K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thăng Long được lấy làm Hà Nội tỉnh thành, nghĩa là thành của tỉnh Hà Nội. Vậy trước khi nước Đại Nam bị thực dân Pháp xâm lược  cai trị thì Hà Nội chưa bao giờ là tên của một kinh thành hay một thành phố cả.

26 tháng 10 2021

TL;

Thăng Long là một cây cầu ở Hà Nội

Hà Nội là một thủ đô của Việt Nam

26 tháng 10 2021

cảm ơn bn đã nói điều mà ai cx biết, xin chân thành tặng 1 vé báo cáo :))

26 tháng 10 2021

mình muốn tặng bn 1 vé báo cáo

mong bn nhận

26 tháng 10 2021

TL:

Nếu như những câu ca dao là tiếng ca, lời hát than thân hay là nỗi lòng ản chứa biết bao những cung bậc của tình cảm của người xưa. Thì ở những câu tục ngữ lại thể hiện được trí tuệ của người xưa. Những câu tục những thường đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống sản xuất của chính họ. Và người xưa đã hun đúc lên thành câu tục ngữ như muốn nhắn lại, nói lại với con cháu đời sau. Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm hay trong trồng trọt không thể không nói đến câu “Khoai đất lạ mạ đất quen”.

Câu tục ngữ “Khoai đất lạ mạ đất quen” tuy thật ngắn gọn những cũng đã thể hiện được rất nhiều kinh nghiệm trồng trọt trong đó. Và những kinh nghiệm này cũng rất quan trọng nhất là đối với nước ta – một nước thuần nông. Câu tực ngữ như nói được rằng đây cũng chính là kinh nghiệm canh tác của cha ông ta ngày xưa. Kinh nghiệm này như trong thực tế, khi trồng khoai, sắn thì dường như câu nói cũng không có nghĩa là người ta nhất thiết phải cố gắng như để có thể mà tìm thửa đất khác để canh tác mà có thể vẫn dùng thửa đất ấy mà thôi. Nhưng lưu ý đó chính là thửa đất đó cũng phải khác về chất đất, có nghĩa là phải san phẳng luống, người dân cũng phải trộn và bón phân sau đó ủ lại thành luống mới rồi tiếp tục canh tác vụ khác. Và có làm như vậy thì năng suất sẽ tăng lên nhiều hơn, đời sống cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn rấ nhiều. Còn đói với bà con khi mà gieo mạ thì chỉ cần vẫn thửa cũ mà gieo, mạ vẫn lên tốt tươi không cần phải mất côn chăm nhiều, khi mà mạ lên rồi thì sẽ nhổ lên để cấy ở ngoài đồng vụ này qua vụ khác cứ thế tiếp diễn.

Như chũng ta cũng đã biết được rằng nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, thuần nông. Dường như chính trong câu tục ngữ “Khoai đất lạ mạ đất quen” cũng như đã cho ta được phân tách hai lớp nghĩa nó được thông qua cho ta về kinh nghiệm canh tác của ông cha ta từ bao lâu đời nay. Nói rõ hơn ta như thấy được rằng ở vế thứ nhất là “Khoai đất lạ” chúng ta hiểu rằng là loại củ quả được trồng ở nơi mảnh đất mới, hay cha ông ta gọi là “đất lạ” thì nó nhiều củ nên thường được trồng ở nơi “Ruộng lạ” chính là trồng đổi vụ sẽ cho ra nhiều củ to và thơm ngon. Nếu như mảnh đất đó cứ mãi chỉ trồng khoai không thì sẽ rất kém năng suất do đặc tính của cây khoai là như vậy.

Còn ở vế thứ 2 ta như nhận thấy được là “mạ đất quen” thì được trồng ở nơi đất ruộng quen thì lúc nào nó cũng xanh tốt trồng ở “Ruộng quen”. Ta cũng hiểu được ruộng quen mà người xưa muốn nói ở đây, theo như quán tính là ruộng không đổi vụ, quanh năm người nông chỉ việc gieo mạ khi đến mùa vụ mà thôi. Và nếu người nông dân gieo cây đúng mùa vụ, đồng thời cũng như biết được đặc tính của cây thì năng xuất của nó tốt hơn, người nông dân sẽ có mùa vụ bội thu hơn bao giờ hết, cuộc sống lúc nào cũng đủ đầy nên họ cũng đã truyền tai nhau để biết được những kinh nghiệm hay này.

Câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” cũng như đã cho ta sự đối lập giữa hai cách trồng trọt của khoai với mạ. Đồng thời cũng cho ta thấy được câu này thì có nghĩa là khoai thì ưa đất lạ thì mới tốt, đồng thời ta như thấy được mạ thì ưa đất quen thì nó mới tốt. Hơn hết đó cũng chính là kinh nghiệm quý báu cho việc canh tác, trồng trọt của ông ta xưa cho việc phát triển kinh tế, nhu cầu cuộc sống bản thân đó,

Cũng có thể nói là “Khoai đất lạ mạ ruộng quen” mà cũng không sai được, thế nhưng trong cuộc sống hiện đại việc trồng trọt canh tác trở nên đổi mới với các thiết bị hiện đại tiên có thể cho năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao cho người nông dân phát triển mạnh cho nền kinh tế nước nhà hơn nữa.

Câu tục ngữ cho ta hiểu cái nhìn tinh tế của ông trong những nghiệm quý báu trong việc lao động canh tác sản xuất để đạt người nông những hiệu tăng năng suất cao.Thể hiện tâm huyết của người nông dân trông công việc trồng cấy chăn nuôi của mình.

Câu tục ngữ đặc sắc “Khoai đất lạ mạ ruộng quen” đã chính bằng lối nói ngắn gọn dễ hiểu, giàu hình ảnh về kinh nghiệm lao động sản xuất. Hơn nữa như cũng đã chỉ ra những cách nhìn nhận chính xác ông cha ta giúp cho người dân hiểu năng suất canh tác để đạt hiệu quả sản xuất cao giúp mùa màng bội thu nhất.

^YHGFGHJ

-Khoai đất lạ” được hiểu rằng khi các loại rau củ quả được trồng ở những nơi đất mới, ruộng mới sẽ bội thu hơn, nên nhân dân ta thường áp dụng kinh nghiệm này để đổi vụ.

-Mạ đất quen” là do đặc tính cây lúa nếu được trồng quanh năm ở nơi đất quen sẽ phát triển tốt hơn, người nông dân cần gieo đúng mùa vụ và nắm được đặc tính cây lúa, sẽ chăm sóc tốt và bội thu hơn.

Đó là kinh nghiệm canh tác của cha ông ta ngày xưa, trong thực tế, khi trồng khoai, sắn thì không có nghĩa là người ta nhất thiết phải tìm thửa đất khác để canh tác mà có thể vẫn dùng thửa đất ấy nhưng phải khác về chất đất, có nghĩa là phải san phẳng luống, trộn và bón phân sau đó ủ lại thành luống mới rồi tiếp tục canh tác., năng suất sẽ tăng lên nhiều hơn. Còn khi gieo mạ thì chỉ cần vẫn thửa cũ mà gieo, mạ vẫn lên tốt, khi mạ lên rồi thì sẽ nhổ lên để cấy.
chúc bạn học tốt!!

26 tháng 10 2021

TL:

rộng ; thoáng ; to ; mênh mông ; ....

_HT_

26 tháng 10 2021

những từ miêu tả ko gian là : 

a) Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, vô cùng, bất tận...

b) Tả chiều dài (xa): tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát,... (dài) dằng dặc, lê thê, loằng ngoằng, dài ngoẵng,...

c) Tả chiều cao: chót vót, cao vút, chất ngất, vời vợi,....

d) Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, hoăm hoẳm......

26 tháng 10 2021

a) Tả chiều rộng : bao la , mênh mông

b) Tả chiều dài : xa xôi

Tả chiều cao : cao với với

Tả chiều sâu : sâu hoăm hoắm 

a. Bát ngát, mênh mông

b. Xa xăm, xa lắc

c. Vời vợi, cao tít

d. Thăm thẳm

@Bảo

#Cafe

25 tháng 10 2021

Vậy là đã năm năm em gắn bó với ngôi trường tiểu học (tên trường). Nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai của em. Vì em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp bên thầy cô và bạn bè.

Em thường nghe thầy cô nói rằng, trường của chúng em đã xây dựng được hai mươi năm rồi. Những nó vẫn còn rất mới và khang trang. Trường nằm tại một khu đất cao ráo, rộng rãi theo hướng về phía ngoài mặt đường quốc lộ. Diện tích cũng khá rộng rãi.

Phía bên trong, ba dãy nhà được xây dựng theo kiểu hình chữ U quen thuộc như các ngôi trường khác. Các dãy nhà đều được sơn màu vàng trông rất bắt mắt. Phía trên cùng là những mái ngói đỏ tươi gợi cảm giác ấm cúng. Bên trong lớp học cũng đều được sơn màu vàng. Những ô cửa sổ kính luôn được các bác lao công lau dọn sạch sẽ. Mỗi lớp học đều có những đồ dùng quen thuộc. Một chiếc bảng đen to dành cho thầy cô giáo viết bài giảng. Bàn ghế của giáo viên và của học sinh đều được sắp xếp đúng chỗ, gọn gàng. Phía cuối lớp là chiếc bảng ghi chú “Hoa điểm mười”. Ngoài ra mỗi phòng học còn mới được nhà trường lắp thêm hai chiếc điều hòa. Nhiều phòng học đã có máy chiếu phục vụ việc dạy và học của cô trò. Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Cây cối xanh tốt khiến cho sân trường luôn mát mẻ. Khu vực dãy nhà hiệu bộ là nơi làm việc của các cán bộ, thầy cô trong trường. Phía trước dãy nhà này còn có khu vực sân khấu để tổ chức các buổi lễ trong năm học hay lễ chào cờ hàng tuần. Em rất yêu thích được ngắm nhìn khung cảnh ngôi trường vào lúc giờ ra chơi. Khi đó, tất cả học sinh đều xuống sân trường vui đùa, chạy nhảy trong thật nhộn nhịp.

Em rất yêu quý ngôi trường của em. Hy vọng rằng trong tương lai, các em học sinh sẽ biết giữ gìn và bảo vệ để ngôi trường luôn đẹp đẽ như hiện tại.

26 tháng 10 2021

bạn có thể tìm những bài văn trên mạng nhé ! nhưng bạn hãy lọc ý ra rồi viết đừng chép nguyên bài văn vào sẽ ko được đâu ! (lọc ý có nghĩa là : bạn hãy chọn một số câu hay thôi chớ ko được chép nguyên vào nhé!)  - bạn có thể lập 1 cái dàn ý ngoài vở nháp nha , sau đó , chúng ta sẽ viết một bài văn dựa vào dàn ý hồi nẫy chúng ta đã lập .(và có thể thêm những ý khác bằng cách hỏi người trong gia đình nhé .như vạy sẽ giúp ta có 1 bài văn riêng cho mình mà ko phải chép lên mạng  bạn cứ luyện tả thường xuyên bằng cách này bạn có thể viết 1 bài văn rất dễ và khi chúng ta lập dàn ý vào vở nháp nên bạn ko cần phải nắn nót bạn chỉ cần bạn đọc những bài văn trên mạng sau đó nếu trong đầu  bạn nghĩ ra câu văn gì thì cứ ghi ra vở nháp sao đó chúng ta sẽ sửa nha ! 
                           MÌNH MONG BẠN SẼ  THI TỐT  NHA ! ( MÌNH CHÚC CÁC BẠN 2K11 THI TỐT NHÁ MÌNH CŨNG 2K11 NÈ :)) )

26 tháng 10 2021

Mình có quê ở Phú Xuyên nhưng lười lắm, chẳng biết tả đâu.

25 tháng 10 2021

Không trên mạng nhé các bạn, giúp mk nhaaaaaa

25 tháng 10 2021

Vào sáng sớm, cánh đồng lúa quê em mùa lúa chín đẹp vô cùng, khi ông mặt trời còn chưa thức dậy cả khung cảnh chìm trong yên tĩnh, gió se se lạnh, những giọt sương đọng trên lá lung linh như những viên pha lê.

Cứ sắp đến mùa gặt, sáng nào em và mẹ cũng ra đồng sớm để xem trông nom cây lúa xem chúng chống chọi như thế nào với những trận mưa của đêm hôm trước. Đứng trước cánh đồng lúa vào buổi sớm, em cảm thấy mình thật nhỏ bé khi đứng giữa khung cảnh kỳ vĩ như thế này, mùi lúa chín thơm ngát làm ta cảm thấy xao xuyến và dễ chịu vô cùng.

Cả khung trời vàng rực mùa lúa chín, như một tấm thảm khổng lồ bao phủ cánh đồng. Những cây lúa nặng trĩu hạt, hạt lúa căng mọng, thẳng tắp mang hy vọng một mùa bội thu cho người nông dân, biết bao giọt mồ hôi đã đổ xuống để giờ đây họ thấy thành quả của mình đã bỏ ra. Gió thổi vi vu làm đung đưa những cây lúa tạo âm thanh xào xạc như thủ thỉ trò chuyện cùng nhau.

Xa xa các cô, bác đang đi thăm đồng, họ vui vẻ trò chuyện cùng nhau, nhấp nhô nón lá như những đồi núi nho nhỏ mọc lên giữa tấm thảm lúa vàng rực. Họ chia sẻ cho nhau kinh nghiệm là nông, đôi tay thoăn thoắt kiểm tra từng bông lúa, làm tụi sâu bọ tỉnh thức dưới kẽ lá. Sắp tới mùa gặt nên công đoạn bắt lũ sâu bọ này cũng vô cùng quan trọng chúng sẽ làm vụ mùa thất thu, người nông dân phải đối mặt vô vàn những khó khăn. Những chú chim hót vang cả bầu trời, bầu trời trong xanh với những đám mây trắng bay lơ lửng.

Ông mặt trời đã lên, chiếu những tia nắng vàng rực chói chang xuống cánh đồng, xuyên qua kẽ lá tạo cảm giác thật ấm áp. Lá lúa uyển chuyển nhẹ nhàng trong gió, như cô gái e thẹn khi gặp người yêu. Thân lúa khẳng khiu nâng đỡ những bông lúa như những người mẹ cõng con trên vai nhưng chả bao giờ kêu than mà thấy hạnh phúc. Đàn bướm trắng bay lượn nô đùa trên những bông lúa như muốn nhắn gửi điều gì đó, hình ảnh ấy càng tô điểm thêm cho bức tranh đồng lúa vào sáng sớm thật đẹp.

Dù có đi đâu, hình ảnh cánh đồng lúa chín luôn để lại trong em ấn tượng đẹp và sâu sắc, nó là công sức của những người nông dân sắp tới ngày hái quả. Hạt gạo chúng ta có chứa những giọt mồ hôi của bao người nông dân nên chúng ta phải biết quý trọng từng hạt gạo đừng bao giờ lãng phí chúng.

Vào sáng sớm, cánh đồng lúa quê em mùa lúa chín đẹp vô cùng, khi ông mặt trời còn chưa thức dậy cả khung cảnh chìm trong yên tĩnh, gió se se lạnh, những giọt sương đọng trên lá lung linh như những viên pha lê.

Cứ sắp đến mùa gặt, sáng nào em và mẹ cũng ra đồng sớm để xem trông nom cây lúa xem chúng chống chọi như thế nào với những trận mưa của đêm hôm trước. Đứng trước cánh đồng lúa vào buổi sớm, em cảm thấy mình thật nhỏ bé khi đứng giữa khung cảnh kỳ vĩ như thế này, mùi lúa chín thơm ngát làm ta cảm thấy xao xuyến và dễ chịu vô cùng.

Cả khung trời vàng rực mùa lúa chín, như một tấm thảm khổng lồ bao phủ cánh đồng. Những cây lúa nặng trĩu hạt, hạt lúa căng mọng, thẳng tắp mang hy vọng một mùa bội thu cho người nông dân, biết bao giọt mồ hôi đã đổ xuống để giờ đây họ thấy thành quả của mình đã bỏ ra. Gió thổi vi vu làm đung đưa những cây lúa tạo âm thanh xào xạc như thủ thỉ trò chuyện cùng nhau.

Xa xa các cô, bác đang đi thăm đồng, họ vui vẻ trò chuyện cùng nhau, nhấp nhô nón lá như những đồi núi nho nhỏ mọc lên giữa tấm thảm lúa vàng rực. Họ chia sẻ cho nhau kinh nghiệm là nông, đôi tay thoăn thoắt kiểm tra từng bông lúa, làm tụi sâu bọ tỉnh thức dưới kẽ lá. Sắp tới mùa gặt nên công đoạn bắt lũ sâu bọ này cũng vô cùng quan trọng chúng sẽ làm vụ mùa thất thu, người nông dân phải đối mặt vô vàn những khó khăn. Những chú chim hót vang cả bầu trời, bầu trời trong xanh với những đám mây trắng bay lơ lửng.

Ông mặt trời đã lên, chiếu những tia nắng vàng rực chói chang xuống cánh đồng, xuyên qua kẽ lá tạo cảm giác thật ấm áp. Lá lúa uyển chuyển nhẹ nhàng trong gió, như cô gái e thẹn khi gặp người yêu. Thân lúa khẳng khiu nâng đỡ những bông lúa như những người mẹ cõng con trên vai nhưng chả bao giờ kêu than mà thấy hạnh phúc. Đàn bướm trắng bay lượn nô đùa trên những bông lúa như muốn nhắn gửi điều gì đó, hình ảnh ấy càng tô điểm thêm cho bức tranh đồng lúa vào sáng sớm thật đẹp.

Dù có đi đâu, hình ảnh cánh đồng lúa chín luôn để lại trong em ấn tượng đẹp và sâu sắc, nó là công sức của những người nông dân sắp tới ngày hái quả. Hạt gạo chúng ta có chứa những giọt mồ hôi của bao người nông dân nên chúng ta phải biết quý trọng từng hạt gạo đừng bao giờ lãng phí chúng.