K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2018

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:

                                      Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

                                      Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

                                      Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó. hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan tỏa toàn bài thơ.

Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng của tác giả về những ki niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cổ tích của nhừng bạn cùng lứa khác có bà tiên, có phép màu thì trong câu chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu không thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn cho khỏi đói:

                                     Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

                                     Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

                                     Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

                                     Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu

                                     Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Chính mủi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?

                             Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp

                             Tu hú kêu trên những cách đồng xa

                             Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

                             Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

                             Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Cháu cùng bà nhóm lửa, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy. Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lứa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm tri thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy! Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu câu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả. Tiếng tu hú lúc mơ hồ, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong cái không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương.

Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:

                                       Mẹ cùng cha bận công tác không về

                                       Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe (...)

Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ cùa con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng va quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Ngựời bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùag bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế... Thi sĩ bỗng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?” Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ bà, cháu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.

Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi...

                                      Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

                                      Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi

                                      Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

                                      Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

                                      Bố ở chiến khu bố còn việc bố

                                      Mày viết thư chớ kể này kể nọ

                                      Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng của bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã không còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bỏng của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn. Bà không muốn đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thế thấy rõ qua lời dặn của bà: “Mày có viết thư chở kể này kể nọ / Cứ báo nhà vẫn được bình yên!”. Lời dặn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng đế yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con quý cháu.

Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn lửa, một ngọn lửa:

                                         Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

                                         Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Hình ảnh ngọn lửa tỏa sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng con đường cho đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.

Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thơ muốn gởi tới bạn đọc, qua đó cùng là những bài học sâu sắc từ công việc nhóm lửa tưởng chừng đơn giản:

                                       Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm

Một lần nữa, hình ảnh bếp lửa ấp iu, nồng đượm đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi. Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống với nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui. Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui của bà hay là lời răn dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.

                                      Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu từ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh:

                                            Tiếng gà trưa

                                            Mang bao nhiêu hạnh phúc

                                            Đêm cháu về nằm mơ

                                            Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm đang trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biên xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ờ bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng !òng mình về bà:

                                           Giờ cháu đã đi xa.

                                           Có ngọn khói trăm tàu

                                           Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

                                           Nhưng vẫn chẵng lúc nào quên nhắc nhở

                                           Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm giữa hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá của nước Nga. Đứa cháu nhỏ của bà ngàv xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy... (Văn Giá). Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.



 

21 tháng 1 2018

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:

                                      Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

                                      Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

                                      Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó. hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan tỏa toàn bài thơ.

Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng của tác giả về những ki niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cổ tích của nhừng bạn cùng lứa khác có bà tiên, có phép màu thì trong câu chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu không thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn cho khỏi đói:

                                     Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

                                     Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

                                     Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

                                     Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu

                                     Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Chính mủi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?

                             Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp

                             Tu hú kêu trên những cách đồng xa

                             Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

                             Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

                             Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Cháu cùng bà nhóm lửa, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy. Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lứa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm tri thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy! Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu câu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả. Tiếng tu hú lúc mơ hồ, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong cái không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương.

Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:

                                       Mẹ cùng cha bận công tác không về

                                       Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe (...)

Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ cùa con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng va quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Ngựời bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùag bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế... Thi sĩ bỗng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?” Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ bà, cháu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.

Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi...

                                      Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

                                      Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi

                                      Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

                                      Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

                                      Bố ở chiến khu bố còn việc bố

                                      Mày viết thư chớ kể này kể nọ

                                      Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng của bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã không còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bỏng của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn. Bà không muốn đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thế thấy rõ qua lời dặn của bà: “Mày có viết thư chở kể này kể nọ / Cứ báo nhà vẫn được bình yên!”. Lời dặn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng đế yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con quý cháu.

Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn lửa, một ngọn lửa:

                                         Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

                                         Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Hình ảnh ngọn lửa tỏa sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng con đường cho đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.

Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thơ muốn gởi tới bạn đọc, qua đó cùng là những bài học sâu sắc từ công việc nhóm lửa tưởng chừng đơn giản:

                                       Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm

Một lần nữa, hình ảnh bếp lửa ấp iu, nồng đượm đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi. Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống với nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui. Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui của bà hay là lời răn dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.

                                      Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu từ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh:

                                            Tiếng gà trưa

                                            Mang bao nhiêu hạnh phúc

                                            Đêm cháu về nằm mơ

                                            Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm đang trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biên xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ờ bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng !òng mình về bà:

                                           Giờ cháu đã đi xa.

                                           Có ngọn khói trăm tàu

                                           Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

                                           Nhưng vẫn chẵng lúc nào quên nhắc nhở

                                           Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm giữa hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá của nước Nga. Đứa cháu nhỏ của bà ngàv xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy... (Văn Giá). Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/phan-h-bai-tho-bep-lua-cua-nha-tho-bang-viet-c36a413.html#ixzz54paVgR9v

21 tháng 1 2018

LTS: Tiếp theo phần 1, Đại tá Đặng Việt Thủy gửi đến độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam chi tiết diễn biến trận chiến "Điện Biên Phủ trên không" với sự chiến đấu kiên cường của quân dân Thủ đô.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Đêm ngày 18/12, đế quốc Mỹ huy động 90 lần chiếc máy bay chiến lược B52, 135 lần chiếc máy bay chiến thuật xuất phát từ đảo Guam và từ các căn cứ không quân ở Thái Lan lao về hướng Hà Nội.

Đội hình máy bay địch kéo dài hàng chục ki lô mét được màn nhiễu điện tử che phủ ngược sông Mê Kông lên Tây Bắc rồi theo các dải núi bay vào Hà Nội.

Đồng thời, hàng trăm lần chiếc máy bay chiến thuật cũng lao vào đánh phá Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc.

19 giờ 10 phút, các đài ra-đa cảnh giới từ xa của ta đã phát hiện chính xác và kịp thời báo cáo về sở chỉ huy trung tâm: B52 đang bay vào Hà Nội.

19 giờ 25 phút, không quân ta cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật Mỹ. Các đài ra-đa của các trận địa tên lửa cũng bắt đầu thu được tín hiệu của B52.

Toàn cảnh trận 'Điện Biên Phủ trên không' (2) - Ảnh 1

Đơn vị tên lửa X lập nhiều chiến công giòn giã, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, trong đó có ngày bắn rơi 3 chiếc. Ảnh: Văn Bảo/TTXVN.

Trên hệ thống loa truyền thanh, Sở chỉ huy phát đi thông báo, máy bay Mỹ đã vào Hà Nội và ra lệnh cho các lực lượng chiến đấu kiên quyết đánh trả, bảo vệ thủ đô.Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Thủ đô ra lệnh báo động toàn thành phố.

Lập tức còi báo động từ Nhà hát lớn, Quảng trường Ba Đình, ga Hàng Cỏ và nhiều nơi khác nổi lên khẩn cấp.

Từ 19 giờ 40 phút đến 20 giờ 18 phút, nhiều tốp máy bay B52 (mỗi tốp 3 chiếc) giội bom xuống các khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm và nhiều nơi khác.

Cuộc chiến đấu giữa lực lượng phòng không ta và máy bay địch diễn ra vô cùng ác liệt.

Những loạt đạn tên lửa, pháo cao xạ ở phía tây và bắc thành phố bắn liên tiếp làm sáng rực bầu trời trong đêm.

Tiểu đoàn 59 tên lửa do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy đã bắn rơi chiếc máy bay B52 đầu tiên.

Chiếc máy bay bị nổ tung rơi xuống cánh đồng giữa hai xã Phù Lỗ và Đồng Xuân thuộc tỉnh Vĩnh Phú.

Đây là chiếc B52 đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội, cũng là chiếc B52 đầu tiên bị bắn tan xác tại chỗ trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương.

Cùng lúc đó, một tiểu đoàn tên lửa khác của ta vừa phát hiện được địch, chưa kịp bắn đã bị tên lửa của chúng phóng xuống trận địa, làm một số cán bộ, chiến sĩ thương vong, khí tài bị hư hỏng.

Các trung đoàn cao xạ 260, 212 bảo vệ khu vực sân bay Nội Bài, Cầu Đuống, Gia Lâm... cũng bị máy bay B52 ném bom vào trận địa.

Mặc bom đạn dữ dội, ở hai xã Đồng Xuân và Phù Lỗ, nơi máy bay B52 rơi, cuộc đuổi bắt giặc lái Mỹ làm náo động cả một khu vực.

Các cán bộ xã đội Đoàn Tấu, Trịnh Soi, Nguyễn Văn Lâm dẫn quân cơ động cùng nhân dân lùng sục từng bụi tre, vườn chuối.

Bọn giặc lái, tên lơ lửng trên bụi tre gai, tên nằm úp mặt giữa hai luống cày, có tên chưa kịp tháo dù đã bị bắt trói.

Được tận mắt nhìn thấy máy bay B52 cháy và rơi tại chỗ, quân dân thủ đô có thêm sức mạnh, càng chiến đấu bền bỉ, kiên cường.

Toàn cảnh trận 'Điện Biên Phủ trên không' (2) - Ảnh 2

Xác chiếc máy bay B-52 của Mỹ bị quân và dân Thủ đô bắn rơi ngày 22/12/1972. Ảnh: TTXVN.

2 giờ sáng ngày 19/12 (cách đợt một 4 giờ) máy bay B52 vào ném bom Hà Nội lần thứ hai và đến 4 giờ 30 phút là đợt ném bom thứ ba.

Đợt này chúng rải thảm xuống khu vực Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì, xã Nhân Chính, nhà máy cao su Sao Vàng...

Các trận địa tên lửa và pháo cao xạ liên tục đánh trả địch. Tiểu đoàn 77 tên lửa từ khu vực Chèm phóng đạn, tiêu diệt 1 máy bay B52.

Xác chiếc máy bay này rơi xuống cánh đồng xã Tân Hưng, huyện Thanh Oai.

Tên giặc lái bị bắt nói y đã lái chiếc máy bay B52D này cất cánh từ căn cứ Utapao lúc 2 giờ sáng.

Mục tiêu ném bom là Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam.

Bom B52 đã phá hỏng cột ăng-ten cùng một số thiết bị, đài phải tạm ngừng hoạt động.

Nhưng chỉ sau 9 phút, Đài phát thanh dự bị được đưa vào hoạt động và Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại dõng dạc công bố với cả nước và thế giới về tội ác của đế quốc Mỹ trong đêm 18 rạng ngày 19/12/1972 ở Hà Nội.

Sau ngày 19/12, qua Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Chính phủ ta cực lực lên án, tố cáo đế quốc Mỹ dùng máy bay B52 ném bom dã man Thủ đô Hà Nội, đồng thời kêu gọi quân dân cả nước kiên cường chiến đấu, bắt quân thù phải đền nợ máu.

Đài Tiếng nói Việt Nam cũng thông báo lần đầu tiên trong lịch sử chống chiến tranh phá hoại - cũng là lần đầu tiên trên thế giới, quân dân Hà Nội đã bắn rơi 3 máy bay chiến lược B52 (2 chiếc rơi tại chỗ), bắt sống nhiều giặc lái.

Đêm 18/12/1972, gần 1 triệu người Hà Nội gần như không ngủ. Hàng chục triệu người ở các tỉnh, thành phố khác cũng hướng về Hà Nội xúc động, lo âu. Nhưng Hà Nội vẫn đứng vững.

Các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội vẫn làm việc ở những căn hầm trong thành phố.

Ngoài việc chỉ đạo quân dân cả nước, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh đặc biệt chú trọng theo sát chỉ đạo cuộc chiến đấu của thủ đô.

Giữ vững thủ đô lúc này là là giữ vững niềm tin cho cả nước.

Sau trận đánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội đã đến ngay một số đơn vị phòng không và khu vực Đông Anh, Yên Viên vừa bị máy bay B52 ném bom, nghiên cứu thực địa và động viên bộ đội.

Cũng trong buổi sáng ngày 19/12, trong buổi giao ban cán bộ chủ chốt Bộ Tổng tham mưu do Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng chủ trì đã đặt ra nhiều cách giải quyết cấp bách cho cuộc đánh trả của Thủ đô Hà Nội, đặc biệt với lực lượng phòng không - không quân.

Những trận bom đêm 18/12 của không quân chiến lược Mỹ vào Hà Nội gây xúc động mạnh và làm chấn động dư luận quốc tế.

Chính phủ Liên Xô lên án Mỹ trắng trợn xâm phạm thủ đô của một nước có chủ quyền. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Bugaria, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ba Lan, Đảng Cộng sản Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Trung Quốc... ra tuyên bố lên án tội ác của Mỹ, ủng hộ cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.

Nhiều nước trung lập và tư bản chủ nghĩa cũng tỏ thái độ phản đối hành động tàn bạo của Mỹ.

Tổng thống Ghi-nê, Thủ tướng Đan Mạch, các Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan... ra tuyên bố hoặc gửi điện trực tiếp cho Tổng thống Mỹ yêu cầu lập tức chấm dứt tội ác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong cuộc tàn sát đẫm máu này.

Do có kế hoạch chuẩn bị chu đáo và sự chỉ đạo, chỉ huy chặt chẽ, ngay đêm đầu tiên Hà Nội đã đánh trả địch có hiệu quả.

Chiến thắng trận đầu khẳng định Thủ đô Hà Nội nhất định sẽ được bảo vệ vững chắc.

Rồng lửa Thăng Long lần đầu tiên trên thế giới đánh gục tại chỗ thần tượng pháo đài bay ngay giữa lòng Hà Nội.

Với ý đồ không cho đối phương kịp khắc phục hậu quả, những trận bom trong đêm vừa dứt, Mỹ tiếp tục cho các loại máy bay ném bom chiến thuật ồ ạt vào đánh phá ban ngày.

Cùng với chiến đấu, việc khắc phục hậu quả và tổ chức sơ tán trở thành nhiệm vụ cấp bách của thành phố.

Đồng chí Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố ra lệnh sơ tán cấp tốc người già, trẻ em và những người không có nhiệm vụ ở lại nội thành.

Những người còn lại phải phân tán. Cấp tốc sửa chữa và đào thêm hầm hào. Các lực lượng khắc phục hậu quả sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ.

Các khu phố, huyện, các ngành, đoàn thể đình chỉ những cuộc hội họp. Học sinh tạm thời nghỉ học. Phân tán, giải tỏa hàng hóa, kho tàng.

Phủ Thủ tướng cũng chỉ thị cho các bộ, các ngành trực thuộc Trung ương chấp hành nghiêm túc các quy định chảu thành phố.

Toàn cảnh trận 'Điện Biên Phủ trên không' (2) - Ảnh 3

Lực lượng dân quân Hà Nội nêu cao cảnh giác, ngày đêm luyện tập, sẵn sàng bắn rơi máy bay Mỹ. Ảnh: Văn Sắc/TTXVN.

Đêm chiến đấu đầu tiên tuy giành được thắng lợi, nhưng lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô gặp không ít khó khăn.

Do chưa có kinh nghiệm chiến đấu liên tục với quy mô lớn, hầu hết các đơn vị hỏa lực tầm cao đã tiêu thụ quá mức cơ số đạn.

Trận địa pháo 100mm của tự vệ khu phố Đống Đa bắn đến gần sáng thì hết đạn. Nhiều tiểu đoàn tên lửa cũng trong tình trạng đó.

Có đơn vị đã phải phóng quả đạn tên lửa cuối cùng. Sư đoàn 361 và Quân chủng Phòng không - Không quân cấp tốc điều chỉnh đạn trong các đơn vị, đồng thời tổ chức thêm hai dây chuyền lắp ráp đạn tên lửa cho khu vực Hà Nội.

Bộ Tư lệnh Thủ đô và các khu, huyện cũng khẩn trương điều động, bổ sung, thay thế người và vũ khí bị tổn thất. Bốn trận địa pháo 100mm của tự vệ được tiếp thêm đạn.

Trận địa 14,5mm của dân quân xã Mễ Trì và một số nơi khác bị bom phá hủy được thay thế bằng súng máy 12,7mm.

Thực hiện âm mưu đánh quyết liệt, liên tục, đêm 19/12, máy bay B52 lại nối tiếp nhau ném bom Hà Nội và Hải Phòng.

Riêng ở Hà Nội, 87 lần chiếc máy bay B52, hơn 200 lần chiếc máy bay cường kích đã ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội, ngoại thành.

Sân bay Bạch Mai, Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì, thị trấn Yên Viên, Đông Anh, Gia Lâm, cảng sông Hồng, Vĩnh Tuy... bị trúng bom địch.

Các trận địa tên lửa, cao xạ và lưới lửa phòng không tầm thấp bảo vệ thủ đô anh dũng đánh trả địch. Hai máy bay B52 bị bắn rơi.

19 giờ ngày 20 đến rạng sáng 21, đế quốc Mỹ lại huy động 78 lần chiếc B52 và hơn 100 lần chiếc máy bay cường kích vào ném bom Hà Nội.

Tên lửa và pháo cao xạ ta chặn đánh chúng trên tất cả các hướng.

Từ cự ly 22 ki lô mét, tiểu đoàn 93 tên lửa bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B52, chiếc máy bay này rơi xuống xã Yên Thường, huyện Gia Lâm.

Bọn giặc lái sống sót nhảy dù bị quân dân tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang) bắt sống.

Mười phút sau khi chiếc máy bay B52 thứ nhất bị bắn rơi, tiểu đoàn 77 tên lửa bắn rơi chiếc máy bay B52 thứ hai ở ngoại thành.

Được chiến thắng đơn vị bạn cổ vũ, 3 tiểu đoàn tên lửa 94, 79, 78 cũng bắn rơi 2 chiếc máy bay B52.

Kết hợp với hỏa lực mặt đất, máy bay ta nhiều lần xuất kích cản phá đội hình máy bay địch.

Đến 5 giờ sáng ngày 21, thành phố nổi còi báo động lần thứ 12. Mặc dù đã qua một đêm chiến đấu vô cùng ác liệt, bộ đội chủ lực và dân quân tự vệ vẫn động viên nhau kiên quyết đánh trả địch.

Với kinh nghiệm dày dạn, kỹ thuật thành thạo, tiểu đoàn 77 tên lửa do tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn chỉ huy đã phóng hai quả đạn bắn rơi chiếc máy bay B52 thứ năm.

Tiếp đó, tên lửa ta bắn rơi thêm một máy bay B52 và vào những phút chót của đêm chiến đấu, bằng 2 quả đạn tên lửa cuối cùng, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt đã chỉ huy tiểu đoàn 57 bắn rơi thêm một chiếc máy bay B52.

Pháo đài bay Mỹ bị ta trừng trị đích đáng, nhưng hậu quả của những trận bom trong đêm cũng thật nặng nề.

Rất nhiều nơi trong thành phố bị tàn phá, trong đó có Khu tập thể An Dương.

Một vệt bom B52 đã san bằng và phá hủy nặng 15 xí nghiệp, trường học, cửa hàng, trạm xá và hàng trăm nhà trong khu vực, làm chết 171 người, bị thương 151 người.

Đây là trận B52 địch đánh sâu vào nội thành và gây tổn thất lớn nhất về người kể từ đêm 18/12.

Trong trận đánh đêm 20 rạng 21/12, các lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô đã bắn rơi 7 máy bay B52 (có 5 chiếc rơi tại chỗ) và bắt sống nhiều giặc lái, đạt hiệu suất chiến đấu cao.

Đó là trận đánh hiệp đồng tốt giữa tên lửa, không quân, cao xạ với hỏa lực tầm thấp của dân quân tự vệ trên một địa bàn rộng, nhiều mục tiêu, trọng điểm.

Quân dân Hà Nội đã lập chiến công lớn. Chính kẻ địch đã thú nhận chúng bị mất 6 phần trăm tổng số lượt chiếc máy bay B52 xuất kích trong đêm, một tổn thất không thể chịu đựng nổi.

Trận đánh này có ý nghĩa quan trọng góp phần đẩy nhanh thất bại của không quân chiến lược Mỹ trong chiến dịch Linebacker II.

Tuy máy bay B52 có sức tàn phá lớn, nhưng ở độ cao 10 ki lô mét, lại bị hỏa lực ta đánh trả quyết liệt, nó không dễ dàng hủy diệt được các mục tiêu theo ý muốn của bộ chỉ huy Mỹ.

Vì thế, trưa ngày 21, Mỹ sử dụng nhiều máy bay ném bom chiến thuật, ném các loại bom điều khiển từ xa vào một số khu vực quan trọng trong thành phố.

Ga Hàng Cỏ, trụ sở Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công đoàn... bị trúng bom.

Ngôi nhà trung tâm ga Hàng Cỏ bị đổ sập, 16 toa xe lửa hư hỏng. Nhiều đoạn đường sắt bị phá hủy.

Cũng bằng loại bom điều khiển, lúc 13 giờ, địch đã phá hủy nhà trung tâm Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam.

Đó là lần ném bom thứ sáu liên tiếp trong 3 ngày đêm từ 18 đến 21/12 vào Đài Phát thanh.

Hàng ngàn quả bom đã trút xuống khu vực, gây thương vong cho 130 đồng bào trong vùng. Hàng trăm nhà ở, vườn cây, giếng nước, công trình công cộng bị san bằng.

Cùng thời điểm trên, máy bay địch ném bom dữ dội vào Nhà máy điện Yên Phụ, 12 trong số 22 lò bị phá hỏng.

Hai công nhân Đặng Đình Thọ và Vũ Xuân Hòa tình nguyện ở lại điều chỉnh dòng điện, bị bom rơi trúng buồng máy hy sinh, nêu tấm gương cao đẹp của người thợ điện thủ đô.

Đêm 21/12, số lượng máy bay B52 ném bom vào Hà Nội đã giảm xuống còn 24 lần chiếc, bằng xấp xỉ một phần ba các đêm trước.

Nhưng chúng thay đổi thủ đoạn, rút ngắn thời gian bay vào khu vực hỏa lực, tăng cường máy bay yểm trợ và gây nhiễu, rút ngắn cự ly các tốp, đồng thời thu hẹp vòng lượn để thoát khỏi khu vực uy hiếp của tên lửa sau khi ném bom.

Vận dụng linh hoạt phương thức tác chiến, bộ đội tên lửa đã bắn rơi thêm 3 chiếc, tiêu diệt một phần tám số máy bay B52 vào ném bom trong đêm.

Tuy vậy, ta cũng không ngăn chặn được những trận ném bom của địch.

Lúc 3 giờ 45 phút ngày 22, Bệnh viện Bạch Mai bị máy bay B52 giội bom.

Hàng tấn máy móc, thiết bị, thuốc men bị hư hại, 28 bác sĩ, y sĩ, y tá, nhân viên phục vụ cùng nạn nhân các trận bom trước đang nằm điều trị chết và bị thương.

Bệnh viện Bạch Mai, trung tâm y tế lớn nhất miền Bắc thời kỳ này, từng được nhiều nước trên thế giới đầu tư, giúp đỡ bị phá hủy nặng.

Các thầy thuốc và nhân viên bệnh viện đã làm việc hết sức mình tìm cứu người bị nạn.

Nguyễn Thị Cúc, nhân viên khoa da liễu bới gạch đến rớm máu tay, cứu được 12 người.

Trần Thị Xiêm, dược tá dẫn đầu chi đoàn thanh niên cùng cán bộ, nhân viên xông vào các khu vực đang còn khói lửa, cứu người, cứu thuốc.

Khu phố Đống Đa và thành phố cấp tốc điều tới những đội cứu sập, cứu hỏa cùng giải quyết hậu quả.

Ngoài đối tượng chính là máy bay B52, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội còn phải đối phó với lực lượng lớn máy bay chiến thuật Mỹ, đặc biệt là loại máy bay F111.

Loại này thường bay rất thấp, hoạt động nhỏ, lẻ, bất ngờ, liên tục, gây tâm lý căng thẳng cho nhân dân ta.

Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo bổ sung phương án tác chiến đối với Hà Nội.

Trước đây (từ đêm 18/12) hỏa lực tầm thấp trong nội thành không được bắn ban đêm, đề phòng bắn nhầm vào máy bay ta lên, xuống sân bay Gia Lâm; nay Bộ Tổng Tham mưu đã có kế hoạch bảo đảm an toàn cho máy bay ta, cho tất cả các loại hỏa lực trong nội thành phát huy cả ban ngày và ban đêm.

Qua theo dõi đường bay của máy bay F111, Bộ tư lệnh Thủ đô tổ chức một trận địa súng máy cao xạ 14,5mm đón lõng tại bãi cát Vân Đồn phía Bắc cảng sông Hồng 2 ki lô mét.

Trận địa gồm 5 khẩu đội của tự vệ 3 nhà máy tập trung lại: Gỗ Hà Nội 2 khẩu, Cơ khí Mai Động 2 khẩu, Cơ khí Lương Yên 1 khẩu.

Đồng chí Hoàng Minh Giám, cán bộ Bộ tư lệnh được cử xuống trực tiếp chỉ huy trận địa. Để chỉ dẫn đường bay địch, đội thông tin kéo một đường dây điện thoại từ sở chỉ huy ra trận địa.

9 giờ đêm 22/12/1972, máy bay F111 bắt đầu xuất hiện.

Được trên thông báo, Lê Xuân Máy, trực tiêu đồ đánh dấu chính xác đường bay khi chúng còn cách Hà Nội 100 ki lô mét.

Trợ lý trinh sát Lê Thống theo dõi và thông báo đường bay, hướng bay ra trận địa Vân Đồn. Càng đến gần Hà Nội, máy bay địch càng hạ thấp độ cao.

Tới khoảng cách 20 ki lô mét, các khí tài quan sát của ta mất mục tiêu. Lúc này, theo dõi phát hiện và chủ động đánh địch hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm, tài trí của các xạ thủ trên trận địa.

Cũng giống như những đêm trước, từ phía tây bắc chiếc F111 bay theo dọc sông, qua cảng sông Hồng đúng vào trận địa Vân Đồn, nơi các chiến sĩ tự vệ đang chờ chúng.

Cả 5 khẩu đội đồng loạt nhả đạn. Chiếc F111A bốc cháy, ngoặt sang hướng tây và rơi xuống huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Hai tên giặc lái nhảy dù bị quân và dân địa phương bắt sống.

Trận đánh diệt máy bay F111 đầu tiên của tự vệ thủ đô được cấp trên đánh giá cao.

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo thành phố, Bộ tư lệnh Thủ đô đã xuống trận địa động viên, tặng quà các chiến sĩ.

Từ kinh nghiệm bắn rơi máy bay F111 ở Vân Đồn, Bộ tư lệnh Thủ đô chỉ đạo các khu phố, huyện nhanh chóng tổ chức 23 trận địa tập trung.

Mỗi trận địa có từ 4 đến 6 khẩu, bố trí thành cụm, đón lõng các đường bay địch.

Khu vực này không đón được máy bay, anh chị em lại chuyển trận địa sang khu vực khác.

Phương tiện vận chuyển cũng rất linh hoạt, phong phú, khi bằng ô tô, máy kéo, lúc bằng xe bò, xe cải tiến hoặc khiêng vác.

Khí thế chiến đấu của quân dân Hà Nội càng lên cao sau khi được Bộ Tổng tư lệnh khen ngợi nhân ngày 22/12.

Trong thư khen có đoạn: "Nhiệt liệt khen ngợi bộ đội tên lửa, cao xạ, không quân, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, đồng bào và cán bộ thủ đô đã chiến đấu giỏi, đánh những trận tiêu diệt rất xuất sắc, liên tiếp chiến thắng oanh liệt.

Trong cuộc leo thang chiến tranh mới cực kỳ nghiêm trọng này, giặc Mỹ bị quân và dân miền Bắc, quân dân thủ đô ta giáng cho những đòn quyết liệt và tổn thất nặng..." (Báo Nhân Dân, ngày 23/12/1972).

Những đợt ném bom mang tính chất hủy diệt của máy bay B52 xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền Bắc Việt Nam khiến dư luận thế giới hết sức phẫn nộ.

Nhiều cuộc mít tinh biểu tình liên tiếp diễn ra ở nhiều nước kể cả ở Mỹ.

Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Noel, 24 giờ ngày 24/12 địch tạm dừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần bọn giặc lái, rút kinh nghiệm, tìm thủ đoạn đánh phá mới.

Ngay sau khi đế quốc Mỹ tuyên bố ngừng đánh bom, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương nhận định: địch sẽ đánh phá trở lại Hà Nội ác liệt hơn.

Quân dân miền Bắc, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội phải gấp rút chuẩn bị tốt lực lượng đánh địch trong những ngày tới.

Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân phải kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu trong toàn quân chủng, tập trung lực lượng tên lửa, dành để đánh B52 ban đêm; ban ngày chỉ sử dụng không quân và pháo cao xạ đánh trả không quân chiến thuật của địch.

Tuy bị tổn thất lớn về số lượng máy bay B52 và giặc lái, bị dư luận thế giới và trong nước lên án mạnh mẽ, song tập đoàn Ních-xơn vẫn ngoan cố tiếp tục chiến dịch Linebacker II với cường độ lớn hơn vào ngày 26/12/1972.

Chiều ngày 26/12, gần 60 chiếc máy bay chiến thuật các loại vào ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa, nhằm tạo thuận lợi cho máy bay B52 hoạt động ban đêm.

Nhưng hầu hết các đợt sục sạo ban ngày của địch đều bị hỏa lực tầm trung và tầm tấp của Hà Nội ngăn chặn. Tên lửa ta vẫn giữ được bí mật, an toàn.

Từ 22 giờ 30 phút đến 22 giờ 45 phút, 129 lần chiếc máy bay B52 ập đến ném bom dữ dội Thủ đô Hà Nội.

Lần này chúng đánh phá trên cả 4 hướng tây nam, tây bắc, đông bắc và đông nam.

22 giờ 30 phút, máy bay B52 rải bom khu vực ga Văn Điển, Nhà máy pin, kho Giáp Nhị, kho dầu Đức Giang, Đông Anh, khu trận địa tên lửa ngoại thành.

22 giờ 40 phút, chúng đánh phá sân bay Bạch Mai, Nội Bài, khu công nghiệp và dân cư Đông Anh, Cổ Loa, Giáp Bát, cảng sông Hồng, Thượng Đình...

Tiếp đó, nhiều tốp máy bay B52 ném bom rải thảm Khâm Thiên và nhiều nơi thuộc khu phố Hai Bà Trưng.

Thành phố rung chuyển. Ba tiểu đoàn tên lửa 76, 57, 88 đã tập trung bắn rơi tại chỗ 2 chiếc.

Chưa bao giờ trên bầu trời Hà Nội diễn ra trận đánh ác liệt giữa rồng Thăng Long với pháo đài bay Mỹ như lúc này.

Cùng với tên lửa, 20 khẩu pháo 100mm của tự vệ cùng bắn trả địch quyết liệt. Đêm mùa đông sáng rực bởi ánh lửa của đạn pháo, đạn tên lửa, của bom và những chiếc B52 bốc cháy.

Do địch cùng lúc đánh nhiều mục tiêu, chúng lại bay trong hành lang nhiễudày đặc dài hàng chục ki lô mét, nên các tình huống chiến đấu diễn biến càng phức tạp.

Với kinh nghiệm dày dạn, các tiểu đoàn tên lửa 59, 93, 78, 79 phân tích chính xác mục tiêu trong dải nhiễu, bắn rơi trong đêm lên 5 chiếc. Phối hợp với tên lửa và pháo cao xạ, máy bay ta xuất kích, cản phá đội hình máy bay địch.

Cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên cũng bắn rơi 3 máy bay B52.

Vậy là đêm 26/12, Thủ đô Hà Nội và các địa phương đã đánh một trận tiêu diệt xuất sắc, bắn rơi 8 "pháo đài bay B52", 10 máy bay cường kích chiến thuật, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ.

5 giờ sáng ngày 27, trận đánh kết thúc. Điểm cấp cứu đầu tiên của Hà Nội là phố Khâm Thiên, khu phố (nay là quận) Đống Đa.

Phố Khâm Thiên dài 1.200 mét nối liền ngã tư Ô Chợ Dừa với ngã tư đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn), một trong những phố có mật độ dân cư đông đúc nhất Hà Nội, gồm 5.968 hộ với 29.629 người (số liệu năm 1972).

Vệt bom do máy bay B52 rải xuống gần hết chiều dài đường phố đã giết chết 287 người, làm bị thương 290 người.

Bom san bằng, phá sập gần hai nghìn ngôi nhà, đền chùa, trường học, trạm xá, hầm hố kiên cố của tập thể, cơ quan và gia đình.

Hầm nhiều nhất 8 người chết và bị thương. Có gia đình 6 người ngồi trong một hầm, không ai sống sót.

Ngay sáng hôm sau, mặc dù thành phố đang trong tình trạng báo động, nhiều khách nước ngoài, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đại diện thành phố Hà Nội, các ký giả... đã đến thăm những người bị nạn ở Khâm Thiên.

Nhiều đoạn đường, vỉa hè, nền nhà còn loang vét máu. Nhiều tử thi xếp dọc hè phố chờ khâm liệm và đưa đi mai táng.

Cùng với Khâm Thiên, trong đêm, máy bay B52 đã rải bom xuống hơn một trăm điểm trong thành phố.

Hai phần ba trong số đó là khu dân cư, làm hơn một nghìn người chết và bị thương.

Tàn sát hàng loạt dân thường để đạt tới mục tiêu chính trị là một tội ác hết sức dã man và ghê tởm của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Các khu vực Yên Viên, Gia Lâm, Uy Nỗ... đã bị máy bay B52 ném bom đến lần thứ 10, thứ 12.

Khu vực Yên Viên bị khoảng 5.000 quả bom; nhà ga cùng nhiều đoạn đường sắt, kho chứa hàng bị bom Mỹ đào lên lấp xuống đến mức không còn dấu tích cũ.

Cùng thời gian từ 22 giờ 30 phút đến 22 giờ 45 phút ngày 26/12, Mỹ dùng máy bay B52 đánh phá thành phố Hải Phòng và Thái Nguyên.

Chúng thực hiện đánh cả ba khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên cùng lúc, đánh phá ồ ạt, liên tục, thời gian ngắn, đánh từ nhiều hướng.

Đây là đợt đánh phá được Mỹ chuẩn bị kỹ, tổ chức hiệp đồng công phu với cường độ lớn.

Địch tin rằng với chiến thuật mới đó chúng sẽ phân tán và gây nên sự rối loạn về chỉ huy của ta, làm cho hỏa lực phòng không, nhất là tên lửa và không quân bị tê liệt.

Nhưng ngược lại, đây lại là đêm tổn thất máy bay B52 lớn nhất của không quân chiến lược Mỹ.

Trước hành động điên cuồng, hung hăng, tàn bạo của Mỹ, Thành ủy Hà Nội phát động căm thù trong toàn thành phố.

Các lực lượng vũ trang, cơ quan, đoàn thể, các ngành và nhân dân đều tỏ rõ quyết tâm chiến đấu đến cùng với giặc Mỹ, trả thù cho Khâm Thiên và những nơi bị hủy diệt.

Các tỉnh, thành trên miền Bắc tấp nập gửi hàng hóa, thuốc men, lương thực... đến trợ giúp.

Cùng vào thời gian nóng bỏng này, đồng bào Sài Gòn - Gia Định kết nghĩa với Hà Nội, thay mặt quân dân miền Nam gửi thư chia sẻ đau thương, mất mát và tỏ lòng khâm phục truyền thống kiên cường bất khuất của thủ đô.

Với những diễn biến phức tạp, dồn dập trong đêm 26, ngày 27/12, Thủ tướng Chính phủ triệu tập cuộc họp khẩn cấp với các Bí thư, Chủ tịch một số tỉnh, thành phố để giải quyết những vấn đề cấp bách về chiến đấu, phòng tránh và tập trung sức chi viện cho thủ đô.

Trước mắt, Bộ Quốc phòng tăng cường phương tiện, lực lượng để cùng Hà Nội nhanh chóng khắc phục hậu quả, giải tỏa giao thông.

Các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây, Hải Hưng, Hà Bắc sẵn sàng chi viện theo yêu cầu của thủ đô, sẵn sàng tiếp nhận và cứu chữa nạn nhân của thủ đô.

Đêm 27/12, từ sân bay Yên Bái, phi công Phạm Tuân lái máy bay MiG 21 vượt qua hàng rào bảo vệ của máy bay F4 tiến về hướng máy bay B52.

Đến bầu trời Mộc Châu, Sơn La, anh tiếp cận được mục tiêu và bắn rơi 1 chiếc góp phần cản phá đội hình B52 đang bay xuống Hà Nội.

Cũng trong đêm 27/12, do những tổn thất rất nặng từ trước, máy bay B52 vào ném bom Hà Nội giảm xuống còn 36 lần/ chiếc.

Các trận địa tên lửa của ta đã đánh trả địch rất hiệu quả, 4 chiếc B52 bị bắn rơi, trong đó, một chiếc từ độ cao 10 ki lô mét chưa kịp cắt bom, bị trúng đạn bốc cháy rơi xuống làng Ngọc Hà, cách Quảng trường Ba Đình hơn 500 mét.

Trong lúc bầu trời và mặt đất ầm vang tiếng súng, tiếng bom, tiếng rít của đạn tên lửa, của máy bay F111, cuộc chiến đấu của các lực lượng không cầm súng cũng diễn ra hết sức căng thẳng.

Các chiến sĩ ra-đa luôn phải đấu trí với những tên giặc lái già đời sử dụng kỹ thuật mới nhất chống ra-đa phát hiện để đánh phá mục tiêu.

Hàng trăm chiến sĩ trinh sát phòng không bám trụ trên những đài quan sát chênh vênh không vật che đỡ, theo dõi địch báo cáo kịp thời về Sở chỉ huy.

Các chiến sĩ thông tin liên lạc băng mình qua bom đạn để truyền đạt mệnh lệnh. Trong các căn hầm dã chiến, những người thầy thuốc làm việc suốt ngày đêm cấp cứu nạn nhân.

Đặc biệt, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Hà Nội làm việc liên tục ngày đêm, bảo đảm chương trình phát sóng.

Các văn nghệ sĩ cũng gắn mình vào cuộc chiến đấu. Nhiều nhà văn, nhà báo của thành phố, của Trung ương, quân đội không quản hiểm nguy đến tận nơi xảy ra chiến sự ghi chép, tìm hiểu.

Các phóng viên quay phim, chụp ảnh đã kịp thời thu những hình ảnh chiến đấu hào hùng của Thủ đô Hà Nội.

Trong một lần báo động kéo dài, nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác bài hát "Hà Nội - Điện Biên Phủ" ở một căn hầm giữa thành phố.

Hà Nội đây, đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời của Hà Nội chúng ta? Đâu chỉ vì riêng nước non này?...

Cùng nhiều tác phẩm văn hóa, nghệ thuật khác, bài hát ra đời đúng lúc đã cổ vũ mạnh mẽ ý chí chiến sĩ, đồng bào kiên quyết chiến đấu bảo vệ thủ đô.

Những cuộc tiến công ác liệt dồn dập vào Thủ đô Hà Nội vẫn không tạo được thế mạnh cho Mỹ ở Hội nghị Paris.

Mỹ buộc phải xuống thang, đề nghị Chính phủ ta nối lại cuộc đàm phán.

Và chiều ngày 28/12/1972, phái đoàn ta do đồng chí Lê Đức Thọ làm cố vấn dẫn đầu trở lại Hội nghị Paris với lòng tự tin của một dân tộc chiến thắng.

Cũng trong ngày 28, Bộ Tổng Tham mưu điện cho Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân: trước tổn thất rất nặng, địch có thể kết thúc cuộc tập kích.

Trên tinh thần đó, quân chủng chỉ thị gấp cho Sư đoàn phòng không Hà Nội (Sư 361) và Sư đoàn 363 (bảo vệ Hải Phòng) tập trung lực lượng lớn nhất bắn rơi nhiều máy bay B52, giành thắng lợi to lớn hơn nữa.

Đến cuối ngày 28/12, Thủ đô Hà Nội hoàn thành sơ tán bước ba, đưa ra khỏi nội thành hơn 50 vạn người.

Đây là lần sơ tán có quy mô lớn nhất trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của Thủ đô Hà Nội.

Tuy đã giảm tám mươi phần trăm số người, nhưng Hà Nội vẫn duy trì nếp sinh hoạt thời chiến, khẩn trương, kỷ luật, bình tĩnh, tự tin.

Điều mà Nhà Trắng và Lầu Năm Góc mơ tưởng là Hà Nội sẽ tê liệt sau những trận B52 rải thảm đã không xảy ra.

Một số chính khách, phóng viên người nước ngoài đến Hà Nội trong dịp này vẫn được đón tiếp chu đáo trong bầu không khí hữu nghị, bình thản.

Đêm 28/12, số máy bay B52 vào đánh phá Hà Nội chỉ còn 30 lần/ chiếc cùng với 131 lần/ chiếc máy bay chiến thuật các loại. Lực lượng tên lửa bảo vệ thành phố bắn rơi 1 chiếc.

Trong lúc Hà Nội đang diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt, theo phương án đánh địch từ xa, sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa), phi công Vũ Xuân Thiều lái máy bay MiG 21 ngược lên Sơn La bắn rơi 1 chiếc máy bay B52.

Nhưng do tiếp cận quá gần, máy bay của Vũ Xuân Thiều bốc cháy theo. Người con trai Hà Nội đã anh dũng hy sinh.

Sau đêm 28/12, B52 và các loại máy bay cường kích vẫn tiếp tục vào ném bom nhưng số lượng giảm hẳn so với những đêm trước. Thêm 1 chiếc máy bay B52 và 1 chiếc máy bay F4 bị quân dân Hà Nội bắn rơi.

Từ đánh nhỏ đến đánh lớn, đánh ban đêm và đánh ban ngày, đánh liên tục, dữ dội, nhưng Mỹ không đạt được mục đích mong muốn.

Ngược lại, tổn thất về máy bay, nhất là B52 quá lớn, buộc Mỹ không thể kéo dài hơn nữa cuộc tập kích chiến lược vào Thủ đô Hà Nội.

Đây thực sự là một đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định làm cho đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi kế hoạch.

7 giờ 30 phút ngày 30/12/1972, tổng thống Mỹ ra lệnh ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, Chiến dịch Linebacker II của Mỹ kết thúc trong thất bại.

Cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam mà Thủ đô Hà Nội là mục tiêu chủ yếu đã diễn ra liên tục trong 12 ngày đêm.

Trong 12 ngày đêm ấy, Mỹ đã sử dụng 726 lần chiếc B52, gần 2.000 lần chiếc máy bay chiến thuật.

Riêng trên địa bàn Hà Nội có 444 lượt chiếc máy bay B52, chiếm trên 60 phần trăm tổng số lần máy bay B52 xuất kích và hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, ném xuống khoảng hơn mười nghìn tấn bom, giết chết 2.380 người, làm bị thương 1.355 người khác.

Với số bom đạn trên, Mỹ đã gây cho Hà Nội nhiều khó khăn, tổn thất. Trên địa bàn thành phố có 9 ga xe lửa thì 7 bị phá hỏng. Trong 5 chiếc cầu, 5 bến phà, bị phá sập và hỏng nặng 4 cầu, 4 bến phà...

Sau 12 ngày đêm chiến đấu, ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111.

Hàng trăm tên giặc lái Mỹ, phần lớn là lái máy bay B52 bị chết hoặc bị bắt sống.

Riêng ở Hà Nội - khu vực mục tiêu chủ yếu của địch, 23 máy bay B52, 2 máy bay F111 và 5 máy bay chiến thuật bị bắn rơi.

Với chiến dịch Linebacker II, Mỹ định đánh ta bất ngờ với đòn hủy diệt mạnh, nhưng chúng đã lầm, chính chúng bị bất ngờ về số lượng máy bay B52 bị tiêu diệt, về mục đích gây sức ép không đạt, đặc biệt là bất ngờ về tinh thần bình tĩnh, vững vàng của quân và dân ta trước bom đạn ác liệt của quân thù.

Cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ bị đánh bại.

Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 của quân dân Hà Nội và của cả miền Bắc đã làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" chôn vùi uy thế của không lực Hoa Kỳ.

Chiến thắng này được coi là đỉnh cao nhất của quân dân Thủ đô cũng như của cả miền Bắc trong cuộc chiến tranh nhân dân hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Chiến thắng này đẩy đế quốc Mỹ lún sâu vào thế bế tắc hơn cả những lần trước đây.

Không còn cách nào khác hơn, Mỹ phải trở lại bàn Hội nghị Paris, chấp nhận những nội dung đã thỏa thuận tháng 10 năm 1972 và phải ký Hiệp định Paris (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Ngày 28/1/1973, Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực, chấm dứt vai trò của quân viễn chinh Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam.

Qua thắng lợi 12 ngày đêm đánh trả cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ, vị trí của Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam càng có thế đứng vững chắc trong lòng nhân dân thế giới.

Ngoài các nước xã hội chủ nghĩa anh em coi cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân Việt Nam như cuộc chiến đấu của chính mình, rất nhiều nước trung lập, tư bản chủ nghĩa, các nước mới trỗi dậy tỏ rõ thái độ phản đối hành động dã man của đế quốc Mỹ.

Dư luận tiến bộ thế giới lên án Tổng thống Mỹ thứ 37 (Ních-xơn) đã đi vào lịch sử như một Hít-le, Kẻ sát hại đàn bà và trẻ em, Sự sỉ nhục của trái đất...

Cùng với quân dân cả nước, quân dân Hà Nội đã đập tan huyền thoại về B52, loại siêu pháo đài bất khả xâm phạm của Không lực Hoa Kỳ, một trong bộ ba Vũ khí chiến lược của Mỹ.

Từ hồi hộp, lo lắng, nhân dân thế giới đi đến ngạc nhiên, khâm phục cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam, của Thủ đô Hà Nội.

Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, mà đỉnh cao là 12 ngày đêm cuối năm 1972 trên bầu trời Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam và thế giới như một dấu son chói lọi.

Cùng với cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam, nó còn là đề tài cho nhiều nhà quân sự, chính trị, sử học trên thế giới nghiên cứu, khai thác về tính chất anh hùng Việt Nam, của Hà Nội và về sai lầm của Mỹ.

Cả nước vì thủ đô, thủ đô vì cả nước là mối quan hệ máu thịt, một yếu tố cực kỳ quan trọng dẫn đến thắng lợi, đặc biệt là các tỉnh bạn lân cận đã đồng tâm hiệp lực với Hà Nội đánh bại sức mạnh không thể tưởng tượng nổi của không lực Hoa Kỳ tạo nên một trận Điện Biên Phủ trên không.

"Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không" - cũng là "Chiến thắng B52", "Chiến thắng 12 ngày đêm" đã được nhắc đến nhiều lần trên các sách, báo, các đài phát thanh, các đài truyền hình của nước ta và từ cuối năm 1972 đến nay và còn vang vọng đến mai sau.

Tài liệu tham khảo:

- Bộ Quốc phòng - Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự, "Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2004.

- Quân chủng Phòng không - Không quân, "Lịch sử Bộ đội tên lửa Phòng không 1965-2005", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2005.

- "Những trận đánh điển hình trong lịch sử chống ngoại xâm của Thăng Long - Hà Nội", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2009.

Đại tá Đặng Việt Thủy

B-52 / Nguyễn Văn Phiệt / Phòng Không / Tiêu Diệt /Chiến Thắng Điện Biên Phủ Trên Không / Miền Bắc / Chiến Đấu / Yên Viên /Tác Chiến / Chỉ Huy / Hải Phòng / Nghiên Cứu / Chiến Thắng / Báo Động /Bảo Vệ / Tập Kích / Đối Phó / Sơ Tán / Sân Bay Gia Lâm / Hà Tây /Võ Nguyên Giáp

21 tháng 1 2018

Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế…Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da…có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.

nghi-luan-xa-hoi-ve-tinh-vo-cam-hien-nay

Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.

Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.

Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhât. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.

Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.

Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh,. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp  một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.

Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.

Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.

Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.

Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

21 tháng 1 2018

I don't know!

21 tháng 1 2018

 mk nhé bạn!!

21 tháng 1 2018

mik kết bạn với cậu nhé được không

mik nhé lúc nào mik tích lại

1 tháng 3 2018

\(P=x+\sqrt{2}=-\left(2-x\right)+\sqrt{2-x}+2\)

Đặt \(t=2-x\)ta có:

\(P=-t^2+t+2\)

GTLN của \(P=2,25\Leftrightarrow t=\frac{1}{2}\)

\(\Leftrightarrow x=1,75\)

bài nay chị Giang đưa về phương trình bậc 2 và tìm nhé

21 tháng 1 2018

hieu yeu huyen

21 tháng 1 2018

Cuộc sống của con người luôn chứa đựng rất nhiều những biến cố, những khó khăn, thử thách bất ngờ. Những biến cố ấy sẽ làm cho con người trở nên yếu đuối, sợ hãi thậm chí gục ngã, thất bại nếu như không thể vượt qua được nó. Nhưng nếu dùng tất cả sức mạnh, bản lĩnh để vượt qua được thì con người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó mà thành quả ta đạt được cũng ý nghĩa hơn nhiều lần. Và những khó khăn sau đó cũng không còn quá đáng sợ nữa vì bản lĩnh đã được tôi rèn, sức mạnh, kinh nghiệm cũng được tích lũy qua những khó khăn trước đó. Viết về những khó khăn trong cuộc sống và tấm gương vượt qua những trắc trở, biến cố ấy có câu chuyện cảm động về con kiến, đó là câu chuyện “Vết nứt và con kiến”.

Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về hành trình lao động không mệt mỏi của con kiến, hơn thế con kiến không bao giờ chịu đầu hàng, gục ngã trước những khó khăn mà luôn tìm ra những cách thức vượt qua nó. Và khi vượt qua được thì chú kiến cũng trở nên lớn lao hơn, bởi nó chính là tấm gương cho tất cả những con người to lớn về nghị lực vươn lên không ngừng của mình. Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về một chú kiến chịu khó kiếm ăn, một lần chú kiến tìm được một chiếc lá lớn và cõng nó ở trên lưng, chiếc lá lớn hơn chú kiến rất nhiều lần nhưng chú kiến vẫn có thể cõng chiếc lá ấy vượt qua cả một quãng đường dài.

Trên đường trở về nhà, chú kiến gặp một vết nứt lớn trên nền bê tông, đây là con đường duy nhất có thể về nhà, nếu không thể vượt qua thì thành quả của cả một ngày lao động vất vả này xem như đổ xuống sông xuống bể. Nhưng chú kiến không hề bỏ cuộc, chú hạ chiếc lá xuống và suy nghĩ về cách giải quyết. Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. Lúc này chú kiến lại vác chiếc lá trên lưng và tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà.

Câu chuyện Vết nứt và con kiến mang đến một bài học sâu sắc về nghị lực phi thường của chú kiến, bởi chú kiến luôn sống và phấn đấu không ngừng, trước những khó khăn thử thách, thay vì bỏ cuộc thì chú kiến lại rất bình tính suy nghĩ về cách giải quyết. Cuối cùng, nhờ sự kiên cường, phấn đấu không ngừng ấy mà chú kiến đã đạt được thành quả mà mình xứng đáng nhận được sau bao nhiêu khó khăn. Câu chuyện về chú kiến nhỏ bé nhưng nó lại mang ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc, đó là tấm gương sáng, bài học quý giá cho tất cả chúng ta, nghị lực ở chú kiến là thứ chúng ta luôn nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống, có được nghị lực, cố gắng không ngừng đó thì không có bất cứ khó khăn nào có thể làm trở ngại bước tiến của chúng ta.

p/s:kham khảo

21 tháng 1 2018

Cuộc sống không thể đạt được một cách dễ dàng mà không qua thử thách, khổ luyện. Mỗi bước đường ta đi, mỗi chặng đường ta đến là một lần thử thách hiện ra trước mắt. Chính khó khăn, trở ngại đó sẽ là hành trang quý giá để chinh phục bước đường tương lai nếu ta dũng cảm đối đầu và vượt qua nó. Câu chuyện “Vết nứt và con kiến” có lẽ là một bài học quý giá về cách ứng xử của con người trước những khó khắn, thử thách trong cuộc sống.

Câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Chuyện kể về một con kiến đang tha trên lưng mình chiếc lá lớn hơn cơ thể nó gấp nhiều lần. Sau khi bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi-măng. Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ không biết nên quay lại hay tiếp tục một mình bò qua vết nứt đó. Cuối cùng, nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt trước, sau đó nó sẽ vượt qua bằng cách bò trên chiếc lá đó. Sang đến bờ bên kia, kiến dừng lại, tha lá và tiếp tục cuộc hành trình của mình. Hình ảnh con kiến bé nhỏ dũng cảm vượt qua thử thách phần nào đó đã nhắc nhở ta phải có thái độ, cách ứng xử phù hợp trước những biến cố, khó khăn trong cuộc sống. Con người phải dũng cảm, kiên trì, sáng tạo, biến khó khăn thành trải nghiệm vô giá cho bản thân và làm hành trang để hướng về tương lai tươi sáng.

Cuộc đời này vốn không có con đường nào là bằng phẳng, mọi chông gai thử thách và sóng gió cuộc đời có thể nổi lên bất cứ lúc nào, nó sẽ nhấn chìm hết mọi thứ nếu bản thân mỗi người không sẵn sàng đối đầu và nỗ lực để vượt qua những khó khăn đó. Giữa thử thách và thành công luôn có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau: vượt qua khó khăn, thử thách chúng ta sẽ có trong tay chiếc chìa khóa thành công và chạm đến được vòng nguyệt quế vinh quang giành cho người chiến thắng.

Cuộc sống luôn có quy luật riêng của nó, tất cả các loài sinh vật, từ nhỏ bé đến lớn lao trong suốt quá trình sống của mình phải chiến đấu với nhiều khó khăn, thử thách để sinh tồn và phát triển. Loài kiến nhỏ bé kia cũng không nằm ngoài quy luật bất biến đó, chiếc lá mang theo trên lưng và vết nứt lớn trên nền xi-măng là hình ảnh biểu tượng cho những khó khăn, trác trở gặp phải trong cuộc sống. Phải mang trên lưng chiếc lá – vật có khối lượng lớn gấp nhiều lần so với cơ thể bé nhỏ của mình, loài kiến đã chứng tỏ khả năng vượt khó, tính kiên trì, bền bỉ trước những khó khăn của mình. Con kiến đã dũng cảm quyết định vượt qua chướng ngại vật trước mắt bằng chính khả năng của mình để tiếp tục đi tiếp cuộc hành trình dẫu biết trước mắt nó còn biết bao chông gai đang chờ đón. Khó khăn không làm vơi đi ý chí, mà ngược lại, khó khăn làm ý chí mạnh mẽ, lớn lao hơn rất nhiều. Dám đối diện với những khó khăn, dũng cảm kiên trì, sáng tạo là những phẩm chất đáng quý ở loài kiến nhỏ bé mà con người cần phải học tập và phát huy để chiến thắng mọi thử thách cuộc sống, để khẳng định chắc chắn một điều rằng chỉ cần có niềm tin, ý chí và lòng dũng cảm, con người sẽ tìm được cách để vượt qua những trở ngại không may gặp phải trong cuộc sống của mình.

Trên đường đời, việc con người luôn gặp khó khăn, trở ngại là một quy luật tất yếu của cuộc sống, không thể nào thay đổi được. Những khó khắn, thử thách hiện ra như một khối rubic nhiều chiều, nhiều màu, mà mỗi lần xoay là một lần khó khăn mới xuất hiện. Việc vượt qua hay dừng lại trước những khó khăn nằm ở chính thái độ sống của mỗi con người, vậy nên “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, phải dũng cảm đối diện với thử thách, áp lực trong cuộc sống, phải kiên trì, bền bỉ, phát huy tính sáng tạo để tìm cách giải quyết khó khăn, biến khó khăn thành hành trang quý báu để tiếp tục chinh phục những điều mới lạ trên đường dài. Ý chí, nghị lực cùng lòng dũng cảm là bí quyết tuyệt vời để chiến thắng nằm gọn trong tay mình. Điều quan trong hơn cả không phải là chúng ta đã chiến thắng thử thách như thế nào mà là ta đã tiếp thu được cho bản thân mình những bài học gì sau mỗi lần vượt qua khó khăn, thử thách đó. Sẽ có đôi lúc khó khăn quá lớn làm ta vấp ngã, những lúc như vậy đừng nên nản chí hay bỏ cuộc, hãy nhớ đến câu: “thất bại là mẹ của thành công”, đúc kết những kinh nghiệm thành hành trang để tiến về tương lai. Bền bỉ như Lê-ô-na Đơ-vanh-xi vẽ đi vẽ lại 30 lần một quả trứng để trở thành họa sĩ tài ba sau này; như Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù không có 2 tay như bao nhiêu người bình thường những vẫn không ngừng vượt khó học tập, tập viết bằng chính đôi chân của mình và sau này trở thành một người thầy giáo bằng chính năng lực và nghị lực sống phi thường. Hay gần gũi hơn là hình ảnh cả dân tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất, chấp nhận mọi hi sinh gian khổ để chiến đấu với hai kẻ thù xâm lược lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong suốt mấy mươi năm dài nô lệ để giành lại quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc thân yêu. Rào cản, thử thách có là gì nếu trong ta đã tràn đầy tinh thần chiến đấu.

Sau một quá trình gian nan vượt qua thử thách, thành công lớn nhất mà chúng ta đạt được không phải chỉ là danh vọng, địa vị hay tiền bạc, điều quan trọng nhất là ta đã chiến thắng bản thân mình, khẳng định sâu sắc chân lí: hoàn cảnh không làm con người khuất phục, con người có thể vượt lên bất cứ tình huống khắc nghiệt nào, như cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp giữa vùng sỏi đá khô cằn.

Vậy nhưng, không phải ai cũng lựa chọn đối đầu với khó khăn thử thách, có một số người không ít luôn tìm cách né tránh hoặc dừng bước trước những thách thức mà cuộc sống tạo ra. Đó là những người chỉ biết kêu ca, than vãn và suy nghĩ bi quan tiêu cực mỗi khi gặp phải khó khăn trong cuộc đời. Ý niệm “mình không làm được” cứ thế đi sâu vào tiềm thức khiến con người ta mất đi ý chí, nghị lực, mất đi niềm tin vào bản thân mình. Một số ít người không may bị khuyết tật trên cơ thể, suy nghĩ mình không thể làm được như người bình thường, là người thừa của xã hội hay mặc cảm về chính hoàn cảnh của mình đã khiến họ tự biến mình trở thành gánh nặng cho xã hội, thành một người tàn phế thực sự. Cũng không ít người trẻ hiện nay không dám dấn thân lập nghiệp, tự tìm cho mình một lối đi riêng, phần nhiều trong họ có suy nghĩ ngại khó, ngại khổ, không sẵn sàng vạch ra cho mình một con đường riêng mà chỉ đi theo những lối mòn đã có từ trước một cách thụ động. Đó là cách ứng xử hoàn toàn chủ quan và sai lầm, bởi người ta quên đi một điều quan trọng rằng nhân cách chỉ có thể rèn luyện và hoàn thiện trong bão tố, khó khăn.

Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới. Thay vì né tránh chúng ta hãy dũng cảm nhảy vào cuộc và đối mặt với thử thách đó. Phải luôn đặt niềm tin vào bản thân mình, suy nghĩa lạc quan và tích cực khi đối mặt với thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Hãy học tập hành động của con kiến nhỏ trong câu chuyện, đối đầu với thử thách, kiên trì, nỗ lực và bền bỉ để tìm hướng giải quyết khó khăn, vượt qua thử thách. Phải phê phán những suy nghĩ bi quan, lệch lạc của mọi người xung quanh về cách ứng xử với khó khăn thử thách cuộc sống. Đồng thời chúng ta phải biết đấu tranh với chính mình, bởi đối thủ đáng sợ nhất của mỗi người chính là bản thân họ. Đó là nguyên nhân mấu chốt của tất cả những thành công cũng như thất bại trong cuộc sống. Khi chúng ta quyết định thực hiện một điều gì đó, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng chúng ta có thể làm được, nhưng bản thân chúng ta lại nghĩ rằng mình không thể nào làm được thì coi như 90% là chúng ta sẽ thất bại. Còn ngược lại, ngay cả khi hoàn cảnh xung quanh rất nghiệt ngã, khi đại đa số mọi người đều cho rằng chúng ta không vượt qua được, nhưng nếu trong lòng chúng ta vẫn vang lên quyết tâm “mình sẽ làm dược” thì sớm muộn gì khó khăn thử thách cũng phải chịu nhường bước để cho ta tiếp tục vươn đến những điều tốt đẹp mà mình hằng mong ước. Có vậy, ta mới thấy được tầm quan trong của thái độ sống và cách ứng xử của con người, nó là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong cuộc sống này.

“Vết nứt và con kiến” là một câu chuyện có tính giáo dục cao, từ hình ảnh con kiến nhỏ dũng cảm vượt qua thử thách, chúng ta đã rút ra cho mình nhiều bài học quý giá, bài học về tính bền bỉ, kiên trì vượt khó, tìm tòi và sáng tạo không ngừng trong quá trình học tập, lao động, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.

20 tháng 1 2018

Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.

Anh quan niệm: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà ”.

Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách , nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ: anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”, hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Khó người đọc nào có thể quên, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết. Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu… Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .

Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay . Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không , bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. ”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”… Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .

Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng , những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ. Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên, khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …

Với truyện ngắn này , phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu

Kết quả hình ảnh cho hinh bố thí cái
 

20 tháng 1 2018

Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.

      Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!

      Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".

       Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa.  Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, “thèm người” đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng “của nhà có được” anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!

      Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sống.

      Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bỏ với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.

        Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biểu tượng cho những con người đang hăng say lao động cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao động đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.

        Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh chang trong "lặng lẽ sa pa"

20 tháng 1 2018

Không

20 tháng 1 2018

đù,ko có thì đg trả lời, t ko thích

20 tháng 1 2018

tui nè kb nha

20 tháng 1 2018

kb nha