đó, trong ngôn ngữ Việt Nam, từ xa xưa đã xuất hiện hai tiếng “đồng bào”. Đồng bào có nghĩa là cùng chung một bọc trứng (đồng = cùng, bào = bọc). Hai tiếng “đồng bào” từ xa xưa vốn đã mang ý nghĩa một thông điệp cực kỳ quan trọng: những người Việt Nam chúng ta, dù sinh sống ở đâu, ở trong hay ngoài nước, ở vùng đồng bằng hay rừng núi, hải đảo đều có chung một cội nguồn, một sự gắn bó máu thịt với nhau. Tất cả chúng ta đều có chung một bà mẹ. Tất cả chúng ta đều là những phần tử từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Có lẽ Hồ Chí Minh là người hiểu sâu sắc nhất ý nghĩa to lớn của tinh thần đoàn kết và phổ biến sâu rộng chân lý đó trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.
        Ngay khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta, cùng với rất nhiều hoạt động thực tiễn nhằm tuyên truyền tổ chức lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã dành thời gian để viết cuốn “Lịch sử nước ta” bằng thơ. Chắc chắn đây không phải là công việc dễ dàng, vì đòi hỏi ở tác giả một vốn kiến thức phong phú và hệ thống về lịch sử dân tộc. Một tập thơ ngắn, chưa đầy 250 dòng, nhưng đã thâu tóm được toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến các phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX. Đây là một hành động vô cùng cần thiết để tổ chức và huấn luyện, giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng lúc bấy giờ. Tư tưởng chủ đạo của tập “diễn ca” “Lịch sử nước ta” là cùng với chủ nghĩa yêu nước, dân tộc ta đã sớm phát huy tinh thần đoàn kết (đoàn kết trong các triều đại phong kiến, đoàn kết toàn dân, và quan trọng nhất là sự đoàn kết chung sức chung lòng giữa những người lãnh đạo đất nước với toàn thể nhân dân). Đồng thời cho thấy, thời kỳ nào mà triều đình phong kiến quay lưng lại với nhân dân, thì tất yếu khối đoàn kết dân tộc bị lỏng lẻo và thời kỳ đó đất nước, nhân dân - đồng bào thường bị lâm vào cảnh bị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh viết:
        “Kể gần sáu trăm năm giời
        Ta không đoàn kết bị người tính thôn”.
        Có thể dẫn thêm một số ví dụ từ “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ về sự thắng - bại liên quan đến tinh thần đoàn kết, như: Thời Mai Hắc Đế, dù rất thương dân bị lầm than đau khổ, Mai Hắc Đế đã lãnh đạo cuộc chiến tranh chống xâm lược Tàu, nhưng:
        “Vì dân đoàn kết chưa sâu
        Cho nên thất bại trước sau mấy lần”.
        Trái lại, đến đầu thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, nhân dân ta đã “cùng nhau một lòng” giành được những chiến công rực rỡ:
        “Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
        Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu
        Ông đà chí cả mưu cao
        Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
        Cho nên Tàu dẫu tàn hung
        Dân ta vẫn giữ non sông một nhà…”.
        Nói là tổng kết lịch sử, nhưng thực chất là rút ra những bài học lớn mà cha ông để lại. Trong hoàn cảnh những năm đầu của cách mạng, bài học lớn nhất của lịch sử, theo Bác Hồ là bài học về tính cộng đồng, về tinh thần đoàn kết. Chính vì vậy, kết thúc tập thơ “Lịch sử nước ta”, Người viết:
        “Hỡi ai con cháu Rồng Tiên
        Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau.
        … Dân ta xin nhớ chữ đồng
        Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.
        Khám phá ra những bài học lịch sử của quá khứ là để hiểu những thông điệp, những lời truyền dạy của tổ tiên. Tinh thần đó được thể hiện rất rõ trong dịp Trung ương và quân đội ta trở về tiếp quản Thủ đô (1954). Khi Bác Hồ cùng Đại đoàn Quân Tiên phong dừng chân tại Đền Hùng (Phú Thọ), tại đây Người nói một câu bất hủ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Có thể coi đó là lời thề thiêng liêng của Bác, của cả dân tộc trước anh linh tổ tiên. “Công dựng nước” mà Bác nói ở đây không chỉ có ý nghĩa tạo lập nên giang sơn đất nước, mà còn có ý nghĩa tạo ra sức sống và hồn cốt của dân tộc. Vì vậy, “giữ lấy nước” mà Người nói cũng có nghĩa phải giữ lấy từng tấc đất của Tổ quốc, đồng thời, phải giữ cho được những đạo lý làm người Việt Nam mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.
        Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta lại phải đương đầu với các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống xâm lược của đế quốc Mỹ. Đó là các cuộc chiến tranh hoàn toàn không cân sức. Về phương diện kinh tế, vũ khí, đất nước ta thua xa đối phương. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc trong những ngày đầu kháng chiến, trong các bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết. Chính câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” đã được Người nói ra trong thời kỳ gian lao nhất của cách mạng, của dân tộc. Bằng cảm nhận thực tế một cách sâu sắc, Người đã phát hiện ra một số biểu hiện đáng lo ngại trong nhân dân, trong cán bộ và cả trong quân đội. Tuy chưa thật phổ biến, nhưng rõ ràng những hiện tượng “dao động”, “phân tâm”, “mơ hồ” đó sẽ làm suy yếu tinh thần cách mạng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và quân đội. Vì vậy để diễn đạt đầy đủ tư tưởng của mình, Người nhấn đi nhấn lại 3 lần chữ “đoàn kết” và cũng nhấn 3 lần chữ “thành công”. Có đoàn kết thì sẽ thành công và muốn thành công thì trước hết phải đoàn kết. Lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó. Ngoài yêu cầu phải đoàn kết toàn dân, Hồ Chí Minh còn luôn nhấn mạnh đến đoàn kết giữa nhân dân và quân đội; đoàn kết giữa nhân dân với cán bộ, đảng viên; đoàn kết trong nội bộ các cơ quan, các tổ chức Đảng và Nhà nước.
        Ngoài ra, ở thời đại Hồ Chí Minh, mối liên hệ giữa các quốc gia dân tộc không ngừng mở rộng. Sự liên kết quốc tế giữa các quốc gia đã hình thành. Chính xuất phát từ đó, chữ “đại đoàn kết” mà Bác Hồ dùng ở đây còn có ý nghĩa mới: đoàn kết giữa dân tộc ta, cuộc kháng chiến của chúng ta với lương tri ở mọi quốc gia trên thế giới. Tư tưởng đoàn kết của Bác đã nhanh chóng trở thành động lực của các cuộc kháng chiến và cũng là động lực trong xây dựng đời sống mới, trong các quan hệ xã hội mới trên đất nước ta.
        Tư tưởng đoàn kết của Người cũng đã tạo nên một luồng sinh khí mới trong đời sống văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Hàng loạt các tác phẩm thuộc các loại hình thơ, ca, văn xuôi, kịch, báo chí… của những văn nghệ sĩ tiêu biểu đã góp phần thắp sáng tư tưởng lớn của Bác. Hình ảnh cán bộ với nhân dân, quân đội với nhân dân được thể hiện một cách hấp dẫn như “cá với nước”. Một trong những thành công về phương diện này phải kể đến các tác phẩm như bài thơ “Bộ đội về làng” của Hoàng Trung Thông, bài hát“Tấm áo mẹ vá năm xưa” của Nguyễn Văn Tý... Những bài thơ, bài ca của thời kỳ lịch sử đó, cho đến nay vẫn in đậm trong trái tim, khối óc của hàng triệu triệu người Việt Nam. Những thiên phóng sự về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các nhà văn, nhà báo, học giả đến từ nước ngoài, đã minh chứng cho sự thắng lợi - thành công gắn liền với tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ.
        Ngày nay cùng với sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, bên cạnh nhiều thuận lợi giúp đất nước phát triển nhanh chóng, dân tộc ta cũng phải đương đầu với không ít thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Trong lịch sử cách mạng nước ta, có lẽ chưa có lúc nào chủ nghĩa cá nhân, đầu óc trục lợi lại xuất hiện khá phổ biến như hiện nay. Đáng chú ý, nhiều tính toán ích kỷ, xấu xa, sẵn sàng “bán rẻ linh hồn cho quỷ sứ” đã và đang xuất hiện trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có những cán bộ ở cấp cao, cấp chiến lược.
        Khi một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống, thì sự suy thoái đó sẽ như những “vi rút độc” tìm cách thâm nhập, lan rộng vào những người thiếu “sức đề kháng”, bao gồm cả cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Nếu “vi rút” này không được ngăn chặn hữu hiệu, thì nguy cơ đầu tiên - nguy cơ của mọi nguy cơ - mà chúng ta phải nhận chính là sự suy giảm niềm tin - mất đoàn kết - thiếu thống nhất trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng.

 
*Hồ Chí Minh từng nhiều lần phê phán thái độ “làm quan cách mạng” của một số cán bộ Đảng và Nhà nước, phê phán tư tưởng bè phái trong một số thôn xã, phê phán việc phân biệt các sắc tộc - chủng tộc, phê phán hiện tượng một số cán bộ quân đội còn làm phiền hà nhân dân… Đó là những nguyên nhân làm ảnh hưởng, suy thoái tinh thần đoàn kết của nhân dân.

        Ngay từ 1969, khi hoàn thành bản Di chúc lịch sử, Bác Hồ đã yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên “phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Câu nói đó của Người chắc chắn có nguồn gốc từ một thực tế lúc bấy giờ, tuy rằng thực tế đó chưa trở thành một hiện tượng xã hội lớn. Nhưng, như trên đã nói, sự xuất hiện kinh tế thị trường và hậu quả từ mặt trái của nó, sẽ là “cái bẫy” của “xã hội tiêu dùng vật chất” khiến không ít người lao vào tiền bạc, tiện nghi, thậm chí trác táng trong lối sống. Đối với họ, các khái niệm “hy sinh”,  “lý tưởng”, “đầy tớ của dân” đã trở nên xa lạ. Trước tình hình đó, từ sau Đổi mới, Đảng ta đã có rất nhiều nghị quyết nhằm xây dựng chỉnh đốn Đảng. Đích thân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng… Các nghị quyết gần đây của Đảng đã khẳng định chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không đội trời chung với đạo đức cách mạng. Đảng yêu cầu các tổ chức đảng, các cơ quan pháp luật phải nghiêm trị những cán bộ, đảng viên suy thoái, tự diễn biến… bất cứ họ là ai, ở cương vị nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Tinh thần và nội dung của các nghị quyết gần đây của Đảng trong công cuộc chống tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang từng bước góp phần làm trong sạch Đảng, nâng cao đạo đức của người cán bộ. Từ đó, Đảng sẽ từng bước thực hiện bằng được lời dạy của Bác: phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.        Khi sự đoàn kết thực sự trong Đảng được củng cố thì trí tuệ của Đảng, trái tim của Đảng sẽ trở nên trong sáng. Sự trong sáng đó sẽ tỏa ánh sáng trong đời sống quần chúng nhân dân. Chỉ khi đó đất nước chúng ta mới có đủ các điều kiện phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong muốn. Và cũng chỉ khi đó mỗi người Việt Nam mới có đủ điều kiện, toàn tâm toàn ý thực hiện lời kêu gọi của Người:
        “Hỡi ai con cháu Rồng Tiên
        Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau”./.
Câu 1. Cho câu tục ngữ:“Một mặt người bằng mười mặt của.”a) Nhận xét về hình thức nghệ thuật của câu tục ngữ.b) Cho biết nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.Câu 2. Cho câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên.”a) Giải thích nghĩa và khái quát giá trị của câu tục ngữ trên.b) Tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao có cùng ý nghĩa với câu đã cho. Câu 3. (3,0 điểm)“Dân ta có một...
Đọc tiếp

Câu 1. Cho câu tục ngữ:

“Một mặt người bằng mười mặt của.”

a) Nhận xét về hình thức nghệ thuật của câu tục ngữ.

b) Cho biết nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

Câu 2. Cho câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên.”

a) Giải thích nghĩa và khái quát giá trị của câu tục ngữ trên.

b) Tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao có cùng ý nghĩa với câu đã cho.

 

Câu 3. (3,0 điểm)

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

a) Tìm trạng ngữ có trong đoạn văn trên. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung  ý nghĩa gì cho câu?

b) Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào? Phân tích ngắn gọn tác dụng của những phép tu từ đó.

0
10 tháng 2 2021

Đáp án là years.

16 tháng 2 2021

maturity

9 tháng 2 2021

Là điểm mà giáo viên k cho bạn đúng .

9 tháng 2 2021

Gp????