cho mình đề khiểm tra giữa học kì 2 bộ sách cánh diều với!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể hiểu nghĩa cả câu thơ gắn với hoàn cảnh đất nước lúc bây giờ mới chiến thắng quân xâm lược Tống năm 981 nên nguy cơ chiến tranh vẫn còn, chưa thật sự ổn định, giống như dây mây quấn quít, ràng buộc rất phức tạp. Câu thư đưa đến sự thức tỉnh, cảm nhận về vận nước, nếu khéo giữ thì được lâu bền, không khéo giữ thì dẫn đến rối ren, nguy biến.
Về hình thức, câu thư thể hiện bằng tiểu đối giữa “vận nước” và “dây mây quấn quít”’ được nối với nhau bằng liên từ “như”, qua đó tạo nên sự đăng đối và mối liên tưởng? liên hệ giữa “Vận nước” và “dây mây quấn quýt”; và ngược lại là hình ảnh dây mây quấn quít cũng giống như vận nước vậy. Cách thức đặt tiểu đối so sánh như thế giúp câu thư trở nên có hình ảnh, sinh động, rõ nghĩa, dễ đi vào tâm trí người đọc.
Nếu như câu thư mở đầu thiên về khơi gợi, nêu vấn đề về hiện tình đất nước thì câu thư tiếp theo Nam thiên lý thái bình (Trời Nam sửa sang nền thái bình) nhằm xác lập yêu cầu, biện pháp, cách thức giữ nước, thiên về sự khẳng định, mở đường chỉ lối.
Riêng chữ lý có nghĩa là liệu lý, điều hành, sửa sang chính sự để đất nước được yên bình, chúng dân no đủ. Việc xác định “Trời Nam sửa sang nền thái bình” là cách nói thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm của nhà sư trước hiện trạng đất nước đang như dây mây quấn quít, phức tạp. Đó cũng là sự tiếp nối, hô ứng với nội dung đã được nêu ra từ câu thơ trên.
Rõ ràng lời thư còn có ý nghĩa rộng lớn, vượt thời gian của một thời để thành bài học cho muôn đời, bởi lẽ triều đại nào cũng rất cần thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, cần sự điều hành, sửa sang, vun đắp cho quốc gia được thái bình, thịnh trị. Ở đây, lời thơ dịch cũng đã theo sát được cả phần nội dung, ý nghĩa và vần điệu của nguyên tác:
Vận nước như mây quấn,
Trời Nam giữ thái bình. . .
Trong hai câu thơ sau, nhà sư nhấn mạnh phương hướng, xác định thể thức và biện pháp trị nước cho chính nhà vua. Câu thư Vô vi cư điện các (ở cung điện dùng đường lối “vô vi”) mang sắc thái như một lời khuyến cáo, khuyên bảo, cụ thể hoá được cách thức giữ thái bình cho đất nước. Hai chữ “vô vi” theo học thuyết Đạo giáo có nghĩa là không làm những việc trái tự nhiên.
Theo sách Đạo đức kinh của Lão Tử thì “đạo” vốn là vô vi, thuận theo lẽ tự nhiên. con người không nên can thiệp và đi ngược lại quy luật đời sống. Trong phép trị nước và hoạt động xã hội, bậc vua hiền tài vẫn có thể “vô vi nhi trị” đặt ra chính sách thuận lòng dân, trông coi bốn phương nhẹ nhàng tưởng như không làm gì cả mà đất nước vẫn yên bình, thịnh trị.
Nho giáo cũng đề cao vai trò “Đại biện hành hoá”, “Thế thiên hành hoá”, thay trời trị nước của nhà vua. Nếu nhà vua có đức sáng, có phẩm chất tốt đẹp thì trăm họ chúng dân sẽ tự nguyện theo về. Khổng Tử đã nói trong thiên Vi chính, sách Luận ngữ. “Vi chính dĩ đức thí như bắc thần cơ kỳ sở nhi chúng tinh củng chi” (Thi hành chính sự nhờ vào đức cũng giống như sao Bắc Đẩu đứng yên một chỗ mà các vì sao khác đều châu tuân về).
Một mặt khác, vì Pháp Thuận là một vị thiền sư cho nên cần hiểu hai chữ “vô vi” theo cả nghĩa “vô vi pháp” của nhà Phật nữa mới thật đầy đủ. Về thực chất thì đây cũng chỉ là một cách hiểu, một cách hình dung và cách diễn đạt khác về kế sách trị nước thuận theo quy luật tự nhiên mà thôi. Bởi lẽ thuật ngữ “vô vi pháp” có nghĩa là “Pháp xa lìa nhân duyên tạo tác”, hướng con người tới chân như, yên bình, tự tại.
Vận dụng vào việc trị nước, tinh thần “vô vi” của nhà Phật đề cao việc thuận theo nhân duyên, từ bi bác ai, dẫn tới giải thoát về nơi an lạc, cuộc sống thanh bình, không tạo tác nên những điều sai trái, gây phiền nhiễu cho dân, đi ngược lại xu thế chung.
nhớ k mk nha nếu sai thì mong bn thông cảm
Bất cứ những người con Việt Nam nào dù đi đâu về đâu cũng đều nhớ tới những giá trị văn hóa của dân tộc, nhớ tới những lễ hội tôn vinh chiến công, công sức dựng nước của mười tám vị vua Hùng- những người đã xây những nền móng đầu tiên của đất nước Việt Nam chúng ta. Do vậy, năm nào cũng thế, vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, cả nước đều hướng tới Đền Hùng- Phú Thọ. Đây là nơi thờ tụng những vị vua Hùng và là nơi tổ chức lễ hội vào những ngày này. Nhà nước quy định, vào những năm chẵn sẽ được tổ chức theo nghi lễ của quốc gia còn những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ phụ trách. Nhưng dù có ở năm nào đi chăng nữa thì vào những ngày này, mọi người ai cũng muốn được tới nơi đây để thể hiện tấm lòng thành kính của mình dâng lên cho tổ tiên và những người đi trước. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của đất nước chúng ta.
Lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch. Những ngôi đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây thể hiện một cách vô cùng sâu sắc những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của nhân dân. Lễ hội được bắt đầu cũng từ chính thời đại của vua Hùng Vương trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cũng chính bởi những lí do như vậy mà việc chúng ta suy trì lễ hội này và được tổ chức với quy mô lớn qua các năm càng chứng tỏ tấm lòng của nhân dân, những người thuộc thế hệ đi sau vẫn luôn nhớ tới với niềm biết ơn sâu sắc những vị cha ông ta đã hi sinh để bảo vệ cho đất nước.
Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy một cách sâu sắc lòng yêu nước của dân tộc chúng ta. Trong những dịp lễ như thế này, chúng ta không thể nào quên được lễ hội Rước kiệu. Đây là một trong những công việc thể hiện sự nghiêm trang, kính lễ tới những người đã khuất. Không khí của buổi lễ vô cùng nghiêm túc, không hề có những hành động như cười đùa, nghịch ngợm. Mọi người sẽ nâng kiệu đi qua các đền và chùa ở trên núi Hùng. Trên đó là những lễ vật như xôi, gà, bánh chưng,… Đó đều là những món cúng truyền thống của dân tộc chúng ta. Tất cả sẽ được xếp một cách gọn gàng và đẹp đẽ ở trong năm bộ kiệu. Đoàn rước kiệu thường được tổ chức một cách vô cùng trang nghiêm và cẩn thận. Thường thì đó chính là những người có sức khỏe tốt, ưa nhìn được xã lựa chọn. Họ đều mặc những đồng phục thống nhất và gon gàng. Mỗi người lại mang những vũ khí thời xưa được phóng tác lại bằng gỗ như đao, chùy, cờ, long,.. để mô phỏng lại như thời ngày trước. Đoàn rước kiệu đi tới đâu, tiếng chiêng tiếng trống như rộn ràng tới đó. Sau đó, những đoàn đại biểu sẽ xếp hàng chỉnh tề để đi sau kiệu và cùng nhau lần lượt đi theo kiệu lên tới trên đỉnh. Điểm dừng đầu tiên chính là “Điện kính thiên”. Lúc ấy, cả đoàn dừng lại và thực hiện nghi lễ dâng hương. Cả bầu không khí như khẩn trương và trang nghiêm vô cùng. Mọi người ai cũng chăm chú để theo dõi quá trình dâng hương tới thần linh. Tiếp theo, mọi người đi vào trong thượng cung của đền Thượng. Đây là ngôi đền cao nhất và là ngôi đền chính trong số những đền ở đây. Do đó, tại nơi này, thường thì sẽ có một vị lãnh đạo đại diện cho nhân dân cả nước phát biểu cảm ơn những gì mà ông cha ta đã để lại, sau đó sẽ hứa cố gắng hơn cho những năm sau, cầu mong sự an lành và kinh tế đất nước phát triển. Thường thì nghi lễ này sẽ được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng theo dõi và phát lại trực tiếp để cho dân chúng cả nước cùng nhau theo dõi. Tất cả mọi người lúc này, ai nấy đều nói thầm những lời nguyện cầu từ trong trái tim của mình, mong nhận được sự phù hộ bình an của tất cả thần linh dành cho con cháu.
Sau phần lễ tế những vị vua Hùng là phần hội. Đây cũng là phần được mọi người rất yêu thích, nhất là với những người thuộc thế hệ trẻ. Mở màn năm nào hầu như cũng là phần thi kiệu của những làng ở xung quanh. Sự tham gia hào hững khiến cho không khí của mùa lễ hội như được dâng cao lên rất nhiều. Bởi mọi người sẽ xem xét và chấm xem cỗ kiệu của làng nào là đẹp nhất thì năm sau, cỗ kiệu của làng đó sẽ được thay mắn những làng còn lại được rước lên đền Thượng làm lễ. Đó chính là niềm vinh dự vô cùng lớn lao đối với ngôi làng được giải nhất vì theo như tập tục cho rằng, ngôi làng có cỗ kiệu được chọn thì trong năm làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn, được các Ngài phù hộ tốt lành. Qua đó, chúng ta thấy rõ được những đặc điểm trong đời sống tâm linh của những làng xã quanh chân núi Hùng nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung.
Trong lễ hội, chúng ta sẽ dễ dàng được xem nghi lễ hát Xoan. Đây là nghi lễ vô cùng độc đáo mà chỉ nơi đây mới có bởi chiếu theo lịch sử thì đây là điệu múa hát được bà Lan Xuân- vợ của vua Lý Thần Tông vô cùng yêu thích và có nhiều sự đóng góp giúp cho điệu hát này trở thành điệu hát thờ tại các đền thờ của vua Hùng. Không chỉ có hát Xoan mà ở đền Hạ còn có ca trù. Đây cùng là một loại hình ca hát truyền thống của dân tộc Viết Nam chúng ta. Bên ngoài sân, mọi người cùng nhau tụ tập để chơi một số những trò chơi dân gian như đu quay, đánh cờ, chọi gà, đấu vật,.. Với rất nhiều những trò chơi khác nhau, những người đến thăm hội được thưởng thức bất cứ một loại hình nào mà mình yêu thích. Ví như những bạn trẻ thường chọn chơi đánh đu trên những đu quay làm bằng tre, nứa rất chắc chắn. Buổi tối, những người yêu thích ca hát có thể cùng nhau tham gia những bài hát đối, hát giao duyên, hát chèo,… ngay tại sân của đền Hạ hoặc đền Giếng. Với biết bao những hoạt động bổ ích, hằng năm những lượt khách tới thăm đền Hùng là vô cùng nhiều. Ai cũng muốn được tới nơi thờ phụng tổ tiên của đất nước một lân để thể hiện tấm lòng thành kính.
Lễ hội Đền Hùng là một phong tục rất đẹp trong đời sống tâm linh của dân tộc người Viết. Chúng mang những giá trị về văn hóa lịch sử vô cùng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính bởi vậy mà đã từ lâu, Phú Thọ được coi là thánh địa của cả nước, là cái nôi của dân tộc. Trải qua một quãng thời gian rất dài với biết bao thăng trầm trong lịch sử nhưng nhà nước vẫn cố gắng tổ chức lễ hội Đền Hùng tưởng nhớ tới những vị vua khai sáng ra nước Việt ta. Những người hành hương tới với nơi đây đều mang trong mình những niềm thành kính, mong muốn gửi lên tấm lòng chân thành của mình tới tổ tiên. Điều đó khiến cho chúng ta càng cảm thấy tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt Nam ta.
E ơi thế này vi phạm bản quyền nhé nên a chỉ dám đưa bài tham khảo thui.
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2022
Kính gửi bác Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính!
Cháu là Phạm Yến Phương học sinh trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hôm nay cháu xin gửi tới bác bức thư này để trình bày một vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan tới cuộc sống của tất cả chúng ta.
Thưa bác, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, lượng mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Theo kịch bản trung bình, lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5% - 10%; vào giữa thế kỷ có mức tăng từ 5% - 15%; trong đó, một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ, mức tăng nhiều nhất có thể lên tới trên 20% và được phân bố ở Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.
Về mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050 là 22cm; năm 2100 là 53cm. Theo kịch bản cao, các số liệu của các thời điểm tương ứng lần lượt là 25cm và 73cm. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), 17,8% diện tích thành phố Hồ Chí Minh, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập chìm trong nước.
Cháu biết rằng những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi biến đổi khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, dân tộc, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, lực lượng tích cực, chủ động ứng phó trên mặt trận này và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Cháu mong rằng, thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến việc triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó thường xuyên.
Cùng với đó là năng lực dự báo, cảnh báo, tổ chức thực hiện cùng điều kiện, phương tiện phòng, chống thiên tai ở các khu dân cư, nhất là tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai.
Các chương trình, dự án về tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học) cùng các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần được triển khai tốt hơn nữa.
Việc thực hiện chương trình giảm mất và suy thoái rừng nhằm giữ khả năng hấp thụ khí nhà kính của hệ sinh thái rừng cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này!
Công dân nhỏ của nước ta.
Ký tên
Phạm Yến Phương
thảm khảo đi
…,ngày… tháng… năm 2022
Kính gửi bác... Tổng thư ký Liên Hợp quốc!
Cháu tên là Nguyễn Văn A...
Thưa bác, với trách nhiệm là một học sinh cũng như một công dân toàn cầu cháu luôn mong muốn góp sức nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước phát triển cũng như giữ cho môi trường luôn xanh sạch đẹp. Tuy nhiên những năm gần đây cháu vẫn luôn theo dõi các thông tin về khí hậu và môi trường thì cháu nhận thấy rằng trái đất của chúng ta đang đứng trước những nguy hiểm khó lường trước tình trạng biến đổi khí hậu.
Đặc biệt nước Việt Nam của cháu là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân. Trẻ em chúng cháu cũng phải tiếp xúc nhiều với ô nhiễm không khí và lũ lụt, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.
Theo cháu, để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên trái đất thì mỗi người dân hãy nâng cao ý thước trách nhiệm của mình bằng cách hạn chế sử dụng phương tiện đi lại cá nhân, hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp, ngưng sử dụng các loại túi ni lông trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, tham gia trồng cây, bảo vệ rừng...
Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát tình trạng gia tăng dân số, nạn chặt phá rừng, hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng... Như vậy từng bước chúng ta sẽ có thể chung tay đẩy lùi tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ ngôi nhà xanh của chúng ta.
Thư đến đây đã dài, cháu xin được dừng bút. Cháu cảm ơn bác đã đọc thư và mong bác sẽ đón nhận những tâm tư và nguyện vọng của cháu để tới đây chúng ta sẽ có nhiều bước tiến mới trong công cuộc bảo vệ môi trường để trái đất mãi xanh tươi.
mik cũng đang viết cái này á
mik nghĩ bạn nên tự suy nghĩ tại vì thể lệ là ko cho chép bài mạng mà
cách làm là: có làm thì mới có ăn nha
bài này là thư quốc tế phải tự làm sao phải giúp.
Bọn trẻ con hôm nay thật mới lạ vì chúng diện áo mới rực rỡ.
Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có mười lăm chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo - những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.
TRẢ LỜI:
Bạn có thể lên google tỳm kiếm !
CHÚC HỌC TỐT:)...
@CaNdYcAnDy [ ^ ~ ^ ]
:333