Phân tích bài sống chết mặc bay ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi rạng đông vừa hé mở, những đám mây xám chỉ mới tan đi, thì chú gà trống nhà em đã cất tiếng gáy vang “ò…ó…o…o…” báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu. Như có phép lạ, cả xóm em đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.
Em thức dậy, chạy ra sau vườn, chú gà trống đang oai vệ đứng trên một cành xoài, vỗ cánh phành phạch như vừa hoàn thành xong sứ mệnh đón chào bình minh. Em nhìn chú mà mãn nguyện vô cùng.
Em còn nhớ rất rõ, hồi mẹ mới mua về, chú mới buồn rầu làm sao ! Con sâu bò qua không thèm nhặt, con châu chấu nhảy lại không thèm bắt. Nhưng thời gian dần dần qua đi, nỗi nhớ nhà ngày càng nhạt dần. Và bây giờ, chú đã là một chàng thanh niên tuấn tú, to khoẻ như một “lực sĩ trên võ đài” đẹp trai như “siêu người mẫu”. Cái mào đỏ chói, lộng lẫy, chói lọi như chiếc vương miện của một vị vua. Bộ lông đẹp tuyệt trần, xen kẽ nhiều màu sắc rực rỡ như chiếc áo của nàng vương phi thời xưa. Đôi chân khoẻ mạnh, chắc nịch, gần mấy ngón chân có một cái cựa chìa ra sắc nhọn, là vũ khí đáng sợ nhất khi chú chiến đấu với kẻ thù. Cái miệng nhọn hoắt, cứng cáp, để bổ vào đầu địch thủ của mình. Chùm lông đuôi cong cong như mái tóc “đuôi gà” của các cô gái. Trông chú lúc này mới lực lưỡng làm sao ! Cũng chính nhờ sự lực lưỡng đó mà chú “chim gái” rất tài. Hễ cô gà mái nào được đi với chú là an toàn tuyệt đối. Vì vậy nên chàng ta có rất nhiều “tình địch”. Nhiều thì nhiều nhưng chẳng có tên nào dám đụng cu cậu cả. Cu cậu đã là anh hùng của cả cái xóm này.
Em quý cu cậu lắm! Không chỉ vì cái mã của cu cậu là niềm kiêu hãnh của em đối với bạn bè mà còn vì nó rất có ích. Tiếng gáy của nó luôn báo thức mọi người dậy đúng giờ để chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Cậu ta là như thế đấy ! Chăm chỉ chững chạc và thật đáng khen.
“Thấy trời đã sáng
Gà gáy ó o
Đua nhau gà gáy
Gà gáy thật to
Ò ó o o…”
Các bạn có nghe thấy không? Tiếng gà trống gáy vang lừng khắp xóm làng đó.
Ôi chao! Bộ y phục của chú gà trống mới lộng lẫy làm sao! Bộ lông như một chiếc áo choàng được thêu dệt bởi nhiều sợi len màu sắc. Những sợi vàng tươi thêu thành phần lông trùm kín cổ. Hai bên cánh, lông gà lại nâu đen óng ả. Phần lưng, những chiếc lông màu cam đỏ rực rỡ nổi bật. Chiếc đuôi đen óng mượt, dài cong, y như một chiếc chổi lông mềm mại. Chú gà ta chỉ to chừng cái ấm đun nước, nhưng không lúc nào chú không khoe cái dáng vẻ oai vệ của người anh cả. Cái đầu thon nhỏ được đính đôi mắt đen nhỏ xíu của chú gà lúc nào cũng để ngó nghiêng khắp phía. Chiếc mỏ nhọn hoắt không chỉ để mổ thức ăn mà còn để chống chọi với những đối thủ. Điểm thu hút ánh nhìn nhất và cũng là điều mà chú gà tự hào nhất không thể là gì khác mà chắc chắn là chiếc mào trên đỉnh đầu. Chiếc mào be bé với hình răng cưa nối liền nhau, đỏ chót như một chiếc vương miện. Chú gà thường nghiêng đầu chắc cũng để khoe chiếc vương miện duyên dáng này với những cô gà mái đây mà. Chú còn vỗ vỗ đôi cánh để tạo ấn tượng. Mỗi khi xòe cánh, bộ lông mềm mượt của gà bỗng trở nên đẹp mắt hơn bao giờ hết. Hai chân gà mảnh mai, khẳng khiu lúc nào cũng đi một đôi tất vàng nâu. Dù ngón chân gầy xương nhưng khi chú bước đi hay bới thức ăn thì vẫn luôn nhanh nhẹn.
Gà trống thường gáy vào mỗi sớm, chú chẳng khác nào chiếc đồng hồ báo thức của xóm làng. Tiếng gà gáy vang rộn, truyền lanh lảnh đi muôn nơi. Mỗi sáng, cứ thanh âm này cất lên là người dân tỉnh giấc sau đêm dài để đón chào ngày mới. Xong nhiệm vụ quan trọng của mình, chú lại chạy tới nhặt nhạnh những hạt thóc bà tôi cho. Chú nhặt rồi nuốt chúng nhanh chóng và ngon lành.
Mỗi sớm, vùng quê yên ả của tôi lại rộn ràng tiếng ò ó o. Một chàng gà cất tiếng, chàng nhà bên lại nối tiếp, cứ thế, bao chú gà trống cứ đua nhau gáy. Thật tuyệt vời khi những chú gà trống vừa rực rỡ, lại vừa vui nhộn tới vậy.
Tham khảo
Mẹ thiên nhiên luôn ban tặng cho trần gian những cảnh đẹp hùng vĩ làm say đắm lòng người. Với những ai đã từng đặt chân lên thành phố biển Vũng Tàu, thả mình vào khung cảnh tuyệt diệu lúc bình minh nơi đây chắc hẳn sẽ không thể nào quên.
Trời tờ mờ sáng, không khí còn se se lạnh. Cái lạnh không se sắt, hao gầy như gió heo may mùa thu. Gió biển buổi sớm mát rượi, thổi mát tâm hồn, xua đi bao nỗi lo toan, mệt nhọc hàng ngày. Gió khẽ lay động hàng phi lao ven bờ nghe xào xạc, những giọt sương đêm vẫn còn đọng lại trên chiếc lá xanh mướt, long lanh như hạt ngọc. Mở ra trước mắt là một vùng trời nước rộng lớn mênh mông mang trọn một màu xanh biếc. Từng đợt sóng bạc đầu gối nhau như những dải lụa trắng mềm mại bao bọc lấy biển mẹ bao dung. Tiếng sóng vỗ rì rào ngân lên khúc trường ca bất tận.
Rồi vừng Đông xuất hiện những tia nắng đầu tiên. Ông mặt trời như một quả cầu lửa vĩ đại cứ thế đội biển mà nhô lên, nở nụ cười phúc hậu, rạng rỡ, ban phát những ánh sáng diệu kỳ cho trần gian, xua đi cái lạnh lẽo, tăm tối của màn đêm. Cả đất trời như khoác trên mình chiếc áo mới. Bờ cát trắng được tô hồng. Nắng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao. Nắng trải dài trên sóng nước như dát vàng, dát bạc. Nắng nhảy nhót, đùa nghịch để chào đón một ngày mới đang đến thật gần. Nước thủy triều dâng cao hơn, xô vào bờ tưới tắm cho bãi cát. Phải chăng vì lưu luyến con người quê hương, Tổ quốc mà cát đã lưu giữ bước chân trần đi qua. Những hạt cát nhỏ li ti như viên pha lê được những người đi ngắm bình minh trên biển xây thành tòa lâu đài lộng lẫy, lung linh. Không gian được dệt lên bởi một điệu xanh. Xanh lam của trời, xanh ngọc của nước, xanh mơn mởn của những hàng cây và sắc xanh tràn đầy sức sống trong tâm hồn con người. Trên nền trời, từng đàn hải âu trắng muốt đang bay lượn, thỉnh thoảng chao liệng xuống sát mặt nước như để tìm kiếm thứ gì đó. Cảnh biển lúc này giống như một bức tranh thủy mặc mà Mẹ thiên nhiên đã hào phóng vẽ nên.
Không gian vốn im lặng, bỗng chốc bị xua tan bởi tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ của ngư dân vùng biển và của du khách may mắn được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp tuyệt bích của thiên nhiên. Bình minh lên cũng là lúc đoàn thuyền ra khơi đánh cá trở về. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã, phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Những cánh buồm vút cao, thon thả, rướn thân trắng để thâu góp gió, đưa thuyền cập bến. Sự vui mừng, rạng rỡ không thể giấu nổi trên gương mặt những người dân làng chài, những gương mặt đã sạm đi vì dãi dầu mưa nắng. Nụ cười đó thấm đẫm chất mồ hôi mặn và cả cái mặn mòi của biển cả. Họ vui sướng vì những đứa con của quê hương đã trở về an toàn với cá bạc đầy khoang. Họ thầm cảm ơn biển mẹ bao dung đã luôn yêu thương, che chở, nuôi lớn con người.
Thật tự hào khi biển đảo Việt Nam ta luôn chứa đựng những điều tuyệt vời. Nhưng ngày nay, vùng biển đang dần trở nên ô nhiễm do bị khai phá quá mức. Mỗi chúng ta, mỗi công dân của đất nước này hãy cùng chung tay bảo vệ biển đảo quê hương, để khi bình minh lên là một ngày ý nghĩa và đáng sống bắt đầu.
HT
Bạn tham khảo nha !
Ai đã một lần được ngắm cảnh mặt trời lên trên biển thì sẽ chẳng bao giờ quên được. Đó là những khoảnh khắc vô cùng hùng vĩ của thiên nhiên ban tặng cho con người. Thiên nhiên vốn có nhiều cảnh đẹp, nhưng có lẽ hình ảnh mặt trời mọc trên biển ở đảo Cô Tô - quê hương của tôi đã để lại những ấn tượng sâu sắc.
Xa xa, phía chân trời ngấn bể xanh thẳm, pha sắc hồng tươi, vài tia nắng ló dạng đón chào ngày mới. Ông mặt trời nhô lên tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên cực lớn. Quả trứng cứ từ từ đặt lên cái mâm bạc được dệt bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Xung quanh cái vùng sáng hình rẻ quạt ấy là đủ các màu sắc ấm nóng, màu đỏ, cam, vàng… quấn quýt hòa quyện vào nhau.
Màu nước biển thay đổi nhanh chóng, dường như có bàn tay của người thợ nhuộm đang pha màu cho nước, đang từ màu xanh xỉn bàng bạc, nước biển bỗng nhiên rực lên một màu xanh tươi rói. Từng góc, nước biển đổi màu theo ánh sáng mặt trời. Ngay cả vài ba con tàu bé xíu đang buông trôi trên mặt biển cũng được tắm đẫm trong làn ánh sáng sớm mai ấy. Sau ánh sáng hình rẻ quạt, mặt trời hiện ra tròn trịa, vàng cam rực rỡ rồi từ từ lên cao dần, như thể đang được thổi bay lên vậy.
Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự đẹp đẽ giàu có của thế giới đại dương. Đến khi vùng đông thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì cả mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với sắc màu của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác gì một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh, những tiếng nói, tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về chuyện bác chài đánh cá về những con thuyền ra khơi. Ngoài xa, sóng trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang chạnh lòng buồn bã vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ?
Đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng thấp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn xa chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót. Chúng được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh... Cũng có những cánh buồm ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Mọi người dắt tay nhau dạo trên bãi biển, nói chuyện vui vẻ. Khuôn mặt rạng ngời, nở một nụ cười tươi tắn.
Cảnh biển trên quê hương đêm đến cho tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi yêu biết bao nhiêu nơi này - nơi tôi đã sinh ra và lớn lên, trải qua thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.
Thành công của một người thường không phải do tạo hóa, hay do người khác ban tặng cho. Mà nó nằm trong chính sự nổ lực của mỗi người. Trên thế giới rộng lớn này, không có gì là giống nhau cho nên mỗi người cũng có những bí quyết riêng để tới cái đích thành công: có người thì nổ lực làm việc, chăm chỉ, chăm chỉ như những chú ông để tích lũy từng ngày, có người lại sẵn sàng đương đầu với những thử thách, dám mạo hiểm tất cả để theo đuổi ước mơ, giấc mơ, có nhiều người lại có khả năng thiên phú, và để thành công họ nuôi dưỡng và phát triển cái thiên phú đó lên,…Nhưng, bản chất của thành công mỗi người lại rất giống nhau, đó chính là sự nổ lực hết mình, hoàn thiện bản thân tốt nhất cũng giống như một câu nói tôi đã từng đọc, từng nghe- “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.
Tham khảo ạ:
Một buổi chiều mùa hè, trời nóng như nung. Ngoài sân, mặt đất bốc hơi lên hầm hập. Bỗng, bầu trời xám xịt lại. Những đám mây đen, nặng trĩu từ đâu ùn ùn kéo đến vây kín cả bầu trời làm cho khoảng không gian này như bị kéo thấp xuống. Gió giật từng hồi, mát lạnh. Bụi tung mù mịt trên đường. Lá cây rụng lả tả, bay xào xạc.
Lộp bộp, lộp bộp, mưa đã bắt đầu rơi, rồi trong chớp nhoáng, mưa đổ ào ào xuống đường. Cây cối nghiêng ngả, cành cây run lẩy bẩy. Sấm chớp đùng đoàng như muốn rạch ngang cả bầu trời khiến cho mấy em bé khóc toáng lên vì sợ hãi, ôm chặt vào lòng mẹ. Con mèo kêu “meo meo”, lông xù lên, trú dưới gầm ghế. Mọi người vội vàng vào bốt điện thoại, mái hiên của khu tập thể, hàng quán… để mặc áo mưa. Có giọt mưa xối thẳng xuống đường lộp bộp, lộp bộp, có giọt rơi trên mái tôn lộp độp, lộp độp, giọt lại vô tình đập vào áo mưa người đi đường lùng bùng, lùng bùng, giọt thì lại bay xiên xẹo rồi trườn vào vỉa hè một cách thật tinh nghịch. Ô tô, xe máy vẫn lao vun vút khiến cho nước mưa bắn tung tóe lên lề đường. Nước mưa chảy thành dòng xuống thân cây nâu sẫm, ướt nhẹp. Nước mưa rơi ngập đường, đỏ ngầu, ồ ồ thi nhau chảy xuống cống. Bầu trời trắng xóa trong biển mờ.
Mưa nhỏ dần, nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời sáng ra. Ánh nắng mặt trời vàng óng hòa cùng bảy sắc cầu vồng, trông thật lung linh, huyền ảo. Hạt mưa còn đọng lại trên cánh hoa, lá trong veo như hạt ngọc. Cây cối khoác lên mình bộ áo mới màu lá mạ đầy sức sống. Ai đó nói: “Sau cơn mưa trời lại sáng”, quả đúng như vậy. Những mầm cây non như được tiếp sức mạnh đứng hiên ngang, vươn mình trên bầu trời xanh.
Cre: mạng
Bạn tham khảo :
“Mưa nhẹ nhàng chợt về trên phố em, mưa hiền hòa một chiều qua sân trường em, mùa hè đến…”, mỗi khi ca vang lời hát, lòng em lại xao xuyến nghĩ về cơn mưa rào đầu hạ. Những lúc ngắm mưa, như mang phép lạ, nó làm dịu mát tâm hồn em.
Sau bao ngày hè oi bức, nóng nực, bầu trời sâu vời vợi không một gợn mây. Không khí oi ả bao trùm cả không gian làm mọi vật đều uể oải, rã rời. Bỗng từ đằng xa những đám mây đen ì ạch trôi về từ vùng biển, nhờ trận gió nồm nam đẩy chúng mau chóng bao phủ kín bầu trời. Tia nắng mặt trời chỉ còn le lói, nhường chỗ cho cơn giông. Khí trời dịu mát hơn, có lẽ ai cũng đoán được một trận mưa rào sắp ập tới. Những hạt mưa đầu tiên lao xuống mặt đất, mưa mau hơn. Rồi…Rào…Rào…Rào… Mưa tuôn xối xả tạo thành một màn nước trắng xóa. Em không ngờ mưa nhanh như thế, em lặng ngắm nhìn cơn mưa ấy. Vô vàn giọt nước với vận tốc nhanh, mạnh thi nhau tuôn trào xuống mặt đất, tạo nên những tiếng kêu lộp độp. Hạt mưa hồn nhiên gieo mình trên tàu lá chuối, tiếng mưa hối hả, chúng nô đùa với cây lá. Em đưa đôi bàn tay hứng những giọt nước mưa chảy vào giọt gianh, giọt nước tròn trịa, mát lạnh. Mưa chéo mặt sân sủi bọt, Chớp chạy ngoằn ngoèo, sấm đến góp vui, vỗ tay khanh khách cười. Mưa làm mặt đất dậy lên hương vị nồng nồng. Mưa không ngớt, hạt mưa ngày càng nặng thêm, tưởng như bọc nước khổng lồ của trời bị thủng làm tuôn hoài dòng nước xuống nhân gian. Dăm ba đứa trẻ khoái trí, đầu trần ra tắm mưa. Chúng la hét, tiếng cười giòn tan trong trẻo như giọt mưa vậy. Cây cối sau bao ngày ủ rũ nay tươi tỉnh, bóng bảy đón nhận làn nước ngọt lành.
Em lắng nghe tiếng mưa dội trước hiên, mưa đồm độp trên mái những mái tôn. Dòng nước cuốn, xoáy tít xuống miệng cống. Giọt nước trong veo như hạt ngọc, nhìn cơn mưa, sao lòng em thấy thắt lại. Liệu đâu đó, người dân phải hứng chịu những trận mưa axit độc hại, lỗi tại ai đây? Mọi người trên đường vội tấp vào lán bên đường trú mưa. Có chiếc xe phóng vù qua làm nước bắn tung trắng toát. Nửa tiếng đồng hồ trôi qua, mưa nhẹ hạt dần và ngớt hẳn. Bầu trời lại quang đãng với những ánh nắng vàng dịu, tinh khôi. Em dang rộng bàn tay để thu vào lòng mình vị tươi mát, trong sạch của đất trời khi cơn mưa rào đi qua. Mọi người trú ở các lán hiện lại tiếp tục lộ trình của mình. Trên con đường còn đọng lại những vũng nước lớn do cơn mưa để lại.
Mùa hạ với những vị khách không mời mà đến làm lòng ta lưu luyến mãi. Mong sao cơn mưa rào vẫn đẹp nguyên như ngày nào.
tham khảo
Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, "dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: "Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi". Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên. Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn" thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng "đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. "Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi". Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị "phụ mẫu" đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc. Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít. Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm. Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói "Bẩm có khi đê vỡ!". Thế nhưng"ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!". Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!". Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy. Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!
\(S_4=24+25+26+...+125+126\)
\(S_4\)có số số hạng là
\(\left(126-24\right):2+1=52\)(số hạng)
\(S_4\)nhận giá trị
\(\left(126+24\right)\times52:2=3900\)
S4 có số số hạng là ;
( 126 - 24 ) : 1 + 1 = 103 ( số hạng )
=> S4 nhận giá trị :
( 126 + 24 ) x 103 : 2 = 7 725
Vậy S4 = 7 725
Trong các từ sau, từ nào phù hợp để đứng trước cụm từ “treo áo lên móc”?
(bé)ngôi trườngcon sóiquả na
Trong các từ sau, từ nào phù hợp để đứng trước cụm từ “treo áo lên móc”?
bé
ngôi
trường
con sói
quả na
tham khảo!!
Phạm Duy Tốn là một trong những tác giả đầu tiên theo khuynh hướng hiện thực. Với tác phẩm tiêu biểu là “Sống chết mặc bay” đã thể hiện được bộ mặt hiện thực của xã hội Việt Nam.
“Sống chết mặc bay” có thể được coi là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Sự mới lạ của tác phẩm nằm ở hình thức thể hiện và những chi tiết truyện vô cùng đắt giá. Truyện bắt đầu bằng một tình huống độc đáo: ‘Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng... thuộc phủ..., xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất....”. Trong hoàn cảnh đó con người ra sức chống lại: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Bằng cách sử dụng biện pháp liệt kê các từ ngữ mô tả động thái và hành động liên tục, tạo nên sắc thái vội vàng nguy cấp, thể hiện được rõ nét sự cố gắng, nỗ lực của người nông dân trong giây phút đối chọi với thiên tai lũ lụt. Bên cạnh đó các lời bình ngắn, liên tục với thái độ cảm thán, xót xa thể hiện sự bất lực, ngao ngán của tác giả trước viễn cảnh khốn khổ của người nông dân “tình cảnh trông thật thảm hại”; “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê nay hỏng mất”.
Trái ngược hoàn toàn với tình cảnh ở ngoài đê là bên trong đình. “Đình ấy ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì”, “trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu, người hạ, đi lại rộn ràng”. Khung cảnh mới ấm áp và yên bình làm sao. Đình của quan “phụ mẫu” cũng nằm trên mặt đê ấy. Thế nhưng dẫu đê có vỡ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc quan chơi bài tổ tôm của quan. Hầu bài cho quan lại là những thầy đề, thầy thông nhì, thầy đội nhất, thầy chánh tổng sở tại... Không khí vô cùng vui vẻ, xôm tụ và nhàn hạ, chẳng có chút nào vướng bận lo lắng với tinh thần yêu dân như con của một quan phụ mẫu đáng có cả.
Khung cảnh đối lập giữa trong và ngoài ngôi đình ấy khiến người ta không khỏi xót xa, đau đớn thay cho số phận người nông dân, vừa phải chịu sự tàn phá đe dọa của thiên tai, lại vừa chịu sự bỏ mặc của quan phụ mẫu, buộc bản thân họ phải tự lực cánh sinh, trong khi những kẻ ngồi trên lại ăn sung mặc sướng, đánh bài "hộ đê". Không chỉ thái độ thản nhiên mặc kệ việc trời mưa gió và những tiếng hô vang cứu đê vỡ của người nông dân mà ta còn thấy rõ bản chất vô tình, đốn mạt của tên quan phụ mẫu trong cái cách mà hắn đáp trả khi nghe tên lính lệ báo "Bẩm dễ có khi đê vỡ". Thì thay vì việc từ bỏ chiếu bạc để đốc thúc công việc cứu đê, thì ngài lại cáu bẳn, gắt lên "mặc kệ" một cách dứt khoát không khoan nhượng hay do dự. Đỉnh điểm hơn nữa là khi có tin báo nguy cấp "Bẩm quan lớn… đê vỡ mất rồi!", thì thái độ của quan lập tức trở nên cục cằn hách dịch "Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy". Thế nhưng nào đâu có phải quan tức, quan lo vì chuyện đê vỡ mà chỉ đơn giản là tên lính lệ kia dám cắt ngang ván bài sắp ù của quan, nên quan mới nổi đóa lên như thế, tùy thời trách phạt thế rồi lại tiếp tục hòa mình vào chiếu bài mà chẳng thèm quan tâm chuyện đê vỡ, hay con dân của mình sống chết ra sao nữa. Để rồi khi quan vừa ù được ván bài to, đang chìm trong sung sướng vì thắng lớn thì những người nông dân khốn khổ ngoài kia lại đang phải vật lộn với mưa gió, nước lũ và tính mạng đang ngàn cân treo sợi tóc. Thật đau đớn, xót xa thay cho số phận của nhân dân đang oằn mình bảo vệ con đê sắp vỡ.
Như vậy, qua truyện ngắn trên, nhà văn đã lên án tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây ra.
Một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại là Phạm Duy Tốn với truyện ngắn “Sống chết mặc bay”. Điều đó đã được thể hiện trong tác phẩm khi khắc họa rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát.
Ngay từ nhan đề tác phẩm đã gợi sự tò mò cho người đọc. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình.
Tiếp đến, xuyên suốt câu chuyện được kể trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: Đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”.
Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hàu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh. Đó là sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”.
Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sạt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài.
Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh. Bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo cả một bộ phận quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.
Có thể nói tác phẩm “Sống chết mặc bay” là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.