Danh từ là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mảnh vườn nhỏ của ông bà em trồng rất nhiều loài cây ăn trái. Nào mít, na, ổi, xoài… trái nào cũng thơm ngon và vô cùng hấp dẫn. Em thích nhất là trái bưởi, không chỉ bởi vị ngọt thanh mà bưởi còn gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ trong em.
Trái bưởi có rất nhiều loại khác nhau và được trồng trên khắp đất nước ta. Bưởi thường có hình tròn và nặng khoảng 1 ki-lô-gam. Lúc bưởi còn non, chúng nhỏ bằng nắm tay của em và khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm, khi chín lớp áo ngả dần sang màu vàng. Dùng tay cạo nhẹ vào vỏ bưởi, em thấy một mùi thơm mát tỏa ra thật dễ chịu. Mẹ em thường dùng vỏ bưởi đun nước lấy tinh dầu để gội đầu, sẽ giúp tóc đen óng, mượt mà và dài nhanh hơn.
Bên trong trái bưởi là lớp cùi trắng mềm và thơm, mẹ khéo léo tách lấy lớp cùi và dùng nấu chè bưởi. Mẹ đã hướng dẫn em cách nấu món chè rất cầu kì và công phu này. Bát chè thanh mát ngày hè, thoang thoảng vị thơm của bưởi luôn khiến em nhớ mãi và mong ngóng được ăn.
Và khi lớp cùi trắng được bóc đi đã lộ ra những múi bưởi xếp kín thành một vòng tròn, cong cong như vầng trăng lưỡi liềm. Những tép bưởi căng mọng và nhiều nước, có màu hồng đào rất đẹp. Khi ăn, em thường tách bỏ phần vỏ và xếp lên đĩa như những cánh hoa. Em thích nhất trái bưởi có vị hơi chua, là món tráng miệng rất ngon sau mỗi bữa. Những hạt bưởi trong mỗi múi cũng rất hữu ích, em cùng các bạn thường phơi khô và xâu lại thành tràng hạt. Khi đốt, tiếng nổ “tách, tách” nghe rất vui tai và tỏa ra mùi thơm rất dễ chịu.
Trái bưởi thường được thu hoạch vào mùa thu. Bưởi cung cấp nhiều vi-ta-min và dưỡng chất cần thiết cho con người. Không những vậy, bưởi được sử dụng trong nhiều dịp lễ tết. Mỗi dịp tết Trung Thu, trong các mâm cỗ đón trăng tròn, lớp em thường trang trí bằng những trái bưởi thơm ngon. Khi tết đến xuân về, bưởi thường được đặt trong mâm ngũ quả với mong muốn một năm mới đến luôn hạnh phúc tròn đầy.
Em thích ăn những trái bưởi thơm ngon. Hương vị của trái bưởi luôn gợi nhớ em đến hương vị quê hương.
Các từ chỉ sự vật là: chuồn chuồn, nước, màu vàng, lưng, cái cánh, giấy bóng, cái đầu, con mắt, thủy tinh, bản làng, ánh lửa, các bếp, bờ ruộng, bước chân, người, tiếng nói chuyện, tiếng gọi nhau.
1, vượn mẹ giật mình hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay vẫn không rời con.
2, Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.
3, Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to: á á á...rồi từ từ gục xuống
1, vượn mẹ giật mình hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay vẫn không rời con.
2, Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.
3, Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to: rồi từ từ gục xuống
tầm rất nhìu
nhân vật thứ nhất: thầy giáo/cô giáo dạy thể dục:)
nhân vật thứ hai: you :))
nhân vật thứ ba: bạn you:)))
nhân vật thứ N: các bạn khác :))))
chúc bẹn thành công :)))
1, Đê-rốt-xi
2, Cô-rét-ti leo
3, Xtác-đi
4, Ga-rô-nê
5,Nen-li.
6, thầy giáo
có 6 nhân vật
Những năm học tiểu học vừa qua, em đã học rất nhiều thầy cô giáo. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hà.
Năm cô dạy lớp em, cô cũng không còn trẻ, vì mái tóc cô đã ngả hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Những điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kích dày của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc cũng không khác bình thường là mấy, vẫn chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi.
Những ngày có tiết trên lớp, thường thì cô không bỏ buổi nào, ngay cả khi có những việc như việc gia đình, sức khoẻ làm cô buồn phiền đi nữa. Những giờ lên lớp của cô, các bạn ai cũng chăm chú nhìn lên bảng, năng phát biểu ý kiến, vì bài giảng của cô không bao giờ thiếu mất sự thú vị, làm chúng em thêm say mê học tập. Những lúc chúng em tiến bộ, cô lại khích lệ làm em thêm vui và cố gắng học tập hơn.
Trong mỗi buổi họp hay sau mỗi tiết dự giờ, các thầy cô thường trao đổi với nhau về cách giảng dạy cho bài học thêm cuốn hút. Rồi trong những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường, cô tham gia nhiệt tình lắm… Nhiều lúc có ai gặp chuyện vui buồn, cô đều chia sẻ, cảm thông. Có lẽ cũng vì vậy, mà các thầy cô giáo đều rất quý mến cô, như một người đồng nghiệp tốt, một người bạn thân.
Trong mỗi buổi họp phụ huynh, cô luôn nắm chắc kết quả học tập, sự cố gắng, phấn đấu của từng bạn để thông báo với cha mẹ chúng em. Nhờ sự quan tâm tận tình của cô mà cha mẹ em đã phần nào hiểu được những hoạt động của em ở lớp, ở trường.
Vậy nên, mẹ em luôn liên lạc với cô mỗi tối thứ bảy, trao đổi với cô về tình hình học tập của em…
Mỗi lần đi qua nhà cô buổi sáng, em đều thấy cô tưới nước cho cây cối, vườn tược. Hình ảnh một cô giáo đứng trên bục giảng không khác nhiều so với cô lúc ấy, vẫn rất giản dị nhưng đầy thân thương.
Tả cô giáo của emTrong suốt 5 năm học Tiểu học, em đã được học nhiều cô giáo khác nhau nhưng em nhớ nhất vẫn là cô Đoàn, giáo viên chủ nhiệm của em năm lớp 1.
Lớp 1 là năm học đầu tiên em bước vào cấp 1. Đó cũng là năm học mà em đầy bỡ ngỡ và lạ lẫm. Nhưng may mắn thay, bên cạnh em là cô giáo chủ nhiệm luôn tận tình và yêu thương học trò hết mực. Năm em vào lớp 1, cô Đoàn cũng đã gần 50 tuổi rồi. Cô thuộc lớp giáo viên lớn tuổi trong trường. Tuy nhiên đối với chúng em cô vẫn thật gần gũi. Cô em nuôi một mái tóc rất dài. Cô thường búi tóc cao. Chỉ khi cô xõa tóc, chúng em mới được ngắm nhìn mái tóc dài mượt mà của cô. Những ngày đầu mới vào lớp 1, chúng em được cô chỉ dạy cho từng nét chữ. Bạn nào chưa hiểu, cô đến tận nơi uốn nắn. Cô cầm tay chúng em, chỉ cho chúng em từng li từng tí. Đôi bàn tay của cô dù đã thô ráp nhiều do năm tháng nhưng vẫn ấm áp vô cùng. Dáng đi của cô khoan thai, từng bước, từng bước chậm rãi. Giọng nói của cô nhẹ nhàng và dứt khoát. Mặc dù đôi lúc chúng em nghịch ngợm nhưng không bao giờ cô đánh mắng mà lúc nào cũng chỉ dạy cho chúng em một cách nhẹ nhàng. Cô chính là người đầu tiên cho em hiểu thế nào là cô giáo như mẹ hiền.
Đến bây giờ khi đã là học sinh lớp 5. Tuy không được học cô nhưng em vẫn được gặp cô hàng ngày. Năm nay là năm cuối cấp của em, cũng là năm cuối cùng cô đi dạy. Em vẫn nhớ hình ảnh cô giáo Đoàn khi ấy và mong mình sau này cũng sẽ trở thành một cô giáo giỏi giống như cô.
Trong cuộc sống con người chúng ta luôn có những niềm vui, nỗi buồn, luôn có những khó khăn cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có những người bạn tốt để giúp ta trong những lúc như vậy. Và em cũng có một người như vậy ngay từ tuổi nhỏ. Cậu ấy tên Quang.
Quang là hàng xóm của em. Chúng em chơi với nhau lúc còn bé xíu. Khi ấy cậu mập mạp, trắng trẻo rất đáng yêu. Lớn hơn một chút, chúng em học cùng lớp mẫu giáo, rồi lại cùng nhau vào trường tiểu học. Càng ngày chúng em càng thân thiết với nhau hơn.
Giờ đây cậu ấy sở hữu một khuôn mặt chữa điền, làn da không còn trắng mịn như con gái mà ngăm đen khỏe mạnh. Cậu ấy chỉ cao hơn em một chút. Mái tóc cắt ngắn trông rất gọn gàng. Quang là một con người thân thiện, luôn tươi cười, cởi mở với mọi người xung quanh. Học nhóm, chơi thể thao, làm bài tập ngữ văn, lúc nào em và Quang cũng thành một cặp, gắn bó với nhau như hình với bóng.
Không chỉ thông minh, nhanh nhẹn, Quang còn rất biết quan tâm giúp đỡ người khác, nhất là với em. Vì em học kém môn Ngữ văn nên Quang ngày nào cũng sang nhà em làm gia sư bất đắc dĩ. Anh bạn gia sư của em còn là một cây văn nghệ cừ khôi. Cậu ấy đã từng dành ngôi vị quán quân trong cuộc thi tiếng hát học sinh toàn trường. Mỗi dịp có lễ hội, nhìn cậu ấy hát trên sân khấu nhà trường, em thấy bạn rất chuyên nghiệp và trong lòng em có cảm giác tự hào khi có được người bạn như Quang.
Không chỉ học giỏi, hát hay, Quang còn rất ngoan ngoãn và biết giúp đỡ cha mẹ. Mỗi chiều đi học về em thường thấy Quang giúp bố mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Không những thế, những món ăn mà Quang nấu cũng không thể chê vào đâu được. Trong mắt em Quang trở thành một người bạn hoàn hảo. Là tấm gương xứng đáng cho em học tập và cố gắng noi theo.
Mỗi người bạn đều đem lại cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Nhưng người bạn thân thiết gắn bó khiến ta tự hào, ngưỡng mộ mà trở nên cố gắng tốt đẹp hơn càng đáng quý. Em mong tình cảm giữa em và Quang mãi mãi như bây giờ.
Ở trường học ai ai cũng có một người bạn thân.Tôi cũng vậy tôi có một người bạn thân tên:Thảo.Thảo là một cô bạn học sinh giỏi nhảy dây.Bạn ấy rất thích học thủ công.Trong giờ thủ công bạn ấy mải miết làm bài mà không nói chuyện như những bạn khác,bạn ấy chăm chú làm từng bước từng bước rồi làm đi làm lại những bài thủ công.
Bạn ấy là một người khá tấu hài,trong lớp bạn ấy hay đọc bài thơ
Thằng mèo mà trèo cậu cau
Hỏi thăm mợ chuột đi đâu vắng nhà
Mợ chuột mua cá mua mua muối
Giỗ cha thằng mèo
Vậy lên ở lớp mọi người có bài thơ dành cho Thảo
Thảo tồ lại tấu hài cơ
Đã tấu hài rồi còn nghịch như ranh
Thích môn thủ công cắt dán
Mải miết làm bài hết giấy thủ công.
NGÀY XƯA Ở MỘT VƯƠNG QUỐC XA XƯA KIA CÓ MỘT ÔNG VUA SINH ĐƯỢC 2 CÔ CÔNG CHÚA XINH ĐẸP.HAI CÔ CÔNG CHÚA NÀY MUỐN ĐI NGAO DU THIÊN HẠ LÊN ÔNG VUA ĐÀNH CHIỀU HAI CÔ CON GÁI CỦA MÌNH.NHƯNG HAI CÔ KHÔNG ĐI KIỆU MÀ CƯỠI NGỰA NHƯ DÂN THƯỜNG.BỊ LẠC VÀO RỪNG SÂU MÀ KHÔNG BIẾT LỐI VỀ HAI CÔ BÈN TÌM MỘT NGÔI NHÀ ĐỂ TÁ TÚC.RỒI HỌ THẤY MỘT NGÔI NHÀ NHỎ BẰNG GỖ LIM,KHÔNG CHẦN CHỪ MỘT CHÚT DO DỰ,HAI CÔ PHI NGỰA ĐẾN CHỖ NGÔI NHÀ ĐÓ VÀ GÕ CỬA"CỐC CỐC CỐC'',MỘT BÀ LÃO XẤU XÍ BƯỚC RA KHÔNG AI KHÁC ĐÓ CHÍNH LÀ PHÙ THỦY CAO TAY,BÀ MỜI CÁC CÔ VÀO CHO ĂN UỐNG RỒI SAU KHI ĐI NGỦ BÀ BIẾN CÔ CHỊ THÀNH DÂU TÂY,CÒN CÔ EM LÀ DÂU TA.
Huyền thoại xưa ở Á Châu có kể rằng, khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã làm ra mưa gió. Nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn phát sinh ra mọi thứ. Khi tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa, sai loài rồng là con vật ở cõi trời, bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm ra mưa. Vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là “thi Rồng”.Khi chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy tề là vì vua trông coi các công việc ở dưới nước, loan báo cho tất cả các giống sống ở đó, chúng tranh nhau đi thi.Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại. Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai, viên ngọc cá chép có được nhờ rèn luyện.
Thần gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy…Cá chép khỏe khi gặp các đợt sóng cao đưa lên, cá vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc ra vượt qua Vũ Long Môn và biến thành (hóa) rồng.Cá chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng!
Cả bầy cá chép con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi chúng biết hễ vượt qua được cửa đó, chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành con rồng siêu phàm, sẽ có dáng thoát tục… và biến thành Rồng thiên, được sống đời đời.Vẫy, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dạng trọn vẻ oai phong, rạng rỡ, một biểu tượng cho sự khát vọng của con người trên thế gian…
Nhưng cá chép cũng tùy con, phải có tính chất quí sáng (mang ngọc quý trong thân) có khả năng khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt được thành công!Cá chép hóa rồng phun nước làm cho đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi, đem lại sức sống cho muôn loài. Bởi vậy người ta thường xem hình ảnh cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng. Thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn về tài lộc trong thương mại.
có phải là biệt danh của từ đó đúng ko
lộn đây nè Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ là một bộ phận của ngôn ngữ nên nó biến đổi và phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.