K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có lẽ trong kí ức của mỗi người học sinh, ngày khai giảng đầu tiên luôn là một ngày đặc biệt và đáng nhớ nhất. Ngày ấy đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, khi chúng ta bắt đầu bước vào hành trình chinh phục tri thức. Và đối với bản thân em, ngày khai giảng đầu tiên tại trường Tiểu học X cũng là một kỉ niệm đẹp đẽ mà em không bao giờ quên được. Hôm ấy, trời thu Hà Nội trong xanh và mát mẻ. Em dậy thật sớm, em đồng phục mới, cẩn thận đeo chiếc khăn quàng đỏ và háo hức đến trường. Bầu không khí trên đường phố náo nức và tấp nập. Các bạn học sinh, ai ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, khoác trên vai chiếc cặp sách mới, cùng cha mẹ đi đến trường. Khi em đến trường, cổng trường đã được trang trí rực rỡ với những dải cờ hoa sặc sỡ. Tiếng nhạc chào mừng vang vọng khắp sân trường. Em rón rén bước vào sân, lòng em tràn ngập niềm vui và sự tò mò. Sân trường thật rộng lớn và khang trang. Các dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng tươi, mái ngói đỏ tươi. Trước sân trường là một cái bục cao, nơi diễn ra buổi lễ khai giảng. Dưới bục cao là một thảm hoa rực rỡ. Hàng ghế dành cho học sinh được xếp ngay ngắn. Em tìm được chỗ ngồi của mình và ngoan ngoãn chờ đợi buổi lễ bắt đầu. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật trang trọng và ý nghĩa. Cô hiệu trưởng đọc bài diễn văn khai giảng, thầy giáo đánh trống khai trường, và các bạn học sinh khối 1 hát bài "Mái trường mến yêu". Sau buổi lễ khai giảng, em được cô giáo chủ nhiệm dẫn vào lớp học của mình. Lớp học mới thật đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bàn ghế được xếp ngay ngắn, trên bục giảng có bảng đen và tranh ảnh minh họa. Cô giáo chủ nhiệm giới thiệu về bản thân và phổ biến nội quy của lớp. Em được gặp gỡ những bạn học mới, chúng em cùng nhau trò chuyện và làm quen với nhau. Kết thúc buổi học đầu tiên, em ra về với vui vẻ và háo hức. Em mong chờ được đến những ngày học tiếp theo để được khám phá những điều mới mẻ và thú vị. Ngày khai giảng đầu tiên đã trở thành một kỉ niệm đẹp đẽ trong em. Nó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời em, khi em bắt đầu bước vào con đường học tập. Em sẽ mãi ghi nhớ ngày này và luôn cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và thầy cô.

--> Chi tiết kì ảo mang đến cho người đọc cảm giác mới lạ, tò mò, kích thích trí tưởng tượng và khơi gợi niềm hứng thú khám phá tác phẩm.
--> Chi tiết kì ảo thường phản ánh những quan niệm, ước mơ của nhân dân về thế giới tự nhiên, về cuộc sống, về con người.
--> Chi tiết kì ảo thường được sử dụng để phân biệt thiện - ác, đúng - sai, giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về giá trị đạo đức.
--> Chi tiết kì ảo thường được sử dụng để tô đậm hiện thực, làm nổi bật ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.
--> Chi tiết kì ảo là yếu tố đặc trưng của một số thể loại văn học như truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại.

16 tháng 3 2024

Oh, mình chịu !!!

BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của...
Đọc tiếp

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán

- "Đó là bàn tay của bác nông dân".

Một em khác cự lại:

-  "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Câu 1: Tìm bốn từ Hán Việt được sử sụng trong văn bản trên.

Câu 3: " Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương." Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì?

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về nhân vật cô giáo trong câu chuyện trên.

Câu 6: Bài học rút ra từ câu chuyện

PHẦN VĂN

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ:

ĐƯA CON ĐI HỌC

Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc

Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?

Hương lúa toả bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước

                                       ( Tế Hanh)

Câu 2: Có một ngọn núi uy nghi, điềm tĩnh, từ bao giờ đứng đó. Dưới chân núi, một dòng suối nhỏ ngày đêm chảy róc rách, đi du lịch khắp mọi miền nên tính tình kiêu căng, ngạo mạn.

Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện giữa Ngọn Núi và Dòng Suối trên.

0
16 tháng 3 2024

nhầm là văn

 

16 tháng 3 2024

Đáp án A, B, C là bao nhiêu tuổi hả bạn?

Thể hiện cảm hứng yêu nước và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ trước vận mệnh của đất nước.

16 tháng 3 2024

Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Thể hiện tâm hồn thanh cao, ung dung, tự tại của Bác Hồ trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt.

--> "khôi ngô" miêu tả khuôn mặt của đàn con đẹp đẽ, tuấn tú, không tì vết.
--> "khôi ngô" miêu tả đàn con không chỉ đẹp đẽ mà còn có sức khỏe tốt, vóc dáng cân đối, đầy đặn.
--> "khôi ngô" có thể hiểu là đàn con không chỉ đẹp, khỏe mà còn thông minh, lanh lợi.

“Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy…” Đó là câu hát cứ ngân nga mãi trong lòng tôi và những ai đã từng cắp sách đến trường, bước chân vào một thế giới mới, xa lạ hơn và không một chút thân thuộc thì người thầy là người đã dìu dắt, nâng đỡ mỗi bước chân của chúng ta trên hành trình tích lũy tri...
Đọc tiếp

“Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy…” Đó là câu hát cứ ngân nga mãi trong lòng tôi và những ai đã từng cắp sách đến trường, bước chân vào một thế giới mới, xa lạ hơn và không một chút thân thuộc thì người thầy là người đã dìu dắt, nâng đỡ mỗi bước chân của chúng ta trên hành trình tích lũy tri thức và nhân cách làm người.

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Một gánh sách không bằng một người thầy tốt”. Tại sao vậy? Học là một công việc cả một cuộc đời con người và không có điểm dừng. Trong hành trình đó sẽ có nhiều lúc ta gặp khó khăn, thắc mắc thì người thầy, người cô sẽ là người giúp đỡ, giải gỡ những băn khoăn cho chúng ta.

Thầy cô không là người vĩ đại nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn trong việc tiếp thu thêm tri thức và nâng cao nhân cách làm người của mỗi người chúng ta. Từ lẽ đó mà nhân dân ta thường có câu “Tôn sư trọng đạo” là không sai.

Tôn sư trọng đạo là một đạo nghĩa, một nhân cách làm người, chỉ cho chúng ta cách đối nhân xử thế với người đã giúp đỡ chúng ta như người cha, người mẹ thứ hai. Vậy thế nào là tôn sư? Thế nào là trọng đạo?

Tôn trong tôn sư nghĩa là tôn kính, kính trọng. Sư trong tôn sư là người thầy, người cô. Tôn sư chính là một lời khuyên nhủ, một lời răn dạy mỗi người chúng ta đều phải tôn trọng và kính yêu mỗi người thầy, mỗi người cô đã dạy cho ta biết chữ, biết cách làm người và biết cách sống cho đúng đạo nghĩa.

Tôn trọng thầy cô cũng như tôn trọng chính cha mẹ của chúng ta. Từ đó, với hai từ tôn sư, ta có thể hiểu được vai trò của thầy tại sao lại to lớn đến như vậy, lại vĩ đại đến mức độ chúng ta cần tôn trọng. Thế còn trọng đạo? Trọng trong trọng đạo cũng như tôn trong tôn sư đều chỉ đến sự tôn kính, tôn trọng của ai đó dành cho một người nào đó mà mình kính yêu, quý mến.

Đạo trong trọng đạo là đạo lý, đạo đức. Trọng đạo nghĩa là chúng ta phải tôn trọng người đã dạy cho chúng ta đạo đức, hiểu được đạo lý làm người, đối nhân xử thế trong cuộc sống. Người đó không là ai khác ngoài người thầy, người cô, những người lái đò dìu dắt, đưa đón chúng ta cập đến đến bến bờ của tương lai.

Trọng đạo ở đây còn có nghĩa là tôn trọng đạo đức làm người. Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một cụm từ của ông cha ta thời xưa dùng để khuyên răn con cháu nên tôn trọng và kính yêu người thầy, người cô – những người ngày đêm không ngại khó khăn mà thắp sáng lên ánh đèn soi rọi trên con đường đến thành công của chúng ta.

Tại sao người làm thầy, người làm cô lại có ý nghĩa và vai trò lớn lao đến như vậy? Có một ai đó đã từng nói ” Cho tôi một con cá thì tôi sẽ ăn hết nó trong một ngày.

Nhưng nếu dạy tôi cách câu cá thì tôi sẽ được ăn cá suốt đời”. Vai trò của người thầy cũng như vậy đấy. Thầy không có phép màu nhiệm, không có đũa thần giúp chúng ta trở nên thông minh hơn, sáng tạo hơn nhưng thầy là người có thể dạy cho chúng ta cách câu cá để ta có thể vững bước chân trên mọi nẻo đường, không bao giờ “chết đói”.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam sẽ còn lưu giữ mãi theo năm tháng nhằm khuyên nhủ con người nên tôn trọng người thầy cũng như tôn trọng nghề giáo.

Trên đất nước này, trên thế giới có rất nhiều nghề khác nhau nhưng tại sao con người nên tôn trọng nghề giáo nhất. Đó là vì nghề giáo không như những ngành nghề khác, nghề giáo là nghề “trồng người”. Tạo ra những con người có tri thức, có văn minh, có đạo đức, đó chính là nhiệm vụ lớn lao và cao cả nhất trong mọi ngành nghề.

Một đất nước có những con người thông minh, sáng tạo lại vừa có đạo đức thì đất nước ấy sẽ trở nên phát triển vượt bậc. Do đó, nghề giáo cũng như vai trò người làm thầy, người làm cô là cao cả, là vĩ đại và tôn sư trọng đạo là một trong vô vàn truyền thống văn hóa của dân tộc ta có ý nghĩa lớn lao và sâu sắc nhất.

Cùng sự ra đời của truyền thống tôn sự trọng đạo thì đã có rất nhiều câu thơ, câu nói dân gian được ra đời như “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nghĩa là một chữ cũng là thầy và nữa chữ cũng là thầy.

Dù một chữ hay nữa chữ thì vẫn là thầy đã dạy. “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư ” ba người cùng đi trên một con đường thì sẽ có một người đóng vai trò là người thầy dìu dắt hai người còn lại đi trên con đường đó.

Hay rất nhiều câu nói khác nhau được ra đời như John Steinbeck đã từng nói ” Một thầy giáo tuyệt vời cũng chính là một nghệ sĩ tuyệt vời và trên thế giới chỉ có số ít những người như vậy. Dạy học là nghệ thuật vĩ đại nhất vì đó là sự kết hợp giữa lý trí và tinh thần.”

Tôn sư trọng đạo không chỉ là truyền thống của riêng dân tộc ta mà còn là lời khuyên, sự răn dạy của người xưa dành cho con cháu ngày nay, không tùy thuộc vào khu vực nào, quốc gia nào đều phải thực hiện tôn sư và trọng đạo.

Bác sĩ Helen Caldicott đã có một quan điểm về người thầy “Tôi tin rằng giáo viên là người quan trọng và chịu nhiều trọng trách nhất của xã hội vì những nỗ lực trong nghề nghiệp của họ ảnh hưởng tới số phận của trái đất”. Vai trò của người thầy không bất cứ thứ gì, không mọi ngành nghề nào sánh bằng.

Người thầy là người cha, người cô là người mẹ và thầy cô là người lái đò đưa chúng học trò cập đến bến bờ tương lai với niềm vui và hạnh phúc. Thầy cô là những người rất giản dị thôi nhưng vai trò của thầy cô là vô cùng lớn lao, là vô cùng cao cả. Suốt một đời học sinh chỉ mong gặp được một người giáo viên tốt và suốt đời của người làm thầy, làm cô cũng chỉ hy vọng chúng học trò được nên người và một lời cảm ơn chân thành từ chúng ta.

Đơn giản là thế! Đã nhắc đến công ơn của thầy cô thì ta không thể không nhớ đến những người thầy vĩ đại như thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu,…Trong đó ta không thể nào không nhớ đến hình ảnh của thầy Nguyễn Tất Thành – Người vừa xây dựng đất nước vừa dạy trò để nên người như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.

Tôn sư trọng đạo không gì khác hơn ngoài việc khuyên răn mỗi người chúng ta nên tôn trọng, kính yêu thầy cô giáo. Thế nhưng, ngày nay lại có rất nhiều học sinh không nghĩ như vậy. Họ không coi trọng, lễ phép với thầy cô, nhiều lúc làm loạn trong lớp học, không chú ý nghe theo sự răn dạy, sự chỉ bảo của thầy cô mà ngược lại họ có những hành động đáng xấu hổ như nói xấu thầy cô, chửi bới,..

Rất nhiều hành động đáng xấu hổ như vậy đang ngày càng diễn ra không chỉ ở riêng đất nước chúng ta mà nó đã lan rộng trên khắp thế giới và chúng ta cần phê phán, khuyên răn hay làm bất cứ điều gì có thể để ngăn cản những trường hợp như vậy.

Một khía cạnh khác rằng thầy cô ngày nay có lẽ một phần đã quên đi trọng trách của người làm thầy, quên đi nhiệm vụ lớn lao của sự nghiệp “trồng người”. Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.

Người làm thầy, người làm cô thì điều đầu tiên cần là nhân cách. Ngày nay, có một số thầy cô đã quên đi nhiệm vụ cao cả đó mà tước bỏ nhân cách của một người làm thầy để làm ra những điều đáng xấu hổ như thực hiện những hành vi đồi trụy với học trò của mình hay chỉ đơn giản là hạ hạnh kiểm hoặc điểm thi của học trò nào đó nếu không đi học thêm ở nhà người thầy đó,…

Có rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra và đang làm cho nền giáo dục của nước ta ngày càng đi xuống một cách trầm trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải ngăn cản, phê phán những hành vi như vậy, cả thầy và trò, để đưa nền giáo dục về đúng bản chất thực sự của nó – tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa với cha mẹ, giúp ích cho đất nước.

Ngày 20 tháng 11 hằng năm đã được chọn là ngày để ghi nhớ công vinh của thầy cô giáo. Trong ngày này, những cô cậu học trò sẽ dâng tặng cho thầy cô những món quà vô cùng dung dị như một cành hoa, một con điểm tốt hay chỉ đơn giản là một lời cảm ơn cũng đủ để thầy cô nhận thấy được tấm lòng chân tình của chúng ta. Hy vọng ngày 20 tháng 11 hằng năm đều là những kỉ niệm tốt đẹp, vui vẻ giữa thầy và cô, là khoảng khắc mà chúng học trò như tôi sẽ thực hiện truyền thống tôn sư trọng đạo một cách ý nghĩa nhất.

“Hôm nay ngồi nhớ lại
Ngày đầu tiên đến trường
Nhớ thầy tôi ngày ấy
Với tấm lòng luyến thương!”

Thầy cô mãi là cha mẹ thứ hai của chúng ta và tôn sư trọng đạo luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hãy cùng nhau phát huy và giữ gìn truyền thống tốt đẹp này, bạn nhé!

em làm bài này có được không ạ

1

=> Bài viết của em về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" rất hay và đầy đủ.
--> Bài viết trình bày đầy đủ các khía cạnh của truyền thống "Tôn sư trọng đạo": vai trò của người thầy, ý nghĩa của việc tôn sư trọng đạo, những biểu hiện của việc tôn sư trọng đạo, thực trạng và giải pháp để giữ gìn truyền thống này.
--> Em đã sử dụng nhiều dẫn chứng cụ thể, sinh động như câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, ví dụ về những người thầy tiêu biểu,... để minh họa cho các luận điểm của mình.
--> Bài viết thể hiện được sự hiểu biết sâu sắc của em về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" cũng như lòng kính trọng đối với thầy cô giáo.

=> Thần tượng là một khái niệm đa nghĩa, có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. 
+ Về mặt tích cực:
=> Thần tượng thường là những người thành công, tài năng và có sức ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực nào đó. Họ có thể là nghệ sĩ, vận động viên, nhà khoa học, doanh nhân, v.v. Do đó, họ trở thành hình mẫu lý tưởng để giới trẻ noi theo, học hỏi và phấn đấu.
=> Thần tượng có thể truyền cảm hứng cho giới trẻ theo đuổi ước mơ và hoài bão của mình. Họ cho thấy rằng mọi thứ đều có thể đạt được nếu nỗ lực và cố gắng.
=> Thần tượng có thể là động lực giúp giới trẻ vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Khi nhìn thấy thần tượng của mình thành công, giới trẻ sẽ có thêm niềm tin vào bản thân và tương lai.
=> Thần tượng có thể giúp kết nối giới trẻ với những người có cùng sở thích và đam mê. Họ tạo ra một cộng đồng chung, nơi mọi người có thể chia sẻ niềm vui và động viên lẫn nhau.
+ Về mặt tiêu cực:
=> Một số người hâm mộ có thể thần tượng hóa thần tượng của mình một cách mù quáng. Họ tin tưởng và tôn sùng thần tượng một cách thái quá, bất chấp những sai lầm và khuyết điểm của họ. Điều này có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực như:
--> Bắt chước những hành vi sai trái của thần tượng
--> Lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc theo đuổi thần tượng
--> Có những hành động tiêu cực khi thần tượng gặp scandal hoặc thất bại
=> Việc so sánh bản thân với thần tượng có thể gây áp lực cho giới trẻ. Họ có thể cảm thấy tự ti và thất vọng về bản thân vì không thể đạt được thành công như thần tượng.
=> Việc phụ thuộc quá nhiều vào thần tượng có thể khiến giới trẻ mất đi bản thân. Họ có thể quên đi những giá trị và niềm tin của chính mình để chạy theo những giá trị của thần tượng.
=> Kết luận: Thần tượng có thể mang lại nhiều lợi ích cho giới trẻ, nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, việc lựa chọn thần tượng và cách thức hâm mộ là vô cùng quan trọng. Giới trẻ cần có một cái nhìn tỉnh táo và khách quan để học hỏi những điều tốt đẹp từ thần tượng và tránh những ảnh hưởng tiêu cực.