K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2024

Phía sau nhà em có một khu vườn nhỏ. Ở đó, bố trồng các loại rau quả tươi ngon. Trong đó, cây cao lớn và nhiều tuổi nhất chính là cây nhãn.

Cây nhãn năm nay hơn năm tuổi, do bố em tự tay trồng khi cả gia đình vừa chuyển về đây. Cây cao khoảng gần ba mét, thân to, thẳng đứng như cột đình. Lớp vỏ trên thân cây có màu nâu sẫm, sần sùi từng mảng như một lớp vảy. Các cành cây ở phía trên mọc khúc khuỷu, đan vào nhau tạo thành tán lá vững chãi. Lá nhãn nhỏ tầm hai ngón tay, xanh mượt quanh năm. Nên lúc nào trong vườn cũng có một góc mát mẻ để em ngồi chơi. Cứ đến cuối mùa hè, khoảng tháng tám là quả nhãn chín. Những quả nhãn to như cái thìa, tròn xoe, kết thành từng chùm lúc lỉu đến là thích mắt. Vỏ nhãn mỏng, màu nâu cam, lốm đốm hạt đen. Phần thịt quả bên trong dày, màu trắng đục, nhai giòn sần sật, vừa ngọt lại nhiều nước. Trong cùng là hạt nhãn bé xíu, màu đen thui. Vào mùa, nhãn chín nhiều, mẹ sẽ đem chia bớt cho hàng xóm, rồi làm chè nhãn, nhãn ngâm… Ngon tuyệt.

Em rất yêu quý cây nhãn. Mỗi ngày khi đi học về, em lại ra vườn thăm cây, tưới nước cho cây. Chỉ mong cây luôn xanh tốt, che chở cho khu vườn.

25 tháng 4 2024

@đỗ khánh như, Bạn ghi tham khảo vào nhé!

24 tháng 4 2024
Tả cây ăn quả mà em thích - tả cây xoài

Trong vườn của ông nội trồng rất nhiều cây ăn quả cho các cháu nào là nhãn, vải thiều, thanh long, mít, na và có cả xoài. Em thích nhất cây xoài cát, nó gắn với em rất nhiều kỉ niệm.

Năm nay em đã học lớp 4, cây xoài ấy cũng được 9 năm, nó được ông trồng khi em mới tròn một tháng tuổi. Ông nội bảo cây xoài đó ông trồng kỉ niệm cho năm em chào đời. Thoáng chốc nó đã là một cây xoài to lớn sum xuê cành lá và mỗi mùa quả đều sai trĩu cành. Thân cây xoài to em ôm một vòng tay không hết, trên đó có hai cành xòe ra hai bên tạo thành hai ngã rẽ trái, phải. Chắc hẳn rễ của nó rất khỏe đâm sâu vào trong lòng đất lấy chất dinh dưỡng nuôi cây nên nó mới lớn nhanh dang rộng những tán lá xanh mơn mởn đón ánh nắng mặt trời.

Vào tháng ba hoa xoài nở rộ một màu vàng tươi khoe sắc cùng ánh nắng. Đến hè những quả xoài non bắt đầu lớn dần lên mỗi ngày. Buổi trưa oi bức em thường mắc võng dưới gốc cây nằm nghe loài ve, đàn chim ríu rít hót ca. Đặc biệt vào những ngày xoài chín, quả nào quả đấy đều thơm nức, hương bay thoang thoảng trong làn gió hạ đưa đi khắp không gian vườn nhà. Quả chín mọng màu vàng như màu của lúa mới được thu hoạch về, ăn vào ngọt lịm nơi cổ họng lưu giữ hương thơm. Mỗi ngày mẹ em thường hái xoài để làm món tráng miệng cho gia đình, đem biếu họ hàng và cô bác láng giềng ai nấy đều khen xoài rất ngon.

Em bao nhiêu tuổi là cây xoài bấy nhiêu năm, nhìn thấy nó là em lại nhớ đến ông nội, biết ơn ông đã dành cho em món quà đáng quý mà em yêu thích. Cây xoài sẽ mãi gắn bó với gia đình em.

24 tháng 4 2024

tả cây xoai đi thử bạn?

24 tháng 4 2024

QUẢ BÓNG BAY

24 tháng 4 2024

Bóng bay

Đúng thì tick cho tớ với nhé!

29 tháng 4 2022

tính diện tích một tấm kính hình thoi có độ dài các đường chéo lần lượt là 10cm và 6cm 

 

30 tháng 4 2022

các bác nông dân vui vẻ gặt lúa

23 tháng 4 2024

Một người yêu nước dũng cảm là người luôn sẵn lòng hy sinh cho lợi ích của đất nước và cộng đồng. Họ không ngần ngại đối diện với khó khăn và nguy hiểm để bảo vệ quốc gia và nhân dân. Tinh thần gan dạ và quyết tâm của họ là nguồn động viên mạnh mẽ cho những người xung quanh. Bằng sự kiên nhẫn và sự hy sinh, họ góp phần xây dựng một xã hội vững mạnh và bền vững. Tôi ngưỡng mộ và cảm kích lòng yêu nước và dũng cảm của những người như vậy.

23 tháng 4 2024

hello

 

23 tháng 4 2024

D là đáp án

23 tháng 4 2024

B

 

23 tháng 4 2024

Vị ngữ trong câu văn "Trong buổi giao lưu hôm đó, mọi người đều ấn tượng với lời ông nói" là "đều ấn tượng với lời ông nói". Vị ngữ này có tác dụng chính là mô tả hoặc nói lên tình trạng, hành động, hoặc trạng thái của chủ ngữ "mọi người" trong câu. Nó chỉ rõ phản ứng hay cảm xúc của mọi người đối với những gì ông nói trong buổi giao lưu, từ đó làm nổi bật ảnh hưởng hoặc tầm quan trọng của lời nói đó đối với những người tham dự. Vị ngữ còn giúp người đọc hiểu được rằng lời nói của ông đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, qua đó thể hiện giá trị hoặc ý nghĩa của những lời ông nói trong ngữ cảnh cụ thể đó.

21 tháng 4 2024

TK

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này đổi tên thành Văn Miếu Hà Nội. Trong lịch sử, di tích này là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta từ thời Lý đến thời Lê; đồng thời cũng là nơi dựng bia “đề danh” (hiện còn 82 bia) những tiến sĩ đã đỗ đạt trong các kỳ thi tiến sĩ từ thời Lý đến thời Lê, trong đó có nhiều danh nhân trong lịch sử nước ta. Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước đầu tư phục dựng năm 1999- 2000. Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu - nơi thờ tự tiên Nho, và Quốc Tử Giám - trường đào tạo trí thức Nho học. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.