K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2021

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét về vai trò của rừng: Rừng lá phổi xanh của Trái đất và cải tạo không khí không chỉ cho thiên nhiên mà con người, bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm mà còn nhiệm vụ của mỗi người.

2. Thân bài

– Vai trò của rừng về mặt kinh tế

+ Rừng mang lại nhiều loại gỗ quý hiếm.

+ Rừng tạo ra một hệ sinh thái riêng, các loại động thực vật sinh sống và tạo ra cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh mang nguồn thu  nhập đáng kể.

– Vai trò của rừng về mặt an ninh, quốc phòng.

Rừng giúp che chở bảo vệ bộ đội trong thời kì chiến tranh.

Rừng còn là ngôi nhà chung nhiều loại động vật, thực vật khác nhau giữa chúng có mối quan hệt mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Rừng giúp giữ đất bảo vệ con người khỏi thiên tai như lũ quét, sạt lở, bão…

Rừng còn có công dụng quan trọng trong điều hòa bầu không khí tạo ra môi trường xung quanh trở nên trong lành và thoải mái.

– Hậu quả nếu chặt phá rừng

Bầu không khí bị ô nhiễm, thiên nhiên thay đổi có nhiều thiên tai xảy ra như hạn hán, lũ lụt…

Đất đai dễ xói mòn, lũ quét, sạt lở đất.

3. Kết bài

Tổng kết vai trò của rừng với thiên nhiên muôn loài và con người.

Trách nhiệm cá nhân, cộng đồng nhằm bảo vệ rừng không chỉ là nâng cao ý thức mà còn là hành động nhằm giữ gìn lá phổi xanh của nhân loại.

4 tháng 3 2021

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

2. Thân bài

- Giải thích các khái niệm:

+ "Rừng" là gì? Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, thường ở cao hơn đồng bằng và là nơi tập trung nhiều loại cây và động vật quý hiếm.

+ "Bảo vệ: Là giữ gìn, ngăn chặn sự phá hoại rừng để cho rừng được phát triển.

- Chứng minh vấn đề cần bàn luận:

+ Rừng cung cấp cho chúng ta nhiều loại gỗ quý (lim, mun, trắc, gụ,...) để làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như bàn ghế, tủ,... làm nhà, xây dựng đình chùa,...

+ Cung cấp nhiều cây thuốc chữa bệnh: Thuốc nam, thuốc bắc, đông y,...

+ Là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm như chim, hổ, khỉ, báo,...

+ Cung cấp oxi và giúp điều hòa khí hậu, làm môi trường trong lành, mát mẻ hơn.

+ Thành trì vững chắc chống lại xói mòn, lũ lụt, hạn hán.

+ Là khu sinh thái du lịch cho cả nước: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),...

+ Là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ như Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Việt,...

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?

+ Tích cực trồng cây gây rừng, tránh tình trạng rừng xuống cấp.

+ Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng bừa bãi.

+ Có kế hoạch phòng chống cháy rừng....

3. Kết bài

- Khẳng định vai trò của rừng đối với con người.

- Có những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.

3 tháng 3 2021

Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nền văn học Việt Nam. Ông cha ta từ xa xưa đã khuyên dạy chúng ta rất nhiều điều qua những câu tục ngữ đó. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì nhẫn nại được cha ông ta gửi gắm tới thế hệ sau.

Trước hết ta cần hiểu “sắt” là vật liệu cứng, khó mài mòn. Còn “kim” là vật dụng nhỏ, làm bằng sắt, thường dùng để may vá. Để có thể “mài sắt” thành “kim” là một công việc vô cùng khó khăn, thậm chí khó có thể làm được. Do đó, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa nếu như chúng ta kiên trì, cần mẫn mài sắt thì sẽ có thể tạo thành kim. Từ đó khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại khi làm việc thì nhất định sẽ đạt được thành công.

Ngay từ xa xưa, sự kiên trì nhẫn nại luôn là truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta quý trọng, hướng tới. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại và đã đạt được thành công. Tiêu biểu là tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký - một nhà giáo ưu tú được rất nhiều người quý mến, kính trọng. Khi còn nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai tay sau một trận sốt cao. Thế nhưng thầy vẫn mong muốn có thể đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Bởi vậy, thầy đã cần mẫn luyện viết bằng chân. Đó là một việc vô cùng khó khăn, rất nhiều lần thầy bị chuột rút đau đớn, bao lần muốn bỏ cuộc. Nhưng với tinh thần kiên trì nhẫn nại, ý chí quyết tâm đã giúp thầy tiếp tục chăm chỉ học tập, thầy đã thi đỗ Đại học, trở thành một giáo viên xuất sắc dìu dắt bao thế hệ học sinh.

Tại sao chúng ta phải có lòng kiên trì nhẫn nại? Bởi vì thành công được tạo nên từ muôn vàn khó khăn. Đó là quá trình gian khó cần đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, là sự cố gắng không ngừng nghỉ. Để đến với thành công, chắc chắn ai cũng phải trải qua những thất bại. Chính vì thế, chúng ta cần sự kiên trì nhẫn nại để có thể vượt qua những vấp ngã đó. Ví dụ như nhà bác học Thomas Edison để sáng tạo ra dây tóc bóng đèn cũng đã phải trải qua hơn 1000 thí nghiệm thất bại. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của tinh thần kiên trì nhẫn nại. Giống như Bác Hồ cũng từng nói:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Kiên trì nhẫn nại là một đức tính tốt đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, tinh thần kiên trì nhẫn nại càng cần thiết hơn. Nó giúp chúng ta có trách nhiệm hơn đối với mỗi việc đang làm, giúp chúng ta có thêm ý chí nghị lực để hoàn thành công việc của mình. Ví như đứng trước một bài toán khó, một bài văn chưa biết hướng làm, sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta có quyết tâm tìm hiểu cách làm nó và giúp chúng ta cải thiện trình độ học tập của mình. Đó sẽ là tiền đề tốt đẹp cho thành công sau này. Người có tinh thần nhẫn nại chắc chắn sẽ có thể gây được thiện cảm cho những người xung quanh, được mọi người kính trọng, quý mến.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên sâu sắc, đúng đắn về tinh thần kiên trì nhẫn nại trong cuộc sống. Từ đó chúng ta phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nhẫn nại khi làm bất cứ công việc nào. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể vượt qua những rào cản và đạt được thành công trong cuộc sống.

3 tháng 3 2021

Chỉ có 1 kiểu câu rút gọn thôi nhé bạn 

16 tháng 4 2021

ok chị

   Tham khảo :

Từ trước đến nay, vấn đề trồng cây gây rừng luôn là vấn đề được nhà nước và mọi người quan tâm, lưu ý. Bởi vì rừng có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta.

Từng ngày, từng giờ trôi qua, người anh hùng rừng xanh vẫn đang thầm lặng bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng cung cấp một lượng lớn oxi cho con người hô hấp. Rừng góp công lớn giúp thanh lọc không khí, làm cho không khí trong lành hơn - một ý nghĩa vô cùng thiết thực trong bối cảnh ô nhiễm toàn cầu như hiện nay. Rừng còn giúp tạo sự mát mẻ, thư thái, hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính. Và cũng chính rừng cây, đã hi sinh thân mình cản bớt những dòng lũ, những cơn bão, những trận sạt lở… để bảo toàn tài sản, tính mạng cho người dân. Những điều tuyệt vời như thế, ngoài các lá phổi xanh ra, há có ai có thể làm tốt hơn trong im lặng?

Thế nhưng, thật thiếu sót khi cho rằng rừng cây chỉ là người anh hùng thầm lặng bảo vệ cuộc sống yên bình của con người. Bởi, rừng còn trực tiếp tham gia thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển kinh tế và cuộc sống hằng ngày của người dân. Những đồ dùng, vật dụng bằng gỗ xung quanh chúng ta thực sự là nhiều vô kể, từ bàn ghế, đến tủ, giá, kệ, đến giường, hộp… Cùng với đó là những món ăn, các loại dược liệu quý, bổ dưỡng đến từ rừng xanh. Và còn phải kể đến, những hình thức du lịch, nghỉ dưỡng liên quan đến rừng núi. Tất cả những điều đó, phục vụ cuộc sống của mỗi người. Có ai trong chúng ta chắc chắn rằng chưa từng ăn hay sử dụng một đồ vật, món ngon nào liên quan đến rừng? Có ai trong chúng ta chắc chắn rằng chưa từng ngắm nghía, nghĩ suy và đi đến những cảnh đẹp, địa danh liên quan đến núi rừng? Chẳng có ai cả. Vì thế, bản thân những cánh rừng đã đi liền và gắn chặt với cuộc sống của con người tự lúc nào không hay.

Chính vì những giá trị, ý nghĩa to lớn, thiết thực như thế. Nên rừng thực sự có vai trò không thể thiếu đối với con người. Xã hội hiện đại ngày càng phát triển. Cùng với sự hiện đại hóa của công nghiệp, diện tích rừng cũng ngày càng bị thu hẹp đi. Kéo theo đó là những hệ quả nghiêm trọng, như tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai ngày càng tăng, không khí ngày càng ô nhiễm, trái đất nóng lên, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện… Bạn thử nghĩ xem, chỉ mới mất một phần những cánh rừng, mà đã có nhiều hệ quả tồi tệ như vậy xuất hiện. Thì giả sử như, toàn bộ rừng trên trái đất này bị hủy hoại, lúc đó, con người sẽ phải đối mặt với điều gì?

Để bảo vệ rừng - bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức và sự quan tâm đến rừng xanh từ những hành động nhỏ nhất. Như trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ gỗ, các món ăn từ động vật quý hiếm… Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc, hoàn toàn ngừng khai thác rừng. Chỉ là chúng ta khai thác một cách hợp lý, có kế hoạch, và có sự phục hồi, bảo vệ tương ứng mà thôi. Có như thế, xã hội con người mới có thể phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn có sự đồng hành của rừng, của mẹ thiên nhiên ở bên.

#H

Link:Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta (7 mẫu) - Bài viết số 5 lớp 7 đề 2 - VnDoc.com

2 tháng 3 2021

Bạn này lấy trên mạng chứ gì 

24 tháng 11 2021

MÌNH NÈ LỚP 6B

2 tháng 3 2021

Mình thì ko nha

bạn tìm nguyoif khác đi

Bà Triệu - Triệu Thị Trinh

2 tháng 3 2021
Đây là câu nói của Triệu Thị Trinh- bà Triệu
2 tháng 3 2021

củ sắn à