Câu 1: Rút ra bài học tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản "Sự tích hoa cúc trắng"
Câu 2: Qua câu chuyện, em thấy mình phải có trách nhiệm gì với cha mẹ
Giúp mình với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ "Quê hương là chốn yêu thương" mang một nét giản dị nhưng lại đầy ấm áp và sâu sắc. Với những vần thơ mộc mạc, tác giả đã thể hiện một tình cảm chân thành và tha thiết với quê hương – nơi đã nuôi dưỡng, chở che mỗi con người từ khi còn bé thơ cho đến suốt cuộc đời.
Câu thơ đầu tiên, "Quê hương là chốn yêu thương", ngay lập tức đã khắc sâu vào tâm trí người đọc cảm giác gắn bó, thân thuộc. Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm đầu đời, là nguồn cảm hứng, là "chốn yêu thương" mà ta luôn tìm về dù có đi đâu, làm gì. Cảm giác ấy là một tình yêu vô bờ bến, không thể thay thế bằng bất cứ nơi nào khác.
Câu thơ tiếp theo, "Nơi con khôn lớn, gió sương dãi đầu", như một lời nhắc nhớ về những tháng ngày vất vả, khó khăn mà mỗi người đều trải qua. Quê hương là nơi mà mỗi chúng ta phải trưởng thành, phải đối mặt với những thử thách, những giọt mồ hôi, nước mắt, thậm chí là những cơn gió lạnh và những cơn mưa giông. Tuy vậy, chính những gian khó ấy lại là một phần không thể thiếu trong hành trình trưởng thành của mỗi con người.
"Trải qua bao tháng năm dài, Tình yêu vẫn thấm, chẳng phai nhạt màu" – hai câu thơ cuối cùng như khẳng định sức mạnh bền vững của tình yêu quê hương. Dù có đi xa, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, tình yêu với quê hương vẫn luôn ở trong tim, vẹn nguyên, không bao giờ phai nhạt. Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, là nơi ta tìm lại chính mình khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Bài thơ là một lời nhắc nhở về những giá trị tinh thần cao quý mà quê hương mang lại. Mỗi chúng ta đều mang trong mình một tình yêu vô hạn dành cho mảnh đất đã sinh thành, nuôi dưỡng, và dạy cho ta những bài học quý giá về tình yêu, lòng kiên nhẫn, và sự sẻ chia. Quê hương, dù ở đâu, luôn là nơi để ta tìm về, là nguồn động viên lớn lao trong mỗi bước đi của cuộc đời
Trong câu "không gian là nẻo đường xa", từ "đường" có nghĩa là "hướng đi" hoặc "con đường" trong một nghĩa ẩn dụ, biểu trưng cho hành trình hay quá trình khám phá, tìm hiểu trong không gian rộng lớn. Ngoài nghĩa này, "đường" còn có nhiều nghĩa khác như:
Con đường vật lý: Lối đi, tuyến đường để di chuyển.
Đường trong toán học: Đoạn thẳng, đường cong hoặc đoạn tuyến.
Đường trong y học: Cách thức hay phương pháp điều trị, ví dụ "đường tiêu hóa".
Từ "đường" có thể mang nhiều sắc thái khác nhau tùy vào ngữ cảnh
Olm chào em, đặc điểm của thể thơ lục bát gồm những đặc điểm chính sau:
1. Thể loại thơ:
Thuộc thể loại thơ sáu tám, nghĩa là những câu sáu chữ và những câu 8 chữ kết hợp lại thành bài thơ.
2; Niêm luật:
a; Cách gieo vần: Kết hợp hài hòa cả cách gieo vần chân (yêu vận) và cách gieo vần lưng (cước vận) trong bài thơ. Quả là một cách gieo vần kinh điển vì vậy thơ lục bát thường có vần điệu uyển chuyển, ngân nga tha thiết, ghi sâu vào lòng người cả về tâm thức lẫn tri thức.
b. Niêm luật:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.
=> Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ so sánh ( như )
=> Trẻ em được tác giả so sánh với búp trên cành , so sánh ngang bằng
=> Tác dụng : Vẻ đẹp của trẻ em được tác giả tôn lên một cách vô cùng sinh động , ở độ tuổi còn học ăn , học nói , trẻ em chỉ cần biết ăn , biết ngủ , biết học hành là đã vô cùng ngoan ngoãn
“Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật chính - Dế Mèn hiện lên đầy chân thực, sinh động.
Dế Mèn được xây dựng với nhưng đặc điểm của một nhân vật trong truyện đồng thoại. Dế Mèn vừa mang những đặc điểm của loài dế, lại vừa có những đặc điểm của con người. Trước hết, Tô Hoài đã khắc họa nhân vật này qua những nét ngoại hình. Một chàng dế khỏe mạnh. cường tráng với một đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Nhà văn đã có những câu văn miêu tả: “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Cùng với hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” và sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Không chỉ ngoại hình, mà hành động của Dế Mèn cũng cho thấy được sự khỏe mạnh, cường tráng. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để muốn thử sự lợi hại của chúng. Rồi “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”.
Tiếp đến, nhà văn đã xây dựng tính cách của nhân vật Dế Mèn. Chàng ta mang những nét tính cách của con người: kiêu căng, ngạo mạn và hống hách. Điều đó được thể hiện qua thái độ với nhân vật Dế Choắt. Khi thấy Choắt trông thật gầy gò và ốm yếu. Dế Mèn không những không đồng cảm, mà còn chế giễu bạn của mình. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng…Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”.
Cái dáng vẻ yếu đuối của Dế Choắt khiến cho Dế Mèn cảm thấy khinh khỉnh, coi thường. Đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt. Dế Mèn đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc khiến chị ta nổi giận. Dế Choắt yếu ớt bị vạ lây, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống thân hình gầy gò của Dế Choắt, đến khi chị đi rồi nó mới dám ra ngoài. Nó nhìn thấy bạn của mình không thể dậy được nữa cùng với những lời trăng trối, Dế Mèn vô cùng đau khổ, ân hận. Nhờ cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận ra bài học đường đời đầu tiên.
Nhà văn Tô Hoài đã xây dựng hình ảnh nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” nhằm gửi gắm một bài học nhân văn sâu sắc.