K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1,0 điểm) Nêu một thông điệp từ bài thơ mà bạn cho là ý nghĩa nhất? Lí giải vì sao.  (Trả lời bằng 4 - 5 câu) Bài đọc:          Mùa xuân chín Trong làn nắng ửng: khói mơ tan. Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.   Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi; − Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Nêu một thông điệp từ bài thơ mà bạn cho là ý nghĩa nhất? Lí giải vì sao.  (Trả lời bằng 4 - 5 câu)

Bài đọc:

         Mùa xuân chín

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

 

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

− Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…..

 

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi

Hổn hển như lời của nước mây…

Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,

Nghe ra ý vị và thơ ngây…

 

Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:

− “Chị ấy năm nay còn gánh thóc.

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?"

                                         (Hàn Mặc Tử)

0
23 tháng 2 2024

Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.

Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.

Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.

Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.

Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mamg chút gì đó về.

Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới.

Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình

Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

23 tháng 2 2024
Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy. Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông. Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi: - Lời đó đúng không? - Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không? - Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không? Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.
(1,0 điểm) Theo em, vì sao thói quen nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu? Bài đọc:          Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.             Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Theo em, vì sao thói quen nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu?

Bài đọc:

         Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.

            Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.

            Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông.

            Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi:

            - Lời đó đúng không?

            - Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không?

            - Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không?

            Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.

                                     (Trích “Bảy bước đến thành công”, Nguyễn Hiến Lê)​

0
14 tháng 4 2024

Phú Thọ, ngày 14 tháng 4 năm 2024

Bảo thân nhớ!

Đã gần nửa năm kể từ ngày mình chuyển trường vào đây. Mình nhớ cậu và trường cũ lắm nên hôm nay mình viết thư thăm cậu, nhân tiện kể cho cậu nghe về tình hình lớp và trường mình hiện nay.

Cậu vẫn khỏe chứ? Vào năm học rồi và đã sắp kiểm tra học kì I rồi, chắc là cậu bận học lắm phải không? Sức khỏe của bố mẹ cậu thế nào? Mình đoán là năm ngoái cậu học tốt vậy, thế nào năm nay cậu cũng được bố thưởng cho chiếc xe đạp để đi học, phải không?

Dạo này mình mập và cao hơn. Nhà mình ở gần trường nên mình thường đi bộ. Trường học hiện tại rất gần biển. Lớp của mình có 36 bạn, đa số là học sinh khá. Lớp trưởng của mình là con gái, bạn ấy khá nghiêm khắc nên mình cũng thấy khá sợ. Sắp đến kỳ kiểm tra nên mình phải ôn bài thật kĩ, thỉnh thoảng còn phải nhờ bố giảng.

Thôi, mình dừng bút đây. Chúc cậu và gia đình luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Cậu nhớ nhanh chóng hồi âm nhé!

Bạn thân của Bảo

    Hán Quang An

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT  Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi. ​Quê ngoại      Làng Chùa là quê ngoại của Ki-a. Hiện tại Ki-a đang sống cùng gia đình tại Mỹ. Có một điều Ki-a không thể nào quên là ai ở đó cũng tươi cười và yêu quý em như người thân trong gia đình.      Mẹ của Ki-a kể khi mẹ còn nhỏ, cứ vào dịp nghỉ hè là mẹ lại...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 

Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi.

​Quê ngoại

     Làng Chùa là quê ngoại của Ki-a. Hiện tại Ki-a đang sống cùng gia đình tại Mỹ. Có một điều Ki-a không thể nào quên là ai ở đó cũng tươi cười và yêu quý em như người thân trong gia đình.

     Mẹ của Ki-a kể khi mẹ còn nhỏ, cứ vào dịp nghỉ hè là mẹ lại được ông ngoại đưa ra đê thả diều, lấy lá dứa dại làm những chiếc chong chóng và những chiếc kèn thổi vang trên mặt đê trong những chiều mùa hạ.

     Sau chuyến thăm quê ngoại trở về nước Mỹ, Ki-a cảm thấy mình thật giàu có vì có thêm một quê hương. Em kể cho các bạn biết mình vừa có một chuyến đi rất xa để đến một ngôi làng ở Việt Nam. Ngôi làng đó là quê ngoại của em đấy.

     Thi thoảng trong giấc ngủ, Ki-a lại mơ thấy mình đang ở quê ngoại. Tỉnh giấc, Ki-a chỉ muốn ngủ tiếp để lại nhìn thấy quê ngoại trong giấc mơ, được gặp những người làng Chùa, được ngắm cánh đồng, dòng sông và dãy núi tím xa. Thế mà có lúc thấy Ki-a tỉnh giấc trong đêm, mẹ không biết em vừa mơ về quê ngoại, lại bảo: “Cún con ngủ đi chứ!”. Những lúc như thế, Ki-a tự hỏi: “Mẹ có mơ về quê ngoại như mình không nhỉ?”.

(Theo Nguyễn Quang Thiều)

Câu 7. (1.0đ) Em học hỏi được gì từ bạn Ki-a trong bài đọc trên?

Câu 8. (1.0đ) Tìm trong bài đọc trên câu văn sử dụng biện pháp so sánh.

0