K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Cảnh tượng đau lòng (Lia ra, đeo quấn rất ngộ nghĩnh những hoa đồng cỏ nội.) LIA: Không, họ không thể bắt tội mình vì đã đúc ra tiền: mình là vua cơ mà! EĐ-GA: Ôi cảnh tượng đau lòng. LIA: Về mặt đó thì thiên nhiên vượt trên nghệ thuật. Phí khoản đầu quân cấp cho nhà ngươi đây. Gã kia giương cung y như thằng...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Cảnh tượng đau lòng

(Lia ra, đeo quấn rất ngộ nghĩnh những hoa đồng cỏ nội.)

LIA: Không, họ không thể bắt tội mình vì đã đúc ra tiền: mình là vua cơ mà!

EĐ-GA: Ôi cảnh tượng đau lòng.

LIA: Về mặt đó thì thiên nhiên vượt trên nghệ thuật. Phí khoản đầu quân cấp cho nhà ngươi đây. Gã kia giương cung y như thằng bù nhìn dọa quạ! Bắn một phát tên xem sao. Trông kìa, kìa, con chuột! Khoan! Khoan! Mẩu bánh sữa nướng kia được việc chán. Bao tay của ta đấy, ta muốn thử sức với khổng lồ. Truyền đem hoa kích đến. A! Bay giỏi lắm, chim ơi! Bắn trúng hồng tâm, trúng hồng tâm! Hù ù ù!... Nói khẩu lệnh đã!

EĐ-GA: Ma-ri-doam(1) hiền hậu.

LIA: Cho qua.

GLÔ-XTƠ: Tiếng nói này ta nghe quen lắm.

LIA: A! Gô-nơ-rin,... với chòm râu bạc! Chúng nựng ta như con chó nhỏ, chúng bảo râu ta đã bạc trước khi có râu đen! Ta nói gì chúng cũng thưa: "Dạ phải, dạ không". Dạ phải, dạ không! Chẳng có tử tế chút nào đâu! Đến lúc mưa làm ướt sũng người ta, gió rít làm cho răng ta va cầm cập, sấm sét không thèm im tiếng theo lệnh của ta,... lúc ấy ta mới biết chúng, ta mới thấu gan ruột chúng! Không, chúng chả phải là người nói đúng lời đâu! Chúng bảo ta quyền phép vạn năng: láo toét hết. Ta có chống được cơn sốt rét đâu nào!

GLÔ-XTƠ: Ta nhận được giọng nói này rồi: đức vua đây, có phải chăng?

LIA: Phải, vua từ gót lên đầu! Đó! Ta trừng mắt lên nhìn là kẻ thần dân run sợ. [...]

GLÔX-TƠ: Ôi! Xin cho tôi được hôn bàn tay này.

LIA: Để cho ta chùi tay đi hẵng: mùi chết vẫn còn.

GLÔ-XTƠ: Ôi! Kì công của tạo hóa gặp lúc điêu tàn. Cả thế gian này rồi sẽ đến tiêu vong hư ảo hết! Người có nhận ra tôi chăng?

LIA: Ta mang máng nhớ cặp mắt nhà ngươi. Sao nhìn ta ngươi lại liếc ngang như thế? Không, hỡi thần Cu-pi-don bưng mắt, tha hồ cho ngươi nài nỉ, ta chẳng yêu nữa đâu. Này đọc thử tờ thách đấu của ta này, chú ý lối văn trong đó.

GLÔ-XTƠ: Mỗi chữ có là một vừng thái dương tôi cũng không sao nhìn thấy được.

EĐ-GA (nói riêng): Giá nghe kể lại, thì chẳng đời nào mình chịu tin, vậy mà sự thể hiển nhiên kia! Khiến cho lòng ta tan vỡ!

LIA: Đọc xem!

GLÔ-XTƠ: Ủa, đọc bằng lỗ mắt sao?

LIA: Ô! Hô! Ngươi cũng đến thế rồi ư? Không có mắt trong đầu và cạn tiền trong túi? Bệnh mắt của ngươi cũng nặng như túi rỗng của ngươi nhẹ tênh? Tuy vậy người vẫn thấy được sự đời biến diễn chứ?

GLÔ-XTƠ: Thấy được bằng xúc cảm mà thôi.

LIA: Thế nào? Ngươi điên hay sao? Người ta vẫn có thể thấy được việc đời mà không cần mắt! Hãy thấy bằng tai. Nhìn cái lão quan tòa kia, hắn đang hạch tên kẻ cắp đáng thương kia kìa! Này, ghé tai cho ta bảo thầm một câu, thử đánh tráo xem, và "úm ba la!" ai quan tòa ai kẻ cắp? Ngươi đã thấy chó ấp đuổi cắn ăn mày bao giờ chưa?

GLÔ-XTƠ: Thưa đã.

LIA: Thấy chưa: thằng người chạy trốn con chó! Hình ảnh uy quyền là thế đó: thiên hạ vâng phép chó bởi vì chó được trao quyền hành, rõ chưa? [...] Thằng bịp bợm cho vay lại treo cổ đứa đi lừa! Áo rách mướp thì lộ hết từng tí xấu xa, áo mớ bảy mớ ba thì che được ráo! Có giáp vàng bao che tội lỗi thì gươm công lí đâm đến gãy, người cũng chẳng sao; chỉ có mảnh áo manh che thì một cọng tăm của giống tí hon nó đâm cũng thủng. Không có ai phạm tội hết, tha bổng hết, ta bảo thật ngươi thế đấy, vì ta đây có quyền làm câm họng kẻ buộc tội người ta. Người sắm lấy mục kỉnh mà đeo, và bắt chước một tên chính khách gian hùng, làm như nhìn thấy những điều nó không trông thấy. Bây giờ thì, giờ thì, kéo rút đôi ủng ra cho ta. Kéo mạnh lên, mạnh nữa! Thế.

EĐ-GA: Ôi! Tỉnh táo lẫn hôn mê! Khôn ngoan trong điên dại.

LIA: Nếu ngươi muốn thương cho số phận của ta thì hãy mượn lấy đôi mắt ta mà khóc. Ta quen ngươi lắm. Tên ngươi là Glô-xtơ. Hãy kiên nhẫn nghe! Bọn ta khóc lóc mà xuống thế gian này. Ngươi cũng biết đấy, mới hít hơi thở đầu tiên, ta đã oe oe lên, gào, khóc rồi! Để ta giảng giải cho ngươi bài thánh kinh. Nghe nhá!

GLÔ-XTƠ: Ôi! Ngày khốn khổ!

LIA: Khi ta sinh ra đời, ta khóc vì nỗi phải bước vào cái sân khấu mênh mông của những kẻ điên rồ! Câu mào đầu hay đấy chứ! Đóng móng cho cả đàn ngựa bằng dạ cho êm, hẳn là một mẹo khá tế nhị. Ta muốn thử cái mẹo này và khi đuổi kịp mấy đứa con rể nọ, ta hô xung phong: giết, giết, giết!

(Một gia tướng và một số gia nhân ra.)

GIA TƯỚNG: Đây rồi! Giữ chặt lấy người! Bẩm tướng công, lệnh nữ rất hiếu thảo của người...

LIA: Tả hữu đâu cả rồi? Kìa, ta thành tù binh sao? Ta chẳng qua cũng chỉ là một thằng điên và một thứ đồ chơi trong tay Vận mệnh! Hãy đối xử với ta cho tốt: ta sẽ nộp nhiều tiền chuộc mạng. Gọi cho ta một thầy thuốc giải pháp. Óc ta bị thương.

GIA TƯỚNG: Người muốn gì sẽ có nấy.

LIA: Không có ai tiếp cứu? Ta trơ một mình sao? Thế thì con người cũng dễ hóa thành "lệ nhân", để lấy đôi mắt làm thùng tưới hoa viên hay tưới đường ngày thu cho đỡ bụi. [...]

(Lia vùng chạy, bọn gia nhân đuổi theo.)

GIA TƯỚNG: Cảnh tượng này đối với kẻ khốn khổ nhất cũng đã đáng thương, huống nữa đối với một ông vua: thực não nề hết nói.

(Trích Vua Lia, William Shakespeare tuyển tập tác phẩm, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, trang 582 - 585)

Chú thích: (1) Ma-ri-doam: Thảo dược dùng để chữa các bệnh về não. Vua Lia yêu cầu Eđ-ga nói khẩu lệnh, khi chàng nói khẩu lệnh này thì vua Lia đồng ý cho qua.

Tóm tắt: Vua Lia là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia. Nội dung vở kịch như sau:

     Vua Lia nước Anh đã già, có ba cô con gái là Gô-rơ-nin, Rê-gan và Cor-đê-ni-a. Nhà vua định chia vương quốc cho các con gái làm của hồi môn, rút lui khỏi công việc triều chính. Ông hỏi các con xem ai yêu mình nhất để quyết định việc phân chia. Sau khi quyết định việc phân chia xong xuôi, vua Lia lần lượt đến ở với hai công chúa. Nhưng không được bao lâu, họ trở mặt, thậm chí là can tâm đẩy ông ra khỏi nhà trong một đêm giông bão. Quá sốc trước sự bội phản của hai cô con gái, vua Lia đã hóa điên. 

     Bá tước Glô-xtơ có hai người con trai là Eđ-ga (con chính thức) và Eđ-mơn (con ngoài giá thú). Bá tước bị Eđ-mơn lừa gạt, hiểu nhầm rằng Eđ-ga phản bội để chiếm hết gia tài của mình. Ông cho người truy lùng Eđ-ga khắp nơi khiến chàng phải cải trang, chạy trốn. Trong khi đó, Eđ-mơn phản bội bá tước, khiến ông bị Cor-nê-uôn móc mắt. 

      Quân Pháp kéo đến trả thù cho vua Lia nhưng bại trận. Vua Lia và Cor-đê-li-a bị bắt. Eđ-mơn bí mật cho người đến sát hại hai cha con họ. Trong khi đó, Gô-rơ-nin, Rê-gan cùng muốn tằng tịu với Eđ-mơn. Gô-rơ-nin viết thư bày cho Eđ-mơn chồng cô là An-ba-ni để mình được tự do. Bức thư bị Eđ-ga bắt được và chuyển cho An-ba-ni. Eđ-mơn bị Eđ-ga trừng trị. Trước khi chết, Eđ-mơn kêu mọi người đi cứu vua Lia và Cor-đê-li-a, nhưng không kịp. Cor-đê-li-a bị tên lính thắt cổ chết. Nhà vua giết tên lính, ôm xác con gái, quá đau đớn, ông cũng từ giã cõi đời trong tiếng kèn lâm khốc. 

Câu 1. Chỉ ra một lời độc thoại trong văn bản. 

Câu 2. Vua Lia nhận ra bản chất của hai cô con gái và sự ảo tưởng về quyền phép vạn năng của bản thân khi nào?

Câu 3. Lời thoại sau của vua Lia: Về mặt đó thì thiên nhiên vượt trên nghệ thuật. Phí khoản đầu quân cấp cho nhà ngươi đây. Gã kia giương cung y như thằng bù nhìn dọa quạ! Bắn một phát tên xem sao. Trông kìa, kìa, con chuột! Khoan! Khoan! Mẩu bánh sữa nướng kia được việc chán. Bao tay của ta đấy, ta muốn thử sức với khổng lồ. Truyền đem hoa kích đến. A! Bay giỏi lắm, chim ơi! Bắn trúng hồng tâm, trúng hồng tâm! Hù ù ù!... có đặc điểm gì?

Câu 4. Liệt kê các chỉ dẫn sân khấu trong văn bản và nêu tác dụng và nêu tác dụng của các chỉ dẫn này với người đọc. 

Câu 5. Phần tóm tắt vở kịch và văn bản cho thấy bức tranh hiện thực đời sống hiện ra như thế nào? 

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:                        Đêm hè Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn, Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn. Bối rối tình duyên cơn gió thoảng, Nhạt nhèo quanh cảnh bóng trăng suông.  Khăn khăn, áo áo thêm rầy chuyện, Bút bút, nghiên nghiên, khéo giở tuồng. Ngủ quách sự đời thây kẻ thức, Chùa đâu chú trọc đã hồi...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

                      Đêm hè

Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn,
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn.
Bối rối tình duyên cơn gió thoảng,
Nhạt nhèo quanh cảnh bóng trăng suông. 
Khăn khăn, áo áo thêm rầy chuyện,
Bút bút, nghiên nghiên, khéo giở tuồng.
Ngủ quách sự đời thây kẻ thức,
Chùa đâu chú trọc đã hồi chuông. 

                             (Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, 1984)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ.

Câu 2. Chỉ ra những cảm xúc, tâm trạng được thể hiện trong bài thơ.

Câu 3. Dòng thơ đầu: Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn, đã gợi lên cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì?

Câu 4. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ hai dòng thơ: Khăn khăn, áo áo thêm rầy chuyện,/ Bút bút, nghiên nghiên, khéo giở tuồng.

Câu 5. Qua bài thơ, Tú Xương hiện lên với vẻ đẹp nào?

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Tiền tài như phấn thổ?  Tiền tài như phấn thổ Nghĩa trọng tợ thiên kim Con le le mấy thuở chết chìm Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi?       Khi còn nhỏ, tôi thường nghe mẹ hát như vậy. Phấn thổ tức là bụi đất. Cứ theo câu "trọng nghĩa khinh tài" mà giải, tiền bạc quả thật là đáng xem thường.     ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Tiền tài như phấn thổ? 

Tiền tài như phấn thổ
Nghĩa trọng tợ thiên kim
Con le le mấy thuở chết chìm
Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi?

      Khi còn nhỏ, tôi thường nghe mẹ hát như vậy. Phấn thổ tức là bụi đất. Cứ theo câu "trọng nghĩa khinh tài" mà giải, tiền bạc quả thật là đáng xem thường. 

      Thời gian qua đi, tôi lớn lên và nhìn thấy cuộc đời dường như không giống câu ca dao mẹ hát. Chúng ta vẫn được dạy rằng đồng tiền dễ làm tha hóa con người, rằng hãy tránh xa những người xem đồng tiền là trọng. Nhưng tôi chưa từng thấy ai kiềm tiền bằng trí lực của mình một cách chính đáng mà không xem trọng đồng tiền, dù họ giàu hay nghèo. Người ta nói đồng tiền là nguồn gốc của tội lỗi, nhưng nếu đúng như vậy thì tại sao nhà thờ và nhà chùa vẫn tiếp nhận nó như một thứ lễ vật?

      Chúng ta thường có cái nhìn ngưỡng mộ khi nghe ai đó nói rằng: "Tôi không quan tâm đến tiền bạc", nhưng rồi tôi đọc được câu này của Oscar Wilde: "Khi còn trẻ, tôi thường nghĩ rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất trong đời sống, bây giờ khi tôi già, tôi biết là đúng như vậy".

      Tôi đã sống qua nhiều năm tháng mới nhận ra bản chất của đồng tiền, và tôi ước gì khi tôi mới mười bảy tuổi, có ai đó nói cho tôi biết ý nghĩa đích thực của tiền, thứ mà chúng ta sẽ chạm đến mỗi ngày trong suốt cuộc đời, thậm chí có thể nhiều gấp nhiều lần chạm vào bàn tay người mình thương yêu.

      Tôi thực sự ưa thích cách nhìn về đồng tiền của nhân vật Francisco de Anconia trong tiểu thuyết Atlas Shrugged (Ayn Rand). Nhà tư bản công nghiệp này nói rẳng: "Tiền bạc đòi hỏi anh nhận ra rằng con người phải làm việc để đạt được lợi ích chứ không phải để chịu tổn hại... Những người thật sự ham mê tiền bạc nỗ lực làm việc để kiếm được tiển, và họ biết rằng mình xứng đáng có được nó".

      Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: Một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham vọng không chính đáng của chính bản thân ta: Có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ khả năng mua...

      Mẹ tôi dạy rằng hãy luôn xài ít hơn số tiền mình kiếm được. Trong khi phần đông chúng ta thường xài nhiều hơn số tiền mình làm ra. Một người bạn của tôi tâm sự rằng đôi khi cô thấy mình là kẻ ngốc, vì sung sướng nhét một đống Credit Card(1) trong ví để rồi mua những thứ mình không cần, bằng số tiền mình không có (mà vay qua credit card), cốt chỉ để chứng tỏ với những người không quen. Sau đó è cổ ra cày trả nợ. Có phải là vô nghĩa hay không? Đó cũng là sự khác nhau giữa Credit Card và Debit Card(2). Tôi ghi nhớ kinh nghiệm đau thương của cô nên quyết định làm Debit Card thay vì Credit Card. Có nhiều xài nhiều, có ít xài ít, không có thì đi "window shopping"(3) cho vui vậy thôi. Ngân hàng chắc buồn nhưng tôi thì ngủ yên. 

      Trong bài hát This is the Life của Al Yankovic có một câu rất hay: "So if money can't buy happiness, I guess I'll have to rent it" (Nếu tiền không thể mua được hạnh phúc, chắc tôi phải thuê thôi). Nhưng tôi tin rằng cái gì người ta có bán thì tiền đều có thể mua được. Chắc chắn như vậy. "Tiền không mua được hạnh phúc" chẳng phải vì tiền không có đủ sức mạnh mà vì không ai bán hạnh phúc. Giả sử tôi có đủ tiền để trả cho hạnh phúc của bạn, và nếu bạn thực sự hạnh phúc, bạn có bán nó cho tôi không? Người ta dám bán cả các ngôi sao trên trời nhưng tôi tin không ai bán hạnh phúc nếu như họ có nó.

      Ngoại trừ trong các quảng cáo. Tôi thấy trên Internet người ta bán một căn nhà vách đất ở miền nông thôn
nước Pháp với lời rao: "Chúng tôi bán hạnh phúc, và bạn đan được miễn phí ngôi nhà". Thật tài tình. Đó là lý do khiến chúng ta gần như phát điên lên vì shopping. Áo quần, xe cộ, đồ hi-tech... Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đôi khi ta không biết chắc mình đang mua cái gì. Có khi nào bạn trả tiền cho một chiếc mũ bảo hiểm và nghĩ rằng mình đã mua được sự an toàn tuyệt đối không? Chúng ta vẫn nghe nhắc rằng: "Tiền có thể mua được ngôi nhà nhưng không mua được gia đình; mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe; mua được sách nhưng không mua được tri thức; mua được chức tước nhưng không mua được sự kính trọng...". Đó là những lời thực sự đáng ghi nhớ. 

      Một người quen của tôi có cái bình sứ do tổ tiên để lại, vẫn dùng để cắm hoa trên bàn thờ. Một hôm có người hỏi mua, anh mừng quá bán luôn. Sau anh mới biết cái bình đáng giá gấp 30 lần số tiền anh được trả. Quả đắng ấy anh nuốt mãi không trôi.

      Điều tương tự cũng có thể xảy ra với những giá trị khác. Giả sử người ta có thể mua bán tình yêu, tình bạn, danh dự... Hãy cho tôi biết đổi tình bạn lấy một cái nhà là lợi hay thiệt? Nếu đổi tình yêu lấy danh tiếng? Hay hạnh phúc gia đình lấy địa vị xã hội? Đổi mối tình chân thật lấy một bóng sắc thoáng qua? Đổi sự tôn trọng lấy những lời tung hô? Đổi sự chính trực để lấy vài trăm triệu đồng thì khôn ngoan hay là không? Hạnh phúc của người yêu ta với hạnh phúc của người ta yêu, bên nào nhẹ hơn, bên nào thì nặng? Câu trả lời có thể khác nhau với mỗi người, nhưng có một sự thật là việc đánh giá sai giá trị của "món hàng" không những khiến ta bị thiệt hại mà còn khiến người khác nhìn ta như một kẻ thiếu khôn ngoan. Nhiều bi kịch xảy ra chỉ vì người ta đánh giá sai các giá trị khi đổi chác, những tiếc nuối, xót xa, hối hận, giày vò cũng bắt đầu từ đó. Vậy thì hãy sai bản chấc rằng ta đánh giá đúng giá trị của những gì mình muốn mua, hoặc bán. Để sau một cuộc đối chắc thứ có được vẫn tương xứng với những gì mà ta đã trao đi.

"Tiền tài như phấn thổ"

      Tôi hỏi mẹ sao cứ hát hoài câu đó, vì tôi không thể coi đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình như bụi đất được. Mẹ tôi trả lời rằng câu hát ấy không có ý nói tiền là thứ đáng coi khinh. Nó chỉ nhắc ta nhớ rằng: Đồng tiền có thể bị mất giá, nên những gì tiền mua được cũng có thể bị mất giá. Những tờ tiền có thể tan thành bụi đất, và những thứ mua được bằng tiền cũng vậy.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Thế giới, 2022, tr.148 - 153)

Chú thích: 

(1) Credit Card: Loại thẻ tín dụng dùng trước trả sau.

(2) Debit Card: Loại thẻ tín dụng có bao nhiêu tiền chỉ dùng được bấy nhiêu.

(3) Window shopping: Đi xem hàng chứ không mua. 

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Mục đích của tác giả qua văn bản trên là gì?

Câu 4. Nhận xét về cách lập luận, dẫn dắt của tác giả trong văn bản.

Câu 5. Em có suy nghĩ như thế nào về đoạn văn sau: Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: Một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham vọng không chính đáng của chính bản thân ta: Có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ khả năng mua...?

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO       Ngày 23/11, tại sân Đại triều điện Thái Hòa - Đại nội Huế (TP Huế) UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”, công bố hoàn thành dự án “Bảo...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO

      Ngày 23/11, tại sân Đại triều điện Thái Hòa - Đại nội Huế (TP Huế) UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”, công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”. Sự kiện được tổ chức nhân dịp 79 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).

Ngữ văn 10, Đọc hiểu văn bản thông tin, olm 

Ảnh: Trao bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế"  

      Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Phương, ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương…

      Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 - 1837 và được đặt trước sân Thế Tổ Miếu nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế thể hiện trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu Đỉnh cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa Cửu Đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia. Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp.

      Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Song hành cùng những thăng trầm của một triều đại, với bao biến cố của thời cuộc và biến thiên của thời gian vẫn còn vẹn nguyên tượng trưng cho vương quyền và sự tồn tại của triều đại phong kiến ở các nước Á đông.

      Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong lịch sử Việt Nam, Huế từng là trung tâm văn hóa chính trị của xứ Đàng Trong vào thời các chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, của các thợ lành nghề và công sức, trí tuệ, tài năng của cả dân tộc Việt Nam đã để lại cho Huế một quần thể kiến trúc tiêu biểu với sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên, là bức tranh rõ nét về chân dung kinh đô xưa của Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, chứa đựng những sắc thái văn hoá rất riêng của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế.

     Cũng tại buổi lễ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”.

(Theo Báo Văn nghệ, ngày 24/11/2024)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Sự việc chính nào được đề cập trong văn bản?

Câu 3. Theo em, vì sao văn bản Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO lại được coi là một bản tin?

Câu 4. Mục đích của tác giả qua bài viết này là gì?

Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. 

0
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): - Những từ in đậm sử dụng phép hoán dụ, chúng có nghĩa là:  a. “nhắm mắt xuôi tay”: ý nói đến cái chết.  b. “mái nhà tranh, đồng lúa chín” : thay thế cho quê hương, làng mạc, ruộng đồng nói chung.  c. “áo cơm cửa nhà” : nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng.  Câu 2 (trang 100...
Đọc tiếp

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Những từ in đậm sử dụng phép hoán dụ, chúng có nghĩa là: 

a. “nhắm mắt xuôi tay”: ý nói đến cái chết. 

b. “mái nhà tranh, đồng lúa chín” : thay thế cho quê hương, làng mạc, ruộng đồng nói chung. 

c. “áo cơm cửa nhà” : nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng. 

Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Các biện pháp tu từ được sử dụng là: 

a. So sánh : ví khoảng cách giữa “Đời cha ông với đời tôi” cũng xa như “con sông với chân trời” 

→ Tác dụng: Diễn tả ý từ xưa đến nay, từ thế hệ cha ông đến thế hệ chúng ta, từ quá khứ đến hiện tại là một khoảng cách xa vời vợi. Thế nhưng khoảng cách đó đã được nối liền bởi các truyện cổ dân gian; “đời cha ông với đời tôi” tưởng rất xa mà lại hóa rất gần. 

b. Nhân hóa : qua các từ ngữ “chống lại”, “xung phong” 

→ Tác dụng: Tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn đồng thời nhấn mạnh tác dụng và phẩm chất cao quý của cây tre: tre cũng có những hành động và đức tính giống như con người. 

* Nghĩa của từ ngữ  

Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Câu thơ: “Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” gợi liên tưởng đến thành ngữ: “Đẽo cày giữa đường”. 

- Nghĩa của thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” là: Những người không độc lập, không có chính kiến riêng, luôn bị tác động và thay đổi theo ý kiến người khác thì làm việc gì cũng không đạt được kết quả. 

Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Nghĩa của thành ngữ “Tre già măng mọc” là: nói đến sự nối tiếp giữa các thế hệ, thế hệ trước già đi sẽ có thế hệ sau thay thế; thế hệ trước sẽ truyền lại những kinh nghiệm, tri thức, phẩm chất,… đáng quý cho thế hệ sau.

0