K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2020

- Sang: sang trọng, giàu có.

- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.

- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.

3 tháng 4 2020

+ Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
 
Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước. 
 
+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:
 
- Cảnh sống:
 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 
Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.
 
Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.
 
-Ăn uống:
 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 
• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.
 
• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.
 
- Tinh thần làm việc:
 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 
“Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.
 
Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
 
- Cuộc sống gian khổ thật là sang
 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 
Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?
 
Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.
Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.
 

Câu 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.       b.Ông giáo hút thuốc trước đi.   c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. Câu 2:Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?
a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.     
  b.Ông giáo hút thuốc trước đi. 
  c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. 

Câu 2:Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân 1968” của Bác Hồ, chỉ ra và cho biết chức năng của câu cầu khiến được sử dụng trong bài thơ?
               “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
               Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
               Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
               Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”

Câu 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. 

1
30 tháng 3 2020

Câu 1:

- Các câu trên là câu cầu khiến vì có đặc điểm hình thức là có từ cầu khiến : a) hãy, b) đi, c) đừng.

- Câu (a) vắng chủ ngữ. Đây là lời người trên nói với người dưới. Chủ ngữ phải là người nghe (Lang Liêu).

-Câu (b) chủ ngữ là ông giáo.

-Câu (c) chủ ngữ là chúng ta.

Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.

a) Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.—> Không thay đổi ý nghĩa, làm rõ đối tượng tiếp nhận hơn và lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn.

b) Hút trước đi. -> Thay đổi ý nghĩa : ý cầu khiến mạnh hơn; câu nói sỏ sàng, trịch thượng, khiếm nhã hơn.

c) Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không —> Thay đổi ý nghĩa: trong những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói.

Câu 2:

-Câu cầu khiến trong bài thơ trên: Tiến lên! Toàn thắng ắt về phía ta

-Có tác dụng: Khuyến khích nhân dân ta đoàn kết , quyết tâm đánh giặc.

Câu 3: 

Về hình thức:

a. Không có chủ ngữ

b. Có chủ ngữ là :Thầy em

Ý nghĩa:

a. Ý nói cố gượng dậy để húp cháo (bệnh nặng).

b. Ý nói cố dậy nhưng có thể húp cháo (bệnh nhẹ)

Câu b. : Làm giảm chức năng của câu như chức năng câu cầu khiến.

Chúc bạn học tốt!!!

26 tháng 3 2020

no biết nhưng ks cho mik nhé

26 tháng 3 2020

Bài " Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh 

Bài thơ : Ngắm trăng của Hồ chí Minh

21 tháng 3 2020

1. Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia một số hoạt động về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức. Ví dụ như 

- Hoạt động ngoại khóa, diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông

- Tham gia thuyết trình về an toàn giao thông

- Viêt bài dự thi về ý thức tham gia giao thông một cách an toàn

- Tham gia buổi ngoại khóa với chủ đề " Chúng em an toàn với giao thông",..

Hoạt động diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông ấn tượng với em nhất vì chúng em được làm việc theo nhóm, để trao đổi ý kiến và em cho rằng đây là cách tuyên truyền về an toàn giao thông khiến học sinh cảm thấy hứng thú và không nhàm chán

2. 

- Nhà trường chủ động phối hợp, trực tiếp tuyên truyền nhắc nhở tại hiện trường đối với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng

- Nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân

-  kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường.

- Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.

chúc bạn học tốt

Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thểthấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiênnhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bàithơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy chobiết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ởNguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?Qua bài thơ Tức...
Đọc tiếp

Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể

thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên

nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài

thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho

biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở

Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể

thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên

nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài

thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho

biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở

Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?

0
Đọc đoạn văn:“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốtvà vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dungra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ailà người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ướcmơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn:

“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt

và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dung

ra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai

là người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ước

mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ

những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?

(3).

(Hai cây phong – Ai-ma-

Tốp)

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) rồi gọi tên.

2. Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn.

3. Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn

văn.

4. Trong đoạn văn trên có câu nào là câu nghi vấn.

0