K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 6 2020

MB: -Dẫn dắt , giới thiệu vấn đề.

TB:

*Giải thích :

-''khiêm tốn'' là :có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, kiêu ngạo, không tự cho mình là hơn người khác.

*Ý nghĩa

-''Khiêm tốn '' là truyền thống  quý báu của dân tộc mà chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy.

-''khiêm tốn'' giúp con người ta nhanh chóng kết bạn , hòa hợp  với mọi người.

-''Khiêm tốn'' giúp ta lấy được thiện cảm với người khác.

-''Khiêm tốn'' giúp chúng ta  không được phép tự thỏa mãn về bản thân mà nó giúp chúng ta cố gắng hơn , hơn nữa để đạt được thành công trong cuộc sống .

=> Khiêm tốn là đức tính quan trọng trong cuộc sống , khi chúng ta đạt được thành công , lòng khiêm tốn sẽ không khiến chúng ta tự mãn , kiêu ngạo mà nó còn thúc đẩy ta  vươn tới thành công lớn hơn , lớn hơn nữa.

*Mở rộng , bàn luận, Phản đề:

-Bất kể khi ta làm nghề gì , cũng đều phải lấy khiêm tốn làm trọng , bởi chỉ có lòng khiêm tốn mới có thể giúp ta vượt lên  trên bản thân , không ngừng học hỏi , tiến  bộ.

- Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước.

-Nếu không có lòng khiêm tốn , chúng ta sẽ đắm chìm trong những thành công và không bao giờ có thể tiếp tục cố gắng  được nữa, vì khi đó , chỉ cần một thành công nhỏ  cũng đã khiến con người ta thỏa mãn , không có ý chí để đạt những mục  tiêu lớn hơn.

*Liên hệ bản thân :

-Kiến thức là mênh mông rộng lớn , bởi vậy , chúng ta  không  bao giờ được phép  kiêu ngạo , tự mãn về bản thân mình bởi tất cả những gì chúng ta biết đều chỉ là một hạt cát giữa sa mạc tri thức rộng lớn , hay như một giọt nước giữa đại dương tri thức mênh mông..

-Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được nhiều thành công trên đường đời.

KB : nêu khái quát lại suy nghĩ của em về tính khiêm tốn trong cuộc sống

24 tháng 6 2020

a) PTBĐ : biểu cảm

b) Nội dung: Đoạn thơ là cảnh dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá , đồng thời , đoạn thơ còn miêu tả về con người và cánh buồm một cách vô cùng sinh động.

c)- BPTT : so sánh . So sánh chiếc thuyền nhẹ với con tuấn mã.

   -TD : + "Hăng" nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn 

            + ''Tuấn mã'' là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và chạy rất nhanh.

=>Thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi : rất nhanh nhẹn , khỏe khoắn. Đồng thời là sự hồ hởi,hăng say ,  tư thế tráng sĩ của các  trai làng biển

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

còn lại bn tự tìm nhá

11 tháng 6 2020

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh làng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.
Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điếm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người. Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khỉ con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia. Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đẩy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày. Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải "hạt bắp vàng mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không”. Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó. Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu
sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đối với quê hương. Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim
ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.

Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.

# Mong bạn tham khảo

7 tháng 6 2020

Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 2).              cái này là đc chép lại chứ ko viết nha!!

 Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

Trả lời:

Bài hịch bố cục thành 4 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt.”): tác giả nêu ra các gương “trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước” đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.

- Đoạn 2 (từ “Huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng.”): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Đoạn 3 (từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không ?“): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ (từ “Các ngươi” đến “muốn vui vẻ phỏng có được không ?“) và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai (từ “Nay ta bảo thật” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không ?“).

- Đoạn 4 (từ “Nay ta chọn binh pháp” đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

 Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?

Trả lời:

Tác giả lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc:

Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !

- Bộ mặt của quân giặc được phơi bày bằng những sự việc trong thực tế : đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc, vét của kho có hạn…

- Để lột tả sự ngang ngược và tội ác tham tàn của giặc, đồng thời bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ cực độ, tác giả đã dùng lối nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ:

+ Hình ảnh chỉ quân giặc: lưỡi cú diềuthân dê chóhổ đói,…

+ Các hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ thái độ căm thù, khinh bỉ: uốn lưỡi cú diều – sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ.

- Tố cáo tội ác của giặc, tác giả đã khơi gợi lòng tự trọng dân tộc, khắc sâu lòng căm thù ngoại xâm ở tướng sĩ.

Câu 3 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

 Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.

Trả lời:

Sau khi tố cáo tội ác của giặc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình, có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

- Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

- Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

- Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc.

Câu 4 => 5

Câu 4 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

 Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?

Trả lời:

- Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

- Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Câu 5 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ như thế nào?

Trả lời:

Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ):

- Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (…) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.” , “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên…

- Khi nghiêm khắc quở trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, như là sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm”… Thực ra, gia thần của ông như Dã Tượng, Yết Kiêu, các môn khách như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực… đều là những người trung nghĩa. Trung nghĩa là nét nổi bật của tinh thần Đông A (tức nhà Trần). Cho nên, số người cầu an, hưởng lạc tuy vẫn có, nhưng có phần chắc là Trần Quốc Tuấn dùng phép khích tướng, kích họ bằng sỉ nhục, đẩy họ vào thế phải chứng tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tức, biết căm mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng đánh dẹp quân thù.“(Trần Đình Sử)

- Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù.

Câu 6 => 7

Câu 6 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

 Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.

Trả lời:

Một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục cho bài hịch tướng sĩ.

- Thủ pháp so sánh – tương phản: đoạn 2,3

- Thủ pháp trùng điệp – tăng tiến; được sử dụng kết hợp với thủ pháp so sánh – tương phản, các điệp từ, điệp ngữ, điệp ý được sử dụng triệt để nhằm tạo ra âm hưởng cho bài hịch, đồng thời gợi, khắc sâu vào tâm trí người đọc (đoạn 3).

Câu 7* (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

 Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.

Trả lời:

Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đặc sắc, với phong cách văn biền ngẫu có sức lay động lòng người.

Với kết cấu chặt chẽ, bài hịch cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ với tình cảm, giữa lập luận với hình ảnh, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

Có thể thấy được cách triển khai lập luận của bài hịch qua lược đồ kết cấu sau:

Xem thêm:

  • Soạn bài Hịch tướng sĩ siêu ngắn
  • Soạn bài Hịch tướng sĩ - Ngắn gọn nhất
  • Văn mẫu: Hịch tướng sĩ (Hay nhất)

Luyện tập

 Câu 1. Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch.

Trả lời:

Đọc bài hịch, ta có cảm tưởng như mỗi chữ, mỗi câu văn đều là những lời gan ruột của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Sau những câu văn hùng hồn, thấm đượm là hình ảnh người anh hùng yêu nước xót đau đến quặn lòng vì nước non bị quân thù giày xéo, là ngọn lửa căm thù hừng hực cháy trong tim, là sự nóng lòng rửa nhục đến quên ăn mất ngủ. Khi bày tỏ những đớn đau dằn vặt tự đáy lòng mình, chính Trần Quốc Tuấn đã nêu ra một tấm gương bất khuất về lòng yêu nước để cho tướng sĩ noi theo. Và như thế cũng có nghĩa là nó có sức động viên rất lớn đối với tinh thần tướng sĩ.

Tham khảo đoạn văn:

“…Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ là nỗi lo cho dân cho nước; là tầm nhìn chiến lược để có một kế sách vẹn toàn cho cuộc khởi binh. Tình cảm thiết tha với dân với nước ấy được vị tướng quân viết lên bằng cả nỗi lòng mình; viết lên từ những trăn trở lo âu băng qua những “bữa quên ăn”, những “đêm vỗ gối”, những lần “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Tình yêu của tác giả hiện hữu mạnh mẽ theo đúng kiểu lính nhà binh “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Làm xong điều ấy thì “dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

Yêu nước với Trần Quốc Tuấn trong thời điểm ấy nghĩa là phải biết lo cho dân cho nước, phải biết xả thân, biết đoàn kết một lòng. Tất cả những điều đó nảy sinh từ một động lực, một mục đích lớn lao: yêu nước, tiêu diệt giặc thù…

(Ngô Tuần)

Câu 2*. Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.

Trả lời:

 Tham khảo đoạn văn sau.

“…Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đặc biệt sắc sảo trong lời văn và hiệu quả ở giọng điệu. Tác giả mở đầu tác phẩm không hề rào đón mà trực tiếp nêu cao khí tiết của những người anh hùng trong lịch sử. Đặt vấn đề theo cách này, Hưng Đạo Vương đã ngay lập tức khơi đúng vào cái mạch truyền thống của “con nhà võ tướng” – đó là cái thể hiện và sự xả thân. Lời lẽ hùng hồn khiến binh lính đều phải tự nhìn lại chính mình, xem mình đã làm được gì cho dân, cho nước. Trong trình bày luận điểm, chúng ta dễ dàng nhận thấy, Trần Quốc Tuấn luôn gắn liền quyền lợi và nghĩa vụ của mình với dân với nước, đặt ngang hàng quyền lợi của mình với muôn ngàn tướng sĩ. Binh lính vì thế mà vừa tin tưởng, vừa nể phục vị đại tướng quân. Và như vậy cũng có nghĩa là tướng sĩ trên dưới một lòng.  

Sự khéo léo của Trần Quốc Tuấn trong lập luận còn nằm ở chỗ, tác giả xen kết hài hoà giữa phê phán và khích lệ, kiểm điểm với động viên. Điều cốt yếu nhất mà Đại vương đã làm được đó là khơi vào nỗi nhục của bản thân và quốc thể từ đó mà thắp lên sự căm hờn trong mỗi người: “Chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên”. Câu văn khơi gợi vô cùng bởi chẳng ai là không căm uất, không muốn đứng lên tiêu diệt những kẻ dã tâm giày xéo, chà đạp dã man lên quê hương, đất nước, gia đình mình.

Lời hịch của Trần Quốc Tuấn cứ thế thắt mở lôi cuốn quân sĩ vào cuộc chiến. Cứ thế tạo cho họ một tâm thế, một khí thế sục sôi sẵn sàng tuân theo thượng lệnh mà ra trận.

Tuy nhiên sự thuyết phục của Hịch tướng sĩ còn ở giọng điệu hùng hồn, ở những hình ảnh và những câu văn giàu cảm xúc. Thử hỏi có ai không thấy nhục khi “ngó thấy sứ giả đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tế phụ…”. Câu văn rất giàu hình ảnh và cảm xúc. Lối ví von hình tượng dấy lên lòng tự ái, tự tôn dân tộc trong lòng mỗi con người.

Hoặc có lúc tự viết về mình, câu văn của Đại vương cũng rất giàu hình ảnh và đầy tâm sự “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…”.

Một câu văn mà xen chồng liên tiếp nhiều vị ngữ. Tất cả đều vừa giàu hình ảnh lại vừa tràn trề cảm xúc. Nó hừng hực sôi trào và căm giận xiết bao.

Hịch tướng sĩ còn rất nhiều câu văn giàu hình ảnh. Nó cộm lại rồi cuộn lên có lúc như dòng thác. Hơi văn như hơi thở mạnh hừng hực khí thế khiến người đọc liên tục bị cuốn theo và rồi bị thuyết phục không biết tự lúc nào…

(Ngô Tuần)
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-hich-tuong-si-c35a8583.html#ixzz6Oe0n7Civ

   cái này là đc chép lại chứ ko viết nha!!