-CÂU ĐỐ VUI KHÓ CHỈ DÀNH CHO CAO THỦ
Cho tám viên bi vào 3 cái chén mà số bi trong mỗi chén là số lẻ. Làm như thế nào?
-CÂU ĐỐ VUI KHÓ CHỈ DÀNH CHO CAO THỦ
Nói tiếng người nhưng lại không làm việc của người. Là gì nào?
-CÂU ĐỐ VUI KHÓ CHỈ DÀNH CHO CAO THỦ
Thứ gì giả làm người ta sợ nhất
-CÂU ĐỐ VUI KHÓ CHỈ DÀNH CHO CAO THỦ
Thứ gì có đầu, có chân mà không có tay, miệng thì thích ngậm nước?
-CÂU ĐỐ VUI KHÓ CHỈ DÀNH CHO CAO THỦ
Túi của bạn thêm thứ gì thì tiền trong túi của bạn sẽ ít đi?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đến nay, tem thư không đơn thuần là giá trị cước phí bưu chính, mà còn trở thành một loại hình nghệ thuật, có sức sống thực tế. Nó là một văn hóa phẩm đặc biệt, phản ảnh mọi mặt của thiên nhiên, xã hội, đất nước và cuộc sống của con người.
Chiếc tem với chức năng dịch vụ, đã có những đóng góp to lớn cho đời ngay từ thuở chưa có phát minh sáng chế về điện báo và điện thoại.
Con tem đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1840 tại Anh, do ông Rowland Hill phát minh với mục đích chính là giải quyết vấn đề cước phí. Quốc gia tiếp theo phát hành tem là Brazil vào năm 1849 và sau đó các quốc gia khác cũng lần lượt phát hành tem của mình. Do nhu cầu của bưu chính, cần thiết phải có nhiều loại tem khác nhau để phù hợp với giá cước các phương tiện vận tải khác nhau, vì thế hình thức của con tem ngày càng thay đổi, và nội dung của nó không còn hạn chế như trước đây. Nhiều quốc gia muốn giới thiệu đất nước của mình, muốn truyền tải nét đẹp văn hóa của mình đến bạn bè thế giới thông qua những con tem nhỏ bé. Chính vì vậy mà con tem được xem như là một sản phẩm văn hóa đặc biệt.
Theo định nghĩa trong tự điển “Tem là những miếng giấy nhỏ, thường hình chữ nhật, có in tranh ảnh, giá tiền, dùng để dán lên các bưu phẩm làm chứng từ và cước phí”. Định nghĩa tóm tắt này đã nêu rõ tem là hình thức biểu đạt văn hóa, là phương tiện chuyển tải văn hóa đến người giữ và nhận bưu phẩm, rất phổ biến, có tác động rộng lớn đến mọi người.
Thật vậy, tem thư là một “sứ giả” không phân biệt biên giới, có tiếng nói riêng. Tiếng nói theo từng thổ ngữ mang nặng dấu ấn tập tục của một nền văn minh, với tất cả những gì có liên hệ với dĩ vãng, hiện tại và tương lai. Tem thư là một bằng chứng về trình độ văn hóa của một quốc gia. Bằng chứng ấy được thể hiện qua các hình thức đăng tải nội dung và hình thức của kỹ thuật in tem. Con tem còn là tình cảm nhận thức về sự vật của người phát hành tem và được biểu hiện theo phương pháp riêng biệt. Khi phát hành tem, các nước trên thế giới đều chọn lọc những thành tựu về văn hóa, khoa học có tính tiêu biểu của đất nước mình thể hiện trên tem. Vì thế tem thư trở thành một tư liệu đặc biệt của mỗi dân tộc, là những dấu vết, các sự kiện hiếm hoi trong lịch sử.
Tem là một loại hình có nhiều chất nghệ thuật. Ngoài giá trị nghệ thuật phải có, nó còn đòi hỏi tính khoa học cao, phải chứa đựng một định lượng thông tin nhất định. Vì vậy, những chiếc tem được thiết kế phải chú ý đến hai mặt, đó là sự khái quát và độ chính xác. Mỗi con tem là một tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ, vừa sinh động về hình thức, phong phú về nội dung, không chỉ những dòng chữ và con số cần phải có của một con tem, mà các chi tiết trên tem từ cận cảnh đến viễn cảnh đều có một ý nghĩa chủ định. Nó là những hình tượng tiêu biểu, biểu hiện sinh động đời sống văn hóa xã hội của mỗi quốc gia.
Đặc biệt là các con tem tuy nhỏ bé nhưng nó lại trở thành một giáo cụ trực quan rất hữu hiệu cho tất cả những ai muốn khám phá kiến thức. Cách đây không lâu, một giáo sư người Hà Lan, ông Otto Vanden Maijzenberg thuyết trình khoa học về đề tài “Lịch sử và quá trình diễn biến ở nông thôn Philippines” ở Hà Nội. Điều bất ngờ và đầy thú vị là giáo sư đã dành hẳn thời gian cho một đề mục “Lịch sử Philippines qua tem thư của nước này”. Buổi thuyết trình để lại ấn tượng sâu sắc trong người xem, qua các con tem đã thể hiện nội dung một cách sinh động, cụ thể, và khái quát những điều chính yếu. Tất cả tạo nên một “kênh” thông tin trong việc giáo dục truyền thống yêu nước đối với nhân dân. Cuối cùng, giáo sư nhận xét: “Ở Philippines, tem được coi trọng như một hiện vật phản ánh những ý niệm, những tư tưởng của Nhà nước nhằm xây dựng chế độ mới, trên cơ sở đoàn kết nhân dân với một hệ tư tuởng”.
Tem bưu chính Việt Nam cũng được coi là “một pho lịch sử, địa lý, văn hóa của đất nước”. Từ năm 1946 đến nay, với hơn 1.000 bộ tem được phát hành, bưu điện Việt Nam đã khắc họa bức tranh nghệ thuật bằng tem giàu hình ảnh và đầy ý nghĩa biểu cảm. Con tem là những cánh chim xanh của Việt Nam - những sứ giả của văn hóa bay đi cùng trời cuối đất, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới và tiếp thu tinh hoa của thế giới. Đứng trên bình diện quốc gia và quốc tế, việc tuyên truyền giới thiệu đất nước, văn hóa Việt Nam qua tem bưu chính đã đạt được kết quả đáng khích lệ, nội dung tuyên truyền đi cả vào bề rộng lẫn chiều sâu. Trong quá trình tự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc của mình, tem thư Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp quan trọng này.
Có thể xem tem thư là bộ bách khoa về hình ảnh, một tư liệu đặc biệt của mỗi dân tộc. Vì thế, ngày nay dù có những phương tiện thông tin cực kỳ hiện đại nhưng chiếc tem vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống con người… |
Đây chỉ là những ý chính thôi bạn tự lọc ra rồi làm nha!!!
Chúc bạn học tốt!!
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.
Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.
Bài thơ có tên là “Bếp lửa” nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ấy được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu, Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. “Bếp lửa” là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động.
Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những nắng mưa ấy là gì?
Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:
“Đó là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.
Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn:
"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
“Khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.
Cùng với hình ảnh bếp lửa, còn có một âm thanh tha thiết gắn với người bà: tiếng tu hú:
“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa”.
Tiếng tu hú thường gợi đến cảnh đồng vàng đầy lúa chín. Nhưng trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú tha thiết thê lương là tiếng khóc, tiếng than cho những mất mát, nghèo đói. Được bà yêu thương, che chở, người cháu chạnh lòng mà mời gọi tiếng chim “đến ở cùng bà”. Vậy là đối với cháu, bà đã trở thành biểu tượng của sự đùm bọc, chở che đầy cao cả.
Cơ cực lên đến tận cùng khi:
“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.
Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tình yêu:
“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.
Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?
Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!”
Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động.
Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:
"Giờ cháu đã đi xa
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc trân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.
Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.
Đúng rồi nhưng mk muốn 1 bài văn nghị luận chơ k phải p tích tình bà cháu trong bài thơ bếp lửa
Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu truớc đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...
Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo đê suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...
Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choẳt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.
Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đương đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..
Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
kb đc ko z
11111111111111111111111111111111111111111111111111111
22222222222222222222222222222222222222222222222
bn gửi nha
Cho 3 viên bi vô cái bát nhỏ,rùi để cái bát nhỏ vô cái bát to có chứa 2 viên bi (tổng cộng bát to có 5 viên) 3 viên còn lại cho vào cái bát còn
là chiếc tivi
bình nước
ví
còn thiếu nha bạn mình quên
giả dối